Hướng dẫn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trên VNPT

Cách điền mẫu TK1-TS để thay đổi nơi đăng ký KCB ban đầu

Tôi muốn nhờ công ty hướng dẫn cách điền mẫu TK1-TS để thay đổi nơi đăng ký KCB ghi trên thẻ BHYT. Mong tổng đài hỗ trợ giúp tôi. Tôi xin cám ơn!

  • Hướng dẫn cách thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu
  • Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
  • Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những giấy tờ gì?

Tư vấn bảo hiểm y tế:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn.Với câu hỏi của bạn vềđiền mẫu TK1-TS để thay đổi nơi đăng ký KCB; chúng tôixin trả lời cho bạn như sau:

Mẫu TK1-TS là mẫu tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH với mục đích: kê khai các thông tin liên quan đến nhân thân, phương thức đóng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và khi có yêu cầu thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: nhân thân, chức danh nghề, phương thức đóng, nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Căn cứ theo Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi bổ sung Quyết định 595/QĐ-BHXH, chúng tôi xin hướng dẫn bạn viết mẫu TK1-TS theo quyết định 505/QĐ-BHXH khi muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:

Để thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu thì bạn cần điền mẫu này tại Phần II của mẫu TK1-TS Áp dụng đối với người tham gia đã có mã số BHXH đề nghị đăng ký, điều chỉnh thông tin ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT

[13]: ghi mã số bảo hiểm xã hội của bạn
[14.1]: ghi họ và tên bạn [viết in hoa]
[14.2]: ghi giới tính
[14.3]: Ngày, tháng, năm sinh của bạn
[14.4]: Nơi đăng ký khai sinh: Điền thông tin về xã, huyện, tỉnh nơi bạn cư trú
[14.5]: ghi số chứng minh nhân dân/căn cước công dân/Hộ chiếu
[15]: Mức tiền đóng: bỏ trống
[16]: ghi phương thức đóng: bỏ trống
[17]: ghi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu bạn đang đăng ký
[18]: Nội dung thay đổi, yêu cầu khác: điền nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu mà bạn muốn chuyển đến.

Sau khi hoàn tất việc kê khai, người tham gia ký ghi rõ họ tên. Trường hợp kê khai thay đổi về nhân thân [họ, tên đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh, giới tính] đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người lao động đang làm việc. Đối với người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì không phải xác nhận.

Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Như vậy, bạn điền mẫu TK1-TS theo hướng dẫn trên và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bạn để thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Việc thay đổi này chỉ thực hiện vào 10 ngày đầu mỗi quý.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Muốn thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu theo quy định năm 2019

Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướngmắc về điền mẫu TK1-TS để thay đổi nơi đăng ký KCB; bạn vui lòng liên hệTổng đài tư vấntrực tuyến24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Xem thêm:
  • Phá thai bệnh lý 6 tuần thì xin nghỉ hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày?
  • Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng kiểm xe ô tô bị mất như thế nào?
  • Quy định về xin giấy chuyển tuyến khi đi khám, chữa bệnh
  • Căn cứ xác định loại đất
  • Ô tô chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc

Video liên quan

Chủ Đề