Hướng dẫn giám sát bệnh bạch hầu

Thực hiện Quyết định số 3593/QĐ-BYT ngày 18/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu”, Sở Y tế Hưng Yên ban hành Công văn số 2002/SYT-NVY về việc thực hiện Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu, nhằm yêu cầu thủ trưởng các đơn vị  tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện:

Hướng dẫn về giám sát: Các định nghĩa sử dụng trong giám sát

Ca bệnh nghi ngờ [ca bệnh lâm sàng]: Là ca bệnh có các triệu chứng: Sốt, đau họng, ho, chảy nước mũi và kèm theo giả mạc ở amydal hoặc thành sau họng hoặc mũi với đặc điểm màu trắng ngà hoặc xám, bóng, dai, dính chặt, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu…

Ca bệnh có thể: Là ca bệnh nghi ngờ kèm theo một trong các yếu tố sau: Ở trong vùng đang có dịch; trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát có đến/ở/về từ vùng đang có dịch; có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định;

Ca bệnh xác định: Tất cả người lành mang trùng đều được coi là ca bệnh xác định.

Người tiếp xúc gần: Là người có tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định trong thời kỳ mắc bệnh hoặc với người lành mang trùng

          Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:

Quy định về lấy mẫu, loại bệnh phẩm:  Đối với ca bệnh nghi ngờ: Lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp. Ưu tiên lấy dịch ngoáy họng, trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi; vết loét trên da [nếu có]; Đối với ổ dịch/dịch: Lấy mẫu bệnh phẩm của tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định trong vòng 1 tuần từ khi khởi phát hoặc người lành mang trùng; ưu tiên lấy dịch ngoáy họng, trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi.

Hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm:

 Dụng cụ lấy mẫu: Găng tay, dụng cụ đè lưỡi, khẩu trang, áo choàng y tế, que lấy mẫu, ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển dành cho vi khuẩn [môi trường Amies hoặc Suart], ống/lọ nhựa vô trùng [để lấy mẫu tại vết loét trên da] ,túi giữ lạnh [gel đá]/ đá khô, phích lạnh bảo quản mẫu…

Loại bệnh phẩm:  Mẫu dịch ngoáy họng, giả mạc, ngoáy dịch mũi.

Tiến hành lấy mẫu:

Mẫu ngoáy dịch họng: Đưa que lấy mẫu vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3 đến 4 lần tại vùng có đốm trắng, giả mạc [bên cạnh hoặc ngay dưới giả mạc] hoặc vùng bị viêm quanh khu vực 2 bên a-mi-đan và thành sau họng để lấy chất dịch nhầy.

Mẫu ngoáy dịch mũi:  Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này đế lấy mẫu với mũi còn lại.

 Mẫu tại vết loét trên da: Dùng bông có tẩm cồn 70°sát trùng xung quanh vết loét trên da, sau đó dùng que lấy mẫu quệt sâu vào vết loét trên da.

Bảo quản: Bệnh phẩm được bảo quản tại 2-8°C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập. Nếu do điều kiện không thể chuyển mẫu trong vòng 48 giờ sau khi thu thập, mẫu phải được bảo quản âm 70°C.

Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm: Thông báo cho phòng xét nghiệm ngày gửi và thời gian dự định bệnh phẩm sẽ tới phòng xét nghiệm, bệnh phẩm được vận chuyển tới phòng xét nghiệm bằng đường bộ hoặc đường không càng sớm càng tốt, khi vận chuyển tới phòng xét nghiệm các mẫu đã bảo quản từ 2-8°C thì trong quá trình vận chuyển vẫn phải bảo đảm nhiệt độ từ 2-8°C, đối với những mẫu được bảo quản -70°C, khi vận chuyển phải được giữ đông băng trong quá trình vận chuyển đến phòng xét nghiệm.

Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.

Biện pháp phòng chống dịch: Tất cả bệnh nhân nghi ngờ phải được cho đeo khẩu trang, cách ly ngay tại cơ sở y tế và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Đối với người tiếp xúc gần tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày, tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt, tiến hành khử trùng, xử lý môi trường ổ dịch và phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế

Theo đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn cụ thể về công tác giám sát bao gồm: giám sát ca bệnh nghi ngờ; giám sát ca bệnh; giám sát ca bệnh xác định; giám sát người tiếp xúc gần. Hướng dẫn Quy định về lấy mẫu, loại bệnh phẩm, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm. Hướng dẫn về điều tra ca bệnh, tử vong cũng như hướng dẫn về công tác thống kê báo cáo.

Tiêm vắc xin là biện pháp đặc hiệu nhất để phòng bệnh bạch hầu.

Các biện pháp phòng bệnh

Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.

Bên cạnh đó, chính quyền, cơ quan y tế địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành, nơi có ổ dịch cũ, nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp về bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng chống. Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh bạch hầu hàng năm. Tăng cường các biện pháp giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm chủng thấp. Duy trì tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu cao trong cộng đồng theo đúng lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Chuẩn bị vắc xin, vật tư, hóa chất dự phòng khi có dịch xảy ra.  

Đặc biệt, người dân cần thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ, đúng lịch theo quy định. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi ngờ mắc bệnh. Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ. Khi có dấu hiệu mắc bệnh/nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cơ quan y tế để được cách ly, khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Các biện pháp chống dịch

Bộ Y tế hướng dẫn cần phải tiến hành các biện pháp chống dịch càng sớm càng tốt, trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ca nghi ngờ đầu tiên.

Tất cả bệnh nhân nghi ngờ, bệnh nhân có thể phải được cho đeo khẩu trang và cách ly ngay tại cơ sở y tế. Tiến hành điều trị đặc hiệu ngay kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm. Ca bệnh nghi ngờ, ca bệnh có thể cần phải cách ly riêng biệt với ca bệnh xác định. Nếu dịch xảy ra trong trường học thì tất cả học sinh có biểu hiện sốt, đau họng hoặc có các triệu chứng khác nghi ngờ mắc bệnh đều phải nghỉ học và đưa tới cơ sở y tế để quản lý, điều trị và lấy mẫu xét nghiệm.

Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định trước khi bệnh nhân được sử dụng kháng sinh.

Các bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kể cả người lành mang trùng phải được đeo khẩu trang, cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo đúng “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh bạch hầu” [Quyết định số 2957/QĐ- BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế].

Đối với người tiếp xúc gần cần lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần. Tổ chức cách ly tại nhà và theo dõi tình trạng sức khỏe người tiếp xúc gần trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối với ca bệnh. Hướng dẫn người tiếp xúc gần tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế. Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm.

Sử dụng kháng sinh dự phòng trong ổ dịch. Tổ chức dùng kháng sinh dự phòng cho tất cả người tiếp xúc gần và những người có liên quan dịch tễ trong ổ dịch càng sớm càng tốt, tùy theo người bệnh cụ thể để chỉ định cho phù hợp.

Tổ chức tiêm vắc xin chống dịch Tổ chức tiêm vắc xin chống dịch trong ổ dịch và các khu vực lân cận càng sớm càng tốt. Tuỳ theo kết quả điều tra dịch tễ và đặc điểm từng ổ dịch để quyết định phạm vi, đối tượng, lứa tuổi cần tiêm vắc xin chống dịch. Lựa chọn loại vắc xin sử dụng cho từng nhóm đối tượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất [vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều].

Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị, thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh theo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ Y tế và Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh bạch hầu”.

Khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch , cần xử lý môi trường tại nhà bệnh nhân và các hộ liền kề xung quanh; nhà trẻ, lớp học, cơ quan, đơn vị … nơi có liên quan đến bệnh nhân phải được khử trùng bằng cách lau hoặc phun nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà với dung dịch khử trùng có chứa 0,1% clo hoạt tính. Thực hiện vệ sinh thông khí tại hộ gia đình: thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông khí thoáng cho nhà/phòng ở, nơi làm việc, lớp học hàng ngày. Hạn chế các sự kiện tập trung đông người trong khu vực ổ dịch

Khử trùng buồng bệnh điều trị: Hàng ngày dùng dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,05% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, 10 vật dụng trong phòng bệnh. Hoặc phun dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,1% clo hoạt tính. Khử trùng lần cuối khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện: phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch khử trùng chứa clo với nồng độ 0,1% clo hoạt tính sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác. Đồng thời xử lý chất thải ô nhiễm của bệnh nhân

Phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng hộ cá nhân phòng lây nhiễm trong quá trình tiếp xúc với người bệnh. Rửa tay ngay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước và sau mỗi lần tiếp xúc/thăm khám người bệnh hoặc khi vào/ra khỏi phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc gần và giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với người bệnh. Cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân; cán bộ trực tiếp tham gia chống dịch tại ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo quy định. Lập danh sách, theo dõi sức khỏe hàng ngày cán bộ y tế tiếp xúc gần với người bệnh. Khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện cách ly, quản lý, điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm theo đúng quy định.

Nguyễn Xuân Phúc

Nguyễn Thị Hạnh

Video liên quan

Chủ Đề