Hướng dẫn báo tăng bảo hiểm xã hội năm 2024

Công ty em có NLĐ vào làm việc và kí hợp đồng từ tháng 01/2021 nhưng đến nay công ty vẫn chưa khai báo bảo hiểm. Vậy thì trong tháng 3 em khai tăng bảo hiểm cho bạn ấy thì phải có giấy tờ gì và công ty báo muộn như vậy có bị phạt không?

Căn cứ vào Điều 23 Quyết định 595/QĐ- BHXH và Phiếu giao nhận hồ sơ 600/…/SO quy định như sau:

“Điều 23. Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT

1. Thành phần hồ sơ

1.1. Người lao động

  1. Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh [nếu có] theo Phụ lục 03.

  1. Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK1-TS].

– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.

1.2. Đơn vị:

  1. Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT [Mẫu TK3-TS].
  1. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN [Mẫu D02-TS].
  1. Bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS].

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn thì khi bên công ty bạn có NLĐ vào làm việc và ký hợp đồng từ tháng 01/2021 nhưng đến tháng 3 công ty bạn khai báo bảo hiểm cho NLĐ thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+] Tờ khai TK1-TS của người lao động được ban hành mới nhất kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020

+] Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN theo Mẫu D02-LT theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH mới nhất năm 2020.

+] Bảng kê thông tin [Mẫu D01-TS];

+] Bảng kê hồ sơ làm căn cứ hưởng quyền lợi BHYT cao hơn [Mục II Phụ lục 03] [nếu có].

Thứ hai, có bị xử phạt khi công ty khai báo tăng bảo hiểm muộn cho NLĐ

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

4. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:

  1. Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;….

7. Biện pháp khắc phục hậu quả

  1. Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 4, 5,6 Điều này;
  1. Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Có cách nào để báo tăng, giảm lao động đơn giản, thuận tiện và có thể thực hiện tại nhà hay không? – Nhật Hạ [TP.HCM].

Hiện nay thủ tục đăng ký BHXH online không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc đội ngũ nhân sự mới làm quen với đăng ký tăng/giảm BHXH bằng hình thức online thao tác này còn khá bỡ ngỡ. Hiểu được vấn đề này PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ hướng dẫn quý thành viên về thao tác đăng ký tăng/giảm BHXH bằng hình thức online thông qua phầm mềm BHXH điện tử eBH - Kê khai BHXH điện tử.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt phần mềm eBH - Kê khai BHXH điện tử: TẠI ĐÂY

Sau đây, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP sẽ hướng dẫn thao tác kê khai BHXH online trên phần mềm.

\>> Xem thêm: Thông báo về tình hình biến động lao động nếu có hàng tháng

I/ Nhập thông tin NLĐ vào hệ thống phần mềm

Bước 1: Truy cập vào phần mềm.

Chọn MST/ Mã NSNN và nhập Mã đơn vị. Sau đó bấm “Chọn”.

Bước 2: Chọn vào Tab “Quản lý lao động” tại vị trí [1]. Sau đó chọn “Thêm người lao động” vào vị trí [2].

Bước 3: Tiến hành nhập thông tin người lao động.

Lưu ý: đối với trường thông tin được đánh dấu [*] thì đây là những trường thông tin bắt buộc, do đó yêu cầu phải nhập đầy đủ. Bao gồm:

Thông tin người lao động:

  1. Họ và tên
  2. Ngày sinh
  3. Quốc tịch
  4. Phòng ban
  5. Số CMND/CCCD
  6. Tình trạng: Nếu là lao động mới chưa có sổ thì chọn “Lao động thêm mới chưa có sổ”. Nếu là lao động đã có sổ thì chọn “Đang tham gia”.
  7. Giới tính
  8. Điện thoại
  9. Chức vụ, Địa chỉ nơi làm việc

Địa chỉ khai sinh [hộ khẩu thường trú]: [10], [11], [12]

Địa chỉ hộ khẩu thường trú: [13]

Địa chỉ liên hệ [nơi sinh sống]: [14], [15], [16], [17]

Sau khi nhập xong trường thông tin thì bạn có thể bấm “Ghi” để lưu lại thông tin đã điền. Hoặc chuyển sang Tab khác.

Bước 4: Nhập thông tin vị trí việc làm của người lao động

Tùy theo thông tin việc làm của NLĐ thì bạn có thể chọn: vị trí quản lý, vị trí chuyên môn kỹ thuật bậc cao, vị trí chuyên môn kỹ thuật bậc trung hoặc ngành nghề khác.

Trường hợp bạn chưa xác định được vị trí của NLĐ thì để dễ dàng bạn có thể chọn Ngành nghề khác. Theo hướng dẫn số [1] trên hình bên dưới

* Trường hợp NLĐ ký HĐLĐ xác định thời hạn:

[2] Chọn ngày bắt đầu HĐLĐ

[3] Chọn ngày kết thúc HĐLĐ

Ví dụ: HĐLĐ 12 tháng, chọn ngày bắt đầu là 01/10/2022 thì ngày kết thúc là 30/09/2023.

* Trường hợp NLĐ ký HĐLĐ không xác định thời hạn:

Đối với trường hợp này bạn chỉ cần chọn ngày bắt đầu HĐLĐ không xác định thời hạn.

Bước 5: Nhập thông tin tham gia BHXH, BHYT cho NLĐ

  1. Đối với người lao động đã có sổ thì bạn nhập số sổ BHXH và chọn “Tra cứu”. Trường hợp NLĐ chưa có sổ BHXH thì bạn có thể để trống để sang phần [2].
  2. Số hợp đồng
  3. Ngày hiệu lực
  4. Loại hợp đồng: Xác định thời hạn/Không xác định thời hạn
  5. Ngày ký
  6. Tiền lương: số tiền lương trả cho NLĐ phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng
  7. Thông tin khác
  8. Tỉnh đăng ký khám chữa bệnh
  9. Bệnh viện
  10. Tỉnh Ngân hàng
  11. Ngân hàng
  12. Số tài khoản ngân hàng
  13. Chi nhánh ngân hàng

Bước 6: Nhập thông tin Dữ liệu hộ gia đình

Để dễ dàng nhập thông tin thì bạn nhập tên “Họ tên chủ hộ” tại vị trí số [1]

Sau đó bạn chọn dấu chấm đen tại vị trí số [2] thì tên của chủ hộ sẽ nhảy xuống vị trí bảng bên dưới.

Sau đó bạn chọn và điền thông tin tại khu vực hiển thị màu cam. Vì đây là những thông tin bắt buộc.

- Quan hệ với chủ hộ: Ví dụ Nguyễn văn A con của Nguyễn Văn B

- Giới Tính

- Ngày/tháng/Năm: Đây là kiểu định dạng, để thuận tiện thì bạn nên chọn “Năm”

- Ngày sinh: Nếu ở trên bạn chọn định dạng là “Năm” thì bạn chỉ cần điền Năm sinh của chủ hộ.

- Tỉnh khai sinh

- Huyện khai sinh

- Xã khai sinh

- Quốc tịch

Bước 7: Hoàn tất nhập dữ liệu NLĐ

Sau khi bạn điền xong các trường thông tin thì bạn chọn “Ghi” để lưu toàn bộ thông tin đã điền.

II/ Tiến hành khai tăng/giảm BHXH

Sau khi đã nhập thông tin của NLĐ vào hệ thống thì bạn chuyển sang bước khai tăng/giảm BHXH. Cụ thể:

* Thao tác báo tăng BHXH

Bước 1: Truy cập vào hồ sơ điện tử

[1] Chọn “Hồ sơ điện tử”

[2] Chọn “Lập hồ sơ điện tử”

[3] Chọn “Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN”

Bước 2:

Sau khi chọn vào “Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN” thì sẽ xuất hiện Danh mục thành phần hồ sơ.

Bước 3:

Bạn chọn sang Sheet “D02_TS-595” và nhấn phím “F10” trên bàn phím của bạn

Ghi chú:

F1: Bật tắt tính năng gợi ý,

F3: Tra cứu tất cả mã số BHXH, Ctrl + F5: Copy dòng,

F5: Thêm dòng,

F6: Xóa dòng,

F7: Tải bảng kê từ excel,

F8: Chi tiết người lao động,

F9: Xóa tất dữ liệu,

F10: Lấy dữ liệu từ danh mục người lao động

Bước 4:

Sau khi nhấn phím F10 thì sẽ lấy dữ liệu danh mục người lao động. Bạn chọn

[1] Lao động mới chưa khai báo.

[2] Tick chọn vào ô vuông 1 hoặc nhiều nhân viên chọn báo tăng.

[3] Phương án: bạn chọn “tăng mới”

[4] Chọn: để lưu dữ liệu và kết thúc thao tác.

Bước 5:

Dữ liệu sau khi chọn tại Bước 4 sẽ xuất hiện như trên. Bạn tiến hành kéo thanh ngang để kiểm tra dữ liệu xem có đúng, có đủ, còn thiếu.

Trường hợp còn trống thông tin nào thì bạn có thể gõ trực tiếp vào đó.

Sau khi kiểm tra xong bạn chọn vào “Ghi”

Bước 6: Ký/nộp hồ sơ

Để nộp hồ sơ tới cơ quan BHXH, bạn cắm chữ ký số [USB Token] vào máy và bấm [ký hồ sơ] [1]. Sau khi hồ sơ đã được ký thành công, bạn click chọn [nộp điện tử] [2] để nộp hồ sơ. Để xem các tờ khai trong hồ sơ, bạn bấm [F8] hoặc kích đúp chuột vào tờ khai trên danh sách tờ khai.

Lương 5 triệu đồng bảo hiểm xã hội báo nhiêu?

Như vậy, mức đóng BHXH của người lao động Việt Nam là 10.5%. Nếu tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là 5 triệu đồng thì mức tiền đóng BHXH hàng tháng như sau: Mức tiền đóng BH = 10,5% x 5 triệu đồng = 525.000 đồng/tháng.

Bảo hiểm xã hội Công ty đóng báo nhiêu 2023?

Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1.800.000 triệu đồng/tháng [tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành]. Như vậy, từ 1/1 - 30/6/2023, mức đóng BHXH tối đa là 2,38 triệu đồng/tháng và từ 1/7/2023, mức đóng BHXH tối đa sẽ là 2,88 triệu đồng/tháng.

Làm báo lâu mới được hưởng bảo hiểm xã hội?

Theo Nghị quyết 93/2015/QH13 và Điểm b, Khoản 1, Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP người lao động tham gia BHXH bắt buộc được lãnh bảo hiểm xã hội sau 1 năm nghỉ việc kể từ thời điểm chấm dứt đóng BHXH và thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm.

Báo tàng bảo hiểm xã hội là gì?

Theo quy định Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, báo tăng BHXH là khi doanh nghiệp thay đổi thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN và cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH. Các trường hợp báo tăng BHXH bao gồm: Ký hợp đồng lao động mới với người lao động. Người lao động đi làm sau nghỉ thai sản hoặc nghỉ ốm.

Chủ Đề