Hải cận là ai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Đeo kính mắt cho người bị cận thị là biện pháp tối ưu với chi phí thấp, giúp người bệnh cải thiện tầm nhìn. Người bị cận thị sẽ có xu hướng nhìn rõ các vật ở gần nhưng lại khó khăn khi nhìn những vật ở xa. Vậy người cận thị có nên đeo kính thường xuyên hay chỉ đeo kính khi nhìn xa?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài ảnh hưởng đến công suất hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể của mắt, điều này dẫn đến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc, thay vì phải hội tụ đúng ngay tại võng mạc. Kính cận thị là một thấu kính phân kì, giúp điều chỉnh hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc của người cận thị.

Rất nhiều người bị cận thị có cùng thắc mắc là cận thị không đeo kính có sao không hoặc cho rằng chỉ những ai bị cận nặng mới nên đeo kính. Tuy nhiên, việc đeo kính khi bị cận thị là cần thiết cho dù độ cận nhỏ (≤ 0.75 độ) cũng ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

  • Độ cận 0.25 là độ cận thị nhỏ nhất, thường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, học tập và công việc hàng ngày. Nếu bị cận thị chỉ 0.25 độ thì hoàn toàn không cần đeo kính cận vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
  • Độ cận 0.50 sẽ khiến người bị cận thị nhìn xa mờ hơn một chút, tuy nhiên có nhiều người vẫn nhìn tốt ở độ cận này mà không cần đeo kính.
  • Độ cận 0.75 độ là mức cận thị mà bệnh nhân nên bắt đầu đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Độ cận 1.00 độ sẽ khiến người gặp khó khăn khi nhìn xa. Những người cận từ 1 độ trở lên bắt buộc phải đeo kính khi làm các công việc đòi hỏi tầm nhìn xa như tài xế lái xe, công an...
  • Độ cận 1.50 là độ cận nên đeo kính để tránh ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Độ cận 2.00 độ trở lên là độ cận bắt buộc phải đeo kính khi học tập và làm việc.

Hải cận là ai

Đeo kính khi bị cận là rất cần thiết

Có thể thấy nhu cầu đeo kính cận của mỗi người là khác nhau. Nếu người bị cận thị đã vào độ tuổi trung niên hay người thường xuyên làm các công việc không đòi hỏi tầm nhìn xa như làm việc trong văn phòng thì không phải cần đeo kính suốt cả ngày.

Cụ thể, nếu cận từ 1-2 độ thì chỉ nên dùng kính khi nhìn xa, không nên đeo kính thường xuyên suốt ngày, vì như vậy sẽ khiến mắt giảm khả năng điều tiết mỗi khi nhìn gần, lâu ngày mắt sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào kính. Với những người phải làm việc nhiều cần phải cho mắt thư giãn, nghỉ ngơi xen kẽ trong thời gian làm việc: mỗi 30 phút nên cho mắt nghỉ ngơi khoảng 1-2 phút.

Người bị cận thị nặng có nên đeo kính thường xuyên? Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, những người bị cận thị từ 2 độ trở lên nên đeo kính thường xuyên để giúp mắt nhìn rõ hơn.

Cận thị không đeo kính có sao không? Những trường hợp cận thị nặng trên 3 độ nhưng không sử dụng kính cận sẽ khiến mắt liên tục điều tiết để nhìn rõ hơn, lâu ngày dẫn đến độ cận tăng nhanh, nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc.

Hải cận là ai

Tùy thuộc vào độ cận để lựa chọn đeo kính phù hợp

Nhiều trường hợp khi đeo kính gặp phải các triệu chứng như nhức đầu, nhìn mờ, nhìn thấy ảnh đôi (nhìn 2 hình), nhìn bị méo hình... hiện tượng này có thể do người bị cận đã đeo kính không đúng độ hoặc sử dụng tròng kính kém chất lượng.

Khi đeo kính sai độ có thể gây ra cảm giác không thoải mái, không hỗ trợ được được tình trạng cận thị của mắt mà còn có khả năng gây nhược thị rất nguy hiểm. Đeo kính cận cao độ hơn độ cận thật sự sẽ gây nhức đầu, chóng mặt do mắt phải điều tiết mạnh hơn bình thường. Lắp kính cận vào mắt bị lệch tâm có thể gây nhức mắt, lâu ngày có thể dẫn đến hiện tượng song thị. Bên cạnh đó, gọng kính quá chật sẽ ép vào hai bên thái dương, gây khó chịu, không thoải mái. Càng kính và nơi đặt kính hai bên mũi cần được canh chỉnh chính xác để tránh tạo ra vết lõm ở hai bên mũi gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Hải cận là ai

Đeo kính sai cách có thể dẫn đến nhức đầu, mờ mắt

Mỗi 3 – 6 tháng/lần, người bị cận thị nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt để khám mắt định kỳ và đo thị lực, điều này giúp người cận thị kịp thời điều chỉnh kính cho phù hợp với độ cận và được hướng dẫn những biện pháp chăm sóc mắt phù hợp, hỗ trợ điều trị cận thị hiệu quả. Khám mắt định kỳ giúp tránh được việc đeo kính sai độ - một trong những nguyên nhân nguy hiểm hàng đầu dẫn đến mắt bị tăng độ nhanh, thậm chí là nhược thị, lác mắt...

Hải cận là ai

Khám mắt định kì giúp bảo vệ sức khỏe mắt

Cận thị ngày càng phổ biến nên những cơ sở khám mắt, cắt kính ngày càng nhiều, tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng có đội ngũ chuyên môn và trang thiết bị chuẩn. Do đó, người bệnh cần chọn các cơ sở uy tín để khám mắt. Tốt nhất là đến bệnh viện chuyên khoa mắt.

Mắt kính tốt phải đảm bảo đúng độ cận, bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường như chống được tia uv, chống bụi, chống bám vân tay, chống ánh sáng xanh...

Theo bác sĩ chuyên khoa mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, người bị cận thị nên đeo kính thường xuyên, nếu không đeo kính mắt phải điều tiết nhiều, khi đó độ mức độ cận sẽ tăng nhanh và nặng lên. Ngoài việc phải tuân thủ thời gian đeo kính, người cận thị còn phải có chế độ chăm sóc mắt đúng cách để cải thiện tốt trạng thị lực. Đừng vì một lo sợ ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay cảm giác bất tiện mà khiến đôi mắt cận nặng hơn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Chuyên khoa Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là những cơ sở y tế đạt chuẩn quốc tế có chức năng thăm khám chữa các bệnh liên quan đến mắt, với chất lượng toàn diện về cả chuyên môn và dịch vụ y tế.

Chuyên khoa Mắt tại Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bên cạnh đó, khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn. Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại đây là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Vinmec luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Vinmec còn triển khai Gói tầm soát tật khúc xạ và gói Gói Ortho-K dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Cận thị vẫn nhìn rõ mà không cần đeo kính hay phẫu thuật

Giảm cận cho con bằng cách nào?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gặp nhiều nhất trong những năm gần đây, đặc biệt là độ tuổi học đường. Phần lớn là do trẻ được tiếp cận với các thiết bị điện tử quá sớm, ít tham gia hoạt động ngoài trời.

Mắt có hai phần giúp nhìn thấy các sự vật xung quanh là:

  • Giác mạc: Đây là một lớp mô mỏng, trong suốt nằm phía trước bề mặt của mắt
  • Thủy tinh thể: Là một cấu trúc rõ ràng, có kích thước và hình dạng giống chiếc kẹo M & M.

Con mắt có hình dạng bình thường sẽ có độ cong mượt mà, giống như bề mặt của một viên bi. Chỉ khi giác mạc và thủy tinh thể có độ cong (khúc xạ) như vậy thì ánh sáng mới có thể tới để tạo thành hình ảnh tập trung rõ nét ở võng mạc, bộ phận sau đáy mắt.

1.1 Cận thị

Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong không đều và mượt mà thì các tia sáng không thể chiếu đúng trên võng mạc, gây ra tật khúc xạ.

Cận thị xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức, làm ánh sáng không lọt vào võng mạc mà tập trung ở phía trước võng mạc, dẫn đến các vật quan sát bị mờ đi khi ở vị trí xa.

1.2 Các tật khúc xạ khác

Ngoài cận thị, còn có một số tật khúc xạ khác bao gồm:

  • Viễn thị: Ngược lại với cận thị, viễn thị xảy ra khi nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc bị cong quá ít. Ở người lớn mắc bệnh viễn thị thì cả hai vật thể gần và xa đều bị nhìn mờ.
  • Loạn thị: Loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể của một bên mắt cong hơn mắt còn lại. Loạn thị không làm mắt bị mờ tầm nhìn.

Hải cận là ai

Loạn thị gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh

Các triệu chứng cận thị có thể bao gồm:

  • Tầm nhìn mờ khi nhìn vào các vật ở xa
  • Cần nheo mắt hoặc đóng một phần mí mắt để nhìn rõ
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm (cận thị ban đêm)

Cận thị thường xuất hiện sớm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường. Trẻ bị cận thị có biểu hiện:

  • Nheo mắt dai dẳng
  • Cần ngồi gần hơn với tivi, màn hình phim hoặc phía trước lớp học
  • Dường như không nhìn rõ được các vật ở xa
  • Nháy mắt quá mức
  • Chà mắt thường xuyên


Bạn nên đi khám bác sĩ khi mắt nhìn mờ đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, công việc; giảm hứng thú với các hoạt động tập thể. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định mức độ cận thị và tư vấn về các lựa chọn để điều chỉnh tầm nhìn của mắt.Đồng thời, bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc của nhân viên y tế khẩn cấp khi:

  • Xuất hiện đột ngột các đốm nhỏ trước mắt khi bạn quan sát mọi thứ xung quanh
  • Ánh sáng lóe lên ở một hoặc cả hai mắt
  • Xuất hiện các vết như bóng râm nhỏ trên mắt

Hải cận là ai

Khi người bệnh xuất hiện đột ngột các đốm nhỏ trước mắt cần đi khám bác sĩ ngay

Đây là những dấu hiệu cảnh báo bong võng mạc, một biến chứng hiếm gặp của cận thị. Bong võng mạc là một trường hợp khẩn cấp vì thời gian phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Viện hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những khoảng thời gian sau đây cần phải đi kiểm tra mắt thường xuyên:

4.1 Người lớn

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp thì bạn cần kiểm tra mắt 1 - 2 năm/lần, bắt đầu từ tuổi 40. Nếu không mắc bất kỳ bệnh lý nào về mắt thì bạn được khuyên đi khám mắt trong các khoảng thời gian sau:

  • Cứ sau 5 - 10 năm ở độ tuổi 20 đến 30
  • Cứ 2 - 4 năm ở độ tuổi 40 đến 54
  • Cứ sau 1 - 3 năm ở độ tuổi 55 đến 64
  • Cứ 1 - 2 năm sau 65 tuổi

Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, mắc các bệnh lý có nguy cơ xảy ra biến chứng ở mắt như đái tháo đường thì cần kiểm tra mắt thường xuyên. Khi đến thăm khám mắt hãy hỏi bác sĩ về lịch khám cho lần tiếp theo hoặc đến khám bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt.

4.2 Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em cần được kiểm tra bệnh mắt và kiểm tra thị lực bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa hoặc người sàng lọc được đào tạo khác ở các độ tuổi và khoảng thời gian sau.

Hải cận là ai

Trẻ em cần kiểm tra thị lực giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ của mắt

Trẻ em cần kiểm tra thị lực bởi bác sĩ nhi khoa, nhãn khoa qua các cột mốc tuổi sau:

  • 6 tháng tuổi
  • 3 tuổi
  • Trước 6 tuổi và 2 năm/lần trên trường học, khám trực tiếp tại nhà hoặc nơi công cộng.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh cận thị, chẳng hạn như:

  • Di truyền học: Cận thị có xu hướng di truyền trong các gia đình. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh cận thị thì con có nguy cơ cận thị cao hơn các gia đình khác. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nữa nếu cả cha và mẹ đều mắc cận thị.
  • Điều kiện môi trường: Thiếu thời gian hoạt động ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị. Trẻ xem nhiều tivi, xem nhiều điện thoại có nguy cơ bị cận thị cao hơn những đứa trẻ khác. Do đó, điều quan trọng là cần cai nghiện smartphone cho trẻ.


Cận thị có liên quan đến một loạt các biến chứng từ nhẹ đến nặng như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị không điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn có thể trở nên ít tham gia các hoạt động xã hội hơn sau khi gặp khó khăn trong thực hiện một vài nhiệm vụ.
  • Mỏi mắt: Cận thị không điều trị có thể khiến bạn nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và đau đầu.
  • Giảm an toàn: Các vấn đề về thị lực có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn của bạn, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động như lái xe, vận hành các thiết bị nặng.
  • Gánh nặng tài chính: Chi phí cho việc điều chỉnh thủy tinh thể, khám mắt và điều trị bệnh có thể trở thành gánh nặng tài chính. Giảm thị lực cũng có thể ảnh hưởng đến công việc, nguồn thu nhập chính của bạn.

Hải cận là ai

Biến chứng của tật cận thị có thể gây triệu chứng mỏi mắt ở người bẹnhe

Có rất nhiều nguyên nhân gây cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chúng như do cường độ làm việc –học tập, tiếp cận các thiết bị điện tử (ti vi, máy tính, điện thoại ...). Theo đó, cận thị thường kèm theo thoái hóa võng mạc, mức độ thoái hóa thông thường tương xứng với mức độ cận .Tuy nhiên, nếu cận thị được đeo kính thường xuyên, thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ hạn chế mức độ thoái hóa võng mạc.

Ngoài thoái hóa võng mặc người bị cận thị nặng còn có nguy cơ bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thểbệnh đa hồng cầu - tổn thương ở vùng võng mạc trung tâm. Các mô trong nhãn cầu dài bị kéo căng và mỏng đi, gây chảy nước mắt, viêm, yếu mạch máu, dễ chảy máu và tạo sẹo. Do đó, người bệnh cần nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng của cận thị để có hướng thăm khám và điều trị thích hợp.

Chuyên khoa Mắt tại Vinmec có chức năng chăm sóc sức khỏe mắt và thị giác toàn diện cho trẻ em, người lớn và người già bao gồm: kiểm tra tật khúc xạ, điều trị bằng laser và phẫu thuật. Bên cạnh đó, khoa còn có nhiệm vụ phối hợp với các khoa lâm sàng khác trong việc điều trị các biến chứng bệnh lý và tổn thương về mắt do tai nạn.

Ngoài ra, đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Mắt tại Vinmec là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã triển khai nhiều loại phẫu thuật từ thường quy đến các phẫu thuật khó, đặc biệt là các kỹ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ. Với tâm huyết và lòng yêu nghề, đội ngũ bác sĩ công tác tại Vinmec luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với chất lượng phục vụ cao nhất.

Đặc biệt, hiện nay để nâng cao chất lượng dịch vụ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói dịch vụ liên quan đến thị lực như:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Cận thị vẫn nhìn rõ mà không cần đeo kính hay phẫu thuật

Giảm cận cho con bằng cách nào?

XEM THÊM: