Hướng dẫn súc miệng bằng nước muối

Điều này có đúng không? Hiểu đúng và thực hành đúng cách khi vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn tránh được những tổn hại không đáng có.

Nước muối súc miệng có hiệu quả không?

Nước muối đã được sử dụng để vệ sinh răng miệng trong hàng trăm năm, từ La Mã đến Trung Quốc cổ đại. Các tài liệu Ayurvedic [y học cổ truyền] Ấn Độ cổ đại đã được tìm thấy có phần hướng dẫn vệ sinh răng miệng bằng nước muối. Ngày nay, các bác sĩ nha khoa cũng thường khuyên dùng nước muối súc miệng để giảm sưng đau sau nhổ răng.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010 cho thấy súc nước muối là một cách hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Dung dịch muối thay đổi điều kiện môi trường miệng trở nên không có lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và khiến chúng bị tiêu diệt.

Có thể sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên không?

Nhiều người nghĩ đơn giản rằng sử dụng nước muối súc miệng thường xuyên là một cách kinh tế hơn và hiệu quả hơn để đạt được sức khỏe răng miệng tốt. Nhưng trong khi nước muối có thể giảm viêm sau khi nhổ răng và hiệu quả tốt đối với vết loét miệng, thì nó cũng lại có thể làm hỏng men răng nếu sử dụng trong thời gian dài. Đó là vì, nước muối có tính kiềm tự nhiên và có thể gây tổn thương men răng dẫn đến sâu răng. Súc ngậm nước muối thường xuyên có thể trừ được mùi hôi miệng, nhưng mặt khác điều này lại có thể không tốt cho sức khỏe tổng thể trong trường hợp hôi miệng là triệu chứng của bệnh lý khác và bị “xóa” mất dấu hiệu chẩn đoán.

Nước muối có tác dụng sát khuẩn có hiệu quả tốt trong điều trị viêm họng.

Một câu hỏi thường xuyên được đặt ra là “Có nên thay nước súc miệng bằng nước muối không?”. Không có nghiên cứu khoa học nào xác nhận rằng nước muối có ưu điểm vượt trội so với nước súc miệng thương mại. Trên thực tế, nước súc miệng thương mại được pha chế một cách khoa học để có độ pH trung tính, giúp bảo tồn men răng. Tuy nhiên, nồng độ cồn cao có trong một số loại nước súc miệng có thể tăng nguy cơ ung thư miệng.  Nước súc miệng có chứa một hợp chất gọi là chlorhexidine chỉ được khuyến cáo dùng trong 2 tuần. Các hợp chất chlorhexidine kháng khuẩn trong nước súc miệng làm tăng huyết áp, gây ra đổi màu sắc trên răng. Nước súc miệng có chứa fluoride thường được khuyên dùng để sử dụng hàng ngày nhưng ở đây vẫn tồn tại nghi ngờ là một chất gây ung thư tiềm ẩn. Một số loại nước súc miệng có chứa triclosan công nghiệp, một chất kháng khuẩn, gây ra những thay đổi nội tiết tố, tổn hại đến hệ thống miễn dịch và làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì thế, bạn vẫn cần cẩn thận khi chọn nước súc miệng thương mại.

Còn nói về lợi ích của nước muối để súc miệng thì có thể kể ra vài điều sau đây: Có giá thành rẻ hơn nước súc miệng thương mại; Thân thiện với môi trường hơn các hóa chất có trong nước súc miệng thương mại; Thuận tiện vì muối có sẵn dễ dàng và pha chế hỗn hợp có thể được thực hiện ở bất cứ đâu; Không có cồn, vì vậy sẽ không gây ra cảm giác nóng rát mà một số loại nước súc miệng gây ra ở những người nhạy cảm; Sẽ không gây dị ứng; Không gây kích ứng với các mô miệng nhạy cảm; Tác dụng kháng khuẩn.

Một số tình trạng răng miệng sau đây có thể sử dụng nước muối súc miệng để hỗ trợ điều trị:

Hôi miệng: Nước muối sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và gây viêm.

Bệnh nướu răng [viêm nướu] được đặc trưng bởi viêm nướu và chảy máu do sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn trú tự nhiên trong miệng và phát triển quá mức. Súc miệng bằng nước muối sẽ làm giảm tỷ lệ viêm nướu.

Đau răng do sâu răng gây ra bởi vi khuẩn có thể được giảm thiểu nhờ súc miệng nước muối.

Chữa lành mô miệng sau khi nhổ răng hoặc điều trị viêm  vì muối là chất làm se và làm cho mô co lại, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng. Nước muối cũng ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Làm giảm đau họng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu các mô họng bị viêm.

Cách dùng nước muối để súc miệng

Có một số biến thể cho công thức của nước muối súc miệng. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lựa chọn mà không quá ép vào một công thức cứng nhắc, miễn là phù hợp sở thích cá nhân, nhưng chú ý đừng làm cho dung dịch quá mặn. Độ mặn nên tương đương với nước muối sinh lý.

Bạn có thể pha 1/2 - 3/4 muỗng cà phê muối với một cốc nước ấm. Sau khi dung dịch được hòa tan, nhấp một ngụm và súc trong miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra. Có thể nhấp một ngụm thứ hai và lặp lại trong 30 giây nữa. Cách này sẽ loại bỏ những mảnh thức ăn bị mắc trong kẽ răng và loại trừ vi khuẩn gây ra do sự tích tụ quá nhiều của mảng bám. Sau đó mới đến súc họng, đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa. Khi súc họng, ngửa cổ ra sau để nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu “khò khò” đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên vài lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Có thể thêm baking soda vào dung dịch muối để tăng độ pH hơn nữa: 1/2 muỗng cà phê baking soda, cộng 1/2 muỗng cà phê muối pha với nước ấm. Hỗn hợp này có thể giúp làm trắng răng tốt hơn.

Lời khuyên của nha sĩ

Hãy nhớ rằng trong khi nước muối súc miệng tự pha rẻ tiền và tiện lợi, thì lại có thể gây sâu răng vì độ kiềm quá mức của dung dịch làm mòn men răng. Men răng bị hư hại sẽ dẫn tới sâu răng, cũng có thể gây sứt mẻ và mòn răng quá mức, vì thế nên cân nhắc khi dùng nước muối để vệ sinh răng miệng hàng ngày, thường xuyên và lâu dài. Luôn phải nhổ nước muối súc miệng ra sau khi sử dụng. Muối dùng để pha nước súc miệng phải là muối sạch đã được tinh chế.


Súc miệng bằng nước muối có lợi cho sức khỏe răng miệng vì một số lý do khác nhau. Đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai bị đau họng, lở loét nướu hoặc mới thực hiện qua các thủ thuật nha khoa. Phương pháp này không thể thay thế cho các phương pháp vệ sinh răng miệng hiện đại, nhưng nó có thể được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ cho cả người trưởng thành và trẻ em.

Tác Dụng Chữa Bệnh Của Muối

Việc sử dụng muối cho các mục đích chăm sóc sức khỏe đã được con người áp dụng từ thời xa xưa, từ thời một số văn bản y học cổ nhất còn tồn tại, theo công ty nghiên cứu Science Tribune. Giấy cói của Ai Cập cổ đại, có lịch sử từ năm 1600 trước Công nguyên, cung cấp nguyên liệu để tạo ra công thức cho một loạt các phương pháp điều trị bằng muối, đặc biệt là trong các loại thuốc chống nhiễm khuẩn. Người Hy Lạp cổ đại cũng đã sử dụng muối cho các mục đích tương tự và đã biết - vào hơn 2.000 năm trước - rằng muối có tác dụng chống viêm.

Tác Dụng Ức Chế Vi Khuẩn Trong Miệng Của Muối

Vậy súc miệng bằng nước muối có tác dụng giảm vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng như thế nào? Theo ý kiến của Eric Shapira, một bác sĩ phẫu thuật nha khoa, được trích dẫn trong tạp chí Men's Health, muối tạm thời làm tăng độ cân bằng độ pH trong miệng của bạn, tạo ra một môi trường kiềm khiến vi khuẩn khó có thể tồn tại. Bởi vì vi khuẩn - cùng với hầu hết các loài vi khuẩn tự nhiên khác - thường thích môi trường có tính axit, việc sử dụng nước súc muối thường xuyên để súc miệng có thể khiến vi khuẩn khó sinh sôi hơn.

Công Dụng Phục Hồi Của Nước Muối

Việc sử dụng muối cũng thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể, vì vậy, lý tưởng nhất là sử dụng muối trong 24 giờ sau khi tiểu phẫu nha khoa để giúp miệng của bạn phục hồi, theo công ty bảo hiểm răng miệng Delta Dental. Nước muối là một dung dịch đẳng trương, có nghĩa là dung dịch này chứa cùng một loại muối và khoáng chất mà cơ thể chúng ta có với nồng độ tương đương nhau. Vì lý do này, giống như một loại nước súc miệng dược liệu, nước muối không gây kích ứng màng nhầy , đó là lý do tại sao nhiều nha sĩ khuyên dùng nước muối như một biện pháp hỗ trợ chữa bệnh nhẹ nhàng sau khi thực hiện thủ thuật nha khoa.

Súc Miệng Bằng Nước Muối

Thực ra, việc pha nước muối để súc miệng vô cùng đơn giản. Thêm ½ thìa muối vào một cốc nước ấm, theo khuyến nghị của phòng khám Phẫu thuật Răng miệng & Hàm mặt Adirondack. Súc miệng bằng nước muối sau mỗi hai đến ba giờ trong vài ngày đầu sau khi thực hiện phẫu thuật, sau đó tăng tần suất lên thành ba đến bốn lần một ngày. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng để:

  • làm dịu và chữa lành vết loét miệng.
  • giảm đau họng do liên cầu khuẩn, viêm amidan hoặc thậm chí là do cảm lạnh thông thường.
  • vệ sinh răng miệng khẩn cấp trong trường hợp bạn không có sẵn nước súc miệng hoặc kem đánh răng thông thường.

Các Phương Án Khác Để Duy Trì Vệ Sinh Răng Miệng

Mặc dù có những lợi ích rõ ràng khi súc miệng bằng nước muối, nhưng nó chỉ nên là một pháp bổ sung vào thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày của bạn. Nước súc miệng như Colgate Total® Advanced Pro-Shield™ bảo vệ răng miệng suốt 12 giờ và tiêu diệt 99 phần trăm vi khuẩn - và vẫn còn tác dụng kháng khuẩn ngay cả sau khi bạn bắt đầu bữa ăn mới.

Từ khi chưa có kem đánh răng, ông bà ta đã súc miệng bằng nước muối để ngăn ngừa các bệnh nha khoa. Bạn có biết nước muối không chỉ có tác dụng vệ sinh răng miệng mà còn làm dịu bớt các vết loét và giúp hơi thở thơm tho hơn?

Bạn thường nghe mọi người bảo súc miệng nước muối có thể giúp làm sạch răng miệng hay giảm đau họng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn chưa biết hết những tác dụng tốt cho sức khỏe của loại nguyên liệu tiết kiệm này đấy. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về cách súc miệng đơn giản này nhé!

Tại sao bạn nên súc miệng nước muối?

Từ xa xưa, nước muối đã được sử dụng như phương thức để vệ sinh răng miệng. Có nhiều tài liệu cho thấy nước muối đã được người Ai Cập và Trung Quốc cổ đại sử dụng để làm dịu răng hay chữa các bệnh về nướu vào khoảng năm 2.700 trước Công nguyên.

Tác dụng của nước muối

Muối thô với thành phần chủ yếu là natri clorua có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong nhiều loại thực phẩm vì muối hấp thụ các phân tử nước. Trong khi đó, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển nên chúng không thể sinh sôi nếu không có đủ nước.

Nước muối không phải là một loại kháng sinh vì không thể giết chết vi khuẩn ngay lập tức khi tiếp xúc. Theo một bài báo công bố trên Tạp chí Nha khoa Anh năm 2003, thói quen súc miệng nước muối rất tốt nhờ tác dụng kiềm hóa. Điều này có nghĩa là nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, do hầu hết các vi khuẩn đều thích môi trường axit.

Lợi ích khi bạn súc miệng nước muối

1. Dễ thực hiện

Muối là nguyên liệu dễ mua tại bất kỳ cửa hàng nào. Bạn có thể làm dung dịch nước muối súc miệng đơn giản ngay tại nhà với vài bước đơn giản không tốn quá nhiều công sức và thời gian.

Thói quen súc miệng nước muối sẽ giúp bạn chữa lành các vết loét trong miệng, loại bỏ mùi hơi thở và mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích khác.

2. Loại bỏ mùi hơi thở

Nếu bạn nhạy cảm với các loại nước súc miệng có cồn thông thường, nước muối sẽ là một lựa chọn thay thế lý tưởng giúp bạn có hơi thở thơm mát tự nhiên.

Súc miệng với nước muối sau bữa ăn trưa hoặc giờ nghỉ giải lao có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng có thể gây viêm nướu và hôi miệng. Thêm vào đó, nước muối còn loại bỏ các mảng thức ăn bị mắc kẹt giữa các răng. Thức ăn còn kẹt lại có thể gây kích ứng và viêm nướu, khiến bạn dễ bị sâu răng và phải đến nha sĩ thường xuyên.

3. Làm dịu vết loét trong miệng

Muối có trong dung dịch nước muối làm tăng lưu lượng máu đến miệng của bạn, do đó có thể giúp các vết xước hay loét hay trong miệng bạn mau lành hơn.

Súc miệng nước muối cũng có thể giúp bạn mau hồi phục hơn sau phẫu thuật khu vực miệng. Tuy nhiên, nếu khu vực miệng của bạn nhạy cảm thì đừng nên sử dụng nhiều hơn 1/2 muỗng cà phê muối để tránh kích ứng.

4. Phòng ngừa một số bệnh

Súc miệng bằng nước muối đúng cách sẽ giúp hạn chế sự phát triển một số tình trạng răng miệng phổ biến. Chẳng hạn như bạn sẽ ít có khả năng bị viêm nướu hơn bởi nướu không bị sưng, viêm. Ngoài ra, bạn cũng hạn chế được nguy cơ sâu răng và đau họng.

5. Làm dịu cơn đau họng

Ngoài tác dụng ngăn ngừa bệnh nha khoa, thói quen súc miệng bằng nước muối ấm sẽ là một phương thuốc đơn giản mà hữu hiệu khi bạn bị đau họng. Nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời mang thêm nhiều tế bào bạch cầu đến khu vực bị nhiễm trùng. Nếu bạn có công việc phải nói nhiều mà lại bị đau họng, cách súc miệng nước muối sẽ làm dịu dây thanh âm để bạn nhanh chóng lấy lại giọng.

Cách súc miệng nước muối hiệu quả

Bạn có thể pha chế dung dịch nước muối súc miệng rất nhanh chóng và không hề mất nhiều thời gian ngay tại nhà.

Cách làm nước muối súc miệng

Bạn có thể tự thực hiện dung dịch nước muối súc miệng đơn giản tại nhà với thành phần chính là muối và một số chất khác cũng có công dụng rất tốt. Bạn sẽ cần chuẩn bị:

  • 250 ml nước ấm
  • 1 muỗng cà phê muối
  • Thành phần phụ: baking soda, mật hoa dừa, lô hội, dầu mè…

Bạn sẽ cần để nước ấm khoảng 40 độ C, sau đó cho muối vào và khuấy đều cho đến khi muối hòa tan hoàn toàn. Bạn có thể thêm một thành phần phụ khác vào để tăng thêm công hiệu của nước muối. Chẳng hạn như baking soda có công dụng tẩy trắng răng hay nha đam có thể loại bỏ mùi hôi miệng.

Muối rất dễ lẫn các tạp chất khác. Do đó, nếu phát hiện thấy tạp chất có trong muối, bạn hãy dùng một miếng vải mỏng để lọc bỏ trước khi bắt đầu pha chế dung dịch nhé.

Hướng dẫn cách súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối tuy đơn giản nhưng nếu bạn chú ý hơn đến thời gian thì hiệu quả tác dụng của nước muối sẽ tăng rất đáng kể. Bạn có thể thực hiện theo các bước theo hướng dẫn sau đây.

– Đầu tiên, bạn hớp một ngụm nước muối vừa đủ vào miệng. Bạn nên tránh hớp quá nhiều nước vì sẽ khó súc.

– Tiếp theo, bạn súc miệng trong ít nhất 30 giây. Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy đảm bảo chắc chắn dung dịch có thể tiếp xúc với các khu vực khó tiếp cận trong miệng của bạn, đặc biệt là giữa các kẽ răng.

– Sau đó, bạn nhổ ra và hớp ngụm thứ hai. Ở lần này, bạn hãy cố kéo dài thời gian súc lên ít nhất 60 giây để nước muối có thời gian tác dụng đến toàn bộ khu vực răng miệng lâu hơn.

– Cuối cùng, bạn hãy súc miệng lại bằng nước sạch một vài lần để loại bỏ lượng muối còn sót lại trong miệng.

Bạn nên nhớ súc miệng lại bằng nước sạch thật kỹ để loại bỏ lượng muối còn sót lại, tránh làm thay đổi môi trường pH trong miệng.

Lưu ý khi súc miệng nước muối

Để súc miệng nước muối thực sự mang lại hiệu quả tốt cho bạn, hãy lưu ý một số vấn đề nhỏ sau khi thực hiện súc miệng nhé.

• Đảm bảo muối hòa tan hoàn toàn: Các hạt muối nếu không hòa tan vào nước có thể vô tình mài mòn răng và nướu của bạn. Kết quả là khiến cho lớp phủ tự nhiên của răng sẽ bị hư hại.

• Điều chỉnh tỷ lệ muối phù hợp: Nếu bạn súc miệng bằng nước muối mà cảm thấy khó chịu trong miệng hay có cảm giác buồn nôn thì có thể pha loãng dung dịch ra. Bạn có thể giảm lượng muối xuống để tránh gây kích ứng.

• Không uống luôn nước muối: Bạn đừng nên nuốt dung dịch nước muối bởi muối quá mặn và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Trường Y tế Cộng đồng Harvard nghiên cứu thấy rằng uống nước muối có thể dẫn đến các bệnh tim mạch như huyết áp cao.

• Không súc miệng quá nhiều lần: Sau khi chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa, bạn có thể súc miệng nước muối từ 3 – 4 lần mỗi tuần. Bạn đừng nên súc miệng nước muối quá nhiều bởi lượng natri trong dung dịch có thể làm hư hại lớp men răng của bạn, dẫn đến mòn men răng.

Dung dịch nước muối sau khi pha thường trong suốt như nước lọc bình thường. Bạn nên làm dấu hoặc dán nhãn để phân biệt, tránh trường hợp trẻ em trong nhà uống nhầm.

Cách súc miệng bằng nước muối tuy đơn giản và hiệu quả nhưng không thể nào thay thế các biện pháp làm sạch răng miệng truyền thống khác. Bạn vẫn nên duy trì thói quen chải răng thường xuyên kèm với sử dụng chỉ nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề