Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị răng hàm mặt

Thông tin chi tiết xem tại: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh Răng hàm mặt

Bài viết liên quan

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết - chuyển hóa

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hồi sức tích cực

Xem thêm

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Xem thêm

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

    Họ tên

    SĐT

    Nội dung

    Bài viết nổi bật

    Quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương

    xem thêm

    Quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và Quốc tế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương [DEMO]

    xem thêm

    THƯ MỜI CHÀO GIÁ VẬT TƯ Y TẾ

    xem thêm

    [Thông báo] Thủ đoạn mới giả danh nhân viên y tế của bệnh viện lừa đảo phát thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú

    xem thêm

    Website Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Thanh Hóa

    Cơ quan chủ quản: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa     Địa chỉ: Số 181 Hải Thượng Lãn Ông- Phường Đông Vệ - TP Thanh Hóa

    Trưởng ban biên tập: Ông Lê Văn Sỹ - Giám đốc Bệnh viện

    Giấy phép số 01/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cấp ngày 19 tháng 1 năm 2017 

    Điện thoại: 0237.3951467  ; Email:

    SỞ Y TẾ HẢI PHÒNG                       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    BỆNH VIỆN ĐA KHOA Q.HỒNG BÀNG                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                          Số:  /QĐ-BVHB                                 Hồng Bàng, ngày 01 tháng 6 năm 2017

    QUYẾT ĐỊNH
    Về việc áp dụng các “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị” do Bộ Y tế ban hành

    GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN HỒNG BÀNG

    Căn cứ Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt”;
    Xét đề nghị của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện;
    Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị;

    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt” do Bộ Y tế ban hành kèm theo quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7 năm 2015, đã được biên soạn lại phù hợp với điều kiện thực tế đơn vị.
    Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại đơn vị.
    Điều 3. Các quy trình kỹ thuật sẽ được cập nhật theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
    Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
    Điều 5. Các khoa, phòng thuộc bệnh viện chịu trách nhiệm thực hiện.

    Nơi nhận:                                                                                      GIÁM ĐỐC
    - Như điều 5

    BỘ Y TẾ
    ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
    ---------------
    Số: 3108/QĐ-BYT Hà Nội, ngày 28 tháng 07 năm 2015

    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH VỀ RĂNG HÀM MẶT”

    BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

    Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
    Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,

    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt”.
    Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh về Răng Hàm Mặt.
    Căn cứ vào tài liệu này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
    Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

        Nơi nhận:
    - Như Điều 4;
    - Bộ trưởng Bộ Y tế [để b/c];
    - Các Thứ trưởng BYT;
    - Bảo hiểm Xã hội Việt Nam [để phối hợp];
    - Cổng thông tin điện tử BYT;
    - Website Cục KCB;.

    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG

    Nguyễn Thị Xuyên

     RĂNG KHÔN MỌC LỆCH
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tình trạng mọc bất thường về trục, hướng và vị trí của răng khôn, làm cho răng không có chức năng ăn nhai và có thể gây biến chứng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Thiếu khoảng trên xương hàm do sự bất tương xứng về kích thước giữa răng và xương hàm.
    - Có yếu tố cản trở răng mọc ở vị trí đúng: lợi xơ, u xương hàm….
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Lâm sàng
    Có các biểu hiện răng mọc bất thường về trục, hướng, vị trí. Tùy trường hợp mà có thể có các dấu hiệu dưới đây:
    - Răng lệch trục
    + Răng khôn hàm dưới thường có trục lệch gần hoặc lệch má ở các mức độ khác nhau.
    + Răng khôn hàm trên thường lệch phía ngoài.
    - Răng có thể bị kẹt bởi cổ răng hàm lớn thứ hai, mặt nhai răng khôn có thể không chạm mặt phẳng cắn.
    - Các dấu hiệu tổn thương răng kế cận: thường có tổn thương sâu cổ răng ở mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
    - Khi có biến chứng viêm quanh thân răng hoặc các viêm nhiễm khác thì có các biểu hiện:
    + Đau tự nhiên, khá dữ dội vùng góc hàm.
    + Có thể có sốt.
    + Bệnh nhân khó há miệng nhẹ, ăn nhai đau….
    + Vùng sau răng 7 lợi nề đỏ có thể lan ra trụ trước amidan và ngách tiền đình, có thể có viêm loét ở niêm mạc vùng lân cận.
    + Lợi ấn đau, chảy mủ.
    + Có thể thấy một hoặc hai núm răng lộ ra khỏi lợi, bờ lợi có thể loét nhẹ.
    + Có hạch dưới hàm.
    2. Cận lâm sàng
    Phim X quang: phim sau huyệt ổ răng, Panorama, hàm dưới chếch, Conebeam CT…
    - Có hình ảnh răng mọc lệch trục, hướng và vị trí.
    - Có thể có hình ảnh tổn thương mất mô cứng mặt xa răng hàm lớn thứ hai.
    c. Chẩn đoán phân biệt
    Răng khôn mọc lệch luôn có các biểu hiện trên lâm sàng và X quang rõ rệt, vì vậy không cần chẩn đoán phân biệt.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Khi đã xác định được răng khôn hàm dưới mọc lệch thì nên nhổ bỏ càng sớm càng tốt để không làm mất xương phía xa răng hàm lớn thứ hai.
    - Lấy được răng khôn ra khỏi huyệt ổ răng mà không làm tổn thương răng kế cận. Trường hợp cần thiết, phải cắt thân răng hoặc phối hợp với chia tách chân răng.
    - Trong một số trường hợp phải tạo vạt niêm mạc và mở xương để lấy răng.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Răng khôn lệch không có biến chứng
    - Vô cảm.
    - Tạo vạt nếu cần.
    - Mở xương bộc lộ răng nếu cần.
    - Cắt thân răng, và chia cắt chân răng nếu cần.
    - Lấy răng ra khỏi huyệt ổ răng bằng dụng cụ thích hợp.
    - Kiểm soát huyệt ổ răng.
    - Khâu phục hồi niêm mạc hoặc cắn gạc cầm máu.
    - Hướng dẫn bệnh nhân dùng kháng sinh, chống viêm, giảm đau nếu cần.
    b. Răng khôn lệch đã có biến chứng
    - Điều trị biến chứng viêm quanh thân răng cấp hoặc nhiễm trùng khác:
    + Kháng sinh toàn thân.
    + Bơm rửa túi quanh răng và chăm sóc tại chỗ khác….
    - Sau khi hết giai đoạn nhiễm trùng cấp tính thì điều trị nhổ răng khôn lệch theo các bước đã trình bày ở mục 4.2.1.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Trường hợp chưa có biến chứng: nếu nhổ sớm thì có thể bảo vệ tốt được răng hàm lớn thứ hai tránh khỏi mất xương ở phía xa chân răng, sâu cổ răng….
    - Trường hợp đã có biến chứng: nếu điều trị đúng quy trình thì có thể tránh được các biến chứng.
    2. Biến chứng
    - Viêm quanh thân răng cấp.
    - Tổn thương răng hàm lớn thứ hai.
    - Áp xe vùng má, áp xe vùng cơ cắn, áp xe vùng dưới hàm, áp xe quanh hàm ngoài….
    - Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    SÂU RĂNG SỮA
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Sâu răng sữa là một bệnh gây tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường có pH< 5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.
    - Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.
    - Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng
    + Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị hủy khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
    + Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng. Ngoài ra một số bất thường về hình dạng răng như răng sinh đôi, răng dính, núm phụ... cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
    + Vị trí răng: Răng lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
    + Nước bọt: Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngoài ra nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
    + Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
    + Vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố nguy cơ gây sâu răng, là yếu tố làm sạch cơ học giúp làm giảm hoặc mất các tác động gây sâu răng của các yếu tố gây sâu răng khác.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán các tổn thương sâu răng sớm
    - Các dấu hiệu lâm sàng ở giai đoạn này dựa vào một trong các dấu hiệu sau:
    + Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục hoặc nâu vàng, bề mặt men răng còn nguyên vẹn.
    + Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng đục khi thổi khô bề mặt.
    + Vùng tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường khi chiếu đèn sợi quang học do hiện tượng tán xạ ánh sáng của tổn thương sâu răng.
    + Vùng tổn thương là một vùng thay đổi màu sắc trên nền phát huỳnh quang màu xanh lá cây của men răng bình thường khi sử dụng một nguồn sáng đặc biệt kích thích phát huỳnh quang của men răng.
    + Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứng với giá trị từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang
    - X quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên X quang.
    2. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu
    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X quang.
    - Triệu chứng cơ năng
    - Có thể có hoặc không có triệu chứng cơ năng.
    - Nếu có thì biểu hiện: Ê buốt ngà: ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.
    - Triệu chứng thực thể
    - Tổn thương mất mô cứng của răng có thể rất nhỏ chỉ xác định được khi thăm khám với dấu hiệu mắc thám châm hoặc biểu hiện rõ hình ảnh lỗ sâu với các đặc điểm sau:
    - Vị trí: mặt nhai các răng hàm sữa, mặt gần- xa, mặt ngoài và mặt trong các răng.
    - Kích thước: có thể nhỏ giới hạn trong một mặt răng hoặc lan rộng sang hai/ ba mặt.
    - Độ sâu: có thể chỉ tổn thương lớp men răng hoặc tổn thương đến lớp ngà răng.
    - Đáy: có thể mềm có nhiều ngà mủn hoặc đáy cứng tùy vào giai đoạn tiến triển của sâu răng.
    + Mầu sắc: màu men ngà răng hoặc màu vàng nâu, đen.
    + Nghiệm pháp thử tủy.
    + Thổi bằng hơi: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi.
    + Thử lạnh: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
    + Thử nóng: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
    - X quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
    3. Chẩn đoán phân biệt
    a. Các tổn thương sâu răng sớm chẩn đoán phân biệt với thay đổi màu sắc răng không do sâu răng dựa vào các triệu chứng dưới đây:
    Triệu chứng Sâu răng sữa giai đoạn sớm Thay đổi màu sắc răng không do sâu
    Màu sắc Màu trắng đục, nâu vàng trên men răng. Màu trắng đục, nâu vàng trên men, ngà răng.
    Vị trí Hố rãnh mặt nhai, mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt trong các răng hàm sữa. Mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt trong các răng cửa và răng nanh sữa. Toàn bộ mặt răng, có thể ở một răng do bị chấn thương gây chết tủy, hoặc trên nhiều răng do thiểu sản men răng sữa, có tính chất đối xứng.
    Ê buốt ngà Không ê buốt ngà khi có kích thích. Không ê buốt ngà khi có kích thích.
    b. Các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu chẩn đoán phân biệt với viêm tủy răng, tủy hoại tử dựa vào các triệu chứng dưới đây:
    Triệu chứng Sâu răng Viêm tủy răng Tủy hoại tử
    Đau, ê buốt tự nhiên Không có đau tự nhiên. Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm. Không có đau tự nhiên.
    Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt… Ê buốt ngà khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Hết kích thích thì hết ê buốt. Đau tăng lên. Khi hết các chất kích thích, đau vẫn tiếp tục kéo dài thêm. Không đau, không ê buốt khi có kích thích.
    Tổn thương mô cứng răng Có lỗ sâu. Lỗ sâu to, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở. Có lỗ sâu, có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
    Gõ dọc Không đau. Đau nhẹ. Đau nhẹ.
    Gõ ngang Không đau. Đau nhiều. Không đau.
    Thử tủy Có đau, sớm hết đau khi hết kích thích. Đau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích. Không đau.
    X quang Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
    - Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tủy và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Tổn thương sâu răng sớm: Tăng cường tái khoáng.
    - Liệu pháp Fluor: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
    - Bổ sung canxi, phot pho ở dạng gel lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
    - Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
    - Hướng dẫn bệnh nhân ăn uống hợp lý, bổ sung thêm các khoáng chất để tái khoáng.
    b. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu
    Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Các tổn thương sâu răng sớm: nếu thực hiện tốt việc tăng cường quá trình tái khoáng thì các tổn thương có thể tự phục hồi.
    - Các trường hợp đã hình thành lỗ sâu: nếu hàn phục hồi tốt đúng quy trình thì hoàn toàn có thể phục hồi được mô cứng của răng ngăn ngừa được các biến chứng.
    2. Biến chứng
    - Viêm tủy răng.
    - Viêm quang cuống răng.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Áp dụng các biện pháp cơ học kiểm soát mảng bám răng như chải răng với kem Fluor và chỉ tơ nha khoa.
    - Đối với các trường hợp có nguy cơ sâu răng cao thì áp dụng các chế phẩm có độ tập trung Fluor cao do thầy thuốc thực hiện.
    - Hướng dẫn chế độ ăn uống có tác dụng dự phòng sâu răng.
    - Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

    VIÊM TỦY RĂNG SỮA
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm tủy răng sữa là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng sữa, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy răng ở trẻ em.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Vi khuẩn: Thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua các ống ngà hoặc hở sừng tủy.
    - Chấn thương….
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Viêm tủy răng sữa có hồi phục
    Viêm tủy có hồi phục là tình trạng viêm mô tủy nhưng có khả năng hồi phục khi loại bỏ được các yếu tố bệnh nguyên.
    a. Lâm sàng
    - Triệu chứng cơ năng
    Đau: bệnh nhân có cảm giác đau tự nhiên, nhẹ thoáng qua, cơn đau ngắn. Khi ăn các chất kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt… thì có cảm giác đau hoặc ê buốt tăng lên và sớm hết đau khi ngừng chất kích thích.
    - Triệu chứng thực thể
    + Có tổn thương mô cứng của răng: có thể có lỗ sâu ở thân răng.
    + Thử tủy: bệnh nhân có cảm giác đau ê buốt và sớm hết đau, ê buốt khi loại bỏ chất kích thích thử tủy.
    + Răng không đổi màu
    + Gõ: gõ dọc không đau, gõ ngang vùng thân răng có thể có đau nhẹ.
    b. Cận lâm sàng
    X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng.
    c. Chẩn đoán phân biệt
    Chẩn đoán phân biệt với hai bệnh sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục, dựa vào các dấu hiệu khác nhau dưới đây:
    Triệu chứng Viêm tủy có hồi phục Sâu ngà sâu Viêm tủy không hồi phục
    Đau, ê buốt tự nhiên Đau tự nhiên xuất hiện thoáng qua. Không có đau tự nhiên. Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm.
    Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng,lạnh, chua, ngọt… Có đau nhưng sau khi hết kích thích thì còn đau buốt nhẹ hoặc hết đau ngay. Ê buốt ngà khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Hết kích thích thì hết ê buốt. Đau tăng lên. Khi hết các chất kích thích, đau vẫn tiếp tục kéo dài thêm.
    Tổn thương mô cứng răng Có lỗ sâu, Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà. Có lỗ sâu. Lỗ sâu to, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
    Gõ dọc Không đau. Không đau. Đau nhẹ.
    Gõ ngang Có thể có đau nhẹ. Không đau. Đau nhiều.
    Thử tủy Có đau, sớm hết đau khi hết kích thích. Có cảm giác ê buốt và hết ngay khi ngừng kích thích. Đau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích
    X quang Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.
    2. Viêm tủy răng sữa không hồi phục
    Là tình trạng tổn thương viêm cấp mô tủy răng sữa ở trẻ em không còn khả năng hồi phục.
    a. Lâm sàng
    - Triệu chứng cơ năng
    - Đau tự nhiên, từng cơn với các đặc điểm dưới đây:
    + Thời gian cơn đau: có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn vài phút, làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
    + Đau tăng khi kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt…hết kích thích đau vẫn còn kéo dài.
    + Đau tăng khi thay đổi tư thế: cúi đầu, nằm, về đêm.
    + Đau lan nửa hàm, đôi khi không xác định được vị trí đau.
    - Triệu chứng thực thể:
    + Tổn thương mô cứng của răng: có lỗ sâu, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở.
    + Gõ dọc: đau nhẹ.
    + Gõ ngang: đau nhiều.
    + Răng không đổi màu, không lung lay.
    + Thử tủy: đau nhiều và kéo dài khi đã loại bỏ yếu tố kích thích. Tuy vậy, ở trẻ em không có giá trị chắc chắn vì trẻ em đang đau sẽ rất cảnh giác và sợ hãi khi phản ứng lại với bất kì kích thích nào.
    b. Cận lâm sàng
    X quang: Có hình ảnh tổn thương mô cứng thân răng.
    c. Chẩn đoán phân biệt
    Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy không hồi phục và viêm quanh cuống cấp, dựa vào các triệu chứng dưới đây:
    Triệu chứng Viêm tủy không hồi phục Viêm tủy có hồi phục Viêm quanh cuống cấp
    Đau tự nhiên Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm. Đau tự nhiên xuất hiện thoáng qua. Đau tự nhiên liên tục. Đau tăng khi chạm răng đối, cảm giác răng trồi cao.
    Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt… Đau tăng khi có kích thích, hết kích thích đau còn kéo dài. Có đau nhưng sau khi hết kích thích thì còn đau buốt nhẹ hoặc hết đau ngay. Không đau.
    Tính chất cơn đau Đau có tính lan tỏa. Đau tại răng. Đau khu trú rõ tại răng tổn thương.
    Dấu hiệu toàn thân Không có phản ứng toàn thân. Không có phản ứng toàn thân. Sốt, có hạch tương ứng.
    Sưng lợi Không sưng lợi và vùng cuống tương ứng. Không sưng lợi và vùng cuống tương ứng. Sưng nề, ấn đau ngách lợi và vùng cuống tương ứng.
    Gõ ngang Đau nhiều. Có thể đau nhẹ. Đau nhiều.
    Gõ dọc Đau nhẹ. Không đau. Đau nhiều.
    Thử tủy Đau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích. Có đau, sớm hết đau khi hết kích thích. Không đau.
    X quang Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy. Vùng cuống răng bình thường. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. Vùng cuống răng bình thường. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy. Có hình ảnh thấu quang vùng cuống.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Viêm tủy có hồi phục
    - Nguyên tắc
    + Loại bỏ các yếu tố nhiễm khuẩn
    + Bảo tồn tủy.
    + Bảo vệ tủy.
    + Hàn phục hồi tổn thương mô cứng.
    - Điều trị cụ thể
    + Chuẩn bị xoang hàn.
    + Hàn lót bảo vệ tủy: Có thể dùng Canxi hydroxit, hoặc MTA…
    + Hàn phục hồi xoang hàn bằng Composite, GIC,…
    2. Viêm tủy không hồi phục
    - Nguyên tắc
    + Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
    + Hàn kín hệ thống ống tủy và phục hồi tổn thương mô cứng.
    - Điều trị cụ thể
    + Vô cảm.
    + Mở tủy.
    + Sửa soạn hệ thống ống tủy.
    + Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy.
    + Hàn kín hệ thống ống tủy bằng vật liệu thích hợp.
    + Hàn phục hồi mô cứng thân răng bằng vật liệu thích hợp.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    - Tiên lượng: Nếu thực hiện đúng quy trình thì có kết quả điều trị tốt.
    - Biến chứng: Viêm quanh cuống răng cấp.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng định kì để phát hiện và điều trị sớm các tổn thương sâu răng để ngăn ngừa biến chứng viêm tủy.

    VIÊM LỢI LIÊN QUAN ĐẾN MẢNG BÁM RĂNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng là tổn thương viêm mạn tính xảy ra ở mô mềm xung quanh răng, nguyên nhân do vi khuẩn trong mảng bám răng gây ra. Tổn thương khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổ răng và xương răng.
    II.NGUYÊN NHÂN
    Các bệnh lợi được phân chia làm hai nhóm là các bệnh lợi do mảng bám răng và các tổn thương lợi không do mảng bám răng. Trong bài này chúng tôi đề cập đến bệnh viêm lợi chỉ do mảng bám răng với hai nhóm nguyên nhân:
    - Viêm lợi chỉ do mảng bám răng, không có các yếu tố tại chỗ khác phối hợp.
    - Viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng, đó là:
    + Hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng.
    + Đường nứt xi măng: Có những đường như bị nứt chạy ngay dưới đường ranh giới men xi măng.
    + Chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách.
    + Tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1.Chẩn đoán xác định
    Chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng.
    a. Toàn thân: Không có biểu hiện gì đặc biệt. 
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng: Có thể có hạch dưới hàm.
    - Trong miệng: Sau trên 2 tuần tiến triển có các tổn thương ở lợi với những đặc điểm lâm sàng:
    + Có mảng bám răng ở răng giáp bờ viền lợi, có thể thấy bằng mắt thường hay chất nhuộm màu mảng bám răng.
    + Thay đổi hình thể của lợi: Bờ lợi, nhú lợi sưng, phù nề, phì đại tạo nên túi lợi giả.
    + Thay đổi màu sắc của lợi: Lợi bình thường màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.
    + Độ săn chắc giảm: Bình thường lợi săn chắc, ôm sát cổ răng nhưng khi bị viêm thì giảm độ săn chắc và tính đàn hồi.
    + Chảy máu: Tự nhiên hay khi khám.
    + Tăng tiết dịch túi lợi.
    + Phục hồi lợi sau khi làm sạch mảng bám răng.
    + Hình ảnh mô học là tổn thương viêm.
    + Không có mất bám dính quanh răng.
    + Không có túi lợi bệnh lý.
    + Biểu hiện viêm có thể ở một răng, một nhóm răng hoặc toàn bộ hai hàm.
    + Trường hợp viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng có thể thấy các lợi viêm khu trú ở các răng có hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng, đường nứt xi măng, chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách hoặc tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.
    c. Các biểu hiện cận lâm sàng
    X quang: Không có hình ảnh tiêu xương ổ răng.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Chẩn đoán phân biệt với viêm quanh răng tiến triển chậm.
    Triệu chứng Viêm lợi do mảng bám răng Viêm quanh răng tiến triển chậm
    Có mảng bám răng
    Thay đổi màu sắc lợi
    Thay đổi hình thể lợi
    Chảy máu lợi
    Tăng tiết dịch lợi
    Mất bám dính quanh răng
    Túi lợi bệnh lý
    Tiêu xương ổ răng +

    IV. ĐIỀU TRỊ
    Điều trị bao gồm các bước sau:
    - Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, đây là yếu tố rất quan trọng nhằm loại trừ mảng bám răng là nguyên nhân gây bệnh.
    - Làm sạch các chất bám trên bề mặt răng như cao răng, mảng bám và các chất mầu.
    - Dùng nước súc miệng có tác dụng kìm khuẩn hoặc sát khuẩn cho những người không thể làm sạch mảng bám răng bằng các biện pháp cơ học như bị tật, đang phẫu thuật vùng miệng, hàm mặt, mang khí cụ nắn chỉnh răng.
    - Loại bỏ các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng: sửa lại chỗ hàn, cầu chụp sai quy cách, hàn răng sâu..
    - Phẫu thuật cắt, tạo hình lợi với những trường hợp lợi phì đại, xơ hóa.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Nếu điều trị kịp thời mô lợi có thể phục hồi bình thường, tiên lượng tốt.
    2. Biến chứng
    Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể có các biến chứng sau:
    - Áp xe lợi.
    - Viêm quanh răng khu trú hoặc lan tỏa.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Để phòng bệnh viêm lợi do mảng bám răng cần thực hiện các biện pháp dưới đây:
    - Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp: Chải răng sau khi ăn, dùng các biện pháp cơ học khác để làm sạch bề mặt răng, nhất là vùng khe giữa hai răng như chỉ tơ nha khoa, tăm nước.
    - Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để tăng sức đề kháng.
    - Khám răng định kỳ: Nên 6 tháng khám kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm các bệnh răng miệng và loại trừ cao răng, mảng bám răng.

    VIÊM QUANH RĂNG TIẾN TRIỂN CHẬM
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm quanh răng tiến triển chậm là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở lợi tới tổ chức quanh răng, gây phá hủy xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng.
    Viêm quanh răng tiến triển chậm thường tiến triển nhiều năm, kéo dài nên còn được gọi là viêm quanh răng ở người lớn hoặc viêm quanh răng do viêm mạn tính.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Viêm quanh răng tiến triển chậm là bệnh đa yếu tố. Đó là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố phức tạp giữa vật chủ và các tác nhân nhiễm trùng. Sự tiến triển viêm quanh răng là do mất thăng bằng giữa một bên là sự thâm nhập của các vi khuẩn vào hệ thống bám dính và một bên là khả năng bảo vệ của cơ thể vật chủ.
    - Viêm quanh răng tiến triển chậm liên quan với sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn hay liên quan chặt chẽ với tình trạng vệ sinh răng miệng.
    - Mặc dù khả năng miễn dịch của cơ thể có thể thay đổi nhưng viêm quanh răng tiến triển chậm hầu như không liên quan với các thiếu hụt miễn dịch và tình trạng toàn thân bất thường.
    - Một số bệnh toàn thân như đái tháo đường, các thay đổi về nội tiết hoặc các thiếu hụt miễn dịch có thể làm biến đổi đáp ứng của vật chủ đối với mảng bám răng đang tồn tại, làm tăng thêm tiến triển viêm quanh răng và làm tăng mức độ và phạm vi phá hủy mô.
    - Về mặt vi khuẩn, nhìn chung thì mảng bám dính ở vùng dưới lợi thường có các loài Actinomyces và khuẩn lạc chứa các vi khuẩn hình sợi gram dương và gram âm. Mảng bám không dính ở dưới lợi thì có các xoắn khuẩn và các trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế.
    III. CHUẨN ĐOÁN
    1. Chuẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    Trên lâm sàng co các thay đổi viêm mạn tính ở lợi và sự có mặt của các túi quanh răng.
    - Viêm lợi: là biểu hiện đặc trưng của viêm quanh răng tiến triển chậm. Viêm lợi là do tích tụ mảng bám răng. Viêm lợi với các biểu hiện là lợi thường sưng nề nhẹ đến trung bình và có biểu hiện biến đổi mầu sắc từ hồng nhạt sang màu đỏ, lợi dính mất cấu trúc da cam. Có thay đổi hình thể bề mặt lợi như các bờ lợi không còn sắc hoặc tròn và nhú lợi dẹt xuống hoặc lõm, mất vùng lõm ở lợi ở phía trước hai răng liền kề. Trong một số trường hợp, do hậu quả viêm mức độ nhẹ kéo dài, làm cho lợi bờ xơ dày.
    - Chảy máu lợi: có thể có chảy máu tự nhiên hoặc dễ chảy máu khi bị kích thích hay chảy máu khi thăm khám
    - Dịch rỉ viêm: có thể có dịch rỉ viêm hoặc mủ ở túi lợi. Nếu trường hợp túi quanh răng bị bít kín lại thì mủ không thể dẫn lưu ra được và có thể hình thành áp xe quanh răng. Khi có áp xe quanh răng thì sẽ gây ra đau cho bệnh nhân.
    - Mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng, hình thành túi lợi bệnh lý hay túi quanh răng với chiều sâu của túi lợi có thể thay đổi khác nhau.
    - Lung lay răng: do có tiêu xương ổ răng nên làm cho các răng bị lung lay. Nếu mất nhiều xương và tiến triển kéo dài, có thể còn gây ra di lệch răng.
    - Đau: Viêm quanh răng tiến triển chậm thường không gây đau. Đôi khi các chân răng đã bộc lộ nhạy cảm với nóng lạnh. Nhưng có thể có đau âm ỉ khu trú, và có khi lan đến hàm, hoặc có thể thấy lợi nhạy cảm hoặc ngứa. Trường hợp đau cấp do đã tạo thành áp xe quanh răng hoặc có sâu ở các chân răng gây viêm tủy răng.
    - Tính chất khu trú: Bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm thường có ở toàn bộ hai hàm mặc dù có một vài vùng có thể nặng hơn so với các vùng khác. Các vùng nặng hơn thường liên quan với việc kiểm soát mảng bám kém hơn như vùng chẽ chân răng hoặc các răng mọc sai vị trí.
    b. Cận lâm sàng
    Trên phim X quang có các biểu hiện là:
    - Có tiêu xương ổ răng.
    - Có thể có di lệch răng.
    - Có thể thấy tổn thương mất xương ở vùng chẽ giữa các chân răng của các răng nhiều chân.
    - Nếu có phối hợp với sang chấn khớp cắn thì có biểu hiện mất xương có góc và vùng dây chằng quanh răng rộng.
    2. Chẩn đoán phân biệt: Viêm quanh răng tiến triển chậm phân biệt với viêm quanh răng tiến triển nhanh bắt đầu ở người lớn.
    - Dựa vào bệnh sử và đáp ứng với điều trị.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Phải điều trị loại bỏ đau, nếu có đau.
    - Phải trừ được viêm lợi và chảy máu lợi.
    - Loại bỏ hoặc giảm túi quanh răng.
    - Loại bỏ nhiễm khuẩn và làm ngừng hình thành mủ.
    - Ngăn chặn sự phá hủy mô mềm và xương.
    - Làm giảm lung lay răng bất thường.
    - Loại trừ khớp cắn sang chấn và thiết lập khớp cắn tối ưu.
    - Phục hồi lại các tổ chức đã bị phá hủy.
    - Tạo lại đường viền lợi sinh lý để bảo vệ mô quanh răng.
    - Ngăn ngừa tái phát bệnh.
    - Giảm mất răng.
    2. Phác đồ điều trị
    - Bước 1: Pha điều trị mở đầu
    + Trong giai đoạn điều trị này, ưu tiên điều trị các cấp cứu về răng miệng như viêm tủy răng cấp, viêm quanh cuống răng cấp, viêm quanh thân răng cấp, áp xe lợi, áp xe quanh răng cấp.
    + Nhổ các răng không còn hy vọng chữa được và có giải pháp thay thế tạm thời nếu cần hoặc có thể thì hoãn tới một thời gian thuận lợi hơn.
    - Bước 2: Điều trị pha 1 [Pha bệnh căn]
    + Kiểm soát mảng bám răng.
    + Kiểm soát chế độ ăn uống, nhất là ở những bệnh nhân có sâu răng lan.
    + Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
    + Sửa chữa các yếu tố kích thích là các chỗ hàn hoặc các cầu chụp răng hoặc hàm giả sai quy cách.
    + Hàn sâu răng, nhất là sâu ở mặt bên và sâu cổ răng.
    + Điều trị chống vi khuẩn: Bằng các biện pháp tại chỗ hoặc toàn thân, hoặc kết hợp cả hai.
    + Điều trị khớp cắn, loại bỏ khớp cắn sai.
    + Đặt nẹp hay máng tạm thời để cố định răng trong trường hợp các răng lung lay.
    - Bước 3: Đánh giá đáp ứng với điều trị pha 1
    Hẹn bệnh nhân đến khám lại và đánh giá kết quả sau điều trị các yếu tố bệnh căn. Cần kiểm tra lại các tình trạng dưới đây:
    + Chiều sâu túi lợi và tình trạng viêm lợi.
    + Tình trạng mảng bám răng và cao răng.
    + Sâu răng.
    - Bước 4: Điều trị pha 2 [Pha phẫu thuật]
    Ở lần điều trị này thực hiện các biện pháp điều trị phẫu thuật, có thể bao gồm các loại phẫu thuật dưới đây:
    + Phẫu thuật quanh răng, có thể là nạo lợi, phẫu thuật cắt lợi, phẫu thuật vạt, hoặc các loại phẫu thuật khác.
    + Đặt Implant.
    - Bước 5: Điều trị pha 3 [Pha phục hồi]
    + Làm các phục hồi cuối cùng.
    + Làm hàm giả cố định hoặc tháo lắp.
    - Bước 6: Đánh giá đáp ứng với các thủ thuật phục hồi.
    Khám tình trạng quanh răng, ghi nhận các biểu hiện về đáp ứng quanh răng với các thủ thuật phục hồi, bao gồm:
    + Tình trạng lợi.
    + Tình trạng túi quanh răng và mức bám dính quanh răng.
    + Tình trạng xương ổ răng.
    + Tình trạng lung lay răng.
    - Bước 7: Điều trị pha 4 [Pha duy trì]
    + Gọi bệnh nhân đến khám lại theo định kỳ và kiểm tra về.
    + Mảng bám răng và cao răng.
    + Tình trạng lợi: tình trạng túi lợi và viêm lợi.
    + Tình trạng khớp cắn.
    + Mức độ lung lay răng.
    + Các thay đổi bệnh lý khác.
    + Chú ý hướng dẫn bệnh nhân về các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.
    + Điều trị ngay khi có các biểu hiện tái phát viêm quanh răng và loại bỏ các yếu tố bệnh nguyên mới xuất hiện.
    3. Các biện pháp điều trị tại chỗ
    a. Loại trừ các kích thích tại chỗ
    - Lấy sạch cao răng và làm nhẵn chân răng
    - Kiểm soát mảng bám răng
    + Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.
    + Chải răng.
    + Thực hiện các biện pháp làm sạch kẽ răng: Dùng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ răng, tăm đúng cách.
    + Phun nước để loại bỏ cặn thức ăn.
    + Kiểm soát mảng bám răng bằng phương pháp hóa học như dùng nước xúc miệng Chlohexidine.
    b. Loại trừ các yếu tố tại chỗ khác
    - Hàn các răng sâu, nhất là các răng sâu ở mặt bên.
    - Sửa lại các cầu chụp răng sai quy cách gây tích tụ mảng bám hoặc gây sang chấn.
    - Sửa lại các hàm giả sai quy cách.
    - Nhổ các chân răng, các răng lung lay quá mức, các răng có biểu hiện nhiễm trùng mà không cứu được.
    - Sửa lại các chỗ hình thể răng dễ gây sang chấn khi ăn nhai.
    - Xử trí các răng lệch lạc bằng cách nắn chỉnh răng hoặc nhổ bỏ.
    - Liên kết các răng lung lay.
    - Phẫu thuật cắt phanh môi, phanh má bám thấp.
    c. Chống viêm
    Các biện pháp bảo tồn: dùng thuốc bôi tại chỗ. Các thuốc bôi tại chỗ có tác dụng giảm đau, kích thích tái tạo mô, sát khuẩn và chống viêm.
    d. Phẫu thuật: trong một số trường hợp có thể phải phẫu thuật để loại bỏ túi quanh răng.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    - Tốc độ tiến triển chậm vì vậy các biểu hiện lâm sàng trở nên rõ rệt ở tuổi từ 35 trở lên. Tốc độ tiến triển có thể khá khác nhau.
    - Ở các vị trí khác nhau trong miệng thì mức độ tiến triển của bệnh không ngang nhau. Có chỗ duy trì tĩnh trong một thời gian dài. Trái lại, có khu vực lại tiến triển nhanh hơn. Các tổn thương tiến triển nhanh hơn nảy sinh thường xuyên hay gặp ở vùng kẽ răng và thường liên quanh với vùng tích tụ mảng bám răng nhiều hơn và khó kiểm soát mảng bám răng như các vùng chẽ chân răng, các bờ phục hồi nhô ra, các vị trí răng sai tư thế, hoặc các vùng kẹt thức ăn.
    - Ở các vị trí không kiểm soát được mảng bám răng, bệnh có thể tiếp tục tiến triển và dẫn tới mất răng.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Kiểm soát mảng bám răng:
    + Các biện pháp cơ học: Chải răng đúng cách, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ..., làm sạch bằng phương tiện phun tưới.
    + Phương pháp hóa học: dùng nước súc miệng kháng khuẩn hàng ngày.
    - Chế độ ăn uống cân bằng, sử dụng các thức ăn có lợi cho lợi.
    - Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời những tổn thương sớm vùng quanh răng.

    VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP TÍNH
    [Acute Necrotizing Ulcerative Gingivitis]
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với các tổn thương đặc trưng là sự loét và hoại tử ở mô lợi.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng [VD: cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis], sự bùng phát này hay gặp ở những người có nguy cơ cao… ...
    III. CHÂN ĐOáN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Các triệu chứng lâm sàng
    a. Toàn thân
    - Sốt.
    - Người mệt mỏi.
    - Biếng ăn.
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng: có thể có hạch dưới hàm.
    - Trong miệng:
    + Tổn thương loét và hoại tử ở vùng viền lợi và nhú lợi: tổn thương loét hoại tử tiến triển nhanh bắt đầu ở nhú lợi và lan sang viền lợi, tạo vết lõm ở trung tâm, tổn thương hoại tử thường có hình đáy chén. Tổn thương có giới hạn rõ ràng và thường không lan tới lợi dính.
    + Giả mạc: trên vùng tổn thương hoại tử phủ một lớp màng màu trắng, được cấu tạo bởi bạch cầu, mô hoại tử, fibrin. Khi lớp giả mạc được lấy đi sẽ làm tổn thương chảy máu.
    + Đường viền ban đỏ: nằm giữa vùng hoại tử và mô lợi còn tương đối lành.
    + Chảy máu tự nhiên hoặc khi va chạm.
    + Đau nhức vừa phải khi bệnh tiến triển nặng thì đau nhiều hơn, đau tăng khi ăn nhai, kèm theo tăng tiết nước bọt.
    + Miệng rất hôi.
    1.2. Các triệu chứng cận lâm sàng
    - Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng…
    - Cấy vi khuẩn: ….
    - X quang: Không có tổn thương xương ổ răng.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Viêm lợi loét hợi tử cấp cần phân biệt với viêm lợi miệng Herpes cấp.
      Viêm lợi loét hoại tử cấp tinh Viêm lợi miệng Herpes cấp
    Nguyên nhân Chưa rõ. Do virut Herpes.
    Đặc điểm Gây hoại tử lợi. Gây hồng ban, mụn nước.
    Hình thái Tổn thương lõm hình chén nước. Tổn thương dạng mụn, có màng giả.
    Vị trí Thường ở nhú và viền lợi. Thấy ở lợi, niêm mạc miệng , môi.
    Tuổi Ít gặp ở trẻ em. Thường gặp ở trẻ em.
    Tiến triển Thời gian tiến triển không xác định. Sau 7 đến 10 ngày tự khỏi.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Lần 1: Điều trị phải được giới hạn ở các vùng liên quan tới tình trạng cấp tính.
    - Cách ly và làm khô tổn thương bằng gòn bông.
    - Giảm đau tại chỗ.
    - Lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương.
    - Làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm.
    - Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm.
    - Cho bệnh nhân xúc miệng bằng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
    - Cho bệnh nhân xúc miệng Chlohexidine 0,12% , mỗi ngày 2 lần.
    - Trường hợp viêm lợi loét hoại tử trung bình, nặng, có hạch và các triệu chứng toàn thân thì dùng kháng sinh phối hợp.
    - Lưu ý:
    - Không được lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi vì có thể gây nhiễm khuẩn máu.
    - Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn sau khi hết triệu chứng 4 tuần.
    - Hướng dẫn bệnh nhân:
    + Xúc miệng bằng hỗn dịch nước Ôxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
    + Xúc miệng Chlohexidine 0,12%, mỗi ngày 2 lần.
    + Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ gia vị.
    + Hạn chế chải răng.
    + Tránh gắng sức quá mức.
    2. Lần 2: Thường sau 1-2 ngày. Việc điều trị lần này tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và tình trạng tổn thương.
    - Có thể lấy cao răng nhẹ nhàng bằng máy siêu âm. Tránh làm sang chấn các tổn thương đang hồi phục.
    - Hướng dẫn bệnh nhân như lần 1.
    3. Lần 3: Sau lần 2 từ 1 đến 2 ngày.
    - Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
    - Hướng dẫn bệnh nhân:
    + Ngừng xúc miệng nước Ôxy già.
    + Duy trì xúc miệng Chlohexidine 0,12% thêm 2 đến 3 tuần.
    + Thực hiện các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    - Nếu được điều trị đúng phác đồ thì tình trạng bệnh mô lợi phục hồi tốt.
    - Khi tiến triển đến giai đoạn nặng mô lợi bị hoại tử tạo cơ hội phá hủy các cấu trúc quanh răng khác.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.
    - Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp.
    - Khám răng định kỳ.

    BỆNH SÂU RĂNG
    [Tooth Decay/ Dental caries ]
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trường axit có pH < 5,5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.
    - Chủng vi khuẩn có khả năng gây sâu răng cao nhất trong nghiên cứu thực nghiệm là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.
    - Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng sâu răng:
    + Men răng
    Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa dễ bị hủy khoáng hơn và ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng.
    + Hình thể răng
    Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung của mảng bám răng và khó làm sạch mảng bám răng. Có một tỷ lệ cao các trường hợp sâu răng được bắt đầu từ hố rãnh tự nhiên của các răng.
    + Vị trí răng
    Răng lệch lạc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám vì thế dễ bị sâu răng hơn.
    + Nước bọt
    Dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Tạo một lớp màng mỏng trên bề mặt của răng từ nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ. Ngoài ra nước bọt còn có vai trò đệm làm giảm độ toan của môi trường quanh răng và có tác dụng đề kháng với sâu răng. Nước bọt còn là nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để có thể phục hồi các tổn thương sâu răng sớm.
    + Chế độ ăn nhiều đường, thói quen ăn uống trước khi đi ngủ hay bú bình kéo dài đều làm tăng nguy cơ sâu răng.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Chẩn đoán các tổn thương sâu răng sớm
    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng.
    - Các dấu hiệu lâm sàng:
    + Vùng tổn thương sâu răng sớm xuất hiện các vết trắng khi thổi khô bề mặt.
    + Thay đổi mầu sắc vùng tổn thương khi chiếu đền sợi quang học. Vùng tổn thương là một vùng tối trên nền ánh sáng trắng của men răng bình thường.
    + Có biểu hiện thay đổi chỉ số hủy khoáng khi sử dụng đèn Laser huỳnh quang. Vùng tổn thương biểu hiện mức độ mất khoáng tương ứng với giá trị từ 10 đến 20 khi đo bằng thiết bị Laser huỳnh quang.
    - X quang: Không có dấu hiệu đặc trưng trên X quang.
    1.2. Chẩn đoán sâu răng giai đoạn hình thành lỗ sâu
    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng và/ hoặc X quang:
    a. Triệu chứng cơ năng
    Ê buốt ngà: ê buốt khi có các chất kích thích tác động vào vùng tổn thương như nóng, lạnh, chua, ngọt. Khi hết kích thích thì hết ê buốt.
    b. Triệu chứng thực thể
    - Tổn thương mất mô cứng của răng
    + Vị trí: có thể gặp ở tất cả các mặt của răng.
    + Độ sâu: < 4mm, chưa tổn thương đến tủy răng.
    + Đáy: có thể nhẵn bóng hay nhiều ngà mủn tủy vào giai đoạn tiến triển.
    + Mầu sắc: thường sẫm màu, có màu nâu hoặc đen.
    + Kích thước: thường trong giới hạn một răng nhưng đôi khi lan sang răng bên cạnh với những lỗ sâu mặt bên.
    - Trường hợp tổn thương mất mô cứng rất nhỏ, không biểu hiện rõ thành lỗ sâu thì khi dùng thám châm thăm khám có thể tìm thấy tổn thương với dấu hiệu mắc thám châm.
    - Nghiệm pháp thử tủy
    + Thổi bằng hơi: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thổi.
    + Thử lạnh: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
    + Thử nóng: bệnh nhân thấy ê buốt và hết ê buốt khi ngừng thử.
    c. X quang: Có hình ảnh thấu quang vùng tổn thương sâu răng.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Các tổn thương sâu răng sớm chẩn đoán phân biệt với thay đổi màu sắc răng không do sâu răng dựa vào các triệu chứng dưới đây:
    Triệu chứng Sâu răng sữa giai đoạn sớm Thay đổi màu sắc răng không do sâu
    Màu sắc Màu trắng đục, nâu vàng trên men răng. Màu trắng đục, nâu vàng trên men, ngà răng.
    Vị trí - Hố rãnh mặt nhai, mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt trong các răng hàm sữa.
    - Mặt gần, xa, mặt ngoài hoặc mặt trong các răng cửa và răng nanh sữa. Toàn bộ mặt răng, có thể ở một răng do bị chấn thương gây chết tủy, hoặc trên nhiều răng do thiểu sản men răng sữa, có tính chất đối xứng.
    Ê buốt ngà Không ê buốt ngà khi có kích thích. Không ê buốt ngà khi có kích thích.
    Các tổn thương sâu răng đã hình thành lỗ sâu chẩn đoán phân biệt với viêm tủy răng, tủy hoại tử dựa vào các triệu chứng dưới đây:
    Triệu chứng Sâu răng Viêm tủy răng Tủy hoại tử
    Đau, ê buốt tự nhiên Không có đau tự nhiên. Đau tự nhiên từng cơn, đau nhiều về đêm. Không có đau tự nhiên.
    Đau, ê buốt khi ăn các chất kích thích như nóng, lạnh, chua, ngọt… Ê buốt ngà khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Hết kích thích thì hết ê buốt. Đau tăng lên. Khi hết các chất kích thích, đau vẫn tiếp tục kéo dài thêm. Không đau, không ê buốt khi có kích thích.
    Tổn thương mô cứng răng Có lỗ sâu. Lỗ sâu to, nhiều ngà mủn, làm sạch có thể thấy ánh hồng hoặc tủy hở. Có lỗ sâu, có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
    Gõ dọc Không đau. Đau nhẹ. Đau nhẹ.
    Gõ ngang Không đau. Đau nhiều. Không đau.
    Thử tủy Có đau, sớm hết đau khi hết kích thích. Đau nhiều và còn kéo dài thêm khi ngừng kích thích. Không đau.
    X quang Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy. Có hình ảnh tổn thương mô cứng: lỗ sâu sát tủy.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Đối với các trường hợp tổn thương sâu răng sớm thì cung cấp các yếu tố nhằm tăng cường quá trình tái khoáng, ngăn chặn hủy khoáng để phục hồi các tổn thương.
    - Đối với các trường hợp đã tạo thành lỗ sâu thì phải lấy bỏ toàn bộ mô nhiễm khuẩn, bảo vệ tủy và hàn kín phục hồi mô cứng bằng các loại vật liệu thích hợp.
    2. Điều trị
    a. Tổn thương sâu răng sớm
    - Tái khoáng hóa
    + Liệu pháp Flour: dùng Fluor có độ tập trung cao ở dạng gel, dung dịch hoặc véc ni áp lên bề mặt vùng tổn thương để tái khoáng.
    + Hướng dẫn bệnh nhân chải răng với kem răng có Fluor.
    b. Tổn thương đã hình thành lỗ sâu
    - Hàn kín lỗ sâu phục hồi mô cứng
    + Lấy ngà mủn.
    + Sửa soạn thành lỗ sâu.
    + Sửa soạn đáy lỗ sâu.
    + Làm sạch lỗ sâu.
    + Hàn lót che phủ bảo vệ tủy.
    + Hàn kín phục hồi mô cứng: chọn vật liệu và mầu sắc vật liệu.
    + Hoàn thiện.
    - Hướng dẫn kiểm soát mảng bám răng đề phòng sâu tái phát ở vùng ranh giới.
    - Hẹn kiểm tra định kỳ.
    V. BIẾN CHỨNG
    - Viêm tủy răng.
    - Viêm quang cuống răng.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Áp dụng các biện pháp cơ học kiểm soát mảng bám răng như chải răng với kem Fluor và chỉ tơ nha khoa.
    - Trám bít hố rãnh ở các răng vĩnh viễn có nguy cơ sâu răng như các hố rãnh tự nhiên sâu khó kiểm soát mảng bám.
    - Đối với các trường hợp có nguy cơ sâu răng cao thì áp dụng các chế phẩm có độ tập trung Fluor cao do thầy thuốc thực hiện.
    - Hướng dẫn chế độ ăn uống có tác dụng dự phòng sâu răng.
    - Khám và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.

    TỔN THƯƠNG MÔ CỨNG CỦA RĂNG KHÔNG DO SÂU
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tổn thương mô cứng của răng bao gồm tổn thương men răng hoặc tổn thương cả men và ngà răng hoặc tổn thương xương răng mà không phải do sâu răng và thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không điều trị kịp thời thì các tổn thương này có thể dẫn tới viêm tủy răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Mòn răng
    - Mòn răng - răng: Có thể là sinh lý hay bệnh lý, tác nhân nội tại thường là trụ men của các răng đối diện, do khớp cắn bất thường hoặc nghiến răng.
    - Mài mòn: Là tác động của lực ma sát từ các tác nhân ngoại lai, có thể do chải răng quá mạnh, cắn các vật cứng, hoặc thứ phát sau mài mòn hóa học.
    - Mòn hóa học: Do các hóa chất như trong hội chứng trào ngược dạ dày, làm ắc quy, tiếp xúc với khí ga, axit....
    - Tiêu cổ răng: Do răng xoay trục hoặc cản trở cắn sang bên.
    - Tổn thương do rối loạn quá trình phát triển răng
    - Tại chỗ.
    - Nhiễm khuẩn, sang chấn làm rối loạn chức năng nguyên bào tạo men có thể từ răng sữa.
    - Điều trị tia xạ
    - Do môi trường
    + Trước sinh: Mẹ mắc giang mai, Rubella hoặc nhiễm Fluor từ mẹ.
    + Khi sinh: Do tan máu bẩm sinh, thiếu Canxi, trẻ sinh non.
    + Sau sinh: Thường gặp trong nhiễm khuẩn trầm trọng, nhiễm Fluor, thiếu dinh dưỡng...
    - Do di truyền
    + Tạo men không hoàn chỉnh bẩm sinh [bệnh chỉ xảy ra ở răng].
    + Tổn thương phối hợp với các bệnh toàn thân: Hội chứng loạn sản ngoại bì, hội chứng Down.
    - Nứt vỡ răng: Thường gặp do chấn thương.
    - Tiêu chân răng
    + Ngoại tiêu: Thường gặp do các kích thích trong thời gian ngắn như chấn thương, di chuyển răng trong chỉnh nha, các phẫu thuật vùng quanh răng hoặc điều trị vùng quanh răng.
    + Nội tiêu: Có thể do chấn thương, nhiệt, viêm tủy mạn tính...
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Lâm sàng
    a. Mòn răng: mòn từ rìa cắn răng cửa trước sau đó mòn đến múi chịu các răng hàm
    - Tốc độ của ngà nhanh hơn tốc độ mòn men nên tổn thương có dạng hình lõm đáy chén
    - Các tổn thương của hai răng đối đầu thường khớp khít vào nhau.
    - Mức độ mòn nhiều gây nhạy cảm răng
    - Tổn thương mòn hóa học nằm ở các răng gần nhau nơi có axit phá hủy, làm bề mặt men trở nên trong suốt.
    - Tiêu cổ răng là tổn thương lõm hình chêm ở cổ răng tại đường ranh giới xi măng- ngà.
    b. Tổn thương do rối loạn phát triển răng
    - Men răng mỏng như thủy tinh, để lộ màu ngà răng [thiểu sản men].
    - Men răng mềm, tính chất như phấn, nhanh chóng bị mòn để lộ ngà trên bề mặt [men răng kém khoáng hóa hoặc chưa trưởng thành].
    - Răng có màu từ xám xanh đến nâu hổ phách [thiểu sản ngà, tạo ngà không hoàn chỉnh..].
    - Nhiễm màu răng: răng có màu nâu đỏ do nhiễm porphyrin, màu từ vàng, nâu xám sậm hoặc xanh lơ, đỏ tía tùy mức độ nhiễm tetracycline…
    - Nứt vỡ răng: khám răng có thể thấy đường rạn răng, đường nứt răng hoặc vỡ thân răng ...
    - Tiêu chân răng: tiêu nhẹ không có triệu chứng, nếu tiêu nhiều gây đau, thăm khám thấy xuất hiện u hạt.
    2. Cận lâm sàng
    - Tổn thương do rối loạn phát triển răng: Men răng có độ cản quang gần giống với ngà răng [men răng kém khoáng hóa..], thân răng hình cầu, chân răng hẹp, ngắn, tủy chân răng thường tắc [tạo ngà không hoàn chỉnh…].
    - Tiêu chân răng: hình ảnh thấu quang hai bên chân răng [ngoại tiêu] hoặc trong ống tủy có hình cầu [nội tiêu].
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Điều trị theo nguyên nhân và phục hồi tổ chức bị mất.
    2. Sơ đồ/phác đồ điều trị
    Loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương sau đó chọn lựa phương pháp phục hồi thích hợp.
    3. Điều trị cụ thể
    - Mòn răng:
    + Sử dụng máng chống nghiến cho bệnh nhân nghiến răng, điều chỉnh các điểm cản trở cắn và các điểm chạm sớm.
    + Thay đổi thói quen xấu trong chải răng.
    + Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thức ăn, đồ uống có axit.
    + Tiến hành phục hồi tổ chức răng đã mất bằng phương pháp phù hợp như hàn răng, làm chụp bọc, Inlay, Onlay…
    - Tổn thương do rối loạn phát triển răng:
    + Dự phòng các biến chứng như mòn răng, vỡ răng, hở tủy và đảm bảo tính thẩm mỹ bằng phương pháp phù hợp như hàn Composite, phục hình bằng chụp, Veneer, Inlay, Onlay.
    + Điều trị biến chứng hở tủy nếu có.
    + Có thể tiến hành tẩy trắng răng khi răng bị nhiễm màu.
    + Nứt vỡ răng: phục hồi thân răng và điều trị tủy nếu hở tủy.
    + Tiêu chân răng: loại bỏ u hạt, điều trị tủy, hàn phục hồi …
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    Mòn nhiều gây hở tủy và viêm tủy.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Thay đổi thói quen xấu gây mòn răng.
    - Phục hồi thân răng để dự phòng bệnh tiến triển nặng thêm.

    VIÊM TỦY RĂNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm tủy là tình trạng tổn thương nhiễm trùng mô tủy răng, làm tăng áp lực nội tủy, chèn ép vào các tận cùng thần kinh gây ra triệu chứng đau và tổn thương mô tủy.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Vi khuẩn: thường xâm nhập vào tủy qua lỗ sâu. Phản ứng viêm thường xuất hiện khi các vi khuẩn gây sâu răng xâm nhập vào tủy qua ống ngà.Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mô tủy qua ống ngà nếu có hiện tượng mòn răng - răng, nứt, rạn vỡ….
    - Nhân tố hóa học: các chất hóa học có thể tác động trực tiếp tới vùng hở tủy hoặc có thể khuếch tán qua ngà răng đã thay đổi tính thấm sau hàn.
    - Kích thích vật lý: áp lực, tốc độ, kích thước mũi khoan cũng như nhiệt độ trong quá trình tạo lỗ hàn ảnh hưởng đến mô tủy.
    - Chấn thương khí áp: là hiện tượng đau tủy có thể xảy ra khi tăng hoặc giảm áp lực đột ngột.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Viêm tủy có hồi phục
    1.1. Chẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    - Triệu chứng cơ năng
    + Viêm tủy có hồi phục có thể không biểu hiện triệu chứng.
    + Nếu có thường là các triệu chứng đặc thù: nhạy cảm với các kích thích nóng lạnh, không khí. Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài chục giây sau khi loại bỏ kích thích.
    + Kích thích nóng đáp ứng ban đầu có thể chậm nhưng cường độ nhạy cảm tăng lên khi nhiệt độ tăng. Đối với các kích thích lạnh thì thường ngược lại.
    - Triệu chứng thực thể
    + Có lỗ sâu.
    + Có tổn thương tổ chức cứng lộ ngà.
    + Lỗ hở tủy do tai nạn trong điều trị.
    + Răng không đổi màu.
    + Gõ không đau.
    b. Cận lâm sàng
    - X quang: có biểu hiện các tổn thương mô cứng, khoảng dây chằng quanh răng bình thường.
    - Thử nghiệm tủy: bình thường hoặc có thể nhạy cảm mức độ nhẹ.
    1.2. Chẩn đoán phân biệt
    Viêm tủy có hồi phục chẩn đoán phân biệt với sâu ngà sâu và viêm tủy không hồi phục: Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
    2. Viêm tủy không hồi phục
    2.1. Chẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    - Triệu chứng cơ năng: Đau với các tính chất dưới đây:
    + Đau tự nhiên, từng cơn.
    + Thời gian cơn đau: Có thể kéo dài hàng giờ hoặc đôi khi chỉ ngắn trong vòng vài phút, hoặc rất ngắn làm cho tính chất cơn đau gần như liên tục.
    + Tính chất lan truyền: Cơn đau thường lan lên nửa đầu, nửa mặt cùng bên, bệnh nhân thường chỉ khu trú được vùng đau chứ không xác định được răng đau.
    + Đau khi có các tác nhân kích thích tác động và kéo dài sau khi đã hết tác nhân kích thích.
    - Triệu chứng thực thể
    + Lỗ sâu trên mô cứng của răng: răng có thể có lỗ sâu giai đoạn tiến triển, đáy nhiều ngà mềm, ngà mủn, có thể có điểm hở tủy.
    + Vết rạn nứt răng: có thể có sau sang chấn mạnh.
    + Mòn mặt răng: cũng có thể có.
    + Lõm hình chêm ở cổ răng: có thể có.
    + Hở tủy răng.
    + Gõ ly tâm từng núm răng hoặc thực hiện nghiệm pháp cắn bệnh nhân đau.
    + Đường nứt ngấm màu bông xanh metylen.
    + Răng có hiện tượng gián đoạn dẫn quang qua đường nứt khi chiếu đèn.
    + Có thể không thấy lỗ sâu có biểu hiện viêm quanh răng toàn bộ, một răng hay một nhóm răng gây viêm tủy ngược dòng.
    + Gõ răng chỉ nhạy cảm khi có viêm lan tỏa tới vùng cuống và dây chằng quanh răng.
    + Thử nghiệm tủy: dương tính, ngưỡng thấp, kéo dài đáp ứng sau thử nghiệm.
    b. Cận lâm sàng
    - X quang: có thể có lỗ sâu mặt bên, mặt nhai, sâu tái phát dưới chất hàn sát hoặc thông với mô tủy, vùng cuống có phản ứng nhẹ, dây chằng hơi giãn rộng. Cũng có thể nhìn thấy hình ảnh nứt vỡ răng liên quan với buồng tủy.
    2.2. Chẩn đoán phân biệt
    - Viêm tủy có hồi phục.
    - Viêm quanh cuống răng cấp.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Viêm tủy có hồi phục
    Chụp tủy bằng Hydroxit canxi hoặc MTA. Sau đó hàn kín phía trên bằng Eugenate cứng nhanh, GIC.
    - Sửa soạn xoang hàn:
    + Dùng mũi khoan thích hợp mở rộng bờ men, bộc lộ rõ xoang sâu.
    + Dùng mũi khoan thích hợp lấy bỏ mô ngà hoại tử.
    + Làm sạch xoang hàn bằng nước muối sinh lý.
    + Làm khô xoang hàn.
    - Đặt Hydroxit canxi:
    + Dùng que hàn lấy Hydroxit canxi hoặc MTA và đặt phủ kín đáy xoang hàn từng lớp từ 1-2mm.
    + Dùng gòn bông nhỏ lèn nhẹ và làm phẳng bề mặt Hydroxit canxi.
    - Hàn phục hồi xoang hàn:
    + Dùng vật liệu thích hợp như Composite, GIC, Amalgam… phục hồi phần còn lại của xoang hàn.
    + Kiểm tra khớp cắn.
    + Hoàn thiện phần phục hồi Composite hoặc Amalgam.
    2. Viêm tủy không hồi phục
    a. Điều trị tủy lấy tủy toàn bộ với nguyên tắc
    - Vô trùng.
    - Làm sạch và tạo hình ống tủy.
    - Hàn kín hệ thống ống tủy theo không gian ba chiều.
    b. Các bước điều trị tủy
    - Bước 1: Vô cảm khi tủy răng sống bằng gây vùng hoặc gây tê tại chỗ với Xylocain 2%.
    - Bước 2: Mở tủy, lấy tủy buồng, tủy chân.
    + Dùng mũi khoan kim cương đầu tròn mở đường vào buồng tủy.
    + Dùng mũi khoan Endo Z để mở toàn bộ trần buồng tủy.
    + Lấy tủy buồng và tủy chân bằng châm gai.
    - Bước 3: Thăm dò số lượng,kích thước ống tủy bằng các dụng cụ thích hợp.
    - Bước 4: Xác định chiều dài làm việc của ống tủy.
    - Bước 5: Tạo hình và làm sạch hệ thống ống tủy .
    + Tạo hình bằng các phương pháp tạo hình như: Stepback, Stepdown và phương pháp lai. Sử dụng các trâm xoay máy và trâm xoay cầm tay để tạo hình làm rộng hệ thống ống tủy.
    + Làm sạch hệ thống ống tủy bằng các dung dịch: nước muối sinh lý, Ôxy già 3V, Natri hypoclorid 2,5-5 %.
    - Bước 6: Chọn, thử côn gutta-percha chính.
    - Bước 7: Chụp X quang kiểm tra.
    - Bước 8: Hàn kín hệ thống ống tủy bằng các kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang với gutta-percha nóng, nguội.
    - Bước 9: Hàn kín buồng tủy và phục hồi thân răng bằng vật liệu thích hợp.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    - Biến chứng gần: Viêm quang cuống, u hạt, nang chân răng.
    - Biến chứng xa: Viêm xoang hàm, viêm nội tâm mạc.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Chẩn đoán và điều trị bệnh lý tủy kịp thời.
    - Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

    VIÊM QUANH CUỐNG RĂNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tổn thương viêm của các thành phần mô quanh cuống răng. Đây là tổn thương nhiễm khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn ái khí và yếm khí, xâm nhập từ mô tủy viêm hoặc mô nha chu viêm, gây ra phản ứng viêm của các thành phần của mô quanh cuống răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    1. Do nhiễm khuẩn
    - Do viêm tủy, tủy hoại tử gây biến chứng viêm quanh cuống răng
    Quá trình viêm tủy do các vi khuẩn xâm nhập từ lỗ sâu giải phóng hàng loạt các chất có độc tính vào mô quanh cuống bao gồm:
    + Nội độc tố và ngoại độc tố của vi khuẩn.
    + Các enzyme tiêu protein, phosphatase acid, b-glucuronidase và arylsulfatase.
    + Các enzyme tiêu cấu trúc sợi chun và sợi tạo keo.
    + Prostaglandin và interleukin 6 gây tiêu xương.
    - Do viêm quanh răng, vi khuẩn từ mô quanh răng xâm nhập vào vùng cuống răng.
    2. Do sang chấn răng
    - Sang chấn cấp tính: sang chấn mạnh lên răng gây đứt các mạch máu ở cuống răng, sau đó có sự xâm nhập của vi khuẩn dẫn tới viêm quanh cuống, thường gây viêm quanh cuống cấp tính.
    - Sang chấn mạn tính: các sang chấn nhẹ như sang chấn khớp cắn, núm phụ, sang chấn do tật nghiến răng, do thói quen xấu như cắn chỉ, cắn đinh,… lặp lại liên tục và gây ra tổn thương viêm quanh cuống mạn tính.
    3. Do sai sót trong điều trị
    - Do chất hàn thừa, chụp quá cao gây sang chấn khớp cắn.
    - Do sai sót trong điều trị tủy:
    + Trong khi lấy tủy và làm sạch ống tủy đẩy chất bẩn ra vùng cuống gây bội nhiễm.
    + Tắc ống tủy do các tác nhân cơ học như gãy dụng cụ hoặc do các tác nhân hữu cơ như tạo nút ngà mùn trong lòng ống tủy.
    + Lạc đường gây thủng ống tủy.
    + Xé rộng hoặc di chuyển lỗ cuống răng.
    + Các tổ chức nhiễm khuẩn bị đẩy vào vùng cuống trong quá trình điều trị hoặc các dị vật như sợi cellulose từ côn giấy, bột tan từ găng tay,…
    + Các vi khuẩn trong khoang tủy kháng lại các chất sát trùng ống tủy ở các răng điều trị tủy lại.
    + Dùng thuốc sát khuẩn quá mạnh hoặc có tính kích thích mạnh vùng cuống như: Trioxymethylen.
    + Các chất hàn quá cuống là vị trí lưu vi khuẩn.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Viêm quanh cuống cấp
    1.1.Chẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    - Toàn thân: Bệnh nhân mệt mỏi, sốt cao ≥ 38˚C, có dấu hiệu nhiễm trùng như môi khô, lưỡi bẩn, có thể có phản ứng hạch ở vùng dưới hàm hoặc dưới cằm.
    - Cơ năng
    + Đau nhức răng: đau tự nhiên, liên tục dữ dội, lan lên nửa đầu, đau tăng khi nhai, ít đáp ứng với thuốc giảm đau, bệnh nhân có thể xác định rõ vị trí răng đau.
    + Cảm giác chồi răng: răng đau chạm trước khi cắn làm bệnh nhân không dám nhai.
    - Thực thể
    + Thường thấy vùng da ngoài tương ứng răng tổn thương sưng nề, đỏ, không rõ ranh giới, ấn đau, có hạch tương ứng, ấn đau.
    + Răng có thể đổi màu hoặc không đổi màu.
    + Khám thường thấy tổn thương do sâu chưa được hàn, hoặc răng đã được điều trị, hoặc những tổn thương khác không do sâu.
    + Răng lung lay rõ, thường độ 2 hoặc 3.
    + Gõ dọc răng đau dữ dội so với gõ ngang.
    + Niêm mạc ngách lợi tương ứng vùng cuống răng sưng nề, đỏ, ấn đau, mô lỏng lẻo.
    + Thử nghiệm tủy: âm tính với thử điện và nhiệt do tủy đã hoại tử.
    b. Cận lâm sàng
    - X quang: Có thể có hình ảnh mờ vùng cuống, ranh giới không rõ và dãn rộng dây chằng quanh cuống.
    - Xét nghiệm máu: Bạch cầu đa nhân trung tính tăng, máu lắng tăng….
    1.2. Chẩn đoán phân biệt
    Chẩn đoán phân biệt với viêm tủy răng cấp:
    Triệu chứng Viêm tủy cấp Viêm quanh cuống cấp
    Dấu hiệu toàn thân Không có dấu hiệu toàn thân Mệt mỏi, sốt cao, có phản ứng hạch vùng.
    Đặc điểm đau Đau tự nhiên, thành cơn, đau nhiều về đêm, đau tăng khi ăn nhai. Đau tự nhiên, âm ỉ, liên tục, răng lung lay, chồi cao.
    Gõ dọc Đau ít Đau nhiều
    Thử tủy [+] [-]
    X quang Vùng cuống cho hình ảnh bình thường Có hình ảnh dãn rộng dây chằng
    2. Viêm quanh cuống bán cấp
    2.1. Chẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    - Toàn thân: Bệnh nhân cảm thấy khó chịu, đau đầu, sốt nhẹ < 38˚C hoặc không sốt.
    - Cơ năng: Đau âm ỉ, liên tục ở răng tổn thương, cảm giác răng chồi cao, đau tăng khi 2 hàm chạm nhau.
    - Thực thể
    + Ít thấy sưng nề vùng da tương ứng với răng tổn thương. Có thể có hạch nhỏ di động
    + Ngách lợi tương ứng răng tổn thương sưng nề nhẹ, đỏ, đầy, ấn đau.
    + Răng đổi màu xám hoặc không.
    + Tổn thương sâu răng ở các mặt răng.
    + Răng lung lay độ 1, 2.
    + Gõ dọc đau hơn gõ ngang.
    + Thử nghiệm tủy: âm tính.
    b. Cận lâm sàng: X quang: có thể có hình ảnh mờ vùng cuống, dãn rộng dây chằng vùng cuống nhẹ.
    2.2. Chẩn đoán phân biệt
    Chẩn đoán phân biệt với viêm quanh cuống cấp.
    Triệu chứng Viêm quanh cuống cấp Viêm quanh cuống bán cấp
    Dấu hiệu toàn thân Mệt mỏi, sốt cao, có phản ứng hạch vùng. Khó chịu, đau đầu, sốt nhẹ < 38˚C hoặc không sốt.
    Đặc điểm đau Đau tự nhiên, âm ỉ, liên tục, răng lung lay, chồi cao. Đau âm ỉ, liên tục ở răng tổn thương, cảm giác răng chồi cao, đau tăng khi 2 hàm chạm nhau.
    Gõ dọc Đau nhiều Đau ít
    3. Viêm quanh cuống mạn
    3.1. Chẩn đoán xác định
    a. Lâm sàng
    - Cơ năng: chỉ có tiền sử đau của các đợt viêm tủy cấp, viêm quanh cuống cấp hoặc áp xe quanh cuống cấp.
    - Thực thể:
    + Răng đổi màu, màu xám đục ở ngà răng ánh qua lớp men.
    + Vùng ngách lợi tương ứng quanh cuống răng có thể hơi nề, có lỗ rò hoặc sẹo rò vùng cuống. Đôi khi lỗ rò không ở trong hốc miệng mà ở ngoài da hoặc nền mũi tùy vị trí nang và áp xe.
    + Gõ răng không đau hoặc đau nhẹ ở vùng cuống răng. Thông thường các răng nguyên nhân gõ không đau. Dấu hiệu này chỉ [+] trong các đợt cấp hoặc bán cấp của thể mạn tính.
    + Răng có thể lung lay khi tiêu xương ổ răng nhiều.
    + Các thử nghiệm tủy âm tính.
    b. Cận lâm sàng: X quang:
    - Đưa gutta-percha qua lỗ rò trong miệng có thể thấy hình ảnh nguồn gốc ổ mủ trên phim X quang.
    - Áp xe quanh cuống mạn tính: hình tiêu xương ranh giới không rõ.
    - U hạt và nang: hình ảnh tiêu xương có ranh giới rõ.
    - Không thể chẩn đoán phân biệt chính xác các thể bệnh nếu không có sinh thiết.
    3.2. Chẩn đoán phân biệt
    Không thể chẩn đoán phân biệt chính xác các thể bệnh nếu không có sinh thiết.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Loại trừ toàn bộ mô nhiễm khuẩn và hoại tử trong ống tủy.
    - Dẫn lưu tốt mô viêm vùng cuống.
    - Hàn kín hệ thống ống tủy, tạo điều kiện cho mô cuống hồi phục.
    - Chỉ định phẫu thuật cắt cuống răng nếu tiên lượng điều trị nội nha không có kết quả.
    2. Phác đồ điều trị
    Những răng bị viêm quanh cuống cấp hoặc bán cấp: dẫn lưu buồng tủy. Sau đó dùng kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn yếm khí và Gram [-], kết hợp với giảm đau, nâng cao thể trạng để tiến hành điều trị nội nha.
    3. Điều trị cụ thể
    a. Điều trị toàn thân
    Đối với các thể bệnh đau [viêm quanh cuống cấp, áp xe quanh cuống cấp] phải điều trị bằng kháng sinh toàn thân, đặc biệt trong trường hợp áp xe quanh cuống cấp có viêm mô tế bào.
    b. Điều trị nội nha
    - Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
    - Đặt Ca[OH]2 trong ống tủy để trung hòa mô viêm vùng cuống, sát khuẩn hệ thống ống tủy.
    - Hàn kín hệ thống ống tủy.
    - Phục hồi thân răng
    c. Điều trị phẫu thuật
    - Sau điều trị nội nha có tổn thương quanh cuống không phục hồi do nhiều nguyên nhân khác nhau.
    - Sau khi răng nguyên nhân và các răng liên quan được điều trị nội nha, theo dõi mà tổn thương cuống không tiến triển tốt, tiến hành điều trị phẫu thuật lấy đi toàn bộ lớp vỏ nang có hoặc không có cắt phần cuống răng nguyên nhân.
    - Tiến hành hàn ngược cuống răng nếu có cắt cuống răng.
    V. BIẾN CHỨNG VÀ TIÊN LƯỢNG
    Những răng bị tổn thương vùng cuống răng nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh có thể gây nhiều biến chứng phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh.
    1. Biến chứng tại chỗ
    - Áp xe: Vùng xung quanh hoặc gây viêm hạch và vùng quanh hạch.
    - Viêm xương tủy.
    2. Biến chứng toàn thân
    Liên quan bệnh tim mạch, viêm thận, viêm khớp, gây đau ½ mặt giống như đau dây thần kinh V, ngoài ra có thể gây sốt kéo dài, rất khó chẩn đoán bởi các xét nghiệm cơ bản như công thức máu không thấy có thay đổi, cấy máu âm tính,…
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Chẩn đoán và điều trị bệnh lý tủy kịp thời.
    - Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

    SAI KHỚP CẮN LOẠI I
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, tương quan xương hai hàm bình thường, nhưng các răng phía trước lệch lạc ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    1. Các rối loạn trong quá trình phát triển
    - Thiếu răng bẩm sinh.
    - Bất thường hình thể răng.
    - Thừa răng.
    - Răng mọc lạc chỗ.
    - Răng ngầm.
    2. Di truyền
    Biểu hiện là sự bất cân xứng giữa kích thước cung hàm và kích thước răng.
    3. Chấn thương
    - Tổn thương mầm răng vĩnh viễn.
    - Mất răng sữa dẫn đến thay đổi vị trí mọc của răng vĩnh viễn.
    - Chấn thương ảnh hưởng trực tiếp lên răng vĩnh viễn.
    4. Các thói quen xấu
    - Mút ngón tay.
    - Đẩy lưỡi.
    - Thở miệng…
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Ngoài mặt: Mặt cân đối, kiểu mặt thẳng hoặc lồi. Môi có thể bình thường hoặc không khép kín.
    b. Trong miệng
    - Tương quan răng hàm lớn thứ nhất là loại I theo Angle
    - Tương quan răng nanh loại I hoặc II
    - Có thể có biểu hiện các dạng lệch lạc răng:
    + Răng mọc chen chúc, răng mọc ngoài cung, hoặc xoay, hoặc kẹt.
    + Khe thưa giữa các răng với các mức độ khác nhau tùy trường hợp: Có thể do bất cân xứng kích thước răng và cung hàm, hoặc có răng thừa hoặc thiếu răng, hoặc có phanh môi bám thấp.
    - Có thể có khớp cắn sâu.
    - Độ cắn trùm tăng.
    - Có thể đường cong spee sâu.
    - Có thể có cắn hở.
    - Có thể có cắn chéo.
    - Có thể có vẩu răng hai hàm.
    - Có thể thiếu răng trên cung hàm hoặc còn răng sữa quá tuổi thay.
    - Có thể có răng mọc lạc chỗ.
    1.2. Cận lâm sàng
    - Mẫu hàm thạch cao
    Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại I.
    - X quang
    - Trên phim sọ nghiêng [Cephalometrics]
    + Tương quan xương hai hàm loại I:
    + Số đo góc ANB: 0 < góc ANB< 2.
    + Chỉ số Wits bình thường.
    - Trên phim toàn cảnh Panorama
    Có thể thấy hình ảnh răng thừa, răng ngầm, lệch lạc răng, thiếu răng, Odontoma…
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - Lệch lạc răng do sai khớp cắn loại II: phân biệt dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm trên lâm sàng, X quang.
    - Lệch lạc răng do sai khớp cắn loại III: phân biệt dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm trên lâm sàng, X quang.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng với tương quan răng nanh loại I.
    - Cải thiện về thẩm mỹ.
    - Đảm bảo độ ổn định.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Nhổ các răng có chỉ định nhổ
    - Các răng thừa.
    - Trường hợp thiếu khoảng do mất cân xứng kích thước răng và hàm.
    - Răng ngầm không có chỉ định nắn chỉnh.
    b. Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây lệch lạc răng
    - Cắt bỏ phanh môi bám thấp
    - Cắt bỏ phanh lưỡi bám bất thường
    - Điều trị loại bỏ các thói quen xấu gây lệch lạc răng….
    c. Điều trị lệch lạc răng và tạo lập tương quan hai hàm về mức tối ưu
    - Gắn mắc cài
    - Đi dây cung thích hợp
    - Sắp xếp và làm đều các răng theo chiều đứng và chiều ngang tùy từng trường hợp:
    + Trường hợp có răng chen chúc: Đóng khoảng sau khi nhổ răng và làm đều các răng.
    + Trường hợp có khe thưa: Đóng khe thưa hoặc tạo chỗ để làm phục hình răng nếu cần.
    + Trường hợp có cắn sâu: làm trồi các răng phía sau, lún các răng phía trước, làm phẳng đường cong Spee.
    + Trường hợp có cắn hở: Đóng khoảng hở liên hàm.
    + Trường hợp có cắn chéo: Giải phóng điểm cản trở gây dịch chuyển chức năng, hoặc nong rộng hàm.
    + Trường hợp vẩu hai hàm: Kéo lùi khối răng trước ra sau.
    + Trường hợp có răng ngầm: Loại bỏ yếu tố cản trở, bộc lộ răng ngầm, gắn khí cụ và đưa răng về vị trí mong muốn.
    + Trường hợp răng mọc lạc chỗ: Đưa răng về đúng vị trí hoặc đổi chỗ mà vẫn đảm bảo chức năng
    + Trường hợp thiếu răng: Đóng khoảng hoặc tạo khoảng để làm phục hình.
    - Hoàn thiện.
    - Duy trì kết quả điều trị.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Sai khớp cắn loại I gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng. Nếu không được điều trị sớm còn có thể gây sang chấn các răng, sâu răng, viêm quanh răng... dẫn tới mất răng sớm.
    - Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt.
    2. Biến chứng
    - Sang chấn các răng.
    - Đau khớp thái dương hàm.
    - Rối loạn khớp thái dương hàm.
    - Mất răng sớm.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Cần khám định kỳ, phát hiện và điều trị sớm.
    - Chăm sóc răng miệng trẻ em để giữ được các răng sữa đến tuổi thay.

    KHỚP CẮN HỞ
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tình trạng các răng đối diện trên cung răng không có độ cắn trùm lên nhau theo mặt phẳng đứng khi hai hàm ở tư thế khớp cắn trung tâm, khớp cắn hở có thể xảy ra ở phía trước hoặc phía sau hoặc phối hợp.
    II. NGUYÊN NHÂN
    1. Loại cắn hở do răng
    - Do thói quen xấu bất lợi cho hàm răng
    + Thói quen mút ngón tay kéo dài: Trẻ em có thói quen mút tay kéo dài sau 4 tuổi.
    + Thói quen đẩy lưỡi: Khi lưỡi đặt ở vị trí ra trước và giữa các răng cửa trên và răng cửa dưới thường xuyên sẽ gây ra khớp cắn hở.
    - Do các bệnh gây trở ngại đường thở qua mũi
    + Thở miệng do viêm amiđan.
    + Thở miệng do VA.
    + Thở miệng do thói quen và do các bệnh lý khác …
    - Cản trở mọc răng: Do cứng khớp, răng không mọc đủ chiều cao thân răng.
    2. Loại cắn hở do xương hàm
    - Sự phát triển bất thường của xương hàm trên.
    - Sự phát triển bất thường của xương hàm dưới.
    - Sự phát triển bất thường của cả xương hàm trên và xương hàm dưới.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Khớp cắn hở do răng
    a. Hỏi bệnh
    Có thói quen xấu như tật đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở miệng…
    b. Lâm sàng
    - Ngoài mặt: không có triệu chứng đặc trưng.
    - Trong miệng
    + Có biểu hiện các răng đối diện không tiếp xúc nhau theo chiều đứng ở tư thế cắn trung tâm:
    + Có thể có thể có cắn hở ở một hoặc nhiều răng ở vùng các răng trước nhưng các răng sau có tiếp xúc.
    + Có thể có biểu hiện cắn hở ở vùng các răng phía sau, nhưng các răng trước có tiếp xúc.
    + Có thể có biểu hiện cắn hở cục bộ ở cả vùng răng trước và răng sau.
    + Răng cửa trên có thể ngả trước.
    + Có thể có hẹp cung răng trên.
    + Có thể răng chưa mọc hết chiều cao thân răng.
    c. Cận lâm sàng
    - Mẫu hàm thạch cao
    + Không có sự tiếp xúc của các răng đối diện tại vùng răng có khớp cắn hở.
    + Có thể giảm chiều rộng cung răng hàm trên trong trường hợp kém phát triển cung răng trên do thói quen đẩy lưỡi.
    - X quang
    + Phim sọ nghiêng [Cephalometrics]: có hình ảnh cắn hở, góc xương hàm dưới bình thường.
    + Phim toàn cảnh: có thể thấy hình ảnh răng bị cứng khớp không mọc hết chiều cao thân răng.
    1.2. Khớp cắn hở do xương hàm
    1.2.1. Lâm sàng
    a. Ngoài mặt
    - Kiểu mặt dài.
    - Tầng mặt dưới: tăng.
    b. Trong miệng
    - Có cắn hở
    + Cắn hở ở vùng răng phía trước, hoặc
    + Cắn hở ở vùng răng sau, hoặc
    + Cắn hở ở cả vùng răng trước và sau.
    - Cung răng trên: thường có biểu hiện hẹp.
    1.2.2. Cận lâm sàng
    - Mẫu hàm thạch cao
    + Không có sự tiếp xúc của các răng đối diện tại vùng răng có khớp cắn hở.
    + Thường giảm chiều rộng cung răng hàm trên.
    - Phim sọ nghiêng [Cephalometrics]
    + Góc mặt phẳng hàm dưới [ GoGn-SN]: lớn.
    + Góc ANB: có thể tăng [trường hợp tương quan xương hàm loại II] hoặc giảm [trường hợp tương quan xương hàm loại III].
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Khớp cắn hở có các biểu hiện trên lâm sàng và X quang rõ rệt, vì vậy không cần chẩn đoán phân biệt.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Đóng khớp cắn hở, tạo tương quan hai hàm tối ưu.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Khớp cắn hở do răng
    a. Giai đoạn sớm của răng hỗn hợp, từ 6-8 tuổi
    - Loại bỏ thói quen xấu
    + Loại bỏ thói quen mút ngón tay: Quấn băng dính chống thấm nước vào ngón tay, hoặc dùng khí cụ chống mút ngón tay.
    + Loại bỏ thói quen đẩy lưỡi: dùng khí cụ rào chặn lưỡi, hoặc hướng dẫn trẻ tập lưỡi.
    + Loại bỏ thói quen thở miệng: Điều trị các bệnh lý liên quan gây trở ngại thở đường mũi, hoặc phối hợp dùng khí cụ chống thở miệng.
    b. Giai đoạn muộn của răng hỗn hợp [sau 8 tuổi] và giai đoạn răng vĩnh viễn
    - Điều trị loại bỏ thói quen xấu như giai đoạn sớm.
    - Kết hợp điều trị với khí cụ gắn chặt
    + Gắn mắc cài hai hàm.
    + Đặt dây cung thích hợp.
    + Sử dụng chun liên hàm theo chiều đứng đóng cắn hở.
    + Có thể phối hợp làm trồi và làm lún các răng.
    - Làm chụp thân răng bị cứng khớp cho đạt được khớp cắn bình thường nếu cắn hở do răng cứng khớp.
    2.2. Khớp cắn hở do xương hàm
    a. Bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng
    - Sử dụng khí cụ có máng cắn phía sau tạo lực tác động làm lún các răng sau, làm cho xương hàm dưới xoay ra trước và lên trên làm đóng cắn hở, đồng thời hạn chế sự phát triển của xương hàm theo chiều đứng.
    - Sử dụng khí cụ Headgear kéo cao làm lún các răng hàm hàm trên, làm cho xương hàm dưới xoay ra trước và lên trên đóng cắn hở.
    b. Bệnh nhân trưởng thành
    Khi bệnh nhân đã ở tuổi trưởng thành, thì tùy mức độ cắn hở do xương mà có thể áp dụng phương pháp điều trị khác nhau.
    - Mức độ nhẹ hoặc trung bình có thể bù trừ được
    + Gắn mắc cài hai hàm.
    + Đặt dây cung thích hợp.
    + Sử dụng chun liên hàm theo chiều đứng đóng cắn hở.
    + Sử dụng vít neo chặn làm lún và làm trồi các răng.
    - Mức độ nặng không thể bù trừ được
    + Gắn mắc cài hai hàm.
    + Đặt dây cung thích hợp.
    + Sắp xếp lại các răng để chuẩn bị cho phẫu thuật.
    + Phẫu thuật chỉnh hình có thể xương hàm trên hoặc xương hàm dưới hoặc cả hai để đóng cắn hở.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Cắn hở do răng: nếu điều trị đúng phác đồ trên thì sẽ có kết quả tốt. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể chuyển thể thành cắn hở do xương và điều trị phức tạp hơn.
    - Cắn hở do xương: điều trị phức tạp hơn. Tuy vậy, thực hiện đúng phác đồ trên thì đa số các trường hợp có kết quả tốt, nhưng vẫn có một tỷ lệ tái phát.
    2. Biến chứng
    - Mòn răng, tiêu xương ổ răng, viêm quanh răng, sâu răng…
    - Đau khớp thái dương hàm.
    - Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    CẮN CHÉO
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Cắn chéo là tương quan bất thường của một hoặc nhiều răng với một hoặc nhiều răng của cung răng đối theo hướng má - lưỡi hoặc môi - lưỡi.
    II. NGUYÊN NHÂN
    1. Cắn chéo phía trước
    1.1. Do răng
    - Chấn thương răng sữa gây lệch lạc mầm răng vĩnh viễn về phía lưỡi.
    - Lưu giữ răng sữa lâu, răng thay thế sẽ mọc về phía vòm miệng.
    - Răng thừa.
    - Thói quen cắn môi trên.
    - Bệnh nhân khe hở môi đã phẫu thuật.
    - Không đủ chiều dài cung răng.
    1.2. Do xương
    - Di truyền.
    - Kém phát triển phía trước của xương hàm trên.
    - Tăng trưởng xương hàm dưới quá mức.
    - Kết hợp kém phát triển phía trước của xương hàm trên và tăng trưởng quá mức của xương hàm dưới.
    1.3. Do chức năng
    - Giả sai khớp cắn loại III.
    - Thói quen đưa hàm dưới ra trước để lồng múi tối đa dẫn tới cắn chéo phía trước.
    2. Cắn chéo phía sau
    2.1. Do răng
    - Do răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm.
    - Mút ngón tay kéo dài.
    - Khe hở môi - vòm miệng.
    2.2. Do xương
    - Di truyền.
    - Kém phát triển phía bên của xương hàm trên [a].
    - Quá phát triển phía bên của xương hàm dưới [b].
    - Kết hợp a+b.
    2.3. Do chức năng
    - Cắn chéo một bên.
    - Do cản trở của khớp cắn.
    - Lệch hàm dưới trong chu trình chuyển động đóng hàm.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    Dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Có thể gặp cắn chéo phía trước hoặc cắn chéo phía sau hoặc phối hợp.
    1.1. Cắn chéo phía trước
    1.1.1. Lâm sàng
    a. Ngoài mặt
    - Nhìn mặt nghiêng: có thể bình thường, hoặc thẳng, hoặc lõm ở tầng mặt giữa.
    - Tầng mặt dưới: có thể có tỷ lệ bình thường hoặc giảm so với các tầng mặt khác.
    - Có thể có đường sẹo khe hở môi đã phẫu thuật.
    b. Trong miệng
    - Ở vị trí cắn trung tâm, tương quan tâm
    + Hoặc tương quan loại I răng hàm lớn thứ nhất và răng nanh. Một hoặc một số răng có độ cắn chìa đảo ngược hoặc có giá trị bằng 0 trong mối tương quan hướng môi - lưỡi giữa các răng phía trước của hàm trên và hàm dưới.
    + Hoặc tương quan loại III răng hàm lớn thứ nhất và răng nanh. Một hoặc một số răng có độ cắn chìa đảo ngược trong mối tương quan hướng môi- lưỡi giữa các răng phía trước của hàm trên và hàm dưới.
    + Có thể có răng thừa vùng răng cửa hàm trên, có thể có răng cửa sữa khi đã tới tuổi thay, răng cửa hàm trên có thể mọc về phía vòm miệng.
    1.1.2. Cận lâm sàng
    a. Mẫu hàm thạch cao
    Chu vi cung hàm trên giảm.
    b. X quang
    - Phim Cephalometrics: tương quan xương hai hàm loại I hoặc loại III. Đo các góc trên phim:
    + Góc SNA, SNB, ANB: có thể có giá trị bình thường, hoặc góc SNA có giá trị nhỏ hơn giá trị bình thường và góc SNB có giá trị bình thường, hoặc góc SNB có giá trị lớn hơn giá trị bình thường.
    + Góc ANB: có giá trị âm
    + Góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng khẩu cái: có giá trị bình thường hoặc nhỏ hơn bình thường hoặc lớn hơn bình thường.
    - Phim toàn cảnh
    + Có thể có hình ảnh răng lệch lạc , thiếu chỗ cho răng cửa hàm trên
    + Có thể thấy hình ảnh răng thừa vùng răng cửa hàm trên.
    1.2. Cắn chéo phía sau
    a. Lâm sàng
    - Ngoài mặt
    + Nhìn mặt nghiêng: có thể bình thường, hoặc thẳng, hoặc lõm ở tầng mặt giữa. khác.
    + Tầng mặt dưới: có thể có tỷ lệ bình thường hoặc giảm so với các tầng mặt
    + Có thể có đường sẹo khe hở môi đã phẫu thuật.
    - Trong miệng
    + Ở vị trí cắn trung tâm, tương quan tâm
    + Tương quan loại I, loại II hoặc loại III răng hàm lớn thứ nhất và răng nanh.
    + Cắn chéo: có thể thấy ở một răng, một số răng, một nhóm răng, có thể thấy ở một bên hoặc cả hai bên của cung răng.
    + Cắn chéo phía sau đơn giản: Múi ngoài của răng sau hàm trên cắn khít về phía lưỡi so với múi ngoài của răng sau hàm dưới.
    + Cắn chéo phía má hàm trên: hoàn toàn không cắn khít [cắn kéo].
    + Cắn chéo phía vòm miệng hàm trên: hoàn toàn không cắn khít.
    + Có thể có răng hàm sữa khi đã tới tuổi thay.
    + Răng hàm vĩnh viễn có thể mọc về phía vòm miệng hoặc phía má.
    b.Cận lâm sàng
    - Mẫu hàm thạch cao.
    + Hình dạng cung răng: hình chữ A hoặc hình ô mê ga thắt hẹp hai bên.
    + Cung hàm: có thể cân xứng hoặc không cân xứng.
    + Kích thước rộng cung hàm: giảm.
    + Tương quan hai hàm: Mất tương quan bình thường múi - hố chiều má - lưỡi của các răng sau.
    + Mất cân xứng kích thước hai hàm.
    - X quang, phim Cephalometrics: tương quan xương hai hàm loại I hoặc loại III. Đo các góc trên phim:
    + Góc SNA, SNB, ANB: có thể có giá trị bình thường, hoặc góc SNA có giá trị nhỏ hơn giá trị bình thường và góc SNB có giá trị bình thường , hoặc góc SNB có giá trị lớn hơn giá trị bình thường.
    + Góc ANB: có giá trị âm trong trường hợp tương quan xương loại III.
    + Góc răng cửa hàm trên với mặt phẳng khẩu cái: có giá trị bình thường hoặc nhỏ hơn bình thường hoặc lớn hơn bình thường.
    + Độ cắn chìa: có giá trị 0 hoặc âm hoặc bình thường.
    2. Chẩn đoán thể lâm sàng: có 3 thể cắn chéo là cắn chéo do răng, cắn chéo do xương và cắn chéo do trượt chức năng.
    a. Cắn chéo do răng
    - Các chỉ số về xương bình thường.
    - Chỉ có các biểu hiện bất thường về răng.
    b. Cắn chéo do xương
    - X quang: Tương quan xương hai hàm loại III, có thể có biểu hiện:
    + Kém phát triển xương hàm trên, xương hàm dưới bình thường.
    + Xương hàm trên bình thường, xương hàm dưới phát triển quá mức.
    + Cả hai hàm bất thường.
    - Trên mẫu thạch cao: có hẹp cung hàm trên so với hàm dưới hoặc ngược lại.
    3. Chẩn đoán phân biệt
    Tình trạng cắn chéo luôn có các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng rõ rệt, vì vậy không cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn khớp cắn khác.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1.Nguyên tắc
    Tạo lập lại các mối tương quan răng -răng , răng- xương, xương- xương, mô cứng- mô mềm theo khớp cắn đúng, đảm bảo sự ổn định và sinh lý của các mối tương quan trên.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Giai đoạn hàm răng sữa: Loại bỏ nguyên nhân gây nên cắn chéo.
    - Loại bỏ điểm chạm sớm
    - Đeo khí cụ loại bỏ thói quen xấu
    - Nhổ răng thừa…
    b. Giai đoạn hàm răng hỗn hợp
    Can thiệp nắn chỉnh răng bằng một hoặc phối hợp các phương pháp dưới đây:
    + Dùng cây đè lưỡi điều trị cắn chéo một răng.
    + Dùng mặt phẳng nghiêng răng cửa hàm dưới.
    + Dùng cánh tay đẩy đàn hồi.
    + Dùng khí cụ có ốc nong.
    + Dùng khí cụ face mask với ốc nong nhanh.
    + Dùng khí cụ chụp cằm [Chin cup].
    + Dùng khí cụ frankel III…
    c. Giai đoạn hàm răng vĩnh viễn
    Can thiệp nắn chỉnh răng bằng một hoặc phối hợp các phương pháp dưới đây:
    + Khí cụ có ốc nong.
    + Dùng khí cụ gắn chặt với chun cắn chéo.
    + Khí cụ Quad-helix…
    + Khi đến tuổi trưởng thành: có thể phối hợp với phẫu thuật trong các trường hợp cắn chéo do xương.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1.Tiên lượng
    - Nếu điều trị đúng phác đồ trên thì sẽ có kết quả tốt.
    - Nếu không điều trị thì có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng.
    2. Biến chứng
    - Gây ra các tổn thương ở răng và quanh răng như mòn răng, tiêu xương ổ răng, viêm quanh răng, sâu răng…
    - Đau khớp thái dương hàm.
    - Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các lệch lạc sớm và điều trị kịp thời.

    KHE HỞ MÔI
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Khe hở môi là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc môi bao gồm da, cơ vòng môi, niêm mạc môi từ làn môi đỏ đến nền mũi. Có thể ở một bên hoặc cả hai bên.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:
    + Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học...
    + Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon...
    + Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác...
    + Thần kinh: stress tâm lý.
    - Nguyên nhân nội tại
    + Di truyền.
    + Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
    + Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán có khe hở môi
    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
    - Cơ năng
    + Khó khăn hoặc không bú được.
    + Ăn uống hay sặc khi khe hở môi kết hợp khe hở vòm miệng.
    + Rối loạn phát âm.
    - Thực thể
    Có khe hở ở môi.
    2. Chẩn đoán mức độ khe hở
    Dựa vào lâm sàng mà có thể chẩn đoán khe hở môi một bên, hai bên, toàn bộ hoặc không toàn bộ. Trong đó:
    - Khe hở không toàn bộ: là khe hở bắt đầu từ làn môi đỏ, không tách rời hết chiều cao môi đến nền mũi.
    - Khe hở toàn bộ: là khe hở bắt đầu từ làn môi đỏ, tách rời hết chiều cao môi đến nền mũi.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Đóng kín khe hở.
    - Phục hồi cấu trúc giải phẫu môi.
    - Phục hồi chức năng và thẩm mỹ sau phẫu thuật.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Điều trị giai đoạn trước phẫu thuật: Điều trị nắn chỉnh trước phẫu thuật.
    b. Điều trị phẫu thuật
    - Điều kiện phẫu thuật
    + Cân nặng: từ 6kg trở lên.
    + Xét nghiệm máu: đủ điều kiện cho phép.
    - Các bước phẫu thuật
    + Thiết kế đường rạch da và niêm mạc môi hai bên bờ khe hở theo phương pháp đã lựa chọn.
    + Rạch da và niêm mạc môi theo đường thiết kế.
    + Bóc tách mép vết mổ hai bên bờ khe hở theo 3 lớp: da, cơ và niêm mạc
    + Bóc tách giảm căng niêm mạc ngách tiền đình bên khe hở.
    + Khâu phục hồi môi theo 3 lớp: niêm mạc, cơ và da
    + Băng.
    + Kháng sinh, giảm đau sau phẫu thuật.
    c. Điều trị sau phẫu thuật
    - Hướng dẫn và điều trị rối loạn phát âm.
    - Điều trị nắn chỉnh lệch lạc răng.
    V.TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Điều trị đúng thời điểm, đúng kỹ thuật sẽ phục hồi môi cả về giải phẫu và chức năng tốt.
    - Nếu điều trị muộn thì sẽ khó khăn trong phẫu thuật đóng khe hở môi và ảnh hưởng tới các giai đoạn điều trị tiếp theo.
    2. Biến chứng
    - Sặc khi ăn uống.
    - Viêm nhiễm đường hô hấp.
    - Hạn chế phát triển thể chất.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ cần lưu ý trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai tránh tiếp xúc các yếu tố phơi nhiễm có thể gây khuyết tật khe hở vòm miệng.

    KHE HỞ VÒM MIỆNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Khe hở vòm miệng là khuyết tật bẩm sinh, làm tách rời cấu trúc vòm miệng bao gồm xương vòm miệng, khối cơ nâng vòm hầu, cơ căng màn hầu và niêm mạc.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Nguyên nhân ngoại lai: các yếu tố tác động xảy ra trong quá trình hình thành và phát triển trong giai đoạn đầu của thời kỳ bào thai:
    + Vật lý: phóng xạ, tia X, nhiệt học, cơ học...
    + Hóa học: thuốc trừ sâu, dioxin, chì, carbon...
    + Sinh học: virus, xoắn khuẩn, các loại vi khuẩn khác...
    + Thần kinh: stress tâm lý.
    - Nguyên nhân nội tại:
    + Di truyền.
    + Khiếm khuyết nhiễm sắc thể.
    + Ảnh hưởng của tuổi và nòi giống.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán có khe hở vòm miệng
    Dựa vào các triệu chứng lâm sàng
    - Cơ năng
    + Sặc khi bú hoặc khi ăn.
    + Trường hợp trẻ đã biết nói thì có biểu hiện nói ngọng.
    - Thực thể
    Có khe hở ở vòm miệng.
    2. Chẩn đoán mức độ khe hở
    Dựa vào lâm sàng tùy theo mức độ khe hở mà có thể chẩn đoán khe hở vòm miệng một bên, hai bên, toàn bộ hoặc không toàn bộ.
    a. Khe hở một bên: thành khe hở bên lành liên tục với vách ngăn chính mũi.
    - Khe hở không toàn bộ
    + Khe hở lưỡi gà.
    + Khe hở vòm miệng mềm.
    + Khe hở toàn bộ: khe hở bao gồm cả vòm miệng mềm và vòm miệng cứng.
    b. Khe hở hai bên: vách ngăn mũi không liên tục với thành khe hở.
    - Khe hở toàn bộ.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Đóng kín khe hở.
    - Phục hồi hệ thống cơ căng và nâng vòm miệng.
    - Đẩy lùi vòm miệng ra sau.
    - Phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng
    - Điều kiện phẫu thuật
    + Cân nặng: từ 10kg trở lên.
    + Xét nghiệm máu: đủ điều kiện cho phép.
    - Các bước phẫu thuật
    + Thiết kế đường rạch niêm mạc theo phương pháp đã lựa chọn.
    + Rạch niêm mạc theo đường thiết kế.
    + Bóc tách lớp niêm mạc vòm miệng, bảo tồn bó mạch khẩu cái sau.
    + Bóc tách lớp niêm mạc nền mũi.
    + Khâu phục hồi theo từng lớp niêm mạc mũi, khối cơ căng màn hầu, niêm mạc vòm miệng
    2.2. Điều trị rối loạn phát âm
    a. Thời gian điều trị: Tiến hành sau khi mổ đúng khe hở vòm miệng.
    b. Kế hoạch điều trị
    - Đánh giá chức năng màn hầu.
    - Yêu cầu điều trị:
    + Đạt được khẩu hình đúng.
    + Phát âm đúng.
    + Đề xuất các can thiệp bổ sung.
    c. Cách thức điều trị
    - Tập luyện phát âm.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Điều trị đúng thời điểm, đúng kỹ thuật sẽ phục hồi vòm miệng cả về giải phẫu và chức năng tốt.
    - Nếu điều trị muộn thì sẽ khó khăn trong phẫu thuật đóng khe hở vòm miệng và điều trị rối loạn phát âm.
    2. Biến chứng
    - Sặc khi ăn uống.
    - Viêm nhiễm đường hô hấp.
    - Hạn chế phát triển thể chất.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ cần lưu ý trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai tránh tiếp xúc các yếu tố phơi nhiễm có thể gây khuyết tật khe hở vòm miệng.

    NANG THÂN RĂNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Nang thân răng là nang trong xương hàm, liên quan tới thân răng của răng ngầm hoặc răng thừa ngầm, nang bao bọc một phần hay toàn bộ thân răng. Lòng nang chứa dịch màu vàng chanh hoặc trắng đục do nhiễm khuẩn.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân có thể do rối loạn trong quá trình phát triển và hình thành răng, có thể có các dạng:
    - Dạng trong túi [intrafollicular]: Do bất thường của bản thân biểu mô men thoái hóa hoặc do bất thường bề mặt men răng gây tích tụ dịch.
    - Dạng ngoài túi [extrafollicular]: Do sự có mặt và phát triển của các dòng tế bào khác trên biểu mô men thoái hóa như biểu mô sừng hóa, liên bào men…Ngoài ra, còn có thể do yếu tố viêm nhiễm: có giả thuyết cho rằng ổ viêm nhiễm ở cuống răng sữa có thể là nguyên nhân kích thích hình thành nang thân răng bao quanh mầm răng vĩnh viễn bên dưới.
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    Khi nang có kích thước nhỏ thường không có biểu hiện lâm sàng, được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân được chụp X quang vì thiếu răng vĩnh viễn, răng sữa không rụng, răng kế cận nghiêng, xoay trục hoặc khi tiến hành các nhu cầu điều trị khác như phục hình, chỉnh nha.
    Khi nang có kích thước lớn hơn có thể có các biểu hiện dưới đây:
    - Phồng xương gây biến dạng mặt mà không đau nhức.
    - Lung lay răng kế cận với vị trí răng chưa mọc.
    - Răng sữa tương ứng vẫn còn trên cung răng.
    - Trong trường hợp nang thân răng ở xương hàm dưới có thể gây tê môi dưới do nang to chèn vào ống răng dưới.
    - Niêm mạc trên chỗ phồng xương hoàn toàn bình thường, trường hợp nang to gây phồng xương nhiều, niêm mạc có thể bị loét do sang chấn khi ăn nhai.
    - Nang to phá hủy xương rộng gây xô lệch và lung lay các răng lân cận.
    - Trường hợp nang bội nhiễm thì có biểu hiện sưng đau chỗ phồng xương.
    1.2. Cận lâm sàng
    X quang
    - Có hình ảnh nang trong xương hàm liên quan tới răng ngầm. Thân răng ngầm nằm trong lòng nang.
    - Có biểu hiện thiếu răng trên cung răng.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - Nang chân răng: phân biệt dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
    + Có răng nguyên nhân tủy chết.
    + Nang liên quan tới cuống răng.
    + Không có biểu hiện thiếu răng trên cung răng.
    - U men thể nang: phân biệt dựa vào các biểu hiện dưới đây:
    + Có biểu hiện tiêu chân răng các răng liên quan.
    + Kết quả giải phẫu bệnh lý.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ nang và răng ngầm.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1 Phẫu thuật lấy bỏ nang và răng ngầm
    - Chỉ định: Nang có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch niêm mạc, bóc tách bộc lộ xương.
    + Mở xương, bộc lộ nang.
    + Lấy nang và răng ngầm.
    + Kiểm soát vùng phẫu thuật.
    + Khâu đóng niêm mạc.
    2.2. Phẫu thuật mở thông nang
    - Chỉ định: Nang kích thước lớn phá hủy xương nhiều.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch niêm mạc, bóc tách bộc lộ xương.
    + Mở xương, bộc lộ nang.
    + Cắt bỏ một phần vỏ nang.
    + Khâu lộn niêm mạc vỏ nang và mở thông lòng nang ra khoang miệng.
    + Kháng sinh.
    + Sau 1 tuần, làm máng bịt.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Nếu điều trị đúng, phẫu thuật cắt nang và lấy răng ngầm sẽ có kết quả tốt, không tái phát.
    - Trường hợp phẫu thuật mở thông nang, sau một thời gian nang thu hẹp thì có thể tiến hành phẫu thuật thì hai lấy bỏ nang và răng ngầm.
    2. Biến chứng
    - Bội nhiễm.
    - Nang to phá hủy xương hàm có thể gây ra gãy xương bệnh lý.
    VI. PHÒNG BỆNH:
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện răng ngầm hoặc phát hiện sớm nang thân răng và điều trị kịp thời.

    NANG NHÁI SÀN MIỆNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Nang nhái sàn miệng là nang nhầy, khu trú ở sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng cơ chế gây nang là do ống một tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1 Lâm sàng
    - Có khối phồng ở sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.
    - Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt giống bụng nhái, ranh giới rõ.
    - Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.
    - Nang phát triển từ từ, trường hợp to có thể lấn qua đường giữa, đẩy lệch lưỡi, ảnh hưởng chức năng.
    - Thể lâm sàng hiếm gặp là nang nhái ở cổ, xảy ra khi nang xuyên qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy: không có dấu hiệu đặc trưng.
    - Cộng hưởng từ [MRI]: thấy khối giảm âm và giảm tỷ trọng ranh giới rõ.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Nang nhái sàn miệng có các dấu hiệu lâm sàng khá điển hình và không cần chẩn đoán phân biệt.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Phẫu thuật cắt bỏ nang.
    2. Điều trị cụ thể
    Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị dưới đây:
    2.1. Phẫu thuật cắt bỏ nang
    - Chỉ định: Nang có kích thước nhỏ, không liên quan tới tuyến nước bọt dưới lưỡi.
    - Kỹ thuật
    + Gây tê tại chỗ.
    + Rạch niêm mạc bộc lộ nang.
    + Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang.
    + Khâu đóng niêm mạc.
    + Kháng sinh.
    2.2. Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi
    - Chỉ định: Nang có kích thước vừa phải và liên quan với tuyến nước bọt dưới lưỡi.
    - Kỹ thuật
    + Phẫu thuật lấy bỏ nang: thực hiện theo mục 4.2.1.
    + Phẫu thuật lấy bỏ tuyến nước bọt dưới lưỡi.
    + Kháng sinh.
    2.3. Phẫu thuật mở thông nang
    - Chỉ định
    + Nang có kích thước lớn gây chèn ép và ảnh hưởng đến chức năng.
    + Nang có kích thước lớn và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.
    - Kỹ thuật
    + Gây tê tại chỗ.
    + Rạch niêm mạc trên nang theo hình múi cam.
    + Tách bóc lấy bỏ phần niêm mạc miệng hình múi cam giữa hai đường rạch.
    + Rạch vỏ nang.
    + Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.
    + Kháng sinh.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG:
    1. Tiên lượng
    Phẫu thuật cắt bỏ nang hoặc cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc phẫu thuật mở thông nang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.
    2. Biến chứng
    Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng sàn miệng và ảnh hưởng đến chức năng.
    VI. PHÒNG BỆNH:
    Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.

    NANG TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM VÀ DƯỚI LƯỠI
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi là nang nhầy, có thể khu trú ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng. Lòng nang chứa dịch nhầy có nguồn gốc từ tuyến nước bọt dưới lưỡi, hoặc tuyến dưới hàm, hoặc tuyến nước bọt phụ ở sàn miệng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh đến nay vẫn chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng cơ chế gây nang là do ống tuyến nước bọt bị tắc, giãn phình.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1 Lâm sàng
    - Có khối phồng ở vùng dưới hàm hoặc sàn miệng, kích thước thường khoảng 1-3cm hoặc lớn hơn.
    - Bề mặt khối phồng có màu tím nhạt, ranh giới rõ.
    - Niêm mạc mỏng căng, có thể tự vỡ ra dịch nhày trong như lòng trắng trứng có albumin và mucin, dễ nhiễm khuẩn, hay tái phát.
    - Thể lâm sàng hiếm gặp là nang to đi từ vùng sàn miệng lấn qua cơ hàm móng và biểu hiện thành khối phồng ở vùng cổ.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy: có thể thấy sỏi ở tuyến hoặc ống tuyến.
    - Cộng hưởng từ [MRI]: thấy khối giảm âm và giảm tỷ trọng ranh giới rõ.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi có các dấu hiệu lâm sàng khá điển hình và không cần chẩn đoán phân biệt.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Phẫu thuật cắt bỏ nang.
    2. Điều trị cụ thể
    Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng một trong ba biện pháp điều trị dưới đây:
    2.1. Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi
    - Chỉ định: Nang có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
    - Kỹ thuật
    + Gây tê tại chỗ.
    + Rạch niêm mạc bộc lộ nang.
    + Tách bóc vỏ nang ra khỏi mô xung quanh và lấy toàn bộ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi.
    + Khâu đóng niêm mạc.
    + Kháng sinh.
    2.2. Phẫu thuật mở thông nang
    - Chỉ định
    Nang có kích thước lớn gây chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng và tình trạng toàn thân của bệnh nhân không cho phép phẫu thuật kéo dài.
    - Kỹ thuật
    + Gây tê tại chỗ.
    + Rạch niêm mạc trên nang theo hình múi cam.
    + Tách bóc lấy bỏ phần niêm mạc miệng hình múi cam giữa hai đường rạch.
    + Rạch vỏ nang.
    + Khâu nối từng bên mép vỏ nang với mép niêm mạc sàn miệng, để thông lòng nang ra khoang miệng.
    + Kháng sinh.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1.Tiên lượng
    Phẫu thuật cắt bỏ nang và tuyến nước bọt dưới hàm hoặc dưới lưỡi, hoặc phẫu thuật mở thông nang, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì đều cho kết quả tốt, không tái phát.
    2. Biến chứng
    Bội nhiễm: gây sưng tấy vùng sàn miệng và dưới hàm, ảnh hưởng đến chức năng.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám sức khỏe răng hàm mặt định kỳ để phát hiện nang sớm và điều trị kịp thời.

    ÁP XE VÙNG CƠ CẮN
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là áp xe khu trú ở vùng cơ cắn, nguyên nhân thường do răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Các nguyên nhân khác
    + Do tai biến điều trị.
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng
    + Vùng cơ cắn có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.
    + Nếu khối áp xe ở vị trí nông, nằm trên cơ cắn có thể sờ thấy dấu hiệu chuyển sóng.
    + Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.
    - Trong miệng
    + Bệnh nhân có khít hàm dữ dội, thường chỉ há được tối đa 0,5cm..
    + Niêm mạc ngách tiền đình nề, xung huyết dọc theo bờ trước cành lên xương hàm dưới.
    + Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy
    + Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
    - CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng cơ cắn.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - Áp xe vùng má: vị trí áp xe ở vùng má và không có dấu hiệu khít hàm dữ dội.
    - Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai, có chảy mủ qua lỗ ống Stenon khi thăm khám và không có khít hàm.
    - Viêm xương vùng góc hàm hoặc cành lên xương hàm dưới: Ban đầu có thể làm mủ vùng cơ cắn. Trên X quang có thể thấy hình ảnh xương chết.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Điều trị toàn thân
    Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
    2.2. Điều trị tại chỗ
    Rạch dẫn lưu mủ có thể theo đường trong miệng hoặc ngoài mặt.
    a. Đường trong miệng
    - Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra dưới niêm mạc bờ trước cành lên xương hàm dưới.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
    + Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân.
    b. Đường ngoài mặt
    - Chỉ định: khi áp xe tiến triển ra phía da hoặc vào sâu phía trong cơ cắn [lan lên trên hoặc ra phía sau xương hàm dưới].
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da vùng dưới hàm, cong theo đường bờ nền.
    + Bóc tách da và mô dưới da.
    + Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân: thường là nhổ răng nguyên nhân..
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1.Tiên lượng
    Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
    2. Biến chứng
    - Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời.

    ÁP XE MÁ
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là áp xe khu trú ở vùng má, nguyên nhân thường do răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Do nguyên nhân khác
    + Do tai biến điều trị.
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng
    + Vùng má có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên đến mi mắt dưới hoặc hố thái dương, ra sau tới vùng cơ cắn hoặc mang tai, xuống dưới tới vùng dưới hàm. Các rãnh tự nhiên trên mặt bị xóa.
    + Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.
    - Trong miệng
    + Không có dấu hiệu khít hàm.
    + Niêm mạc má căng phồng, đầy ngách tiền đình, niêm mạc in dấu răng và có nhiều cặn tơ huyết hoặc giả mạc.
    + Khi ấn tay vào khối sưng trong miệng thấy mềm, lún, chuyển sóng.
    + Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy
    Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
    - CT Scanner: có khối thấu quanh ranh giới rõ ở vùng má.
    2 Chẩn đoán phân biệt
    - Áp xe vùng cơ cắn: vị trí áp xe ở vùng cơ cắn và có dấu hiệu khít hàm.
    - Áp xe vùng mang tai: vị trí áp xe ở vùng mang tai và dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống Stenon khi thăm khám.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1 Điều trị toàn thân
    Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
    2.2. Điều trị tại chỗ
    a. Đường trong miệng
    - Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc miệng.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
    + Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân.
    b.Đường ngoài mặt
    - Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía dưới da vùng má.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da vùng dưới hàm.
    + Bóc tách da và mô dưới da.
    + Dùng kẹp Korche thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
    2. Biến chứng
    - Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, mọc lệch để điều trị kịp thời.

    ÁP XE VÙNG DƯỚI HÀM
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là áp xe khu trú ở vùng dưới hàm, nguyên nhân thường do răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Do nguyên nhân khác
    + Do tai biến điều trị.
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    + Sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng
    + Vùng dưới hàm có 1 khối sưng lớn, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề, có thể thâm nhiễm lan rộng lên trên phần thấp của má,phía trước lan đến vùng dưới cằm,phía sau lan đến vùng cổ bên,phía dưới lan xuống xương móng.Lồi bờ nền xương hàm dưới bị xóa.
    + Giai đoạn đầu khối có mật độ cứng, về sau ấn lõm hoặc có dấu hiệu chuyển sóng. Bệnh nhân đau dữ dội khi sờ vào.
    - Trong miệng
    + Dấu hiệu khít hàm dữ dội.
    + Xung huyết,nề niêm mạc ngách tiền đình răng nguyên nhân.
    + Rãnh bên lưỡi,vùng xa của sàn miệng sưng nề, xung huyết.
    + Khi ấn tay vào khối sưng ở phía sau sàn miệng, mặt trong xương hàm thấy mềm, lún, chuyển sóng.
    + Trụ trước amidan xung huyết, phần trước của sàn miệng bình thường.
    + Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy
    Có thể có hình ảnh tổn thương răng nguyên nhân.
    - CT Scanner: có khối thấu quang ranh giới rõ ở vùng dưới hàm.
    2 Chẩn đoán phân biệt
    - Áp xe tuyến dưới hàm: dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống Wharton khi thăm khám.
    - Viêm hạch mủ dưới hàm: bắt đầu dưới dạng nổi cục sưng đau, sau lan ra cả vùng, không có dấu hiệu khít hàm.
    - Áp xe tuyến dưới lưỡi: dấu hiệu ngoài miệng ít, sàn miệng bên bệnh sưng cứng, khít hàm ít.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Điều trị toàn thân:
    Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
    2.2. Điều trị tại chỗ
    - Rạch dẫn lưu mủ theo đường ngoài mặt.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da vùng dưới hàm.
    + Bóc tách da và mô dưới da.
    + Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
    2. Biến chứng
    - Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời.

    ÁP XE VÙNG SÀN MIỆNG
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là áp xe khu trú ở vùng sàn miệng, nguyên nhân thường do răng.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Các nguyên nhân khác
    + Do tai biến điều trị.
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận
    + Sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng
    Có thể sưng nề vùng dưới cằm, phần trước vùng dưới hàm, da trên khối sưng nóng đỏ hoặc tím, căng, nề.
    - Trong miệng
    + Có biểu hiện há miệng hạn chế.
    + Sưng nề sàn miệng bên răng nguyên nhân,lưỡi bị đẩy lệch về bên đối diện.
    + Niêm mạc sàn miệng đỏ xung huyết, có phủ màng giả trắng, không dính.
    + Mào dưới lưỡi sưng gồ như “mào gà”, sờ thấy có một gờ chắc, rất đau, dính vào mặt trong xương tương ứng với răng nguyên nhân.
    + Ấn có dấu hiệu mềm lún hay chuyển sóng, khó nuốt, khó nói, khó nhai. Cử động lưỡi khó và đau.
    + Răng nguyên nhân: có biểu hiện bệnh lý của răng nguyên nhân.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy
    + Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
    + Có thể thấy hình ảnh sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm.
    - CT Scanner: có khối thấu quang ranh giới rõ ở vùng sàn miệng, và có thể thấy hình ảnh sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - Áp xe tuyến dưới hàm:dấu hiệu chảy mủ qua lỗ ống Wharton khi thăm khám.
    - Áp xe nông quanh hàm trong [dưới lưỡi, dưới niêm mạc]: áp xe nông ngay chân răng nguyên nhân. Sàn miệng bình thường.
    - Phlegmon sàn miệng: sưng, thâm nhiễm toàn bộ sàn miệng hai bên, tình trạng toàn thân suy yếu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Dẫn lưu mủ và điều trị răng nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Điều trị toàn thân
    Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
    2.2. Điều trị tại chỗ
    Rạch dẫn lưu mủ theo đường trong miệng hoặc ngoài mặt.
    a. Đường trong miệng
    - Chỉ định: khi áp xe tiến triển về phía niêm mạc miệng.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch niêm mạc ở chỗ thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe.
    + Bộc lộ ổ áp xe và dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân.
    b. Đường ngoài mặt
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da vùng dưới cằm.
    + Bóc tách da và mô dưới da.
    + Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị răng nguyên nhân.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1.Tiên lượng
    Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị răng nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
    2. Biến chứng
    - Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, răng khôn mọc lệch để điều trị kịp thời.
    - Khi phát hiện sỏi ống tuyến nước bọt dưới hàm thì cần phẫu thuật lấy sỏi.

    ÁP XE VÙNG MANG TAI
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là áp xe khu trú ở vùng mang tai, nguyên nhân thường do viêm mủ tuyến mang tai.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Viêm tuyến mang tai
    + Viêm mủ tuyến mang tai.
    + Sỏi tuyến nước bọt nhiễm khuẩn.
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Do nguyên nhân khác
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    + Viêm hạch vùng mang tai.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    - Có biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, mạch nhanh, hơi thở hôi….
    - Có thể có hạch vùng lân cận cùng bên.
    b. Tại chỗ
    - Ngoài miệng
    + Có khối sưng nề hoặc cứng vùng mang tai, trước hoặc dưới ống tai ngoài.
    + Theo thời gian, sưng sẽ lan rộng, có thể lan cả nửa mặt, làm cho nề mi mắt và mắt bị khép lại.
    + Da trên khối sưng căng bóng, đỏ, sờ vào đau.
    + Rãnh giữa bờ trước xương chũm và bờ sau cành lên bị sưng đầy, ấn lõm và đau.
    + Bệnh nhân có thể bị hạn chế há miệng.
    - Trong miệng
    + Với bệnh nhân có hạn chế há miệng chúng ta rất khó khám trong miệng.
    + Niêm mạc má xung huyết.
    + Có thể có sưng sau trụ thành bên hầu.
    + Miệng lỗ ống Stenon nề, vuốt dọc tuyến ngoài má thấy mủ chảy qua miệng ống.
    1.2. Cận lâm sàng
    Phim MRI, CT scanner
    - Xác định chính xác vị trí, kích thước và số lượng của ổ mủ.
    - Có thể có sỏi hoặc dị vật ở vùng tuyến mang tai.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - Áp xe vùng cơ cắn: sưng vùng cơ cắn, khít hàm nhiều.
    - Áp xe hạch vùng mang tai: không có mủ chảy qua ống Stenon khi ấn vào vùng mang tai.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Dẫn lưu mủ và điều trị nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Điều trị toàn thân
    Kháng sinh và nâng cao thể trạng.
    2.2. Điều trị tại chỗ
    Rạch dẫn lưu mủ.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da bờ trước ống tai ngoài, từ cung tiếp xuống gần góc hàm hoặc rạch da dưới và quanh góc hàm.
    + Bóc tách da và mô dưới da.
    + Dùng kẹp Kocher thâm nhập vào vùng áp xe để dẫn lưu mủ.
    + Bơm rửa.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Điều trị nguyên nhân
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Nếu dẫn lưu mủ phối hợp với điều trị nguyên nhân thì có kết quả điều trị tốt.
    2. Biến chứng
    - Viêm tấy tỏa lan vùng mặt.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Khám răng miệng định kỳ để phát hiện các răng sâu, tổn thương viêm quanh răng, mọc lệch để điều trị kịp thời.
    - Khi phát hiện sỏi tuyến mang tai thì phẫu thuật lấy sỏi.

    VIÊM TẤY LAN TỎA VÙNG HÀM MẶT
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tình trạng viêm mô tế bào hoại tử lan rộng không giới hạn, với các biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, diễn biến nhanh, nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Do răng
    + Răng viêm quanh cuống không được điều trị.
    + Răng có viêm quanh răng không được điều trị.
    + Do biến chứng răng khôn.
    - Do nguyên nhân khác
    + Do tai biến điều trị.
    + Do chấn thương.
    + Nhiễm trùng các vùng lân cận.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    - Trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Sốt cao hoặc nhiệt độ không tăng do tình trạng mạch nhiệt phân ly, mạch nhanh nhỏ, khó bắt.
    - Người bệnh thường ở tình trạng lả, suy kiệt, vật vã.
    b. Tại chỗ
    Bệnh bắt đầu ở một vùng nhất định, sau đó lan nhanh sang tất cả các vùng khác của nửa mặt cùng bên, sàn miệng hoặc bên đối diện.
    - Ngoài mặt
    + Mặt biến dạng, sưng to lan rộng ra các vùng má, vùng cơ cắn, vùng mang tai, vùng dưới hàm, vùng thái dương, có thể lan tới vùng cổ và ngực.
    + Mi mắt sưng nề che kín nhãn cầu.
    + Mất các rãnh tự nhiên ở mặt.
    + Da căng bóng nề, không kẹp được bằng tay, màu trắng nhợt hoặc hơi tím.
    + Ấn thấy có mật độ cứng, không có dấu hiệu chuyển sóng, có thể thấy lạo xạo hơi.
    - Trong miệng
    + Khít hàm.
    + Sưng nề vùng sàn miệng, má, thành bên họng.
    + Niêm mạc má, tiền đình nề, mang dấu răng, có cặn tơ huyết bẩn.
    + Nước bọt quánh, miệng có mùi hôi thối.
    + Có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang
    + X quang thường quy: có biểu hiện tổn thương răng nguyên nhân.
    + Phim MRI, CT scanner: xác định chính xác vị trí, kích thước tổ chức bị viêm hoại tử.
    - Xét nghiệm sinh hóa: Có albumin niệu, trụ niệu, bạch cầu cao.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    Viêm tấy tỏa lan vùng hàm mặt có các biểu hiện lâm sàng rõ và tiến triển nhanh, không cần chẩn đoán phân biệt.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Chống nhiễm trùng, nhiễm độc và nâng cao thể trạng.
    - Rạch rộng và dẫn lưu mủ.
    - Xử trí răng nguyên nhân.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Điều trị toàn thân
    Đồng thời với việc phẫu thuật, phải điều trị chống sốc nhiễm trùng, nhiễm độc và nâng cao thể trạng.
    b. Phẫu thuật
    - Vô cảm
    - Rạch rộng, mở thông và dẫn lưu các ổ mủ.
    - Bơm rửa.
    - Đặt dẫn lưu tới tất cả các ổ mủ
    - Xử trí răng nguyên nhân.
    c. Chăm sóc sau phẫu thuật
    - Bơm rửa qua dẫn lưu nhiều lần trong ngày.
    - Thay những dẫn lưu bị tắc.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Tiên lượng nặng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh, có thể tử vong do nhiễm trùng, nhiễm độc, ngạt thở.
    2. Biến chứng
    - Áp xe trung thất.
    - Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
    - Nhiễm trùng huyết.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám răng miệng định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các răng bệnh lý.

    VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI DO VIRUS [QUAI BỊ]
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
    II. NGUYÊN NHÂN
    Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
    1.1 Lâm sàng
    a. Thời kỳ ủ bệnh
    Giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
    - Có thể sốt.
    - Khô miệng.
    - Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc hàm.
    b. Thời kỳ toàn phát
    - Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
    + Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
    + Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
    - Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
    - Há miệng có thể hạn chế.
    - Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
    - Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không có mủ nếu không có bội nhiễm.
    1.2. Cận lâm sàng:
    - Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
    - X quang: không có giá trị chẩn đoán.
    2. Chẩn đoán phân biệt:
    - Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn: thường biểu hiện viêm tuyến mang tai ở một bên và có mủ ở miệng ống Stenon, không có tính chất dịch tễ.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Nâng cao thể trạng.
    - Chống bội nhiễm.
    - Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
    2. Điều trị cụ thể
    - Thuốc an thần.
    - Hạ sốt.
    - Vệ sinh răng miệng.
    - Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Bệnh tiến triển khoảng 8-10 ngày và tự khỏi.
    2. Biến chứng
    - Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.
    - Viêm buồng trứng: hiếm gặp.
    VI. PHÒNG BỆNH
    - Tiêm văcxin phòng quai bị cho trẻ em.
    - Cách ly người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.

    VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI MẠN TÍNH
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Viêm tuyến nước bọt mãn tính là loại viêm tuyến nước bọt thường gặp ở người lớn do nhiều nguyên nhân,hay gặp nhất là do vi khuẩn.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Vi khuẩn.
    - Sỏi tuyến mang tai.
    - Bệnh có thể được coi là biến chứng của nhưng tổn thương tái phát do phản xạ, dị ứng, nội tiết của tuyến nước bọt .
    - Do những thâm nhiễm nguyên thủy tuyến mang tai của hội chứng Sjogren.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
    1.1. Lâm sàng
    a. Ngoài miệng
    - Thường chỉ biểu hiện khi có đợt bán cấp: sưng, tức tuyến mang tai 1 hoặc cả 2 bên, đau nhiều.
    - Giữa 2 đợt sưng, tuyến mang tai chỉ hơi to hơn bình thường, sờ chắc, không đau.
    - Bệnh nhân chủ yếu thấy khó chịu nhất là lúc sáng dậy, nước bọt hơi mặn trong miệng.
    - Tình trạng trên kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, có điều trị hay không cũng hết dần. Sau vài tháng sưng đau trở lại.
    b.Trong miệng
    - Lỗ ống Stenon sưng đỏ.
    - Xoa nắn tuyến có mủ loãng hoặc những sợi nhầy mủ, chứa phế cầu, tụ cầu và liên cầu khuẩn chảy theo lỗ ống Stenon vào miệng.
    1.2. Cận lâm sàng
    Hình ảnh Xquang có tiêm thuốc cản quang
    - Ống Stenon giãn to, đường kính không đều, chỗ phình, chỗ chít hẹp.
    - Những ống nhỏ trong nhu mô có thể thấy rõ, có những ổ đọng thuốc trong nang tuyến phình ra.
    2 Chẩn đoán phân biệt
    Viêm tuyến nước bọt mang tai do virus [quai bị]: dựa vào dấu hiệu không có mủ chảy ra ở lỗ ống Steno và tính chất dịch tễ.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    - Nâng cao thể trạng.
    - Chống bội nhiễm.
    - Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
    2. Điều trị cụ thể
    2.1. Điều trị nội khoa:
    a. Chỉ định: Khi tuyến chưa xơ hóa.
    b. Điều trị bằng cách bơm rửa tuyến bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, nước muối sinh lý.
    2.2. Điều trị ngoại khoa
    a. Chỉ định: Khi tuyến xơ hóa, không còn chức năng.
    b. Điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến mang tai, bảo tồn thần kinh VII.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da theo đường Redon vùng mang tai.
    + Bóc tách bộc lộ thần kinh VII.
    + Cắt toàn bộ tuyến mang tai.
    + Kiểm soát vùng phẫu thuật
    + Đặt dẫn lưu kín.
    + Khâu phục hồi.
    + Kháng sinh.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    Nếu phát hiện sớm, điều trị nội khoa sẽ cho kết quả tốt.
    2. Biến chứng
    - Áp xe tuyến mang tai
    - Viêm tấy lan tỏa.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khám chuyên khoa răng hàm mặt định kỳ để phát hiện viêm tuyến mang tai sớm và điều trị kịp thời.

    VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM DO SỎI
    I. ĐỊNH NGHĨA
    Là tình trạng tổn thương viêm tuyến nước bọt có nguyên nhân do sỏi có thể ở vùng tuyến hoặc ống tuyến.
    II. NGUYÊN NHÂN
    - Sỏi ống tuyến nước bọt.
    - Sỏi tuyến nước bọt.
    III. CHẨN ĐOÁN
    1. Chẩn đoán xác định
    1.1. Lâm sàng
    a. Toàn thân
    - Có thể có sốt nếu viêm cấp.
    - Có thể có hạch viêm dưới hàm cùng bên.
    b. Cơ năng
    Triệu chứng Garel: Xảy ra trong bữa ăn, tuyến dưới hàm sưng phồng lên do sỏi làm tắc nước bọt, ứ lại trong tuyến. Khi nước bọt thoát ra được thì hết sưng tuyến và hết đau.
    c. Tại chỗ
    - Ngoài mặt
    + Sưng vùng dưới hàm: ranh giới rõ, nếu trong đợt cấp thì có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, sờ đau. Nếu không phải đợt cấp thì da trên vùng sưng bình thường, nắn chắc, ít đau.
    - Trong miệng
    + Lô ông Wharton nê đo.
    + Sờ có thể thấy sỏi ở vùng ống tuyến.
    + Khi vuốt dọc ống tuyến về phía miệng ống tuyến, có thể có mủ chảy ra.
    1.2. Cận lâm sàng
    - X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh sỏi ở tuyến hoặc ống tuyến.
    - CT Scanner
    + Thấy vị trí, kích thước của sỏi.
    + Có hình ảnh phì đại tuyến dưới hàm.
    - Chụp cản quang tuyến dưới hàm: có hình ảnh chuỗi ngọc trai điển hình với đặc điểm ống Wharton to, giãn nỡ không đều.
    2. Chẩn đoán phân biệt
    - U tuyến dưới hàm: không có triệu chứng Garel, không có sỏi.
    IV. ĐIỀU TRỊ
    1. Nguyên tắc
    Phẫu thuật lấy sỏi và điều trị bảo tồn tuyến hoặc cắt bỏ tuyến.
    2. Điều trị cụ thể
    a. Phẫu thuật lấy sỏi và điều trị bảo tồn tuyến
    - Chỉ định
    + Sỏi ống tuyến.
    + Viêm tuyến nhưng tuyến chưa xơ hóa.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Xác định và cố định vị trí sỏi bằng chỉ phẫu thuật.
    + Rạch niêm mạc dọc ống tuyến tại vị trí có sỏi.
    + Bộc lộ và lấy sỏi.
    + Kiểm soát vùng phẫu thuật.
    + Cắt bỏ chỉ cố định sỏi.
    + Khâu đóng niêm mạc.
    + Kháng sinh, chống viêm.
    b. Phẫu thuật lấy sỏi và cắt bỏ tuyến dưới hàm
    - Chỉ định
    + Sỏi tuyến.
    + Tuyến viêm mạn gây xơ hóa.
    - Kỹ thuật
    + Vô cảm.
    + Rạch da vùng dưới hàm.
    + Tách bóc, bộc lộ tuyến.
    + Cắt bỏ tuyến cùng sỏi.
    + Kiểm soát vùng phẫu thuật.
    + Đặt dẫn lưu.
    + Khâu phục hồi phần mềm.
    + Kháng sinh.
    V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
    1. Tiên lượng
    - Viêm tuyến dưới hàm do sỏi ống tuyến được điều trị sớm bằng việc lấy sỏi ống tuyến sẽ bảo tồn được tuyến dưới hàm với kết quả điều trị tốt.
    - Viêm tuyến dưới hàm do sỏi ống tuyến nếu điều trị lấy bỏ sỏi muộn thì tuyến dưới hàm dễ viêm mạn xơ hóa, dẫn đến phải cắt bỏ tuyến.
    - Viêm tuyến dưới hàm do sỏi tuyến thì không thể điều trị bảo tồn tuyến.
    2. Biến chứng
    - Áp xe vùng dưới hàm.
    - Áp xe vùng sàn miệng.
    VI. PHÒNG BỆNH
    Khi phát hiện có sỏi ống tuyến Wharton thì phẫu thuật lấy bỏ sớm để phòng viêm tuyến.

    Chủ Đề