Hướng dẫn súng đồ chơi an toàn cho bé

Nếu như những bé gái rất thích những con búp bê và gấu bông dễ thương thì những bé trai lại thích các trò chơi thiên hướng chân tay mạnh mẽ như đồ chơi bắn súng để chơi. Thậm chí là nếu như bị cấm chơi món đồ chơi đó bé cũng biết cách để tạo ra đồ chơi gần giống súng từ đồ dùng xung quanh bé.

Nếu như bé muốn chơi loại đồ chơi như vậy cha mẹ không nên ngăn cấm bởi rất có thể sẽ khiến cho bé nhút nhát hơn cũng như không thể điều khiển được cảm xúc của mình thay vì cấm con thì hướng dẫn bé cách sử dụng đồ chơi bắn súng như thế nào là an toàn.

Cách lựa chọn súng đồ chơi trẻ em an toàn

  • Độ tuổi phù hợp : Đồ chơi bắn súng chỉ phù hợp với các bé khi đã đi học.
  • Màu sắc : Súng đồ chơi của trẻ cần phải có màu sắc sáng bắt mắt và hướng dẫn bé không nên hướng mũi súng thẳng vào ai đó.
  • Chất liệu : Vật liệu không chứa độc.
  • Kích thước : Đồ chơi nên có kích thước thích hợp với cơ thể bé.
  • Yêu cầu về chất lượng : Những món đồ chơi này phải có tem nhãn UL tức là đã đáp ứng các tiêu chí về vấn đề an toàn của tổ chức những đơn vị thí nghiệm.
  • Tiếng ồn : Đồ chơi bắn súng không nên có tiếng ồn quá lớn như thế rất có thể ảnh hưởng đến trẻ chẳng hạn như là tiếng lắc rít của một vài đồ chơi được tích hợp bên trong. Bởi tiếng ồn mà quá lớn có thể sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp tới tai của bé và dẫn tới việc thính giác sẽ bị tổn thương.
  • Xuất xứ : Ở tại Việt Nam các món đồ chơi cho trẻ đang được bày bán tràn lan ở trên thị trường với hàng rất nhiều nguồn gốc và xuất xứ. Bởi vậy mà các mẹ cần phải chú ý hơn đến việc lựa chọn cho bé các món đồ chơi có kèm với nhãn mác được ghi rõ về nguồn gốc để đảm bảo an toàn hơn đối với bé.

Nếu như bé được hướng dẫn cách sử dụng và dưới sự giám sát của người lớn đảm bảo đây là trò chơi mà bé có thể chơi cả ngày mà chẳng biết chán. Đó cũng là trò chơi để giúp rèn luyện được sự nhạy bén và những phản ứng chính xác đối với bé trai. Vì thế mà những bậc cha mẹ nên chọn mua đồ chơi bắn súng tại các cửa hàng online uy tín giúp việc mua hàng vừa đảm bảo an toàn đối với bé, chất lượng đảm bảo và giá thành tôt nhất.

Nội dung chính

  • 1 Cách chọn đồ chơi cho trẻ
  • 2 Đồ chơi đúng với lứa tuổi
  • 3 Các hướng dẫn liên quan đến tuổi của trẻ
    • 3.1 Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi, và trẻ chưa đến tuổi đi học
    • 3.2 Đối với trẻ đi học
  • 4 Cách giữ đồ chơi ở nhà một cách an toàn
    • 4.1 Điều cha mẹ nên làm
    • 4.2 Các vật nguy hiểm
    • 4.3 Báo cáo về các đồ chơi không an toàn
  • 5 Tài liệu tham khảo

Cách chọn đồ chơi cho trẻ

Có hàng triệu đồ chơi được bày bán, và hàng năm có hàng trăm đồ chơi mới. Đồ chơi dùng để giải trí, và có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên hàng năm có rất nhiều trẻ em phải nhập viện vì chấn thương liên quan đến đồ chơi. Đặc biệt, hóc là nguy cơ lớn đối với trẻ dưới 3 tuổi, vì trẻ thường cho mọi thứ vào miệng.

Các nhà sản xuất phải tuân theo các quy định nhất định và đồ chơi mới ra phải được ghi là dùng cho lứa tuổi nào. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà cha mẹ có thể làm là trông chừng khi trẻ chơi.

Ủy ban An Toàn Sản Phẩm Cho Người Tiêu Dùng của Mỹ [the U.S. Consumer Product Safety Commission, CPSC] theo dõi và giám sát đồ chơi rất sát sao. Bất kỳ đồ chơi nào được sản xuất tại Mỹ hoặc được nhập vào Mỹ sau năm 1995 đều phải tuân theo tiêu chuẩn của CPSC.

Sau đây là các hướng dẫn chung khi mua đồ chơi:

  • Đồ chơi làm từ vải vóc phải có nhãn ghi là không cháy hoặc dễ cháy.
  • Các loại gấu bông phải làm từ chất liệu giặt được.
  • Đồ chơi phải được sơn bằng sơn không pha chì.
  • Các vật liệu nghệ thuật phải không độc hại
  • Sáp và bút màu phải ghi ASTM D-4236 trên bao bì, có nghĩa là nó đã được kiểm định bởi Hiệp Hội Kiểm Định và Vật Liệu Mỹ [the American Society for Testing and Material].
  • Tránh xa các đồ chơi cũ, thậm chí đồ chơi tự làm từ bạn bè hoặc người thân. Những đồ chơi này có giá trị tình cảm và thường rẻ hơn, nhưng có thể chúng không đạt các tiêu chuẩn an toàn hiện hành, và do quá cũ có thể gãy vỡ và trở nên độc hại.
  • Và nhớ để ý xem tiếng động phát ra từ đồ chơi có quá to cho con bạn hay không. Tiếng động phát ra từ một vài loại trống hoặc đồ chơi có tiếng kêu, đồ chơi âm nhạc hoặc điện tử có thể to như còi xe – thậm chí to hơn nếu trẻ để gần tai – chúng có thể gây tác hại lên thính giác.

Đồ chơi đúng với lứa tuổi

Luôn đọc nhãn hiệu để chắc chắn rằng đồ chơi đó phù hợp với lứa tuổi của con bạn. Bạn có thể lựa chọn đồ chơi dựa theo hướng dẫn của CPSC và các cơ quan khác. Nhưng tất nhiên nên đưa ra lựa chọn của chính bạn – dựa trến tính khí, thói quen và thái độ cư xử của con bạn.

Bạn có thể cho rằng trẻ lớn trước tuổi có thể chơi đồ chơi của lứa tuổi lớn hơn. Nhưng lứa tuổi cho đồ chơi được quyết định bởi chỉ số an toàn chứ không phải là độ thông minh hay độ trưởng thành của trẻ.

Các hướng dẫn liên quan đến tuổi của trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi, và trẻ chưa đến tuổi đi học

Đồ chơi phải đủ to – đường kính ít nhất là 1.25 inch [3 cm] và chiều dài ít nhất là 2.25 inch [6 cm] – để trẻ không thể nuốt hoặc cho vào miệng, làm tắc đường hô hấp. Dụng cụ thử kích cỡ vật nhỏ, hoặc còn gọi là ống hô hấp [choke tube] có thể được dùng để kiểm tra xem một đồ chơi có quá nhỏ không. Các ống này được thiết kế sao cho có đường kính bằng đường kính đường hô hấp của trẻ. Nếu bạn không tìm được các dụng cụ này thì có thể dùng lõi cuộn giấy toa lét để kiểm tra.

Tránh dùng các hòn bi, đồng xu, bóng và trò chơi với bóng có đường kính 1.75 inch [4.4 cm] hoặc nhỏ hơn, vì chúng có thể mắc ở cổ họng ngay trên đường hô hấp và cản trở hô hấp.

Đồ chơi chạy bằng pin phải có hộp pin được đóng bằng ốc vít để trẻ không tò mò mở ra xem. Pin và dịch chảy ra từ pin gây ra các tai nạn nghiêm trọng, bao gồm hóc, chảy máu trong, và bỏng hóa chất.

Khi kiểm tra đồ chơi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi, cần đảm bảo rằng nó không dễ vỡ và bền khi bị cắn. Đồng thời cũng nên đảm bảo là nó không có:

  • Các cạnh sắc hoặc các phần nhỏ như mắt, bánh xe, hoặc cúc áo có thể dứt đứt ra.
  • Các đầu nhỏ có thể chui vào sâu trong họng.
  • Sợi dây dài hơn 7 inch [18 cm].
  • Các phần mà trẻ có thể cấu véo dễ dàng.

Hầu hết các đồ chơi dùng để cưỡi chỉ có thể sử dụng khi trẻ có thể ngồi một mình mà không cần sự giúp đỡ – nhưng nên xem hướng dẫn của nhà sản xuất. Các đồ chơi như ngựa cưỡi hoặc xe đẩy phải đi kèm với dây đeo an toàn, và phải đủ chắc chắn và an toàn để tránh bị lật nghiêng.

Gấu bông và các đồ chơi khác được bán hoặc phát không trong các lễ hội, và ở các máy bán hàng tự động không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn. Kiểm tra các đồ chơi này xem chúng có các phần dễ rời ra, hoặc các cạnh sắc không, trước khi cho trẻ chơi.

Xem thêm bài  Chơi với trẻ 2 – 3 tuổi

Đối với trẻ đi học

Không bao giờ dùng xe đạp, xe máy scooter, ván trượt, và patin khi không đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn an toàn hiện hành, và nên mang các bảo hộ khác như bao tay, bao cổ tay và bao ống chân. Dùng các sản phẩm có chứng nhận CPSC hoặc Snell trên nhãn hiệu.

Đối với các trò chơi có lưới thì lưới phải được căng chắc chắn và gắn chặt vào cọc sao cho chúng không rời ra và gây thắt mạch máu.

Các đồ chơi với mũi tên phải có đầu mềm hoặc có nắp đậy, không được có đầu nhọn.

Súng đồ chơi phải được sơn màu sáng để tránh nhầm lẫn với súng thật, và nên dạy trẻ không bao giờ chĩa mũi tên, vật nhọn hoặc súng vào bất kỳ ai.

Không nên đưa súng BB hoặc đạn súng trường cho trẻ dưới 16 tuổi.

Các đồ chơi điện tử phải được dán nhãn UL, nghĩa là chúng đạt các tiêu chuẩn an toàn của Phòng thí nghiệm Bảo hiểm [Underwriters Laboratories].

Cách giữ đồ chơi ở nhà một cách an toàn

Sau khi bạn đã mua đồ chơi an toàn, một điều quan trọng nữa là bạn phải đảm bảo trẻ biết cách chơi chúng. Cách tốt nhất là chơi với trẻ. Điều này dạy cho trẻ cách chơi an toàn mà vẫn vui.

Điều cha mẹ nên làm

Dạy trẻ biết thôi chơi đồ chơi khi cần thiết.

Kiểm tra đồ chơi thường xuyên để biết chắc rằng chúng không bị vỡ hoặc không sử dụng được nữa:

  • Đồ chơi bằng gỗ không được có các mảnh vụn.
  • Xe đạp và các đồ chơi ngoài trời không được để bị gỉ.
  • Gấu bông không được có các đường chỉ bị đứt, hoặc có các phần dễ rứt bỏ rời ra.

Vứt đồ chơi bị hỏng, hoặc sửa chúng ngay lập tức.

Khi không sử dụng, các đồ chơi dùng ngoài trời phải cất trong nhà để chúng không gặp mưa hoặc tuyết.

Và giữ các đồ chơi sạch sẽ. Có vài đồ chơi bằng nhựa có thể rửa bằng máy rửa bát, nhưng phải đọc hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trước. Cách khác là hòa tan xà phòng diệt khuẩn hoặc nước rửa bát trung tính vào nước nóng, dung bình xịt để rửa, sau đó tráng qua nước.

Các vật nguy hiểm

Rất nhiều thứ không phải đồ chơi nhưng có thể cám dỗ trẻ. Để xa tầm tay trẻ những vật sau:

  • Pháo hoa
  • Diêm
  • Kéo sắc
  • Bóng bay [bóng chưa bơm, hoặc mảnh vụn bóng có thể gây nghẹt thở]

Báo cáo về các đồ chơi không an toàn

Cập nhật các thông tin mới nhất trên trang web của CPSC về các đồ chơi bị thu hồi lại, hoặc gọi cho đường dây nóng của họ [800] 638-CPSC để báo cáo về đồ chơi mà bạn cho là không an toàn. Nếu bạn không chắc về mức độ an toàn của đồ chơi, nên cẩn thận và không nên cho trẻ chơi.

Xem thêm bài Lựa chọn chặn cửa an toàn cho bé của BS.TS. Phạm Nguyên Quý

Tài liệu tham khảo

//familydoctor.org/familydoctor/en/kids/home-safety/choosing-safe-toys.html

Chủ Đề