Hướng dẫn may áo phông nam

Cách may áo cổ tròn chuẩn như hàng hiệu. Bạn thường cắt may ra những chiếc áo lúc thì hơi chật, lúc lại quá rộng cho con? Giờ hãy yên tâm nhé với cách may áo phông vừa vặn, chuẩn cho bé nhé!

Cách may áo cổ tròn chuẩn như hàng hiệu

Học cắt may cơ bản áo tay căn bản nách cong không ben cổ tròn

Thân sau áo cổ tròn

1/Xếp vải: Từ mép biên vải đo vào = ¼ vòng mông + 2cm cử động + 2cm đường may Gấp đôi vải lại, bề trái vải ra ngoài. Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt. Cổ áo về phía tay phải. Lai áo về phía tay trái. Từ đầu vải đo xuống 1.5cm để làm đường may, bắt đầu vẽ chi tiết áo.

Đang xem: Công thức cắt áo thun nam cổ tròn

2/Vẽ mẫu: AB [dài áo] = số đo AC [hạ eo] = số đo AD [hạ nách] = ¼ vòng ngực Từ A, B, C, D vẽ những đường thẳng nằm ngang để làm chuẩn cho các đường vai, ngực, eo, mông và dài áo. Vẽ cổ áo: AE [vào cổ] = 2/10 vòng cổ. Vẽ cong vòng cổ từ E -> F. AF [hạ cổ] = 2cm

Vẽ sườn vai: AG [ngang vai] = ½ sđ ngang vai. GH [hạ vai] = 1/10 sđ ngang vai + 0.5cm. Vai ngang = 1/10 ngang vai Vai xuôi = 1/10 ngang vai + 1cm Nối EH được sườn vai. Vẽ nách áo: DD’ = ngang ngực = ¼ vòng ngực + 0_1cm cử động. DD” = ½ ngang vai – 1cm. Nối D”H -> D”I = 4cm. Vẽ cong nách áo HID’ [khoảng giữa HI vẽ cong vào 0.5cm]

Vẽ sườn áo: CC’ [ngang eo] = ngang ngực – 2cm. BB’ [ngang mông] = ¼ vòng mông + 2cm cử động. Nối B’C’D’ ta có đường sườn thân áo. Khoảng giữa C’D’ lượn hơi cong vào để thân áo không bị gãy tại C’. Vẽ lai áo: B’B” [giảm sườn] = 1 ->2cm Vẽ cong từ B” đến khoảng giữa của BB’ [đường lai và đường sườn thân thẳng góc nhau tại B”]. 3/Cắt vải: Vòng cổ chừa 0.5cm đường may. Sườn vai chừa 1.5cm đường may. Vòng nách chừa 1cm đường may. Sườn thân chừa 1.5cm đường may. Lai áo chừa 1->3cm tuỳ thích.

Thân trước áo cổ tròn

1/Xếp vải: Nếu áo chui đầu thì đường giữa thân AB là đường gấp đôi, cách xếp vải giống thân sau. Nếu áo cài khuy suốt: Gấp 2 mép biên vải trùng nhau, bề mặt vải úp vào trong,bề mặt vải ra ngoài. Biên vải hướng về phía người cắt. Cổ áo về phía tay phải. Lai áo về phía tay trái. Từ đầu vải đo xuống 1.5 cm để làm đường may. Từ biên vỉa đo vào 4 cm để làm nẹp đinh áo và 1.5 cm làm phần cài khuy.

2/Vẽ mẫu: Dài áo, hạ eo, hạ nách giống thân sau. Vẽ cổ áo: AE [vào cổ] = 2/10 vòng vổ AF [hạ cổ] = 2/10 vòng cổ +0.5 cm Vẽ cong vòng cổ EF, kẻ thẳng ra đến đường đinh F’.

Vẽ sườn vai: AG = ½ ngang vai. GH [hạ vai] = hạ vai sau + 0.5cm = 1/10 ngang vai +1cm. Nối EH được đường sườn vai. Vẽ nách áo: DD’ [ngang ngực] = ¼ vòng ngực + 2cm cử động. DD” = ½ ngang vai -2cm. Nối D”H. D”I = 4cm. Vẽ cong nách áo HID’ [khoảng giữa IH vẽ cong vào 0.5 cm]. Vẽ sườn áo: CC’ [ngang eo] = ngang eo sau. BB’[ngang mông] = ngang mông sau. Nối B’C’D’ ta được đường sườn thân áo. Lượn hơi cong tại C’ để thân áo không bị gãy. Vẽ lai áo: B’B” [giảm sườn] = giảm sườn phía sau. BB’”[sa vạt] = 1-2cm. Vẽ cong từ B” đến B”’ và kẻ thẳng ra đường biên vải. Chú ý: [sa vạt phải tuỳ thuộc vào dáng người]. Người bình thường sa vạt là 1cm ở giữa thân trước. Người ưỡn ngực hoặc bụng to sa vạt 2cm ở giữa thân trước. Người gù lưng hoặc lưng tôm thì sa vạt 1-2cm ở đường có cặp nẹp dính.

Xem thêm: Tiểu Luận Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Nguyên Nhân Và Kết Quả

3/Cắt vải: Trước khi cắt, gấp 4 cm nẹp đinh áo vào trong để đinh áo không bị hụt. Cắt chừa đường may giống như thân sau.

Tay áo cổ tròn

1/Xếp vải: Từ mép vải đo vào = 2/10 vòng ngực + 1cm cử động + 2cm đường may. Xếp mặt phải của 2 miếng vải quay vào trong [đối diện nhau] để cắt 1 lần 2 tay áo. Gấp đôi 2 miếng vải lại, bề trái 2 miếng vải quay ra ngoài. Nếp gấp đôi hướng về phía người cắt. Nách tay về phía tay phải. Lai tay về phía tay trái. Từ đầu vải đo xuống 1cm để làm đường may.

2/Vẽ mẫu: Tay ngắn hay tay dài đfều có cách vẽ giống nhau, chỉ khác số đo dài tay. AB [dài tay] = số đo. AC [hạ nách tay] = 1/10 vòng ngực + 3cm. AD = CE [ngang tay] = 2/10 vòng ngực + 0-1cm. Nối AE ta có đường nách tay. Vẽ nách tay phía trước: O là điểm giữa của AE. Khoảng OE vẽ cong vào 0.5cm. Khoảng giữa OA vẽ cong ra 1cm. Vòng nách tay phía trước qua các điểm AOE. Vẽ nách tay phía sau: OO’ = 1cm AA’ = 2cm Vòng nách tay phía sau qua các điểm AA’O”E [lượn cong theo đường vòng nách tay phía trước]. Vẽ sườn tay: BF = ½ cửa tay = ½ số đo cửa tay hay BF = ngang tay – [2-3cm]. Nối EF được sườn tay, khoảng giữa vẽ cong vào 1-2cm. Vẽ lai tay: FG [giảm sườn tay] = 1-2cm. Vẽ cong từ G đến khoảng giữa của BF.

3/Cắt vải: Cắt chừa thêm đường may giống như thân áo.

Xem thêm: Các Công Thức Biến Đổi Tích Thành Tổng, Tổng Thành Tích, Công Thức Biến Đổi Tích Thành Tổng

Quy trình may áo cổ tròn chuẩn hàng hiệu

Ráp sườn vai. Ráp đường sườn thân áo. May tay áo. Ráp tay áo vào thân. Viền bọc mép hoặc viền gấp mép cổ áo. Lên lai áo. Làm khuy, kết nút.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

Trong bài viết hôm nay, xưởng may Chipi Việt Nam sẽ mách bạn cách thiết kế rập may áo thun nam/nữ cơ bản nhất. Ngay từ khi ra đời, áo thun đã trở thành item được cả nam lẫn nữ ưa chuộng. Bởi nó đem đến cho người mặc sự dễ chịu, thoải mái. 

Vì vậy để tự tay tạo ra một chiếc áo thun phù hợp, hãy cùng xưởng may CP tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây bạn nhé!

Các loại rập trong ngành may

Các loại rập trong ngành mayCách thiết kế rập may áo thun nam/nữ Cách tạo rập may áo thun ba lỗ cho namThiết kế rập may áo thun cổ lọ cho nữ

Trước hết chúng ta cần phải biết được trong ngành may có những loại rập may áo thun nam/nữ nào? Trong sản xuất may công nghiệp có 2 loại rập là rập mỏng và cứng. Cụ thể:

Rập mỏng

Loại rập may áo thun nam/nữ này được tạo ra từ quá trình thiết kế. Cụ thể, dựa vào những mẫu phác họa sơ bộ ở trên giấy hoặc mẫu thành phẩm đã có sẵn. Từ đó bạn hãy chia tách mẫu ra thành các bộ phận trên mặt giấy phẳng sao cho khi ráp vào có thể tạo ra thành phẩm đúng như yêu cầu về kích thước, hình dáng.

Đang xem: Công thức cắt may áo thun nam

Quá trình này còn được tiến hành trên tờ giấy mỏng để tiện cho việc chỉnh sửa. Vậy nên nó được gọi là rập may áo thun nam/nữ mỏng. Bộ mẫu mỏng thường được thiết kế là mẫu size trung bình, bán thành phẩm.

Rập cứng

Loại rập may áo thun nam/nữ này được tạo ra bằng cách sử dụng mẫu mỏng đã thiết kế. Sau đó bạn tiến hành sao lại trên giấy cứng. Tiếp đến là cắt đúng theo mẫu rập may áo thun nam/nữ mỏng để cung cấp cho những bộ phận giác sơ đồ, cắt, may và KCS.

Mẫu rập cứng sẽ được lưu lại ở phòng kỹ thuật với mục đích phục vụ quá trình sản xuất. Các thông tin được ghi trên rập cứng bao gồm: Tên chi tiết, ký hiệu mã hàng, canh sợi, cỡ vóc,…

Rập may áo thun nam/nữ cứng được dùng trong rất nhiều công đoạn khác nhau. Tùy nhu cầu từng công đoạn, chúng ta có thể chia nó thành 3 loại cơ bản:

Mẫu rập thành phẩm: Trên rập có những thông số về kích thước chúng ta có thể thấy được sau khi may áo thun xong.Mẫu rập may áo thun nam/nữ bán thành phẩm: Ngoài thông số về kích thước, trên rập còn có thêm độ gia cần thiết như độ dong, co giãn, cắt gọt, độ rộng đường may,…Mẫu rập hỗ trợ: Bao gồm mẫu dấu bấm, dấu đục, mẫu ủi, mẫu vẽ lại,…

Tại sao cần tạo rập may áo thun?

Thiết kế rập may áo thun nam/nữ là một công đoạn đóng vai trò rất quan trọng. Có thể nói đây là yếu tố cơ bản để quyết định tới chất lượng sản phẩm.

Nó không chỉ giúp sản phẩm vừa vặn với cơ thể của người mặc còn đảm bảo được tính đối xứng cho chi tiết đối xứng. Hơn thế khi có rập may áo thun nam/nữ, sản phẩm sau khi hoàn tất cũng sẽ mang tính thẩm mỹ cao.

Đặc biệt hơn rập may áo thun nam/nữ còn giúp bạn tiết kiệm hiệu quả thời gian sản xuất. Tức là bạn sẽ không cần tốn nhiều thời gian để tạo ra chiếc áo thun tương tự nữa. Bạn chỉ cần tìm đúng chất vải rồi cắt và may thôi.

Chính vì thế trước khi tiến hành may bất kỳ loại quần áo nào như áo thun hay áo sơ mi, đồ lót… tạo rập là bước không thể thiếu.

Yếu tố nào tạo nên rập?

Tạo rập may áo thun nam/nữ dựa vào thông số vóc dáng của những nhóm mẫu người chuẩn[bạn có thể gọi là nhóm size]. 

Sau đó áp dụng công thức toán học kết hợp hình học phẳng. Từ đó vẽ thành các chi tiết của sản phẩm, những đường lắp ráp của chi tiết cần phải trùng nhau để tạo thành thể thống nhất đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Tùy yêu cầu sản xuất, rập thường được chia thành 2 khác nhau. Đó chính là rập bán thành phẩm và rập thành phẩm. Cụ thể:

Rập thành phẩm: Được dùng để lấy dấu những vị trí như: pen, túi, khuy nút, những đường may ráp, rập thành phẩm dùng để cắt keo, rập ủi các chi tiết thành phẩm,….Rập bán thành phẩm: Loại rập này được sử dụng cho việc giác sơ đồ cũng như cắt mẫu để may.

Cách thiết kế rập may áo thun nam/nữ 

Đến đây hẳn bạn đã hiểu sơ qua về rập trong ngành may rồi đúng không? Tiếp đến hãy cùng xưởng may CP VN khám phá cách thiết kế rập may áo thun nam/nữ bạn nhé:

Cách lấy số đo để thiết kế rập may áo thun nam/nữ?

Để tạo rập may áo thun nam/nữ, trước hết bạn cần xác định được số đo. Muốn lấy số đo cỡ áo thun, bạn cần có thước dây hoặc thước vải. Sau đó thực hiện theo các bước đo sau:

Đo vòng cổ: Bạn hãy quấn thước dây quanh cổ để đo quanh thân cổ. Tiếp đến bạn chèn vào phía trong giữa cổ và thước thêm ngón tay rồi ghi số đo ra giấy.Đo vòng ngực: Lúc này bạn hãy quấn thước dây qua ngực và chỉ đo ở nơi có kích thước lớn nhất.Đo vòng eo: Hãy quấn thước qua eo để đo quanh vòng eo. Tuy nhiên bạn hãy chèn thêm vào phía trong giữa eo và thước 2 ngón tay khi đo. Cách này sẽ giúp bạn có được số đo chính xác nhất.Vòng mông: Bạn hãy quấn thước vòng ngang mông và chỉ đo ở nơi có kích thước lớn nhất.Đo dài tay: Đo từ giữa lưng trên cho tới đường viền vai áo. Sau đó đo từ viền tay áo tới cổ tay.

Lưu ý:

Khi đo vòng ngực: Nàng nên mặc áo ngực cảm thấy thoải mái nhất. Đừng nên mặc quá rộng hoặc quá chật bạn nhé. Đồng thời bạn cũng không nên đo khi không mặc gì.Khi đo vòng mông: Bạn nên đứng thẳng khi đo. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn cúi ra phía trước hoặc không gập người khi đo. Nếu như bạn không chắc chắn, vậy hãy nhờ một người khác đo giúp trong khi đứng thẳng nhé. Đo vòng eo: Không nên đo khi lúc bạn đang đói bụng hay vừa ăn no. Thời điểm đo tốt nhất là khi sắp đi ngủ.

Xem thêm: Hoá Học 9 Bài 2: Một Số Oxit Quan Trọng, Lý Thuyết Một Số Oxit Quan Trọng

Cách tạo rập may áo thun ba lỗ cho nam

Để tạp rập may áo thun ba lỗ cho nam bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Vẽ thân trướcDài áo = OO4= số đo của dài áo.Hạ xuôi vai = OO1= 4cm.Sâu cố = OB = 15cm -> 20cm[tùy sở thích của mỗi người].Hạ ngực = OO2= 1/4 ngực.Hạ eo = OO3 = 36cm -> 38cm.Ngang cổ = OA= 6.5cm -> 7cmNgang vai OA1 = 1/2 vai. 

Từ A1 bạn hãy dóng thẳng xuống. Sau đó hãy kẻ đường thẳng ngang qua O1 cắt A1 tại A2. Trên đường kẻ ngang qua O2 bạn hãy lấy điểm A3 và A4 sao cho:

O2A3= 1/2 vai – 1,5cm.O2A4= 1/4 ngực[nếu như bạn muốn mặc suông rộng có thể cộng thêm từ 1cm -> 1,5cm].

Nối A2 với A3 và chia đoạn đó thành 3 phần. Sau khi chia xong bạn hãy tiến hành vẽ đường cong nách từ A2 đến A4. Để có được cầu vai thân trước, bạn hãy nối A với A2.

Từ A2 vào khoảng 1cm -> 1,5cm bạn hãy lấy điểm B1. Tương tự từ A vào khoảng 1cm -> 1,5cm lấy B2. Từ A4 đo xuống 2cm -> 5cm[sâu nách ít hay nhiều bạn có thể di dịch ở chỉ số này] lấy điểm A6.

Kẻ đường ngang qua điểm O lấy A5 sao cho: O3A5 = 1/4 eo + 1cm[nếu như bạn muốn mặc ôm sát thì hãy trừ đi 0,5cm. Còn muốn rộng ra hãy cộng thêm nhiều hơn tùy bạn].

Từ O4 bạn đo xuống 2cm và lấy điểm O5 để tiến hành lượn sa vạt. Sau đó, từ B2 bạn hãy lượn cong vòng cổ về B.

Vẽ thân sau

Đối với phần thân sau bạn có thể thiết kế rập giống với thân trước. Nhưng khác nhau ở phần sâu cổ. Điều này tùy vào việc bạn muốn nó sâu hơn hay cao hơn cổ trước.

Đến đây bạn đã thiết kế xong phần rập may áo thun nam rồi đấy. Việc cần làm lúc này bạn chỉ cần đặt vải may và cắt theo rập và tiến hành may thôi. Khá đơn giản phải không bạn, hãy thử nghiệm ngay nhé!

Thiết kế rập may áo thun cổ lọ cho nữ

Để tạo rập may áo thun cổ lọ cho nữ, bạn hãy thực hiện 3 bước sau:

Vẽ thân trướcXác định số đo của dài áo = OO1. Ngang vai = OA1 = 1/2 vai. Ngang cổ = OA = 6cm tới 7cm.Sâu cổ = OB = OA + 1 cm. Hạ ngực = OB1 = 1/4 ngực – 2cm đến 3cm nếu bạn muốn mặc ôm sát.Hạ eo trung bình = OC = 36 cm -> 38 cmHạ xuôi vai từ A1 -> A2 bằng 4 cm. Nối A2 với A để tạo thành cầu vai.Trên đường kẻ ngang qua B1 bạn hãy lấy điểm B2: B1B2 = 1/4 ngực[nếu như bạn muốn ôm sát thì trừ 1cm].Trên B1B2 bạn lấy điểm B3: B1B3 = OA1 – 1,5cm.Trên đường kẻ ngang qua điểm C bạn hãy lấy C1: CC1 = 1/4 eo.Dóng thẳng B2 xuống, cắt đường kẻ ngang qua O1 tại điểm O2. Từ O2, bạn ra khoảng 1,5cm lấy điểm O3.Nối A2 với B3, sau đó chia thành 3 đoạn.Từ O1 xuống khoảng 1,5cm, bạn hãy lấy O4. Tiếp đến tiến hành nối cong gấu từ O3 -> O4 được gấu áo. Từ A2 -> B2 bạn vẽ đường lượn nách.

Vẽ thân sauCổ thân sau = Ob = 2,5 cm. So với thân trước thì cổ thân sau dông lên 1,5cm. Đường lượn nách của thân sau dông ra khoảng 1cm so với thân trước. Lúc này bạn hãy tiến hành sang dấu sát với phần sườn của thân áo.Bỏ dưỡng thân trước ra và tiến hành thiết kế thân sau. Bạn hãy sang dấu đường ngang eo, ngang ngực.Tại những vị trí ngang ngực, bạn hãy lùi khoảng 1cm. Còn ngang eo bạn cũng lùi 1cm. Tất nhiên ngang gấu cũng sẽ lùi vào khoảng 1cm. Bạn cần chú ý phần thân sau sẽ không sa vạt.Dưỡng thân trước được tạo ra sau khi bạn lùi vào khoảng 1cm tại đường sườn thân áo[bởi thân sau không có ngực].Cắt rời dưỡng của 2 rồi đo nách thân trước, đo vòng cổ thân trước và thân sau, đo vòng nách thân sau để chuẩn bị vẽ bo cổ lọ và vẽ tay.Vẽ tay áoDài tay áo = Ad.Cửa tay = Cd = Số đo. AB = [Vòng nách của thân sau + vòng nách thân trước]/2.Bạn hãy chia AB thành 3 đoạn. Mang tay trước bạn hãy xác định như hình, còn mang tay sau dông lên 0.5cm so với mang tay trước.Sâu đầu tay từ 11cm tới 13cm.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước thiết kế rập may áo thun cổ lọ rồi đấy. Tiếp theo bạn chỉ cần cắt vải theo rập và may mà thôi.

Xem thêm: Công Thức Tính Chu Vi Tam Giác Trong Oxyz, Chuyên Đề: Hình Học Giải Tích Oxyz

Hy vọng chia sẻ trên của xưởng may Chipi đã giúp bạn biết cách tạo rập may áo thun nam/nữ. Đừng quên theo dõi lize.vn để cập nhập thêm nhiều kiến thức về thiết kế rập ngành may bạn nhé. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

Video liên quan

Chủ Đề