Hướng dẫn cong nhân chế biến thực phẩm đông lạnh

Việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng thực phẩm được lưu trữ, vận chuyển và phân phối một cách an toàn và hợp pháp. Dưới đây là một số điểm quan trọng và giấy phép cần thiết trong kinh doanh thực phẩm đông lạnh, doanh nghiệp cần chú ý khi kinh doanh sản xuất mặt hàng này tại Việt Nam.

1. Sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh cần những giấy phép nào?

Để hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh hợp pháp, doanh nghiệp cần chú ý các loại giấy phép sau:

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  3. Kết quả kiểm nghiệm cho từng sản phẩm
  4. Bản tự công bố sản phẩm
  5. Đăng ký mã số vạch
  6. Đăng ký bản quyền bao bì
  7. Đăng ký nhãn hiệu/logo độc quyền cho thương hiệu

Các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến giấy phép

Điều lưu ý:

► Mục Thứ 5, 6 và Thứ 7 chỉ bắt buộc đối với trường hợp đưa hàng hoá và siêu thị; nếu doanh nghiệp chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng thì không cần đăng ký. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có đăng ký cả 2 mục đó thì sẽ không có bất kỳ đơn vị nào có thể xâm phạm và sử dụng tên thương hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

► Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói riêng và cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh nói chung phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt [GMP], Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn [HACCP], Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế [IFS], Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm [BRC], Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm [FSSC 22000] hoặc tương đương còn hiệu lực".

\=>Tuy không phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng theo quy định tại nghị định 15/2018/NĐ- CP, cơ sở chế biếnthực phẩm đông lạnh vẫn phải đáp ứng các cơ sở phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

► Bên cạnh 07 giấy phép cơ sở kinh doanh cần có. Thì với những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu cũng cần lưu ý thêm 02 loại giấy phép sau:

  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do [Certificate of Free Sale – CFS]
  • Giấy chứng nhận y tế [Health Certificate – HC]

Các giấy phép để sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh

✍ Xem thêm: Cấp chứng chỉ ISO 9001 cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh | Uy tín – Nâng tầm thương hiệu

2. Các giấy phép để sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh tại Việt Nam

Để doanh nghiệp nắm bắt các thông tin, quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh tốt nhất cho thực phẩm đông lạnh tại Việt Nam. Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ trong bảng dưới đây.

STT

Loại giấy phép

Căn cứ pháp lý

Cơ quan cấp phép

Thời hạn giải quyết

1

Giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh căn cứ Nghị định 78/2015/NĐ-CP là điều kiện cần và đủ để cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp; Đăng ký thành lập giấy phép doanh nghiệp hoặc giấy phép Hộ Kinh doanh cá thể, tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất để có thể đưa ra loại hình phù hợp.

Đăng ký kinh doanh thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Đăng ký kinh doanh thành lập Hộ Kinh doanh cá thể tại UBND Quận/Huyện.

\>> Xem ngay thủ tục đăng ký kinh doanh chi tiết

04 - 06 ngày làm việc.

2

Giấy phép an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất/đóng gói

Giấy phép an toàn thực phẩm căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12; Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, Nghị định 115/2018/NĐ-CP, Thông tư 43/2018/TT-BCT, Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo thuật ngữ pháp lý là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được cấp cho cơ sở đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây là giấy tờ bắt buộc phải có khi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung và sản xuất, kinh doanh thực phẩm đông lạnh nói riêng.

Nếu cơ sở sản xuất thực phẩm đông lạnh làm giấy an toàn thực phẩm không đúng theo quy định hoặc không xin cấp giấy chứng nhận trước khi vào hoạt động thì sẽ bị vi phạm và xử phạt theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Thực phẩm đông lạnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Do đó, thủ tục cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm này anh/chị có thể xem tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT quy định về thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với cơ sở sơ chế biến thực phẩm đông lạnh thủy hải sản…: Thẩm quyền cấp giấy phép VSATTP thuộc Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản thuộc tỉnh, thành phố;

– Đối với cơ sở sơ chế biến thực phẩm đông lạnh gia súc, gia cầm [không có sản phẩm thủy hải sản]: Thẩm quyền cấp giấy phép VSATTP thuộc Cục thú y tỉnh, thành phố.

– Hoặc Phòng kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện đối với trường hợp cơ sở của Hộ kinh doanh cá thể.

\>> Xem ngay thủ tục đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm

Thời gian xin giấy phép ATTP từ 20-25 ngày làm việc; Thời hạn hiệu lực giấy phép an toàn thực phẩm 3 năm.

3

Kiểm nghiệm thực phẩm đông lạnh

Kiểm nghiệm sản phẩm theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10 nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo quy định. Sau đó tiến hành công bố chất lượng thực phẩm đông lạnh

Xây dựng chỉ tiêu theo Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT; Kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn của sản phẩm theo quy định Việt Nam.

Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm tại trung tâm được cơ quan nhà nước Bộ Y Tế công nhận/chỉ định.

05 - 07 ngày làm việc.

4

Công bố chất lượng thực phẩm đông lạnh

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:

“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm [sau đây gọi chung là sản phẩm] trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này”.

Công bố sản phẩm tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm nếu cơ sở có địa điểm trụ sở tại Thành phố /Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nếu cơ sở ở tỉnh thành khác.

Thời gian công bố sản phẩm-đăng tải lên cổng thông tin điện tử: 04 đến 06 ngày làm việc.

5

Đăng ký mã số mã vạch

Đăng ký mã số mã vạch cho hàng hóa theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như được người tiêu dùng biết đến với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tổng Cục đo lường chất lượng

\>> Xem ngay thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Thời gian có mã vạch là 15 ngày.

Thời gian nhận giấy chứng nhận mã vạch là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận mã vạch

6

Đăng ký nhãn hiệu – Bảo hộ độc quyền thương hiệu

Đăng ký nhãn hiệu hay bảo hộ thương hiệu theo Thông tư 16/2016/BKHCN nhằm xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, độc quyền sử dụng thương hiệu, cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu trước hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu

Cục sở hữu trí tuệ

\>> Xem ngay thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Từ 01 -02 ngàu có dấu nhận đơn từ Cục

Từ 01 – 02 tháng [kể từ ngày nộp đơn] có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ

Từ 10 -12 tháng [kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ] có thông báo cấp giấy chứng nhận

Thông tin giấy phép kinh doanh thực phẩm đông lạnh doanh nghiệp cần biết

✍ Xem thêm: Cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp cần những loại giấy phép gì? Tư vấn thủ tục

3. Giấy phép xuất khẩu thực phẩm đông lạnh

3.1 Đăng ký giấy phép lưu hành tự do [CFS] xuất khẩu thực phẩm đông lạnh

Giấy phép lưu hành tự do căn cứ Quyết định 10/2010/QĐ-TTg; Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận sản phẩm đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu; Giấy phép được cấp khi có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu hoặc từ phía đơn vị nước nhập khẩu; là một trong những điều kiện cần và đủ để thông quan khi xuất khẩu.

Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Trường hợp doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất cần cung cấp hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán.
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm [còn thời hạn 12 tháng];
  • Hồ sơ tự công bố sản phẩm;

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan nhà nước từ 07-10 ngày làm việc.

Thời hạn hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do là 02 năm, kể từ ngày cấp.

Cơ quan quản lý và cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do: Bộ Công Thương.

3.2 Đăng ký Giấy chứng nhận y tế [HC] xuất khẩu thực phẩm đông lạnh

Giấy chứng nhận y tế căn cứ Thông tư 52/2015/TT-BYT được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Là chứng thư xuất khẩu mà cơ quan thông quan hay phía đơn vị nhập khẩu yêu cầu cung cấp; Giấy chứng nhận y tế được cấp cho tất cả các loại thực phẩm sản xuất tại Việt Nam khi có nhu cầu xuất khẩu.

Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu [còn thời hạn 12 tháng];
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm thể hiện thông tin tên mặt hàng; số lô; ngày sản xuất; hạn sử dụng.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ISO 22000/hoặc HACCP;
  • Nhãn sản phẩm [Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân];

Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy chứng nhận Health Certificate từ 07 đến 10 ngày làm việc.

Hiệu lực giấy chứng nhận Health Certificate là 02 năm, kể từ ngày cấp.

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 22000 cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh | Quy trình chi tiết

4. Lưu ý các điều kiện ATTP khi sản xuất kinh doanh thực phẩm đông lạnh

Cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đông lạnh bảo đảm an toàn thực phẩm phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:

  • Một địa điểm, diện tích phù hợp, có khoảng cách an toàn với nguồn độc gây hại, nguồn gây ô nhiễm và những yếu tố gây hại không giống nhau.
  • Loại nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Đầy đủ những trang thiết bị thích hợp để thực hiện xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển những loại thực phẩm không giống nhau, có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng chống những loại côn trùng và động vật gây hại.
  • Hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
  • Bảo toàn những điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm và những tài liệu khác về quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Tuân thủ mọi quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Bên cạnh đó, Cơ sở chế biênthực phẩm đông lạnh cũng phải đảm bảo những điều kiện về bảo quản thực phẩm bao gồm:

  • Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích rộng để bảo quản mỗi một loại thực phẩm đặc biệt, có khả năng tiến hành kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chuẩn xác, đảm bảo vệ sinh tại quy trình bảo quản.
  • Ngăn ngừa được sự ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi hôi và những tác động xấu của môi trường; đảm bảo đủ ánh sáng; đầy đủ thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và những điều kiện khí hậu không giống nhau, thiết bị thông gió và những điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
  • Tuân thủ những quy định về việc bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ sở chế biên thực phẩm đông lạnh cũng phải đảm bảo những điều kiện về bảo quản thực phẩm

5. Khi cơ quan nhà nước xuống kiểm tra cơ sở cần đáp ứng những điểu kiện gì?

Về mặt cơ sở mặt bằng

- Đối với cơ sở sản xuất

+ Vị trí đặt cơ sở sản xuất: Đảm bảo đúng quy hoạch của địa phương. Không làm ảnh hưởng đến khu vực dân sinh xung quang cơ sở sản xuất. Đối với từng lĩnh vực cụ thể và căn cứ theo chính sách của địa phương để doanh nghiệp tiến hành xây dựng cơ sở hợp lý, đúng với quy định

+ Phải tiến hành phân các khu vực rõ ràng, đáp ứng quy trình một chiều như sau: Kho để nguyên liệu - Khu vực sản xuất - Khu vực đóng gói - Khu bảo quản

+ Sơ đồ mặt bằng: Đảm bảo diện tích tường, trần nhà; ánh sáng; cơ sở phải đảm bảo sạch sẽ

+ Có thiết bị công cụ, phương tiện phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất

+ Đảm bảo trang phục sản xuất cho người lao động

+ Có phương tiện vận chuyển để phục vụ quá trình

+ Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh

Chú ý: Khu vực vệ sinh dành cho nhân viên tách riêng với khu vực sản xuất bảo đảm vệ sinh sạch sẽ

Giấy tờ doanh nghiệp cần phải có:

- Giấy đăng ký kinh doanh

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Chủ Đề