Hướng dẫn cài theme win 10 tinhte

Thế nên khi Microsoft hé lộ về sự kiện ra mắt Windows 11, rồi bản Windows 11 rò rỉ xuất hiện, nhiều người ngạc nhiên là vì thế. Có vẻ như kế hoạch chuyển Windows 10 thành Windows 11 cũng chỉ mới xuất hiện gần đây, dường như Microsoft cần một cái tên khác để khiến sản phẩm của họ trở nên thu hút hơn và đây cũng là thời điểm Windows cần một làn gió mới để tiếp tục đạt mục tiêu được người dùng yêu, người dùng mến chứ không chỉ đơn giản là người dùng cần Windows nữa [mục tiêu này từng được CEO Satya Nadella đề cập hồi năm 2015 - 2016].

Vậy nên nếu nói Windows 11 là một bước đi marketing cũng không sai, điều đó sẽ chính xác hơn là gọi Windows 11 là một bản Windows hoàn toàn mới.

Start Menu mới của Windows 11 thực ra đã xuất hiện trên Windows 10X từ năm ngoái, khi Microsoft giới thiệu chiếc Surface Neo

Hiệu năng, sự tương thích của Windows 11 không khác mấy so với Windows 10

Bữa giờ nhiều anh em đã test Windows 11 rồi, thậm chí còn cài hẳn lên máy tính của mình để xài thường xuyên với niềm tin rằng Windows 11 sẽ không khác nhiều, sẽ không có nhiều lỗi nghiêm trọng vì đây chỉ là một bản nâng cấp giao diện. Và đúng là như thế, máy của nhiều anh em đã chạy ổn, anh em hài lòng với nó, và các phần mềm cũng chạy được bình thường. Tất nhiên lỗi thì vẫn có thôi, đang beta mà, nhưng không phải là các lỗi nghiêm trọng. Nếu có thì do anh em xui thôi 😁

Quay lại thời điểm Windows 10 mới ra mắt bản beta, máy chạy không ổn định, hệ điều hành crash liên tục, các phần mềm tương thích rất kém, vì khi đó Windows 10 là một bản nâng cấp rất lớn so với Windows 8, nâng từ phần lõi cho đến giao diện nên thiếu ổn định là điều tất nhiên. Phải đến khi Windows 10 ra mắt chính thức và thậm chí vài bản vá sau đó thì mọi thứ mới đi vào quỹ đạo.

Hiệu năng của Windows 11 và Windows 10 trên cùng một máy cũng không có nhiều khác biệt là vì vậy đó. Nó cũng chỉ là Windows 10 thay skin, như cách nói của một số anh em.

Và vì sao những điều trên lại tốt

Thứ nhất, những cái “đổi skin” của Windows 11 là những thay đổi rất mạnh mẽ, hướng đến những người dùng hiện đại, và hiểu hơn về tâm lý người dùng. Bạn có thể xem thêm về những thay đổi đó trong bài này nhé.

Windows 11 có nhiều chi tiết nhỏ nhưng làm bạn “sướng”

Microsoft có một bài chi tiết giải thích về những điểm thiết kế mà họ đã thay đổi trong Windows 11, cốt là để đem lại cho bạn những cảm giác “sung sướng” mà có khi bạn cũng không để ý tới. Và đúng thật là những thay đổi này có thể cảm nhận được…

Thứ hai, việc chỉ đổi skin và không cần cập nhật nhiều về phần lõi của hệ điều hành giúp OS vận hành ổn định, đảm bảo khả năng tương thích khi bạn nâng cấp, cả về mặt driver phần cứng lẫn các phần mềm ứng dụng. Sẽ ít có lỗi xảy ra, sẽ ít có app không chạy được hơn, bạn vẫn có một cảm giác mới mẻ, dễ chịu trong khi việc của bạn thì vẫn chạy được, không bị gián đoạn. Thế thì bạn còn cần gì hơn nữa chứ.

Cuối cùng, Windows 11 cũng đã tương thích với nhiều máy tính bán ra gần đây, máy nào chạy được Windows 10 thì cũng lên Windows 11 ngon lành mà thôi. Các anh em dùng máy cũ quá thì chắc sẽ cần đợi bản Windows 11 được chỉnh sửa để có thể vượt qua các hạn chế về thế hệ CPU cũng như hệ thống bảo mật TPM, nhưng về cơ bản, máy vẫn sẽ chạy được Windows 11.

Theo đúng lịch là ngày 11 tháng 4 nhưng bản cập nhật Windows 10 Creators [build 15063] đã được phát hành sớm cho người dùng Insiders. Bạn có thể tải về ngay lúc này bằng cách tham gia chương trình Insiders, chọn kênh Fast hoặc Slow ring và hệ thống sẽ tự động cập nhật. Dưới đây là những điểm mới mà mình phát hiện được trong phần thiết lập Settings:

Settings trên Windows 10 Creators [trên] với 11 mục trong khi trên Anniversary [dưới] là 9 mục.​

Tùy biến giao diện và Start Menu:

Giao diện là thứ chúng ta hóng đầu tiên trên mọi bản cập nhật hệ điều hành bởi nó mang lại sự mới mẻ trong trải nghiệm sử dụng. Với bản cập nhật Windows 10 Creators, giao diện của Windows 10 về cơ bản vẫn không thay đổi nhưng các tính năng tùy biến đã được tăng cường.

Đầu tiên với Personalization [thiết lập cá nhân hóa], trong mục Colors nay đã có thêm tùy chọn màu nhấn [Accent Color] tự do thay vì bộ màu sắc được Microsoft thiết lập mặc định. Nút Custom color sẽ mở ra bảng màu, bạn có thể chọn màu sắc, đậm nhạt bằng cách nhấp trỏ chuột vào điểm màu hoặc nhập mã HEX, RGB hoặc HSV.

Tiếp theo là mục Themes, Microsoft đã đưa hệ thống tùy biến desktop truyền thống của Windows vào ngay trong Settings thay vì nằm riêng trong Control Panel. Các thiết lập được bố trí dễ nhìn, bên cạnh hình nền [Background] hay màu nhấn [Color] thì bạn có thể tùy biến âm báo [Sounds] và trỏ chuột [Mouse cursor], tùy biến xong có thể lưu lại thành một theme mới hoặc chọn các theme đã cài đặt sẵn hoặc được đồng bộ từ một chiếc máy tính khác.

Thú vị hơn, bạn có thể tải về các theme trực tiếp từ Store thay vì lên trang theme của Microsoft. Những thay đổi trên cho thấy nổ lực của Microsoft trong việc đồng nhất trải nghiệm Windows nhưng vẫn giữ lại những giá trị rất cơ bản.

Start Menu với App List bên trái. ​

Đối với Start Menu, chúng ta có một thay đổi nhỏ nhưng rất giá trị trên bản cập nhật Creators đó là bạn có thể ẩn danh sách ứng dụng [App List]. Đây là một tính năng được rất nhiều người dùng phản hồi trên Insiders và Microsoft đã bổ sung rất hợp lý.

Start Menu sau khi ẩn App List. ​

Kết quả sau khi ẩn App List là chúng ta có một Start Menu gọn gàng và dễ nhìn hơn thay vì một cột hàng tá ứng dụng đủ loại, có cái dùng có cái không bao giờ dùng.

Gom ứng dụng vào thư mục:

Cũng trong Start Menu, Microsoft đã bổ sung tính năng vốn đã có từ lâu trên Windows Phone đó là gom các Live Tile, ứng dụng vào một thư mục để dễ quản lý. Như trong hình trên, mình đã gom toàn bộ các ứng dụng Office vào một thư mục, cách thực hiện đơn giản chỉ là gắp và thả các Live Tile, biểu tượng vào nhau.

System bổ sung tính năng Night Light, phân loại lại các mục thiết lập:

Trong phần thiết lập này, Microsoft đã bố trí lại các mục tùy chỉnh, đưa các mục như: ứng dụng và tính năng [Apps & features], thiết lập ứng dụng mặc định [Default apps], bản đồ offline [Offline maps], ứng dụng cho trang web [Apps for websites] ra một khu vực riêng biệt trong Settings. Phần còn lại của System chỉ có những thiết lập liên quan đến hệ thống thôi.

Đầu tiên là mục hiển thị [Display], Microsoft đã bổ sung tính năng Night light - một tính năng tương tự Night Shift trên iOS giúp loại bỏ ánh sáng xanh, màn hình sẽ chuyển sang tone màu vàng ấm tốt cho mắt hơn nhất là khi sử dụng vào ban đêm. Bạn có thể tùy biến nhiệt độ màu và hẹn giờ bật tự động tính năng này.

Ngoài ra các thiết lập vốn nằm riêng trong mục Advanced display settings trong Control Panel cũng đã được đưa vào chung một chỗ như tùy chỉnh tỉ lệ phóng to phong chữ, yếu tố đồ họa, biểu tượng, tùy chỉnh độ phân giải và kết nối nhiều màn hình cùng lúc.

Quản lý thiết bị hiệu quả hơn trong Devices, bàn rê được buff sức mạnh:

Trong các bản cập nhật trước, việc quản lý các thiết bị đã kết nối và kết nối các thiết bị mới khá rối. Trên bản cập nhật Creators, Microsoft đã thiết kế lại với mục Bluetooth và các thiết bị khác [Bluetooth & other devices] hiển thị đầy đủ các thiết bị đang được cắm vào máy như chuột, bàn phím, loa, bút cảm ứng, … và một điểm mới là khi bạn cắm thiết bị vào thì một thông báo thiết lập thiết bị sẽ hiện ra cho biết driver đang được nạp.

Các tùy chỉnh về chuột, bàn rê được tách riêng ra. Đặc biệt là driver bàn rê Microsoft Precision Touchpad được nạp sẵn và chạy mặc định nên bàn rê trên chiếc laptop của mình trở nên mượt hơn rất nhiều do giảm đáng kể độ trễ truy xuất I/O. Bạn có thể chỉnh độ nhạy, các thao tác với bàn rê như nhấp 1 ngón để chọn, nhấp 2 ngón để mở Context Menu, nhấp 2 lần và kéo để chọn nhiều item cùng lúc.

Thêm vào đó bạn có thể tùy chỉnh nhiều hơn với các thao tác đa điểm. Chẳng hạn như với thao tác vuốt bằng 3 hoặc 4 ngón tay, bạn có thể chọn giữa 3 thiết lập là chuyển đổi ứng dụng, hiển thị desktop, hoặc chọn giữa các các desktop hoặc điều chỉnh âm lượng. Rất nhiều tùy chọn mời anh em mò thêm, nói chung là bàn rê xài đã hơn trước rất nhiều 😁.

Chặn cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc:

Đúng như thông tin rò rỉ trước đó, Microsoft đã bổ sung tính năng chặn cài đặt các ứng dụng bên ngoài Windows Store hoặc cảnh báo khi cài đặt các ứng dụng ngoài Store. Đây là một tính năng rất cần thiết, có thể sử dụng trong mô hình doanh nghiệp hoặc giúp phụ huynh quản lý thiết bị khi đưa chon con em sử dụng.

Thêm tính năng bảo mật Dynamic Lock trong Windows Hello:

Windows Hello bên cạnh các hình thức bảo mật như khóa mật khẩu, mã PIN, chọn điểm trên hình, vân tay, nhận diện khuôn mặt hay mống mắt thì trên Windows 10 Creators có thêm tính năng Dynamic lock. Nó giống như tính năng Smart Lock Trusted Devices trên Android, tức là bạn sẽ dùng một thiết bị Bluetooth, có thể là điện thoại hoặc vòng đeo tay để pair với máy. Khi bạn rời khỏi máy, Windows sẽ nhận biết và tự động khóa máy.

Windows Defender mang giao diện mới, dễ dùng hơn:

Windows Defender được Microsoft tích hợp sâu vào hệ thống, mang giao diện UWP thay cho giao diện x86 đã cũ và có nhiều tính năng hơn. Ngoài rà quét virus, tường lửa thì Windows Defender có thêm tính năng kiểm tra hiệu năng và sức khỏe hệ thống, kiểm tra ứng dụng, tập tin, thiết lập SmartScreen trong Microsoft Edge, Windows Store và các tính năng quản lý của phụ huynh đối với con em.

Thiết lập Gaming mới nhiều tùy chỉnh hơn thay cho ứng dụng Xbox:

Trong mục này, bạn có thể tùy chỉnh các tính năng hỗ trợ cho game như Game bar - cho phép quay phim màn hình, chụp screenshot, truyền phát game đang chơi lên dịch vụ của Microsoft.

Game DVR cho phép bạn tùy chọn chất lượng video quay phim màn hình, thời lượng, chất lượng âm thanh, …

Trên đây là những phát hiện của mình, anh em thử mò xem còn gì mới không nhé. Trong bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu về Microsoft Edge phiên bản 15 và so sánh với phiên bản 14 trên Windows 10 Anniversary.

Chủ Đề