Hợp thức hóa nhà trên đất nông nghiệp

Như vậy, đất nông nghiệp bao gồm: đất trồng lúa và cây hàng năm khác, cây lâu năm, rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất khác với mục đích trồng trọt, chăn nuôi.

Có được phép xây dựng nhà để ở trên đất nông nghiệp không?

Hợp thức hóa nhà trên đất nông nghiệp

Xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp (Hình từ internet)

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 thì đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật Đất đai năm 2013 thì đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở và xây dựng các công trình phục vụ đời sống.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai năm 2013 về nguyên tắc sử dụng đất pháp luật có quy định việc xử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

Mục đích của việc phân loại đất là để dễ quản lý bên cạnh xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Mỗi loại đất khác nhau, người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ riêng biệt, tuy nhiên nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã phê duyệt.

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, đất nhà bạn thuộc đất nông nghiệp với mục đích trồng trọt và chăn nuôi, trong khi đó đất ở thuộc đất phi nông nghiệp với mục đích để ở.

Áp dụng nguyên tắc do luật định thì gia đình bạn không được phép xây dụng nhà ở trên đất nông nghiệp hiện tại mà cần chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp thì mới có thể xây nhà ở.

Làm sao để xây nhà để ở trên đất nông nghiệp?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định như sau:

Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Theo những gì đã phân tích, để xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, trước hết phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Như vậy, để có thể xây dựng nhà trên diện tích đất nông nghiệp hiện tại, gia đình bạn cần nộp hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt, thực hiện các trách nhiệm tài chính liên quan sau đó mới được phép xây dựng nhà ở.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang phi đất ở?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 59 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
...
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;

Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo trình tự, thủ tục do luật định.

Đối chiếu với những thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn sẽ phải nộp hồ sơ yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi gia đình bạn sinh sống.

Hiện tôi được biết điều 31 nghị định 43 cho phép hợp thức hóa nhà sai phép, không phép trước 1/7/2006 tuy nhiên lại ko đề cập việc công nhận quyền sử dụng đất. Nay tôi muốn hỏi sở tài nguyên môi trường rằng nếu tôi có nhà sau 1/7/2004, nhưng trước 1/7/2006 xây trên đất nông nghiệp thì có được hợp thức hóa nhà đồng thời chuyển mục đích và công nhận phàn đất có nhà được không?

Người hỏi: Đặng Đức Huy

Trả lời

Nội dung Ông (bà) hỏi thuộc trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 được quy định tại Khoản 3 Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

“3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì thực hiện xử lý như sau:

  1. Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.

Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;

  1. Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Căn cứ quy định nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường để nghị Ông (bà) liên hệ với UBND cấp huyện nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Tại sao đất nông nghiệp không được xây nhà?

Tức là, theo quy định Luật Đất đai năm 2013 thì đất nông nghiệp sẽ không có mục đích là để ở giống như đất thổ cư được. Từ đó, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp.

Xây nhà trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?

(Xây dựng) - Theo quy định của pháp luật, trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp trồng cây lâu năm có thể bị xử phạt hành chính, buộc phải tháo dỡ. Mức phạt có thể lên tới 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.

Xây nhà trên đất nông nghiệp nhưng đã chuyển qua thổ cư thì làm sao?

Trong trường hợp có nhu cầu xây dựng nhà ở, người sử dụng đất bắt buộc phải tiến hành xin chuyển mục đích sử dụng đất trước. Nếu đã có sẵn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp, người sử dụng đất cần phải tiến hành dỡ bỏ, trả lại hiện trạng đất trước khi xin chuyển mục đích sử dụng.

Đất nông nghiệp khác để làm gì?

Đất nông nghiệp khác được làm gì? Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp khác thuộc nhóm đất nông nghiệp, được dùng để sử dụng vào các mục đích: - Xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất.