Hệ thống Ban dân vận của Đảng được tổ chức ở máy cấp

1- Chức năng

Ban Dân vận Tỉnh uỷ là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác dân vận [bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo].

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất:

- Những chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, đề án, chương trình công tác dân vận của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân [bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân] để báo cáo và tham mưu với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

- Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo.

- Phối hợp với cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng trong nhân dân và phong trào quần chúng để kịp thời báo cáo, tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo tốt công tác dân vận và xử lý những vấn đề mới phát sinh.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh, cán bộ làm công tác dân vận của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.

- Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

2.3- Phối hợp:

- Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh uỷ. Tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ trong khối và cán bộ dân vận cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.

- Với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và hội quần chúng cấp tỉnh tham gia công tác xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền; động viên nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo.

2.4- Thẩm định, thẩm tra:

- Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham gia thẩm định các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ nhân dân và công tác dân vận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao:

- Nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, hội quần chúng trong tỉnh.

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

- Thực hiện những công việc khác do Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao.

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Trưởng ban Biên tập: Đồng chí Vũ Duy Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Địa chỉ: Số 28 - Đ.Phan Đình Phùng - TP.Thái Nguyên - T.Thái Nguyên

Điện thoại: 0208 3855.529 | Fax: 0208 3855529 | Email:

Giấy phép số: 230/GP-TTĐT ngày 23/12/2021 của Sở TT & TT tỉnh Thái Nguyên về việc Thiết lập Trang Thông tin điện tử tổng hợp trên Internet.

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.

Ban Dân vận Trung ương
Đảng Cộng sản Việt NamTrưởng ban Phó Trưởng ban Cơ quan chủ quản Chức năng Cấp hành chính Văn bản Ủy quyền Bầu bởiĐịa chỉTrang web Thành lập Ngày truyền thống 3/1976-3/1981 3/1981-nay


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam


Biểu trưng Ban Dân vận Trung ương

Ban lãnh đạo khóa XIII
Bùi Thị Minh Hoài
Phạm Tất Thắng [Thường trực]
Triệu Tài Vinh
Nguyễn Lam
Bùi Tuấn Quang
Đỗ Văn Phớn
Cơ cấu tổ chức
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Cơ quan tham mưu Trung ương về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận của Đảng
Cấp Trung ương
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
105B phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
//danvan.vn/
Lịch sử
1930
15 tháng 10
Ngày truyền thống của Ngành Dân vận
Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương
Ban Dân vận Trung ương

Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lãnh đạo Ban khóa XIII
    • 2.1 Trưởng ban
    • 2.2 Phó Trưởng ban
  • 3 Nhiệm vụ
    • 3.1 Nghiên cứu, đề xuất
    • 3.2 Thẩm định
    • 3.3 Hướng dẫn, kiểm tra
    • 3.4 Tham gia công tác xây dựng
    • 3.5 Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị và Ban Bí thư
  • 4 Cơ cấu tổ chức
  • 5 Lãnh đạo qua các thời kỳ
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập [3/2/1930], tại Hội nghị lần thứ nhất [14-31/10/1930], hội nghị ra quyết định chủ trương vận động quần chúng nhân dân lao động... là việc làm quan trọng cần thiết. Hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng được xác định bao gồm: Công vận, Nông vận, Phụ vận, Quân đội vận và Mặt trận phản đế.

Trong thời kỳ từ 1936-1941, Mặt trận phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương rồi tiếp tục thành Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh [Việt Minh]. Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khéo léo tài tình dựa vào nhân dân, quần chúng lao động để làm lên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 sau này.

Tháng 5/1948, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4, Trung ương thành lập 7 Ban chính trong đó có Bộ Dân vận, từ huyện trở lên thành lập Ban Dân vận; trong Ban Dân vận có các tiểu ban: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Dân tộc, Tôn giáo; ngoài ra còn có Ban dịch vận, Hoa vận để giúp Đảng phụ trách giới vận.

Tháng 3/1951, Mặt trận Dân tộc Thống nhất tiến hành Đại hội, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam [Mặt trận Liên Việt]. Đến tháng 9/1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam được tổ chức quyết định đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 29/3/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 249 thành lập Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương.

Ngày 17/3/1981, Ban Bí thư Trung ương ra quyết định tách Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương thành lập Ban Dân vận Trung ương và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lãnh đạo Ban khóa XIIISửa đổi

Trưởng banSửa đổi

  • Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng [1]

Phó Trưởng banSửa đổi

  • Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực [2]
  • Triệu Tài Vinh
  • Bùi Tuấn Quang
  • Đỗ Văn Phớn
  • Nguyễn Lam

Nhiệm vụSửa đổi

[Theo Điều 2, Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị[3]]

Nghiên cứu, đề xuấtSửa đổi

  • Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối dân vận của Đảng [công tác Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng, tôn giáo, dân tộc]; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thẩm địnhSửa đổi

  • Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
  • Tham gia thẩm định các chính sách, đề án có liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân và công tác dân vận của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước [bao gồm cả Quân đội và Công an].

Hướng dẫn, kiểm traSửa đổi

  • Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về dân vận đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
  • Phối hợp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của cấp ủy địa phương;
  • Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các ban Dân vận địa phương các cấp.

Tham gia công tác xây dựngSửa đổi

  • Tham gia với các Ban Đảng Trung ương về công tác dân vận của Đảng;
  • Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong khối theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ương.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị và Ban Bí thưSửa đổi

  • Theo dõi hoạt động của một số hội quần chúng;
  • Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận;
  • Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Cơ cấu tổ chứcSửa đổi

[Theo Điều 3, Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị]

  • Văn phòng Ban
  • Vụ Nghiên cứu
  • Vụ Đoàn thể nhân dân
  • Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước
  • Vụ Dân tộc
  • Vụ Tôn giáo
  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Tạp chí Dân vận
  • Cơ quan Thường trực tại thành phố Đà Nẵng
  • Cơ quan Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo qua các thời kỳSửa đổi

Bài chi tiết: Trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Bà Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng Ban Dân vận Trung ương”.
  2. ^ “Ông Phạm Tất Thắng được phân công làm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương”.
  3. ^ “Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị”.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Website chính thức của Ban Dân vận Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề