Hoồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in năm 2024

Mua hóa đơn đặt in ở đâu? Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn đặt in lần đầu đối với hộ kinh doanh gồm những gì?

Tôi là chủ hộ kinh doanh, tôi muốn mua hóa đơn đặt in thì tới cơ quan nào để mua? Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn đặt in gồm có những gì? Nhờ anh/chị tư vấn.

Mua hóa đơn đặt in ở đâu?

Căn cứ cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là Cục Thuế] đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là Cục Thuế] đặt in hóa đơn để bán cho các đối tượng sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử. Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế [nếu đủ điều kiện] theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định như trên, bạn có thể mua hóa đơn đặt in tại Cục thuế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ đề nghị mua hóa đơn đặt in lần đầu đối với hộ kinh doanh gồm những gì?

Căn cứ Khoản 1 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn [theo Mẫu số 02/ĐN-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định] gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo các giấy tờ sau:

  1. Người mua hóa đơn [người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh, người được ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật] phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
  1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết [theo Mẫu số 02/CK-HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này] về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
  1. Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế.

Theo đó, hồ sơ mua hóa đơn đặt in lần đầu đối với hộ kinh doanh bao gồm đơn đề nghị mua hóa đơn, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy ủy quyền [trong trường hợp được ủy quyền mua hóa đơn], văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Bên cạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử thì hóa đơn do cơ quan thuế đặt in vẫn được doanh nghiệp dùng trong mua bán hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ. Vậy khi nào áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in? Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Khi nào áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

1. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là gì?

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định.

2. Khi nào áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in?

Để nắm được khi nào áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in các cá nhân đơn vị cần căn cứ theo các quy định về hóa đơn chứng từ theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020.

Đối đượng áp dụng hóa đơn đặt in.

2.1. Đối tượng áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in và các trường hợp áp dụng

Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [sau đây gọi là Cục Thuế] đặt in hóa đơn để bán cho các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in . Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau:

[1] Đối tượng áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Đối tượng bao gồm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này. Cụ thể có:

  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa,
  • Hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. [Trong đó địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn, địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015].
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

[2] Các trường hợp áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in như sau

Các đối tượng thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in gồm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định trong các trường hợp sau:

  • Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
  • Mua hóa đơn của cơ quan thuế đặt in trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
  • Trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

2.2. Quy định về bán hóa đơn do cơ quan thuế đặt in

Việc bán hóa đơn cho các đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in bắt buộc tuân thủ quy định của Pháp luật về hóa đơn chứng từ quy định tại Điều 24, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể: [1] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được cơ quan thuế bán hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn gửi cơ quan thuế khi mua hóa đơn và kèm theo. [2] Cơ quan thuế bán hóa đơn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh theo tháng.

  • Số lượng hóa đơn bán không quá một quyển 50 số cho mỗi loại hóa đơn cho đối tượng kinh doanh lần đầu.
  • Trường hợp sử dụng hết hóa đơn mua lần đầu nhưng chưa hết tháng, cơ quan thuế căn cứ vào thời gian, số lượng hóa đơn đã sử dụng để quyết định số lượng hóa đơn bán lần tiếp theo.
  • Số lượng hóa đơn bán không quá số lượng hóa đơn đã sử dụng của tháng mua trước đó. [3] Hóa đơn do Cục Thuế đặt in để bán được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và trước khi bán lần đầu Cục Thuế phải lập thông báo phát hành hóa đơn theo Mẫu số 02/PH-HĐG Phụ lục IB Nghị định 123/2020/NĐ-CP đính kèm hóa đơn Mẫu trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Giá bán hóa đơn do Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết bảo đảm bù đắp chi phí thực tế, không vì mục tiêu lợi nhuận

Chủ Đề