Huyết áp cao nhất ở đâu và thấp nhất ở đâu

Chia sẻ

Huyết áp cao nhất ở đâu và thấp nhất ở đâu

Bệnh lý huyết áp luôn tiềm ẩn và đe dọa sức khỏe của chúng ta bất cứ lúc nào. Để bảo đảm an toàn cho mình thì các bạn cần biết những thông tin cơ bản về các bệnh lý huyết áp theo dõi, điều trị đúng cách nhằm hạn chế mức thấp nhất các rủi ro không đáng có cho người bệnh. Các bạn cần biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp để sơ cứu đúng cách, tránh tình trạng sơ cứu sai, làm cho tình trạng sức khỏe của người bệnh thêm trầm trọng hơn.

Khái niệm về huyết áp cao và huyết áp thấp

Để phân biệt được sự khác nhau giữa huyết áp cao và huyết áp thấp thì các bạn cần biết huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các bộ phận trong cơ thể, nuôi dưỡng tế bào. Áp lực mà máu tác động lên thành mạch sẽ giao động trong ngưỡng cho phép. 

Khi chỉ số huyết áp vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý huyết áp cao và ngược lại sẽ gây nên tình trạng huyết áp thấp (hay còn gọi là tụt huyết áp). Cả hai loại bệnh lý huyết áp này đều nguy hiểm như nhau. Và cần có cách sơ cứu phù hợp. Ty nhiên, nhiều người chưa phân biệt được biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như tính mạng của người bệnh.

Đối với những người bình thường thì áp lực bơm máu từ tim lên các thành mạch sẽ dao động từ 90/60 mmHg đến 139/89 mmHg (milimet thủy ngân).

Hiện nay, cách nhận biết huyết áp cao hay thấp chuẩn xác nhất đó chính là nhờ vào máy đo huyết áp. Sau khi có chỉ số huyết áp được đo từ máy, các bạn đối chiếu với huyết áp tiêu chuẩn để xác định là huyết áp cao hay huyết áp thấp.

Huyết áp cao nhất ở đâu và thấp nhất ở đâu

Cách phân biệt giữa huyết áp cao và huyết áp thấp

Cách nhận biết huyết áp cao hay thấp có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe của người có bệnh lý huyết áp. 

Huyết áp cao là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn 140/90mmHG do chế độ ăn uống nhiều natri, béo phì, dư thừa hàm lượng cholesterol, thuốc lá, rượu bia… làm cho thành tĩnh mạch bị xơ vữa, máu lưu thông kém, tắc nghẽn. Huyết áp cao sẽ tạo nên áp lực lớn có thể làm tổn thương nghiêm trọng mạch máu và là nguy cơ dẫn đến đột quỵ cao nhất hiện nay. Do đó, cần phải chú ý theo dõi sức khỏe để ngăn ngừa các bệnh lý này.

Để phòng ngừa các bệnh lý cao huyết áp thì các bạn nên bổ sung thêm các loại trái cây chứa nhiều vitamin như lựu, cam, quýt, thơm... sẽ giúp điều hòa, kéo giảm áp lực lưu thông trong mạch máu.

Huyết áp thấp ở một số người là do bẩm sinh không phải là bệnh và thường có chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm thu nhỏ hơn 60 mmHg, đo được trong trạng thái nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp giảm hơn 20mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường. Mặc dù không phải là bệnh lý, tuy nhiên huyết áp đột nhiên hạ thấp đến mức báo động gọi là tụt huyết áp sẽ gây tổn thương cho cơ thể nghiêm trọng không kém huyết áp cao.

Nguyên nhân của tụt huyết áp là do áp lực máu thấp, lượng máu tim bơm lên thành mạch bị thiếu hụt sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái bị động và có thể dẫn đến choáng váng hoặc bất tỉnh, đặc biệt nguy hiểm khi đang lái xe hoặc đứng nơi có vị trí cao. 

Huyết áp cao nhất ở đâu và thấp nhất ở đâu

Nhận biết biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp

Biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp thường khá tương đồng với nhau. Các dấu hiệu phổ biến như là chóng mặt, xây xẩm, đau đầu, mệt tim, mặt ưng ửng đỏ, hoa mắt… rất dễ nhầm lẫn hai trường hợp này. 

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp

Biểu hiện của căn bệnh này thường diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh có các triệu chứng thoáng qua như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ… Một số trường hợp khác lại có biểu hiện dữ dội hơn như đau nhói vùng tim, suy giảm thị lực, thở gấp, mặt đỏ phừng, nôn ói, hồi hộp, đánh trống ngực, hốt hoảng. 

Biểu hiện thường gặp của bệnh huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp thường bị hoa mắt hoặc chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi ngồi lâu, ngồi bật dậy khi đang nằm. Bệnh nhân huyết áp thấp còn thường xuyên bị chứng đau đầu, nhất là khi căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng, thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu. Những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng sẽ có thêm dấu hiệu mất thính giác, mờ mắt, ngất xỉu. Ngoài ra, các triệu chứng như nhịp tim nhanh, giảm tập trung, hay mệt mỏi cũng là biểu hiện của huyết áp thấp.

Cả hai loại huyết áp cao và huyết áp thấp (đặc biệt là tụt huyết áp) đều gây nên những tổn thương nhất định cho cơ thể và hệ thống mạch máu li ti rải khắp cơ thể. Nếu như không phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như đột quỵ, tai biến, nhồi mạch máu não cấp… dẫn đến tử vong. Do đó, các bạn cần biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp để có thể áp dụng khi cần thiết.

Lưu ý: Người mắc bệnh huyết áp cần chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo vệ sinh tốt nhất, để tạo cảm giác thoải mái, sạch sẽ. Bạn nên lựa chọn sử dụng tã dán người lớn SunMate với những hạt Gel siêu thấm hút, tạo sự khô thoáng, kháng khuẩn, cho người tai biến thoải mái, dễ chịu.

Huyết áp cao nhất ở đâu và thấp nhất ở đâu

Tã dán SunMate, thương hiệu đồng hành không thể thiếu với mọi người cao tuổi. Người dùng dễ dàng chọn mua tã dán SunMate tại các cửa hàng hoặc đặt hàng qua kênh online Tabimshop, Tiki, Sendo.

Hãy dành người thân của mình tình yêu thương và đừng quên lựa chọn tã dán người lớn SunMate để mang tới sự tiện lợi và dễ chịu cho người cao tuổi nhé.

Tham khảo: Tấm lót chống thấm tốt nhất cho người già

Huyết áp thấp nhất ở đâu trong mạch hệ mạch?

A. động mạch chủ

B. mao mạch

C. tĩnh mạch chủ

Đáp án chính xác

D. động mạch chủ, tĩnh mạch chủ

Xem lời giải