Hợp đồng tín dụng hạn mức là gì

Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản, được sử dụng rộng rãi do nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân ngày càng lớn. Tuy nhiên, với sự nhận thức chưa đầy đủ cũng như các quy định phức tạp gây khó khăn của pháp luật về loại hợp đồng này, dẫn đến những tranh chấp không đáng có. Để hạn chế các tranh chấp phát sinh, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về hợp đồng tín dụng, mời Quý bạn đọc cùng tham khảo!

1. Tổng quan về hợp đồng tín dụng

Với nhu cầu sử dụng vốn cho tiêu dùng hay kinh doanh cao, khiến cho hợp đồng tín dụng ngày càng được sử dụng nhiều. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về loại hợp đồng này!

Hợp đồng tín dụng là dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản

1.1 Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản. Hợp đồng này là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng [bên cho vay] với tổ chức, cá nhân [bên vay] nhằm xác lập với nhau quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của luật định, theo đó tổ chức tín dụng chuyển giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.2 Chủ thể của hợp đồng tín dụng

Chủ thể trong hợp đồng này gồm bên cho vay và bên vay cụ thể:

- Bên cho vay [tổ chức tín dụng]

Chỉ được gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng. Theo đó tổ chức tín dụng được giải thích tại Khoản 1, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010 được sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.”

- Bên vay

Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định chủ thể vay bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Để đảm bảo việc thu hồi vốn vay cả gốc và lãi, bên vay cần có đủ các điều kiện dựa theo Điều 7, Thông tư số 39/2016/NHNN được sửa đổi, bổ sung năm 2022:

  • Là pháp nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
  • Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
  • Có phương án sử dụng vốn khả thi
  • Có khả năng tài chính để trả nợ

1.3 Hình thức của hợp đồng tín dụng

Hình thức của hợp đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, việc thỏa thuận cho vay của các bên trong hợp đồng phải được lập thành văn bản theo Khoản 1, Điều 23, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN để đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng về quyền và nghĩa vụ các bên, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có.

Các tổ chức tín dụng thường đưa ra hợp đồng mẫu, chi tiết hóa các quy định phải thỏa thuận theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN. Tuy nhiên, bên vay hoàn toàn có thể thỏa thuận, thay đổi bất kỳ nội dung nào. Song trên thực tế, bên vay thường phải chấp nhận những điều khoản có tính ràng buộc và có lợi hơn cho tổ chức tín dụng.

2. Phân loại hợp đồng tín dụng

Phân loại hợp đồng tín dụng

Tùy vào từng tính chất mà của hợp đồng mà có cách phân loại khác nhau:

- Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn

Khi căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, hợp đồng chia thành 3 loại sau:

+ Hợp đồng tín dụng ngắn hạn: là loại hợp đồng với các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 năm.

+ Hợp đồng tín dụng trung hạn: là loại hợp đồng với các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 năm và tối đa 05 năm.

+ Hợp đồng tín dụng dài hạn: là loại hợp đồng với các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 năm.

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn

Trường hợp căn cứ vào mục đích có thể phân loại thành:

– Hợp đồng tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống: là hợp đồng mà tổ chức tín dụng cho vay đối với bên vay là cá nhân, hộ gia đình để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình đó.

– Hợp đồng tín dụng phục vụ hoạt động kinh doanh: là hợp đồng mà tổ chức tín dụng cho vay đối với bên vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngoài phục vụ nhu cầu đời sống ở trên, bao gồm: Nhu cầu vốn của chính bên vay là pháp nhân, cá nhân và nhu cầu vốn của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân [bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân].

3. Một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng

Dưới đây là một số điều khoản quan trọng đối với hợp đồng tín dụng các bên cần lưu ý:

Một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng

3.1 Điều khoản về phương thức vay

Phương thức cho vay đối với loại hợp đồng này là cách thức mà ngân hàng cấp tiền vay cho khách hàng. Tổ chức tín dụng phải thỏa thuận với khách hàng vay về việc áp dụng các phương thức cho vay. Theo Điều 27, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định gồm các phương thức vay:

  • Cho vay từng lần
  • Cho vay hợp vốn
  • Cho vay lưu vụ
  • Cho vay theo hạn mức
  • Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng
  • Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán
  • Cho vay quay vòng:
  • Cho vay tuần hoàn [rollover]

Ngoài ra, tổ chức tín dụng và bên vay có thể kết hợp các phương thức cho vay trên theo quy định của từng phương thức sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.

3.2 Điều khoản về số tiền vay

Số tiền vay phải đảm bảo theo các quy định về hạn mức tín dụng theo Điều 128, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và được sửa đổi năm 2017. Trong đó:

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một bên vay không được vượt quá 15%, đối với một bên vay và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một bên vay không được vượt quá 25%, đối với một bên vay và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Trong trường hợp nhu cầu của bên vay vượt quá % vốn tự có của tổ chức tín dụng theo quy định, thì tổ chức tín dụng có thể cho vay hợp vốn với các tổ chức tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, trường hợp đặc biệt Chính phủ có thể quyết định mức cho vay tối đa đối với từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, tại Điều 127, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định về hạn chế cấp tín dụng, tùy thuộc vào đối tượng được cấp tín dụng mà tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng là khác nhau: Không quá 5%, 10%, 20% vốn tự có của mình.

3.3 Điều khoản về lãi suất cho vay

Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trong đó, mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và bên vay thỏa thuận phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Lãi suất tín dụng thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người vay trong thời hạn một tháng, một năm. Theo Quyết định 1813/QĐ-NHH thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,5%/năm.

2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 6,5%/năm.

Mức lãi suất đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín dụng thỏa thuận với bên vay không được vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp đồng. Quy định này xuất phát từ Khoản 468, Bộ luật Dân sự 2015 về mức lãi suất tối đa trong các hợp đồng vay tài sản được thỏa thuận không quá 20%/năm [tức 1,7%/tháng].

3.4 Điều khoản về thời hạn cho vay

Điều khoản thời hạn cho vay của các tổ chức tín dụng

Căn cứ vào Điều 28, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về Thời hạn cho vay như sau:

“[1]. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.

[2]. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.”

Qua bài viết Hợp đồng tín dụng và những điều khoản cần lưu ý hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ:Tổng đài chăm sóc khách hàng số :1900 4767 – 1900 4768 Hoặc Tel : 024.3754522.

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng [tiếng Anh là Line of credit] là giới hạn mức cho vay tối đa trong của tổ chức tín dụng. Đây chính là số dư nợ cho vay hay số dư nợ tối đa vào một thời điểm nhất định. Và thời điểm này thường là cuối quý, cuối năm được quy định trong kế hoạch tín dụng của từng ngân hàng.

Hạn mức tín dụng dự phòng là gì?

Hạn mức tín dụng dự phòng là khoản hạn mức tín dụng mà Ngân hàng Phương Nam cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định [ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa Ngân hàng Phương Nam và khách hàng].

Hạn mức tín dụng ngắn hạn là gì?

Cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn là những khoản vay nhỏ không giới hạn số lần rút vốn trong khoảng một năm. Tuy nhiên, tổng các khoản vay có giá trị không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. Khi sắp hết thời gian cấp hạn mức, khách hàng cần thanh toán khoản vay để nhận một hạn mức vay mới.

Thời hạn duy trì hạn mức là gì?

Thời hạn duy trì hạn mức: Là khoảng thời gian mà tại đó Bên vay được phép rút vốn vay. Thời gian duy trì hạn mức tối đa là 12 tháng và có thể được rút ngắn hoặc kết thúc trước thời hạn nếu phát sinh sự kiện vi phạm quy định tại Điều 7.1 –Các Điều kiện và Điều khoản này.

Chủ Đề