Hạch toán giá vốn dịch vụ vận tải

Cách hạch toán kế toán Doanh nghiệp (DN) vận tải trong nước, cụ thể như sau:

1. Hướng dẫn cách lập định mức nhiên liệu trong đơn vị kinh doanh vận tải

Trong lĩnh vực vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định chi phí nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi Quyết toán thuế. Về tỷ lệ chi phí nhiên liệu so với doanh thu thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Phương tiện: Loại xe, tải trọng, năm sản xuất, nước sản xuất.
  • Cung đường vận tải: Đồng bằng, miền núi,…
  • Cự ly vận chuyển.
  • Khối lượng hàng hóa vận chuyển.    
  • Tính chất hàng hóa vận chuyển (Vận chuyển gỗ nhưng gỗ tròn sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm, vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô;…).

Khi tiến hành lập định mức nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển. 

Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đã có. Tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp dịch vụ vận tải. Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng vận chuyển, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng. 

Hạch toán giá vốn dịch vụ vận tải

2. Yêu cầu đối với công việc kế toán DN vận tải trong nước

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán là theo dõi doanh thu, chi phí, lỗ lãi của từng mảng kinh doanh.

  • Đối với hoạt động vận tải: Theo dõi được doanh thu, chi phí, lãi lỗ từng đầu xe.
  • Đối với hoạt động kinh doanh phương tiện vận tải: Theo dõi được doanh thu, giá vốn và lãi lỗ từng phương tiện kinh doanh.
  • Đối với hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa: Theo dõi lịch trình, thời gian bảo dưỡng của từng xe, chi phí từng lần sửa chữa.

3. Tài khoản và theo dõi chi phí trong doanh nghiệp vận tải

Danh mục tài khoản: Thực hiện hạch toán chi phí, tính giá thành ở TK 154

Đối tượng chi phí: Theo dõi theo từng đối tượng chi phí hoặc đầu xe, hợp đồng hay mảng kinh doanh.

4. Nghiệp vụ vận tải

Ghi nhận chi phí trực tiếp

Chi phí xăng/dầu xe

  • Nhân viên lái xe nộp các phiếu mua xăng/dầu cho phòng kế toán khi kết thúc ca hoặc định kỳ.
  • Đơn vị cung cấp xăng/dầu gửi bảng kê tiền xăng từng ngày theo từng đầu xe.
  • Phòng kế toán kiểm tra đối chiếu với bảng kê, đối chiếu với số xăng/dầu tiêu hao của từng xe trên cơ sở định mức tiêu hao nhiên liệu và quãng đường.
  • Hạch toán chi phí xăng: 

Nợ TK 154

Có TK 331, 111, 112 (Chi tiết cho từng đầu xe, hay từng hợp đồng).

Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng,… các loại này thường được thay thế định kỳ (Trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể); Tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe. 

Chi phí lương lái xe 

  • Tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe).
  • Kế toán xác định doanh thu khi lái xe kết thúc ca.
  • Kế toán đối chiếu với bảng định mức doanh thu để tính lương cho từng ca. Bảng định mức doanh thu để tính lương. Có thể tính trực tiếp tiền lương của từng lái xe, hoặc phân bổ nếu không tính lương trực tiếp cho từng lái xe được.
  • Hạch toán lương lái xe: 

Nợ TK 154/

Có TK 334 (Chi tiết cho từng đầu xe và nhân viên lái xe).

Chi phí sản xuất chung

  • Nếu ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng.
  • Chi phí săm lốp (Nếu có): Cũng phải được định mức (Theo số Km vận chuyển).
  • Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện.
  • Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (Khăn lau, xà phòng, xăng/dầu, các hóa chất,…).
  • Các khoản phí, lệ phí: Giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm,…
  • Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ.
  • Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật.
  • Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa.
  • Chi phí khấu hao.
  • Hạch toán chi phí 

Nợ TK 154

Có TK 111, 112 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe).

Việc sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được theo dõi theo từng đầu xe và quãng đường thực hiện để tính định mức thay thế lốp, phụ tùng khác cho từng xe.

Chi phí khấu hao

Hạch toán trực tiếp cho từng xe, hoặc phân bổ cho từng hợp đồng.

Nợ TK 154

Có TK 214 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe).

Chi phí khác

 Hạch toán 

Nợ TK 642, 641

Có TK 111, 112 (Chi tiết theo từng đầu xe, nhân viên lái xe, hay phân bổ cho từng hợp đồng).

Ghi nhận doanh thu trực tiếp

Phòng kế toán căn cứ vào Bảng lịch trình xe (Đã được duyệt) để lập bảng kê chi tiết doanh thu và thu tiền của nhân viên lái xe.

Hạch toán: 

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 513, 3331 (Chi tiết cho từng xe, từng hợp đồng).

Ghi nhận chi phí gián tiếp và phân bổ

Các chi phí gián tiếp bao gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN (Hạch toán thông thường) => Không ghi nhận chi tiết.

Phân bổ cho từng mảng kinh doanh, từng xe để xác định lãi lỗ của từng mảng kinh doanh, từng hợp đồng, hoặc từng đầu xe.

Xác định kết quả kinh doanh

Căn cứ vào doanh thu, chi phí trực tiếp hoặc chi phí phân bổ của từng đầu xe, từng hợp đồng hay mảng doanh thu để tính toán:

Lãi,  lỗ = Doanh thu – Chi phí trực tiếp – Chi phí phân bổ

5. Nghiệp vụ sửa chữa, bảo dưỡng

Sửa chữa bảo dưỡng cho đối tượng trong DN

  • Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe.
  • Chi phí phụ tùng sửa chữa:
    • Khi mua về nhập kho, ghi: 

Nợ TK 152

Có TK 331, 111, 112

Nợ TK 154

Có TK 152

  • Chi phí lương cho nhân viên sửa chữa: 

Nợ TK 154/

Có TK 334

 Nợ TK 642 

Có TK 331, 111, 112

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 512 (Chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa)

Sửa chữa, bảo dưỡng cho đối tượng ngoài DN

  • Doanh thu, chi phí chi tiết từng đầu xe, nhân viên lái xe
  • Chi phí phụ tùng sửa chữa:
    • Khi mua về nhập kho, ghi: 

Nợ TK 152/

Có TK 331, 111, 112

Nợ TK 154

Có TK 152

  • Chi phí lương cho nhân viên sửa xe: 

Nợ TK 154

Có TK 334

Nợ TK 642 

Có TK 331, 111, 112

Nợ TK 131, 111, 112

Có TK 513,3331 (Chi tiết từng xe, nhân viên sửa chữa)

6. Hạch toán một số nghiệp vụ chính:

  • Mua xăng dầu, nhiên liệu, ghi:

Nợ TK 152 Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112, 331

Giá vốn hàng bán là một trong những khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.      

Do vậy, Kế toán tổng hợp cần phải hiểu rõ bản chất của tài khoản Gía vốn hàng bán. Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn cách hạch toán giá vốn hàng bán, dịch vụ theo Thông tư 200.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về chi phí nghỉ mát mới nhất 2016

 I. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán, dịch vụ

1. Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp kê khai thường xuyên.
BÊN NỢ:
– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;
+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;
+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;
+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
– Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:
+ Số khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ;
+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;
+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ.
BÊN CÓ:
– Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;
– Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;
– Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);
– Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
* Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Hạch toán giá vốn dịch vụ vận tải

2. Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ

2.1. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán trong kỳ.
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa đã xuất bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ.
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;
- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết);
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.
Bên Có:
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”;
- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
2.3. Sơ đồ kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ

II. Phương pháp hạch toán kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
a) Khi xuất bán các sản phẩm, hàng hóa (kể cả sản phẩm dùng làm thiết bị, phụ tùng thay thế đi kèm sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
         Có các TK 154, 155, 156, 157,…

b) Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
         Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang; hoặc
         Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
       Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381),…
- Phản ánh chi phí tự xây dựng TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
       Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.
c) Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
       Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294).
- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)
        Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
d) Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:
- Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
         Có TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư.
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thoả mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)    
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu phải phân bổ dần)
          Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,…
- Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
          Có các TK 111, 112, 331, 334,...
- Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư (nếu có) do bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147 - Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
          Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (nguyên giá).
- Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
        Có các TK 111, 112, 331,...

đ) Phương pháp kế toán khoản chi phí trích trước để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán đối với doanh nghiệp là chủ đầu tư:
- Khi trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa bất động sản đã bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
        Có TK 335 - Chi phí phải trả.
- Các chi phí đầu tư, xây dựng thực tế phát sinh đã có đủ hồ sơ tài liệu và được nghiệm thu tập hợp để tính chi phí đầu tư xây dựng bất động sản, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
          Có các tài khoản liên quan.

- Khi các khoản chi phí trích trước đã có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh là đã thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm khoản chi phí trích trước và ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
        Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
- Khi toàn bộ dự án bất động sản hoàn thành, kế toán phải quyết toán và ghi giảm số dư khoản chi phí trích trước còn lại, ghi:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
      Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
       Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (phần chênh lệch giữa số chi phí trích trước còn lại cao hơn chi phí thực tế phát sinh).
e) Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCĐ để sử dụng, ghi:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
        Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

g) Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ các TK 155,156
        Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

h) Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được sau khi mua hàng, kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng tồn kho để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng tồn kho chưa tiêu thụ, số đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng hoặc đã xác định là tiêu thụ trong kỳ:
Nợ các TK 111, 112, 331…
       Có các TK 152, 153, 154, , 155, 156 (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho chưa tiêu thụ trong kỳ)
        Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã xuất dùng cho hoạt động đầu tư xây dựng)
        Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị khoản CKTM, GGHB của số hàng tồn kho đã tiêu thụ trong kỳ).

k) Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
        Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

2. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a) Đối với doanh nghiệp thương mại:
- Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hóa đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán.
          Có TK 611 - Mua hàng.
- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hóa đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
           Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

b) Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ :
- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
        Có TK 155 - Thành phẩm.

- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán vào tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
         Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
- Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
         Có TK 631 - Giá thành sản phẩm.

- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:
Nợ TK 155 - Thành phẩm
         Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Cuối kỳ, xác định trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa được xác định là đã bán, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
         Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
         Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

Nếu các bạn chưa hiểu phần nào trong bài viết trên, các bạn có thể để lại comment dưới chân bài viết để được đội ngũ giảng viên tại lớp học sẽ hướng dẫn chi tiết. Các bạn muốn học thực hành làm kế toán tổng hợp trên chứng từ thực tế, thực hành xử lý các nghiệp vụ hạch toán, tính thuế, kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN... tính lương, trích khấu hao TSCĐ....lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế cuối năm ... thì có thể tham gia: Lớp học kế toán thực hành thực tế tại Kế toán Lê Ánh. Chúc các bạn thành công!

Hiện tại trung tâm Lê Ánh đang đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu tại Hà Nội và TPHCM, để biết thêm thông tin chi tiết về các khoá học này, bạn vui lòng liên hệ theo số hotline: 0904.84.88.55 hoặc truy cập website: www.ketoanleanh.vn.