Hướng dẫn vận hành bảo dưỡng hệ thống bơm chìm năm 2024

Máy bơm chìm là dòng bơm được thiết kế đặc biệt để bơm chìm dưới nước mà không sợ bị rò điện từ máy bơm ra, motor có thể hoạt động tốt trong môi trường ngâm nước lâu dài. Dòng bơm này thường có chỉ số bảo vệ động cơ cao nhất – IP68- chống bụi xâm nhập và chống thấm ẩm tối ưu.

Phân biệt các dòng bơm chìm

Hiện nay có rất nhiều các dòng bơm chìm với tính năng và công dụng khác nhau có thể phân thành máy bơm chìm nước thải, máy bơm chìm hút bùn, máy bơm chìm hút hóa chất, máy bơm chìm giếng khoan…

Mỗi dòng bơm sẽ được trang bị thêm các phụ kiện như dao cắt rác, phao chống cạn, chống tràn

Ứng dụng của bơm chìm nước thải Pentax

Máy bơm chìm Pentax được sử dụng để bơm nước thải, thoát nước tù đọng, nước lụt, bơm hố móng xây dựng, bơm tháo nước ao hồ, cặn bẩn,..

Hướng dẫn vận hành máy bơm chìm Pentax hiệu quả

Cách vận hành máy bơm chìm nước thải Pentax hiệu quả

+ Máy cần phải được ngâm trong nước để máy có thể hoạt động mà không bị nóng. Nếu nước quá cạn hoặc máy bơm chạy khô khoảng hơn 10 phút có thể sẽ bị cháy bơm. Để khắc phục tình trạng này nhiều dòng bơm chìm được tích hợp phao điện tự động, khi mực nước ngập quá phao thì bơm tự động kích hoạt và nước xuống dưới phao thì bơm sẽ tự ngắt điện.

+ Tùy theo mục đích sử dụng mà chọn loại bơm cho phù hợp nhu: máy bơm chìm chân lưới dùng để bơm nước thải sinh hoạt, máy bơm chìm chân kiềng để bơm bùn, một vài dòng bơm trang bị thêm cánh cắt rác để bơm được nước thải có chứa cả xơ, sợi…Nếu bơm hóa chất thì thân bơm phải được cấu tạo bằng inox 304, 316.. Lựa chọn máy bơm phải phù hợp với lưu lượng và cột áp ưu cầu.

+ Để tăng tuổi thọ cho bơm, cần phải có chế độ bảo quản bơm hợp lý, với mỗi chất liệu cấu tạo nên bơm sẽ có cách bảo quản khác nhau

Đối với các máy bơm chìm vỏ nhựa: máy chịu va đập kém và không chịu được nhiệt, phèn tuy nhiên lại chịu mặn khá tốt, có thể chịu được axit hay kiềm nhẹ

Đối với máy bơm chìm thân gang: tuy chịu áp lực tốt hơn, nhưng gang rất giòn sẽ dễ vỡ khi va đập mạnh, chịu mặn kém, dễ bị ăn mòn.

Máy bơm chìm thân inox có khả năng chống chịu với môi trường tốt nhất: chống ăn mòn, mài mòn, chịu được va đập, chịu được cả axit, ba zơ, dung môi, riêng chất liệu Inox 316 chịu được đa số axit đậm đặc.

+ Cần chọn chất liệu bơm phù hợp với mục đích sử dụng, không bơm trong tình trạng khô nước, chọn điện thế phù hợp và tuyệt đối không được tự ý mở hay thay đổi cấu tạo bơm.

– Tuyệt đối không khởi động bơm trong khi bơm chưa được mồi và chưa dẫn chất lỏng vào bộ làm kín trục.

C. Lưu ý sửa chữa trong khi máy bơm đang hoạt động :

– Trong khi bơm đang chạy không xiết lại đệm, phớt hoặc sửa chữa những trục trặc của hệ thống máy bơm. – Nên có lớp chắn bảo vệ cho những phần quay của máy bơm.

– khi không có van một chiều và van cổng, thì không cho bơm làm việc. – Ngắt toàn bộ nguồn điện khỏi máy bơm khi tiến hành sửa chữa bơm.

-Sử dụng các công cụ sữa chữa, bảo dưỡng không tạo ra tia lửa tránh gây cháy nổ. – Sau khi lắp ráp hoặc bảo dưỡng máy bơm phải tiến hành kiểm tra độ an toàn của máy trước khi khởi động lại.

2. Kiểm tra và bảo dưỡng máy bơm.

  1. Các lưu ý trong việc bảo dưỡng máy bơm

– Trong thời gian làm việc, phải thường xuyên theo dõi các chỉ số của những dụng cụ đo kiểm tra.

– Không để bơm làm việc lâu ở lưu lượng bằng không hoặc xấp xỉ bằng không cũng như động cơ làm việc quá tải sẽ dần đến giảm tuổi thọ của bơm.

– Không cho phép bơm làm việc khi áp suất trong ống nạp nhỏ hơn áp suất khảo sát thiết kế.

– Kiểm tra định kỳ nhiệt độ của vòng bi, động cơ. Quan sát, theo dõi việc cung cấp phải đầy đủ lượng nước làm mát.

– Nhiệt độ quy định của ổ bi và bộ làm kín không quá 60oC.

– Sau 2000 – 3000 giờ làm việc, xả nhớt và lau sạch buồng ổ bi và thay nhớt mới, nếu là bơm mới lắp hoặc mới sửa chữa thì qua 24 giờ làm việc đầu tiên thì phải thay dầu bôi trơn.

B. Theo dõi và kiểm tra theo thời gian hoạt động

Sau 4000 – 5000 giờ làm việc cần : + Kiểm tra tình trạng ống lót bảo vệ [đệm dây quấn] và ổ bi nếu cần thì thay mới. + Thay nhớt trong khớp nối răng

Sau 9000 – 10000 giờ làm việc thì cần:

+ Tháo toàn bộ bơm kiểm tra độ mài mòn, độ gỉ của các chi tiết và thay thế các chi tiết bị mài mòn quá giá trị cho phép.

+kiểm tra tình trạng các đệm làm kín và thay thế nếu cần.

C. Bảo dưỡng Bơm dự phòng

+ Nếu có bơm dự phòng thì: Bơm dự phòng phải được mồi đầy đủ, chất lỏng bơm và van trên đường ống hút phải mở hoàn toàn. +Đảm bảo cho máy bơm dự phòng làm việc không nhỏ hơn 1/3 lần thời gian giữa hai kỳ sửa chữa bảo trì. + Phải theo dõi thường xuyên độ rò rỉ qua bộ làm kín, không để vượt quá quy định. Nếu rò lớn phải ngừng máy bơm, kiểm tra và xử lý trục trặc + Theo dõi mức tiếng ồn và độ rung của máy bơm không được vượt quá giới hạn cho phép.

D. Bảo quản khi bơm ngừng hoạt động trong thời gian dài

– Khi máy bơm ngừng làm việc một thời gian dài cần thực hiện những công việc sau: + Tháo hết chất lỏng bên trong máy bơm + Nới lỏng các đệm khít + Bôi chất chống rỉ lên những bề mặt hở của máy + Chạy bộ sấy nóng cho motor nếu có lắp trên máy để duy trì cho tổ máy bơm hoạt động bình thường.

+ Yêu cầu phải vận hành tổ máy bơm dự phòng sau thời gian ngắn, một lần một tháng.

+ Yêu cầu các thiết bị chính và dự phòng phải được luân phiên vận hành để đảm bảo niên hạn sử dụng như nhau cho cả hai.

Chủ Đề