Hương cách gác vân thu lạnh lạnh

CẢNH NGÀY HÈ[BẢO KÍNH CẢNH GIỚI, 43]Nguyễn TrãiI. TÌM HIỂU CHUNGĐối với một văn bản văn học, các yếu tố ban đầu như: nhan đề, thời điểm sáng tác, tác giả, hình thức,… là những thông tin đầu tiên giúp chúng ta hoạt hóa tri thức có trước, tạo tâm thế tiếp nhận, đưa ra những dự đoán ban đầu để dẫn dắt quá trình đọc hiểu văn bản. Đến với bài thơ “Cảnh ngày hè”, chúng ta cũng sẽ chuẩn bị trước một số kiến thức cơ bản để tạo tiền đề cho việc tiếp nhận văn bản tốt hơn. Hãy điền vào phiếu học tập sau:PHIẾU HỌC TẬP NHAN ĐỀBẢO KÍNH CẢNH GIỚI: Nghĩa là “Gương báu răn mình”. “Gương báu răn mình” là một chùm gồm 61 tác phẩm trong “Quốc âm thi tập”; nhiều bài thơ không hề răn dạy ai mà chỉ là khúc tâm tình, tâm sự của nhà thơ về con người, cuộc sống, bản thân. Bài số 43 là một bài thơ như thế.CẢNH NGÀY HÈ: Nhan đề này do người đời sau đặt.Bảo kính cảnh giới bài 21Ở bầu thì dáng ắt nên tròn,Xấu tốt đều thì rắp khuôn.Lân cận nhà giàu no bữa cám,Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn.Chơi cùng đứa dại nên bầy dại,Kết mấy người khôn học nết khôn.Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,Đen gần mực, đỏ gần son.Bảo kính cảnh giới bài 26Trong tạo hoá có cơ mầu,Hay đỗ hay dừng mới kẻo âu.Nước biếc non xanh thuyền gối bãi,Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu.Chén châm rượu đục ngày ngày cạn,Túi quẩy thơ nhàn chốn chốn thâu.Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến,Đồng giang được nấn một đài câu.Bảo kính cảnh giới bài 31Chân mềm ngại bước dặm mây xanh,Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.Hương cách gác vân thu lạnh lạnh,Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh.Ơn tư là ấy yêu dường chúa,Lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh.Bui có một niềm trung hiếu cũ,Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.NGUYỄN TRÃINGUYỄN TRÃIAnh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại.Ông để lại một số lượng sáng tác lớn.Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. QUỐC ÂM THI TẬPTập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, được đánh giá là bông hoa đầu mùa của thi ca tiếng Việt, gồm 254 bài.Nội dung: thể hiện vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương dân, yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống…Nghệ thuật: thể thơ Nôm Đường luật; thơ thất ngôn xen lục ngôn; mở đường cho sự phát triển thơ ca tiếng Việt.QUỐC ÂM THI TẬPTập thơ được chia thành các mục: Vô đề, Môn thì lệnh [Thời tiết], Môn hoa mộc [Cây cỏ], Môn cầm thú [Thú vật]. Trong “Vô đề” lại được chia thành: Ngôn chí [Nói lên chí hướng], Mạn thuật [Kể ra một cách tản mạn], Tự thán [Tự than], Tự thuật [Tự nói về mình], Bảo kính cảnh giới [Gương báu răn mình].“Bảo kính cảnh giới” chiếm số lượng khá lớn [61/254 bài].THỂ THƠThơ Đường luật, 8 câu, mỗi câu 7 chữ, riêng câu đầu và câu cuối có 6 chữ [thất ngôn xen lục ngôn]  phá cách.Ngắt nhịp: thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3. Trong “Bảo kính cảnh giới – 43” có một vài câu ngắt nhịp 3/4.NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ TÁC GIẢ - TÁC PHẨMI. TÌM HIỂU CHUNGTác giả:Nguyễn Trãi [1380-1442]: Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại.Thơ Nguyễn Trãi giàu tình cảm với thiên nhiên, đất nước, con người. I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:a. Quốc âm thi tập: Tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn, được đánh giá là bông hoa đầu mùa của thi ca tiếng Việt, gồm 254 bài.Bảo kính cảnh giới: Gương báu răn mình, gồm 61 tác phẩm trong “Quốc âm thi tập”I. TÌM HIỂU CHUNG2. Tác phẩm:b. Cảnh ngày hè: Là bài “Bảo kính cảnh giới số 43”Thể thơ: Đường luật thất ngôn xen lục ngônII. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNRồi, hóng mát thuở ngày trường Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ, khắp đòi phươngRồi hóng mát thuở ngày trường+ Nhận xét về số chữ+ Nhận xét về cách ngắt nhịp+ Nhận xét về từ ngữ Gợi ra tâm thế của con người như thế nào?Cảm nhận câu thơ đầuCảm nhận câu thơ đầuRồi hóng mát thuở ngày trường+ Nhận xét về số chữ: 6 chữ [khác thường so với chỉnh thể bài thất ngôn]+ Nhận xét về cách ngắt nhịp [1/5]+ Nhận xét về từ ngữ [rồi: rỗi rãi; ngày trường: ngày dài]Bức tranh cảnh ngày hè được cảm nhận từ tâm thế của một người an nhàn, rảnh rỗi, có cả một “ngày trường” – ngày dài để vui vầy cùng thiên nhiên, tạo vật.Câu thơ 6 chữ trong chỉnh thể bài thất ngôn gợi ra ở người đọc ấn tượng có lẽ đây là khoảng thời gian hiếm hoi, ít ỏi trong cuộc đời Ức Trai, một con người tâm không nhàn mà thân cũng chẳng nhàn.Bức tranh ngày hè hiện lên với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh gì?Nhà thơ đã cảm nhận mùa hè bằng những giác quan nào?Hình ảnh, màu sắc, âm thanhHình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài hòa, rực rỡ.Âm thanh: + Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè. + Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNHòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngNhững từ “giương, đùn đùn, phun, tiễn” thuộc từ loại gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng?Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của câu 3-4? Tác dụng của cách ngắt nhịp này?Nghệ thuậtSử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.Ngắt nhịp 3/4 [thay vì 4/3]: gây sự chú ý cho người đọc, làm nổi bật cảnh vật mùa hè. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢNLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngChỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ. Nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.Nghệ thuậtĐảo ngữ, từ láy: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve  gây ấn tượng mạnh, nhấn mạnh âm thanh cuộc sống, hướng đến con người.Em thấy bức tranh ngày hè hiện lên như thế nào?Qua đó, em cảm nhận được gì về tâm hồn Nguyễn Trãi? => Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm.=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.1. Bức tranh “cảnh ngày hè”a. Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên: + Mọi hình ảnh đều sống động, dâng tràn sức sống từ bên trong: hòe lục đùn đùn như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương. + Mọi màu sắc đều đậm đà: hòe lục, lựu đỏ, sen hồng.1. Bức tranh “cảnh ngày hè”Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: Nơi chợ cá dân dã thì "lao xao", tấp nậpChốn lầu gác thì "dắng dỏi" tiếng ve như một bản đàn. Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. Điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ, khắp đòi phươngTác giả dùng điển tích gì trong hai câu thơ? Ý nghĩa của việc dùng điển tích?Câu thơ mở đầu và kết thúc văn bản có gì lạ so với số tiếng quy định trong thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Câu thơ cuối thể hiện tư tưởng gì của nhà thơ?2. Niềm khát khao cao đẹpƯớc có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ: điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân.Lấy Nghiêu, Thuấn làm "gương báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.III. TỔNG KẾT1. Nghệ thuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...III. TỔNG KẾT2. Nội dung ý nghĩa: Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

nguon VI OLET

Bảo kính cảnh giới bài 2

Bền đạo trung dung chẳng thuở tàng, Màng chi phú quý nhọc khoe khoang. Đông về tuyết muộn mai nhiều bạc, Thu nẻo tin truyền cúc có vàng. Kết bạn mựa quên người cố cựu, Yên nhà nỡ phụ vợ tao khang. Nước đào giếng, cơm cày ruộng,

Thay thảy dường bằng nguyệt Cửu Giang.

Bảo kính cảnh giới bài 3

Có của hằng cho lại có thông, Tích nhiều con cháu nọ trông. Nghiệp Lưu Quý thịnh, đâu truyền báu ? Bia Nguỵ Trưng cao, há nối tông ? Hiềm kẻ say chưng bề tửu sắc, Hoà người gìn được thói cha ông. Còn nhiêu sá họp toan ăn uống,

Tám chín mươi thì vạn sự không.

Bảo kính cảnh giới bài 4

Nhân nghĩa trung thần giữ tích ninh, Khó thì hay khéo, khốn hay hanh. Đời Thương thánh biết cầu Y Doãn, Nhà Hán ai ngờ được Tử Khanh ? Khi bão mới hay là cỏ cứng, Thuở nghèo thì biết có tôi lành. Kìa ai cây cả nhàn ngồi tựa,

Nếu có công nhiều lọ phải tranh.

Bảo kính cảnh giới bài 5

Phúc của chung thì hoạ của chung, Nắm thì hoạ khỏi phúc về cùng. Văn chương chép lấy, đòi câu thánh, Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược, Có nhân có trí có anh hùng. Nhìn cho biết nơi dường ấy,

Chẳng thấp thì cao ắt được dùng.

Bảo kính cảnh giới bài 6

Lấy khi phú quý đắp cơ hàn, Vần chuyển chẳng dừng sự thế gian. Nếu khỏi tiểu nhân quân tử nhọc, Dầu chăng quân tử tiểu nhân loàn. Của nhiều sơn dã đem nhau đến, Khó ở kinh thành thiếu kẻ han. Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả,

Qua ngày qua tháng được an nhàn.

Bảo kính cảnh giới bài 7

Cắp nắp làm chi hỡi thế gian, Có thì ăn mặc chớ lo toan. Đông hiềm giá lạnh chằm mền kép, Hạ lệ mồ hôi kết áo đơn. Nằm có chiếu chăn, cho ấm áp, Ăn thì canh cá, chớ khô khan. Phúc dầu hay đến trăm tuổi,

Mình thác thì nên mọi của tan.

Bảo kính cảnh giới bài 8

Vinh hoa nhiều thấy khách đăm chiêu, Bần tiện ai là kẻ trọng yêu. Của đến nước xa nên quý giá, Người lìa quê cũ lấy làm xiêu. Nuôi con mới biết lòng cha mẹ, Thấy loạn thì hay đời Thuấn Nghiêu. Phúc gặp ngần nào ấy mệnh,

Làm chi đua nhọc tốn công nhiều.

Bảo kính cảnh giới bài 9

Trần trần mựa cậy những ta lành, Phúc hoạ tình cờ xẩy chửa đành. Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn, Lòng người quanh nữa nước non quanh. Chẳng ngừa nhỏ âu nên lớn, Nếu có sâu thì bỏ canh. Ở thế an nhàn chăng có sự,

Ngàn muôn tốn nhượng chớ đua tranh.

Bảo kính cảnh giới bài 10

Muốn ăn trái dưỡng nên cây, Ai học thì hay mựa lệ thầy. Nhợ dứt khôn cầm bà ngựa dữ, Quan cao nào đến dáng người ngây. Trị dân sơ lập dòng cho chính, Có nước nhường in nguyệt khá rày. Có chẳng có tài dùng chẳng đến,

Mựa rằng thánh đức có nơi khuây.

Bảo kính cảnh giới bài 11

Cưu một lòng ngay khác chúng ngươi, Ở chưng trần thế mấy phen cười. Phúc nhiều sơ bởi nơi ta tích, Xuân đến tự nhiên mọi vật tươi. Có của bo bo bằng chực của, Oán người nơm nớp những âu người. Làm chi pháo phúc lòng nhau bấy,

Lắm nhân sinh bẩy tám mươi.

Bảo kính cảnh giới bài 12

Giàu người họp, khó người tan, Hai ấy bằng lề sự thế gian. Những kẻ ân cần khi phú quý, Hoà ai bao nặc thuở gian nan. Lều không con cái bằng tình phụ, Bếp lạnh anh tam biếng hỏi han. Lòng thế bạc đen dầu nó biến,

Ta gìn nhân nghĩa chớ loàn đan.

Bảo kính cảnh giới bài 13

Phú quý thì nhiều kẻ đến chen, Uốn đòi thế thái tính chưa quen. Cơm ăn miễn có, dầu xoa bạc, Áo mặc âu chi, quản cũ đen. Khó ngặt hãy bền lòng khó ngặt, Chè khen mựa ngại tiếng chê khen. Ruộng nhiều quê tổ năm ba thửa,

Tạc tỉnh canh điền tự tại nhàn.

Bảo kính cảnh giới bài 14

Tài luận công danh hợp mọi bề, Dại ngay nên thiếu kẻ khen chê. Khách hiền nào quản quen cùng lạ, Cơm đói nài chi hẩm liễn khê. Yên phận cũ, chăng mừng phận khác, Cả lòng đi, mặc nhủ lòng về. Người cười dại khó ta cam chịu,

Đã kẻo lầm khâm liễn mất lề.

Bảo kính cảnh giới bài 16

Bởi lòng chẳng ở cửa quyền, Há rằng quân thần chẳng phải duyên. Nô bộc có nhiều dân có khó, Cửa nhà càng rộng thế càng phiền. Đem mình non nước nhàn qua tuổi, Kết bạn thông mai ngõ phỉ nguyền. Chúc thánh cho tầy Nghiêu Thuấn nữa,

Được về ở thú điền viên.

Bảo kính cảnh giới bài 17

Ăn lộc nhà quan chịu việc quan, Chớ tham tiểu lợi phải gian nan. Cầu hiền chí cũ mong cho được, Bất nghĩa lòng nào mựa nỡ toan. Giữ thuở phong lưu pha thuở khó, Lấy khi phú quý đắp khi hàn. Cho hay bĩ thái là lề cũ,

Nếu có nghèo thì có an.

Bảo kính cảnh giới bài 18

Có tông có tộc mựa sơ thay, Vạn diệp thiên chi bởi một cây. Yêu trọng người dưng là của cải, Thương vì thân thích nghĩa chân tay. Quan cao nhắn nhủ môn đồ nọ, Hoạn nạn phù trì huynh đệ bay. Phiêu bạc cùng nhau còn được cậy,

Mưa nghe sàm nịnh có lòng tây.

Bảo kính cảnh giới bài 19

Sinh đấng trung đà phúc đức thay, Chẳng cao chẳng thấp miễn qua ngày. Ở yên thì nhớ lòng xung đột, Ăn lộc đều ơn kẻ cấy cày. Nhiều của ấy, chẳng qua chữ nghĩa, Dưỡng người cho, kẻo nhọc chân tay. Trời đã có kho vô tận,

Dành để nhi tôn khỏi bợ vay.

Bảo kính cảnh giới bài 20

Lành người đến, dữ người duồng, Yêu xạ vì nhân mùi có hương. Ở ngọt thì hơn nhiều kẻ trọng, Quá chua liền úng có ai màng. Lòng làm lành đổi lòng làm dữ, Tính ở nhu hơn tính ở cương. Ngâm kíp thắm thì phải lại kíp,

Yêu nhau chẳng đã đạo thường thường.

Bảo kính cảnh giới bài 21

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn, Xấu tốt đều thì rắp khuôn. Lân cận nhà giàu no bữa cám, Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn. Chơi cùng đứa dại nên bầy dại, Kết mấy người khôn học nết khôn. Ở đấng thấp thì nên đấng thấp,

Đen gần mực, đỏ gần son.

Bảo kính cảnh giới bài 22

Của thết người là của còn, Khó khăn phải đạo cháo càng ngon. Thấy ăn chạy đến thì no dạ, Trợ đánh bênh nhau ắt phải đòn. Chớ lấy hại người làm ích kỷ, Hãy năng tích đức để cho con. Tay ai thì lại làm nuôi miệng,

Làm biếng ngồi ăn lở núi non.

Bảo kính cảnh giới bài 23

Rừng nho rộng nấn ngàn im, Hột cải tình cờ được mũi kim. Bể học trường văn hằng nhặt bới, Đường danh lối lợi hiểm khôn tìm. Chúa giàn nẻo khỏi tan con nghé, Hòn đất hầu làm mất cái ghim. Khóm ruộng ăn ngày tháng đủ,

Bạn cùng phiến sách tiếng đàn cầm.

Bảo kính cảnh giới bài 24

Ai trách hiềm cây, lại trách mình, Vốn xưa một cỗi thác cùng cành. Cành khô xếp bấy, nay nên củi, Hột chín phơi chừ, rắp để bình. Than lửa hoài chưng, thương vật nấu, Củi thiêu tiếng khóc cảm thần linh. Thế gian ai có thì cốc,

Mựa nữa cho khuây nghĩa đệ huynh.

Bảo kính cảnh giới bài 25

Cơn cớ nguyền cho biết sự do, Xem mà quyết đoán lấy cương nhu. Được thua cứ phép làm thừng mực, Cao thấp nài nhau tựa đắn đo. Lỗi thác sá toan nơi uỷ khúc, Hoà hưu thì khiến nọ tù mù. Tội ai cho nấy cam danh phận,

Chớ có thân sơ mới trượng phu.

Bảo kính cảnh giới bài 26

Trong tạo hoá có cơ mầu, Hay đỗ hay dừng mới kẻo âu. Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. Chén châm rượu đục ngày ngày cạn, Túi quẩy thơ nhàn chốn chốn thâu. Kham hạ Nghiêm Quang từ chẳng đến,

Đồng giang được nấn một đài câu.

Bảo kính cảnh giới bài 27

Một vườn hoa trúc bốn bề thâu, Lánh thân nhàn được thú mầu. Dưới tạc nên ao chín khúc, Trong nuôi được cá nghìn đầu, Cuộc lần cờ thấp tan ngày diễn, Bếp thắng chè thô cởi thuở âu. Bốn bể nhẫn còn mong đuốc đốt,

Dầu về dầu ở mặc ta dầu.

Bảo kính cảnh giới bài 28

Nghìn dặm xem mây nhớ quê, Chẳng chờ cởi ấn gượng xin về. Một bầu phong nguyệt nhàn tự tại, Hai chữ công danh biếng vả vê. Dẫn suối nước đầy cái trúc, Quẩy trăng túi nặng thẳng hề. Đã ngoài chưng thế dầu hơn thiệt,

Chẳng quản ai khen chẳng quản chê.

Bảo kính cảnh giới bài 29

Chớ người trọc trọc, chớ ta thanh, Lấy phải thì trung đạo ở kinh. Rồi việc mới hay khuôn được thú, Khỏi quyền đã kẻo luỵ chưng danh. Một bầu hoà biết lòng Nhan Tử, Tám trận khôn hay chước Khổng Minh. Sớm tối huống còn non nước cũ,

Mặc dầu thua được có ai tranh.

Bảo kính cảnh giới bài 30

Chẳng khôn chẳng dại luống ương ương, Chẳng dại người hoà lại chẳng thương. Bến liễu mới dời thuyền chở nguyệt, Gác vân còn chửa bút đeo hương. Sách ngâm bạc dẫy mai trong tuyết, Đối uống vàng đầy cúc thuở sương. Văn đạt chẳng cầu, yên mấy phận,

Ba gian lều cỏ đất Nam Dương.

Bảo kính cảnh giới bài 31

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh. Hương cách gác vân thu lạnh lạnh, Thuyền kề bãi tuyết nguyệt chênh chênh. Ơn tư là ấy yêu dường chúa, Lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. Bui có một niềm trung hiếu cũ,

Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.

Bảo kính cảnh giới bài 32

Một việc dừng hơn hết mọi âu, Điền viên lánh, mặc ta dầu. Sách ngâm song có mai và điểm, Dời ngó rèm lồng nguyệt một câu. Dưới công danh nhiều thác cả, Trong ẩn dật có cơ mầu. Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi,

Hổ xanh xanh ở trốc đầu.

Bảo kính cảnh giới bài 33

Rộng khơi ngại vượt bể triều quan, Lui tới đòi thì miễn phận an. Hé cửa đêm chờ hương quế lọt, Quét hiên ngày lệ bóng hoa tan. Đời dùng người có tài Y Phó, Nhà ngặt ta bền đạo Khổng Nhan. Kham hạ hiền xưa toan lẩn được,

Ngâm câu “danh lợi bất như nhàn”.

Bảo kính cảnh giới bài 34

Yêu nhục nhiều phen vuỗn đã từng, Lòng người sự thế thấy lâng lâng. Trọng thì nên ngộ, nhàn thì dại, Mất chẳng hề âu, được chẳng mừng. An lạc một lều dầu thú, Thái bình mười chước ngại dâng. Nọ nào biết được lòng tri kỷ,

Vảng non tây nguyệt một vừng.

Bảo kính cảnh giới bài 35

Thế tình khéo uốn vuỗn bằng câu, Đòi phận mà yên há sở cầu. Dịp còn theo tiên gác Phượng, Rầy đà kết bạn sa âu. Được thì xem áng công danh dễ, Đến lý hay cơ tạo hoá mầu. Kham hạ Trương Lương chẳng khứng ở,

Tìm tiên để nộp ấn phong hầu.

Bảo kính cảnh giới bài 36

Lọ chi thành thị lo lâm tuyền, Được thú thì hơn miễn phận yên. Vụng bất tài nên kém bạn, Già vô sự ấy là tiên. Đồ thư bốn vách nhà làm của, Phong nguyệt năm hồ khách nổi thuyền. Cùng đạt xem hay này có mệnh,

Đòi cơ tạo hoá mặc tự nhiên.

Bảo kính cảnh giới bài 37

Một yên một sách một con lều, Túng kiết bao nhiêu mặc bấy nhiêu. Giận cúc thu vàng nẩy lác, Sân mai tuyết bạc che đều. Có con mới biết ơn cha nặng, Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều. Ngẫm trong nhàn nào thửa được,

Đầy song hoa nở tiếng chim kêu.

Bảo kính cảnh giới bài 38

Mấy phen lần bước dặm thanh vân, Đeo lợi làm chi luống nhọc thân. Nhớ chúa lòng còn đơn một tấc, Âu thì tóc đã bạc mười phân. Trì thanh cá lội in vừng nguyệt, Cây tĩnh chim về rợp bóng xuân. Dầu phải dầu chăng mặc thế,

Đắp tai biếng mảng sự vân vân.

Bảo kính cảnh giới bài 39

Nối nghiệp tiên nhân đọc một kinh, Chẳng nhờ bước tới áng công danh. Cảm ơn nỡ phụ muôn đời chúa, Phải luỵ vì nhân một chữ đinh. Vũ tử lui tuy triệu dậy, Bá Di lánh mấy nên thanh. Xưa còn chép câu kinh đấy,

An phận thì chăng nhục đến mình.

Bảo kính cảnh giới bài 40

Làm người biết mấy khôn sao, Lỗi thác ai vì mấy chút nao. Một phát khách chầy còn thấy hỏi, Hai phen lần đến ắt chẳng chào. Cửa thầy giá nhơn nhơn lạnh, Lòng bạn trăng vặc vặc cao. Lan huệ chẳng thơm thì chớ,

Nữa chi lại phải chốn tanh tao.

Bảo kính cảnh giới bài 41

Đôi lần đã mấy áng phồn hoa, Dầu ngặt ta vui đạo ta. Ngắm xem mai hay tuyết đến, Say thưởng nguyệt lệ thu qua. Ba thân hương hoả nhờ ơn chúa, Một nửa thi thư dõi nghiệp nhà. Thấy bể triều quan đà ngại vượt,

Trong dòng phẳng có phong ba.

Bảo kính cảnh giới bài 42

Dưng dưng sự thế biếng đôi tranh, Dầu mặc chê khen mặc dữ lành. Bói ở lần tìm non Tạ phó, Xin về xưa cởi ấn ngu khanh. Láng giềng một áng mây bạc, Khách khứa hai ngàn núi xanh. Có thuở biếng thăm bạn cũ,

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh.

Bảo kính cảnh giới bài 43

Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp trương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tịn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Bảo kính cảnh giới bài 44

Đói khó thì làm việc ngửa tay, Chớ làm sự lỗi quỷ thần hay. Nhiều khôn chẳng đã bề khôn thật, Trăm khéo nào qua chước khéo dầy. Có của cho người nên rộng miệng, Chẳng tham ở thế kẻo chau mày. Bất nhân vô số nhà hào phú,

Của ấy nào ai từng được chầy.

Bảo kính cảnh giới bài 45

Có xạ tự nhiên mùi ngát bay, Lọ là đứng gió khong tay. Bánh lành trong lá ghê người thấy, Tiền tốt ngoài biên hoạ kẻ hay. Mực thước thế gian dầu có phải, Cân xưng thiên hạ lấy đâu tầy. Nhiều khôn nhiều khó lo cho nhọc,

Chẳng đã khôn ngay khéo đầy.

Bảo kính cảnh giới bài 46

Kẻ khôn thì bảo kẻ ngây phàm, Nghề nghiệp cầm tay ở mới cam. Nên thợ nên thầy vì có học, No ăn no mặc bởi hay làm. Một cơm hai việc nhiều người muốn, Hai thớ ba giòng hoạ kẻ tham. Thấy lợi thì làm cho phải nghĩa,

Mựa tây mặt khiến liễn lòng đam.

Bảo kính cảnh giới bài 47

Tuy rằng bốn bể cũng anh tam, Có kẻ hiền lành có kẻ phàm. Nhiều thốt đã đành nhiều sự lỗi, Ít ăn thì lại ít người làm. Xa hoa ở rộng nên khó, Tranh cạnh làm hờn bởi tham. Kìa thừng nọ dai nào có đứt,

Người hơn ta thiệt mới hầu cam.

Bảo kính cảnh giới bài 48

Lộc trời cho đã có ngần, Tua hay thửa phận chớ còn nàn. Giàu nhiều của con chẳng có, Sống hơn người mệnh khó khăn. Hễ kẻ danh thơm hahy được phúc, Mấy người má đỏ phải nhiều lần. Vắn dài được mất dầu thiên mệnh,

Chạy quấy làm chi cho nhọc nhằn.

Bảo kính cảnh giới bài 49

Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, Thấy kẻ anh hùng hãy nhịn cho. Nhợ nọ có dai nào có đứt, Cây kia toan đắn lại toan đo. Chớ đua huyết khí nên giận, Làm mất lòng người những lo. Hễ kẻ làm khôn thì phải khó,

Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho.

Bảo kính cảnh giới bài 50

Điền địa nhà ta thấy đầy, Tạo tình những ước được lâu ngày. Xuân qua còn bảo con đòi cuốc, Hạ đến đà cho kẻ khác cày. Cóc lại thửa làm càng tổn thiệt, Ích chi còn muốn nhọc chân tay. Ruộng nương là chủ, người là khách,

Đạo đức lành ấy của chầy.

Bảo kính cảnh giới bài 51

Bầu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong, Người kia phú quý nỡ quên lòng. Chặt vàng phải giữ [chữ] câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. Quân tử nước giao âu những lạt, Hiền nhân rượu thết lọ là nồng. Một phen bạn đến còn đằm thắm,

Hai bữa mừng nhau một mặt không.

Bảo kính cảnh giới bài 52

Chép hết bao nhiêu sự thế ư? Ai ai đã biết được hay chưa? Kim ngân ấy của người cùng muốn, Tửu sắc là nơi nghiệp há chừa. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình gái nhớ chồng xưa. Chẳng say chẳng đắm là quân tử,

Người hiểm lòng thay! Hãy sá ngờ.

Bảo kính cảnh giới bài 53

Chẳng hổ thân già tuổi tác hư, Khó khăn dại dột mấy lừ khừ. Toan cùng người mấy thì chẳng đủ, Xử một ta nay ắt có dư. Bạn tác rẻ roi đà phải chịu, Anh em trách lóc ấy khôn từ. Bằng rồng nọ ai phen kịp,

Mất thế cho nên mặt dại ngơ.

Bảo kính cảnh giới bài 54

Được mất tuy nơi sự tiếc mừng, Đạo ta thông biết hết lâng lâng. Non cao Bạch Thạch nào đời chuyển, Nước cả Hoàng Hà há thuở nhưng. Thiên hạ dõi truyền lăng có thước, Thế gian bảo rặng thóc toan thưng. Nhọc nhằn ai chớ còn than thở,

Ăn có dừng thì việc có dừng.

Bảo kính cảnh giới bài 55

Để truyền kia miệng kiếp nào mòn, Cao thấp cùng xem việc mất còn. Thương cá thác vì câu uốn lưỡi, Ngẫm ruồi nào chết bát mồ hòn. Già mặc số trời đất, Giàu ai qua vợ con. Quân tử thánh hiền lòng tựa nước,

Càng già [tra] càng ngẫm của bùi ngon.

Bảo kính cảnh giới bài 56

Trí qua mười mới khả rằng nên, Ỷ lấy nho, hầu đấng hiền. Đao bút phải dùng tài đã vẹn, Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên. Vệ nam mãi mãi ra tay thước, Điện bắc đà đà yên phận tiên. Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp,

Xưa nay cũng một sử xanh truyền.

Bảo kính cảnh giới bài 57

Tài đức thì cho lại có nhân, Tài thì kém đức một hai phần. Thờ cha lấy thảo làm phép, Dập chúa hằng ngay liễn cần. Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách, Đem dân mựa nữa mất lòng dân. Của chăng phải đạo làm chi nữa,

Muôn kiếp nào hề luỵ đến thân.

Bảo kính cảnh giới bài 58

Này lời nhắn bảo khách bàng quan, Khôn phải lo lường, dại được an. Nọ kẻ tranh hùng nên Hán tướng, Kìa ai từ tước ẩn Thương sơn. Già tôi thép cho nên mẻ, Bể nồi hương bởi ngã bàn. Khuyên kẻ trượng phu sinh ở thế,

Hãy đường bất nghĩa, chớ loàn đoan.

Bảo kính cảnh giới bài 59

Của nhiều sinh chẳng được con hiền, Ngày tháng công hư chực lỗ tiền. Tua sá khoan khoan lòng thế ít, Chớ màng cậy cậy khiến lòng phiền. Gia tài ấy xem nhàn hạ, Đạo đức này khá chính chuyên. Say rượu no cơm cùng ấm áo,

Trên đời chỉn ấy khách là tiên.

Bảo kính cảnh giới bài 60

Khó khăn phú quý học Tô Tần, Miễn đức hơn tài được mấy phân. Khoe tiết lầu lầu nơi học đạo, Ở triều khăn khắn chữ trung cần. Cõi phàm tục khỏi lòng phàm tục, Học thánh nhân chuyên thói thánh nhân. Trung hiếu cương thường lòng đỏ,

Tự nhiên lọn nghiệp ba thân.

Bảo kính cảnh giới bài 61

Trung cần há nỡ trễ cân xưng, Nhiều thánh hiền xưa kiếp đã từng. Tước thưởng càng ngày càng dõi chịu, Ân thăng một bước một phen mừng. Ở đài các giữ [chữ] lòng Bao Chửng, Nhậm tướng khanh gìn thói Nguỵ Chưng. Khóng khảy thái bình đời thịnh trị,

Nghiệp khai sáng tựa nghiệp trung hưng.

[related_posts_by_tax posts_per_page="5"]

Video liên quan

Chủ Đề