Giới hạn đó là gì điểm nút là gì

21/12/2021 325

A. sự vật và hiện tượng vẫn giữ nguyên về chất.

B. sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.

Đáp án chính xác

D. sự vật mới hình thành, phát triển.

Đáp án: B Lời giải: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á với số dân 90,73 triệu người (năm 2014), lãnh thổ tiếp giáp với 3 nước Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc và tiếp giáp biển Đông. Chỉ ra mặt lượng trong thông tin trên?

Xem đáp án » 21/12/2021 744

Hiện tượng nào dưới đây thể hiện mặt lượng của sự vật?

Xem đáp án » 21/12/2021 469

Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển, quy mô tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

Xem đáp án » 21/12/2021 421

Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?

Xem đáp án » 21/12/2021 388

Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

Xem đáp án » 20/12/2021 277

Để phân biệt sự vật, hiện tượng này với các sự vật và hiện tượng khác, cần căn cứ vào yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án » 20/12/2021 237

Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án » 21/12/2021 221

Biểu hiện nào dưới đây chỉ ra cách thức làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng?

Xem đáp án » 21/12/2021 204

Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đễn chất đổi?

Xem đáp án » 21/12/2021 176

Điều kiện để chất mới ra đời là gì?

Xem đáp án » 21/12/2021 171

Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

Xem đáp án » 20/12/2021 141

Những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

Xem đáp án » 20/12/2021 137

Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

Xem đáp án » 21/12/2021 136

Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì điều gì dưới đây sẽ xảy ra?

Xem đáp án » 21/12/2021 127

Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?

Xem đáp án » 20/12/2021 117

Đáp án: B

Lời giải: Trong Triết học, điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự vật và hiện tượng thay đổi về chất.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.

Bạn đang xem: Phạm trù Điểm nút là gì, thế nào là chất, lượng, Độ, Điểm nút, bước nhảy


Quy luật chuyển đổi giữa lượng và chất và ngược lại là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khi lượng thay đổi tất yếu sẽ làm thay đổi chất của chất, sự vật, hiện tượng và ngược lại, khi chất thay đổi sẽ tạo nên những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Đây là quy luật tất yếu, khách quan, phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy. Vậy mối quan hệ giữa lượng và chất được thể hiện như thế nào?

Nhằm giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về sự thay đổi này chúng tôi đem đến Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất để khách hàng dễ hiểu nhất.

Mối quan hệ giữa lượng và chất

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như của các thuộc tính của nó.

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.

Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là phương thức chung của các quá trình vận động, phát triển. Nó là những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ những sự thay đôi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau.

Đó là mối liên hệ tất yếu, khách quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thứ nhất: Lượng đổi dẫn đến chất đổi

Chất và lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.

– Độ: Là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm căn bản về chất của sự vật.

– Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất của sự vật.

– Bước nhảy: Dùng để chí sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Các hình thức của bước nhảy

Bước nhảy đột biến: Là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành sự vật.

Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài.

Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật.

Xem thêm: Toilet Ở Đâu Tốt Nhất - In The Example Above, Why Must You Use Vậy

Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố 1 số bộ phận của sự vật.

Thứ hai: Sự thay đổi về chất tác động sự thay đổi về lượng

Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Từ đó có thể thấy với bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy.

Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Giới hạn đó là gì điểm nút là gì

Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

Để khách hàng có cái nhìn rõ hơn trong mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng, dưới đây chúng tôi sẽ lấy Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại dựa trên quá trình học tập của một hộc sinh.

Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.

Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.

Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông.

Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thông trung học. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ.

Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có thắc mắc vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.