Hành khô mọc mầm có nên ăn không

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên - Bác sĩ Nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thông thường, các loại củ, quả mọc mầm đều có chứa độc tố, đặc biệt là khoai tây. Tuy nhiên, tỏi mọc mầm lại không độc mà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.

Trong các loại rau, củ sử dụng làm thực phẩm, gần như chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Còn tỏi - loại gia vị được sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày đã được khoa học chứng minh là không gây độc tố.

Tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi bình thường: giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại tổn thương do gốc tự do, hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám mạch máu, bảo vệ tim hiệu quả.

Tỏi mọc mầm là dấu hiệu chứng tỏ nó đang bị già đi chứ không hỏng. Người dùng vẫn có thể dùng tỏi mọc mầm để nấu ăn. Chỉ loại bỏ tỏi nếu có những đốm đen trên củ tỏi vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi bị hỏng. Có thể cắt, loại bỏ phần xanh của tỏi mọc mầm khi nấu vì phần này có mùi khá mạnh.

Tỏi mọc mầm là vị thuốc tự nhiên với công dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả. Cụ thể, quá trình nảy mầm trong tỏi kích thích sản sinh chất phytochemical – một chất có khả năng ngăn chặn sự lây lan của các tế bào ung thư và ức chế hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể. Không chỉ vậy, tỏi còn sản xuất ra một lượng lớn các chất chống gốc tự do, góp phần kiểm soát nguy cơ ung thư từ đầu nguồn.

Ăn tỏi mọc mầm bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ

Một nghiên cứu đã khẳng định những củ tỏi đã mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống oxy hóa tốt cho tim mạch cao hơn tỏi tươi. Tỏi mọc mầm đẩy mạnh hoạt động của enzyme, ngăn chặn các hoạt động dẫn tới sự hình thành mảng bám – tác nhân gây tắc nghẽn tim. Nhờ vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Ngoài ra, tỏi mọc mầm còn cung cấp lượng lớn chất ajoene – chất ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông. Ngoài ra, chất nitrit trong tỏi cũng có tác dụng làm giãn nở động mạch. Cả hai chất này hoạt động song song sẽ giúp chống lại sự hình thành các cơn đột quỵ.

Tỏi mọc mầm là một phương thuốc hữu hiệu đối với người hay bị cảm lạnh, ho hoặc nhiễm trùng. Mầm tỏi, đặc biệt là loại đã mọc mầm 5 ngày cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng tế bào. Các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, việc ăn tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa cảm lạnh và loại bỏ các triệu chứng ngộ độc thức ăn như tiêu chảy, đau bụng,...

Ăn tỏi mọc mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa hữu hiệu

Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa lão hóa sớm bằng các loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các chất chống oxy hóa có trong tỏi mọc mầm giúp ngăn chặn sự xuất hiện của các nếp nhăn, đồng thời giảm thiểu sự suy thoái của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, ăn tỏi mọc mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa hữu hiệu.

Tuy nhiên, trong các bữa ăn hằng ngày, tỏi chỉ là gia vị chứ không phải nguồn chất chống oxy hóa đáng kể nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, tốt nhất các gia đình không nên cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Có phải ăn tỏi tốt cho sinh lý và sức khỏe nam giới?

XEM THÊM:

Hành tỏi là những loại gia vị phổ biến trong gian bếp của mọi nhà. Chúng được sử dụng trong hầu hết các món ăn. Ngoài việc tăng thêm hương vị cho món ăn thì 2 gia vị này còn mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hành tây chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali và folate. Trong khi tỏi được xem là ‘chất kháng sinh tự nhiên’ với khả năng tăng cường miễn dịch cơ thể, nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.

Hành tỏi là những loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của chúng ta.

Chính vì là nguyên liệu quan trọng trong nhà bếp mà chúng ta có xu hướng tích trữ nhiều hành tỏi để mỗi khi cần dùng là có. Điều này dẫn đến việc hành tỏi để lâu có xu hướng mọc mầm xanh. Vậy với số hành tỏi bị mọc mầm này, chúng có ăn được nữa không và chúng ta cần xử trí như thế nào?

Tại sao hành tỏi mọc mầm?

Nguyên nhân chính dẫn đến hành tỏi bị mọc mầm là do độ ẩm không khí. Trên thực tế, củ hành và củ tỏi là những thứ để phát triển thành cây mới, việc này mầm là điều tất yếu nếu có môi trường phù hợp với chúng. Hành tỏi không phát triển cho đến khi chúng gặp điều kiện thích hợp để nảy mầm. Và khi đã gặp được thì chúng sẽ bắt đầu phát triển.

Hành tỏi mọc mầm có an toàn để ăn không?

Câu trả lời là có!

Mặc dù củ hành và tỏi khi nảy mầm có thể trở nên nhão hơn nhưng chúng không mang độc tính và không gây hại cho bạn. Đặc biệt khi rễ và chồi còn nhỏ thì chúng vẫn hoàn toàn tốt để ăn, theo Times of India.

Hành tỏi nảy mầm vẫn có thể sử dụng được.

Một số người sẽ thích hương vị của hành tây và tỏi đã mọc mầm. Nhưng cũng có một số người cho rằng mầm của chúng quá đắng. Việc này sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn khi bạn ăn sống.

Làm gì với mầm hành hoặc tỏi?

Trừ khi bạn muốn ăn cả phần mầm của chúng, nếu không bạn có thể cắt đôi hành và tỏi ra để loại bỏ phần mầm của chúng. Bạn cũng nên kiểm tra xem có nấm mốc hoặc thối rữa gì không.

Ngoài ra, phần mầm nguyên vẹn của hành tỏi nếu được cắm vào chậu đất, bạn có thể trồng hành mới.

Mẹo bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm

Khi bạn muốn tích trữ nhiều hành tỏi trong bếp thì việc bảo quản đúng cách là điều cần thiết để giữ cho những loại nguyên liệu này luôn đảm bảo an toàn với sức khỏe. Bạn nên bảo quản hành tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tối, có không khí lưu thông tốt, tránh độ ẩm không khí cao để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và cất ở nơi mát, tối, thoáng gió. Mặc dù hành tỏi mọc mầm không gây hại cho sức khỏe nhưng chúng sẽ bị thối rửa nhanh hơn nhiều.

Bảo quản hành tỏi nơi khô ráo để hạn chế quá trình phát triển của chúng.

Bạn cũng nên để hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau khác, vì quá trình chín của chúng tạo ra khí ethylene khuyến khích hành tỏi mọc mầm, theo Times of India.

Thụy Anh

Nguồn tham khảo: Brightside

Hành mọc mầm có ăn được không? Hành là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn, tuy nhiên khi thấy hiện tượng mọc mầm mọi người nên hạn chế sử dụng.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học & Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, các loại củ sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hằng ngày như tỏi, gừng, riềng, hành khô... khoa học đã chứng minh khi củ mọc mầm không gây độc tố.

Tuy nhiên nếu có điều kiện thì nên dùng hành khô hoặc tươi, bởi khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó, vì thế hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu nên không còn thơm ngon và dậy mùi nữa.

Hành mọc mầm có ăn được nhưng chất dinh dưỡng đã mất đi rất nhiều

Hành là loại củ thích hợp được bảo quản khô. Phần lớn hành khi đã qua mùa thu hoạch đều được phơi khô hoặc sấy khô. Khi mua về, trước tiên loại bỏ lớp vỏ già, vỏ bị hỏng, căn cứ vào mức độ khô ẩm của hành mà xác định xem có cần tiếp tục làm khô. Khi khô ở mức 70% có thể xếp từng lớp ở nơi khô ráo thoáng gió, nếu bảo quản lâu cần chú ý đến nhiệt độ và ẩm ướt.

Những loại củ mọc mầm không nên ăn

Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solanin – một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Loại độc này có chủ yếu ở chân mầm khiến cho khoai tây có vị đắng và rất độc người dùng không nên cố tình ăn.

Khoai lang: Khi phát hiện khoai lang lên mầm, bạn lên lấy dao nhọn khoét phần mầm rồi ngâm mới nước muối 10 phút rồi mới chế biến ăn. Chất độc trong mầm khoai lang sẽ khiến nhiều người đau bụng, nôn mửa.

Hành mọc mầm có ăn được không? Bên cạnh hành, tỏi, thì khoai tây khi mọc mầm mọi người cũng không nên ăn

Lạc: Độc tố được sản sinh trong quá trình mầm lạc phát triển. Đây là loại độc tố có hại cho cơ thể người và gây nên bệnh ung thư gan. Ban đầu mầm có màu vàng, sau đó chuyển thành màu xanh vàng và cuối cùng là màu xanh lục. Đề phòng lạc bị mốc và mọc mầm, ngay sau khi thu hoạch phải kịp thời phơi khô đến mức chứa lượng nước an toàn, đồng thời cất giữ ở nơi thoáng mát, khô ráo để tránh nhiễm khuẩn.

Gừng: Củ gừng khi mọc mầm vẫn còn vị cay nhưng sẽ không tốt cho sức khỏe bởi chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Cây họ đậu: Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có “ngoại lệ”.

Video liên quan

Chủ Đề