Kế hoạch giám sát và đánh giá nên được xây dựng và tiến hành như thế nào

Quy trình, quy phạm kỹ thuật

QUY TRÌNH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

By
Posted on

QUY TRÌNH

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

I. NỘI DUNG QUY TRÌNH:

1. Mục đích:

Giúp công ty nắm được tình hình, kết quả trong toàn bộ các hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, đúng luật pháp. Kịp thời giải quyết những vấn đề khó khãn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai để bảo đảm sự thành công của công việc.

Giám sát các hoạt động có tuân thủ theo quy trình đã được ban hành, cũng như tiến độ thực hiện các quy trình, hạng mục từ đó có những biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tiễn sản xuất tại Công ty và đáp ứng nguyên tắc FSC®.

2. Yêu cầu:

Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng đơn giản giúp cán bộ chuyên trách nhiệm vụ theo dõi và giám sát dễ dàng nắm bắt công việc kịp thời và hiệu quả. Những người chịu trách nhiệm thực hiện giám sát có đủ phẩm chất cá nhân và kỹ thuật cần thiết.

3. Khái niệm về hoạt động cần giám sát:

Giám sát và đánh giá là các công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định của công ty.

Một hệ thống Giám sát & Đánh giá [M&E] là một công cụ hữu hiệu trong việc cung cấp các phản hồi liên tục về tiến độ và tính hiệu quả của công ty cũng như các khó khăn mà công ty đang đối mặt. Thu thập và phân tích dữ liệu có hệ thống có chức năng tổng hợp và làm rõ các thông tin liên quan đến việc quá trình quản lý và đưa ra quyết định, và đề xuất các thông tin thiết yếu cho kế hoạch sắp tới.

Giám sát: là thu thập và phân tích dữ liệu mang tính hệ thống liên quan đến các hoạt động do công ty thực hiện. Là một chức năng được thực một cách liên tục nhằm cung cấp cho công ty, cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình, công việc đang triển khai thực hiện. Giám sát cung cấp nền tảng cho việc đánh giá.

Đánh giá: là một trong những chức năng của quản lý liên quan quy trình chuyển đổi các dữ liệu giám sát thành thông tin và kiến thức. Đánh giá là quy trình hỗ trợ việc ra quyết định của các công ty một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình, hoạt động, công việc đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Việc đánh giá các khía cạnh khác nhau là rất hữu hiệu để điều chỉnh kế hoạch của hoạt động sắp tới và cải thiện việc làm việc của công ty.

4. Danh sách các hoạt động/ lĩnh vực cần giám sát:

Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Giúp công ty nắm bắt được thực trạng công việc đang diễn ra để kịp thời điều chỉnh phù hợp với nguồn lực của công ty. Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng đơn giản giúp cán bộ chuyên trách dễ dàng theo dõi giám sát và nắm bắt công việc. Công ty cử cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát gồm có: một cán bộ [phân trường] chịu trách nhiệm giám sát thu thập số liệu tại hiện trường và một cán bộ thuộc phòng kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng thực hiện việc kiểm tra báo cáo của cán bộ giám sát hiện trường [nếu nội dung có liên quan đến ATVSLĐ- An Toàn thực phẩm thì mời phòng Tổ chức-hành chính tham gia kiểm tra giám sát] đồng thời lưu trữ hồ sơ tài liệu bằng giấy và theo dõi trên máy tính. Công việc sẽ được thực hiện thường xuyên 1lần/ tháng.

Danh sách hoạt động giám sát chính đã được công ty thống nhất và lựa chọn dựa trên Hướng dẫn Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng theo ba lĩnh vực sau:

1. Tác động xã hội;

2. Hoạt động khai thác;

3. Tác động môi trường;

* Tác động xã hội gồm hai khía cạnh: tác động xã hội nội bộ và tác động xã hội bên ngoài:

+ Tác động xã hội nội bộ gồm: [1] mức độ hài lòng trong công việc; [2] sức khỏe [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..]; [3] an toàn lao động; [4] cơ chế khiếu nại.

+ Tác động xã hội bên ngoài: [1] mức độ phối hợp giải quyết các mâu thuẫn ; [2] sức khỏe [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế]; [3] an toàn lao động; [4] cơ chế khiếu nại.

* Hoạt động khai thác gồm các hoạt động sau cần giám sát : [1] thiết kế khai thác, [2] làm đường; [3] khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; [4] vận xuất, tập kết gỗ chính phẩm tại bãi gỗ; [5] gỗ tận thu tận dụng, cành ngọn; [6] vận chuyển gỗ; [7] vệ sinh rừng; [8] lâm sinh; [9] bán hàng và doanh thu.

* Tác động môi trường gồm có đánh giá trước khai thác và đánh giá sau khai thác, thực hiện những hoạt động sau: [1] tác động từ làm đường; [2] tác động từ khai thác; [3] cháy rừng; [4] các HCVF; [5] khai thác lâm sản trái pháp luật.

5. Giám sát thường xuyên :

Đảm bảo việc xác lập các ô định vị trên thực địa để thực hiện việc giám sát đánh giá theo dõi các chỉ tiêu lâm học theo định kỳ. Công tác giám sát sẽ thực hiện theo Mẫu biểu của Công ty. Nội dung giám sát bao gồm:

a. Tỷ lệ tăng trưởng, tái sinh, tổ thành loài cây và tình trạng rừng, độ tàn che rừng được thực hiện 5 năm 1 lần đối với rừng tự nhiên và 1 năm đối với rừng trồng;

b. Môi trường sống của động thực vật, đất đai, khu vực phòng hộ ven sông suối, gỗ và lâm sản ngoài gỗ được giám sát theo tháng, theo quý, hoặc trước và sau khi khai thác. Tần suất giám sát phụ thuộc vào đối tượng cần giám sát.

c. Các biểu hiện sâu bệnh hại, cháy rừng, v.v

d. Kiểm tra đảm bảo không có hoạt động lâm nghiệp trái phép diễn ra.

e. Quản lý các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

Kết quả giám sát phải được ghi lại bằng văn bản hoặc ảnh chụp, có ghi thời gian giám sát;

Hàng tuần, phân trường trưởng/tiểu khu trưởng quản lý và bảo vệ rừng phải tổng hợp các ghi chép theo dõi giám sát của tổ nhóm nhận khoán tuần tra theo kế hoạch và gửi lên Phòng kỹ thuật QLBVR. Trong trường hợp phát hiện vấn đề trong quá trình giám sát, phải báo cáo lên Phòng Kỹ thuật-QLBVR và Ban giám đốc trong vòng 1 ngày kế từ khi phát hiện để đưa ra giải pháp khắc phục.

6. Quy trình giám sát [bao gồm các chỉ số giám sát, kế hoạch/ tần suất, lịch giám sát, và phương tiện]

Quy trình giám sát thường xuyên các hoạt động khai thác nhằm giúp công ty kịp thời nắm bắt các tác động tích cực và tiêu cực đang diễn ra trong khu vực khai thác. Do vậy, công ty cần xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể cho từng hoạt động như: làm đường [có đúng với thiết kế không], chặt hạ [có đúng kỹ thuật khai thác tác động thấp], vận chuyển [có được cập nhật theo dõi trong sổ cập nhật], quản lý rác thải, chất thải, xói mòn đất Việc giám sát này sẽ được giao cho một cán bộ kỹ thuật thường xuyên ghi chép hàng ngày các hiện tượng xảy ra trên hiện trường [dựa trên mẫu biểu giám sát].

Tần xuất và lịch giám sát các hoạt động phụ thuộc vào quy mô và cường độ khai thác. Công ty phải xây dựng kế hoạch chi tiết dựa trên hoạt động năm của Công ty.

7. Danh sách các chỉ số tác động môi trường và xã hội của hoạt động lâm nghiệp

Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý rừng bền vững đã được xây dựng các nguyên tắc và chỉ số cụ thể. Danh sách các chỉ số tác động môi trường và xã hội của hoạt động lâm nghiệp như sau:

1.Tác động môi trường gồm: [1] tác động làm đường [đường vận chuyển chính và đường vận xuất]; [2] tác động trong quá trình khai thác [tuân thủ theo Quy trình khai thác tác động thấp ]; [3] khu vực bảo vệ [như khu vực loại trừ, bảo vệ ven sông suối, khu vực giá trị bảo tồn cao hướng dẫn Khai thác tác động thấp]; [4] Cháy rừng; [5] khai thác trái phép; [6] Quản lý rác thải và chất thải; [7] Quản lý hóa chất và phân bón; [8] Quản lý sự cố rò rỉ dầu nhớt.

2. Tác động xã hội gồm: [1] an toàn lao động; [2] bảo hiểm xã hội; [3] sức khỏe công nhân; [4] mức lương và mức thưởng của công nhân; [5] nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ người dân; [7] hỗ trợ của công ty cho cộng đồng [hỗ trợ gỗ làm nhà, cây giống]; [8] giải quyết tranh chấp, xung đột về đất đai.

8. Giám sát hoạt động khai thác

Các hoạt động giám sát khai thác gồm:

+ Đánh giá trước khi làm đường và trước khai thác;

+ Giám sát quá trình khai thác [gồm giám sát chi phí, giám sát kỹ thuật, công nghệ sử dụng, hiệu suất khai thác và giám sát truy nguyên nguồn gốc];

+ Đánh giá sau làm đường và sau khai thác;

Trước và sau khi khai thác, Phòng kỹ thuật của Công ty tổ chức và phân công cán bộ thực hiện đánh giá tác động khai thác bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra việc thực hiện khai thác có tuân thủ với hồ sơ thiết kế khai thác hay không, bao gồm hướng đổ, gốc chặt của cây khai thác; khu vực loại trừ; các cây loại trừ, cây bảo vệ; đường vận chuyển, vận xuất, khu vực vùng đệm,

Kiểm tra vệ sinh rừng sau khai thác;

Đánh giá mức độ đổ vỡ của các cây còn lại trong rừng;

Đánh giá mức độ xói mòn, sạt lở đất trên dường vận chuyển, vận xuất;

Phương pháp sử dụng là điều tra đơn giản các ô 10m x 50m hoặc 20m x 25m đánh giá số gốc cây chặt và quan sát dọc đường vận chuyển, vận xuất. Đồng thời ghi lại các quan sát trong quá trình điều tra đường lâm nghiệp và kiểm tra khu khai thác về các tác động sinh thái như xói mòn đất, sạt lở đất, sự cố tràn dầu, đổ nhớt, rác thải trong khai thác, các thiệt hại do hành vi bất cẩn của con người vv.

Trong quá trình khai thác, hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần Phòng kỹ thuật phải cử nhân viên ghi chép theo dõi quá trình khai thác theo hồ sơ thiết kế khai thác, bản đồ thiết kế khai thác, giấy phép khai thác, hướng dẫn khai thác rừng tác động thấp và sổ ghi chép quản lý Chuỗi hành trình sản phẩm. Trong trường hợp phát hiện vấn đề trong quá trình giám sát, phải báo cáo lên Trưởng Phòng kỹ thuật QLBVR và Ban giám đốc ngay trong vòng 1 ngày kế từ khi phát hiện để đưa ra giải pháp khắc phục.

Nếu sau khi khai thác, đường bị xói mòn hoặc sạt lở thì Phòng kỹ thuật QLBVR phải lập kế hoạch và thực hiện việc nâng cấp và bảo dưỡng, sửa chữa đường trước mùa mưa. Nếu mùa mưa kéo dài, thì Phòng kỹ thuật phải phân công người kiểm tra đường thường xuyên hoặc tham mưu giao nhiệm vụ cho tiểu khu trưởng quản lý khu khai thác kiểm tra báo cáo về Phòng Kỹ thuật QLBVR sau mỗi đợt mưa và bảo dưỡng, sửa đường kịp thời nếu đường vẫn còn bị xói mòn hoặc sạt lở;

9. Giám sát và quy trình đánh giá tác động môi trường:

Được thực hiện cho các hoạt động sau:

+ Đánh giá trước và sau khai thác;

+ Đánh giá trước khi tiến hành trồng rừng;

+ Giám sát các hoạt động trồng rừng, chăm sóc, QLBV và PCCCR;

+Đánh giá tác động môi trường khi chuyển đổi mục đích trồng rừng.

10. Giám sát rừng có giá trị bản tồn cao [HCVF]:

Đây là nội dung quan trọng trong thực hiện chứng chỉ rừng. Công ty đã xác định và khoanh vùng rừng có giá trị bảo tồn cao trên bản đồ và có báo cáo. Dựa trên khung giám sát đã được xác định trong báo cáo HCVF, Công ty thực hiện giám sát bằng việc tuần tra thường xuyên tại các khu vực có sự hiện diện HCVF. Nội dung giám sát chính gồm:

Tuần tra định kỳ theo các khu vực có hiện diện của HCVF và cả khu vực hành lang nối liền các khu HCVF;

Xác định các mối đe dọa đang hiện hữu, hoặc tiềm ẩn trong tương lai;

Kết quả quan sát khi tuần tra phải được ghi vào báo cáo và hoặc nhật ký;

Báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo để tìm ra biện pháp quản lý, ứng phó phù hợp để chặn đứng hoặc giảm nhẹ các mối đe dọa đó;

Các mối đe dọa có thể bao gồm khai thác gỗ trái phép phá vỡ sinh cảnh của động vật, săn bắn, cháy rừng, đặt bẫy, phá rừng làm rẫy, đào đãi khoáng sản, ken cây,

II. THỰC HIỆN QUY TRÌNH:

1. Hàng năm Công ty có xây dựng kế hoạch giám sát các hoạt động lâm nghiệp [khối lượng, chỉ số giám sát, người thực hiện, kinh phí, ]

2. Cuối năm tổng hợp kết quả giám sát các hoạt động và báo cáo tổng kết cuối năm. Kết quả giám sát của năm trước được sử dụng để điều chỉnh kế hoạch cho năm tiếp theo.

Trên đây là nội dung Quy trình về giám sát và đánh giá trong các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp của đơn vị. Công ty thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan được rõ và có trách nhiệm thực hiện theo quy trình này./.

Đơn Dương, ngày 15 tháng 6 năm 2018

GIÁM ĐỐC

Related Items:

QUY TRÌNH

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ

I. NỘI DUNG QUY TRÌNH:

1. Mục đích:

Giúp công ty nắm được tình hình, kết quả trong toàn bộ các hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu, đúng định hướng, đúng luật pháp. Kịp thời giải quyết những vấn đề khó khãn, vướng mắc, hạn chế những sai phạm, thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai để bảo đảm sự thành công của công việc.

Giám sát các hoạt động có tuân thủ theo quy trình đã được ban hành, cũng như tiến độ thực hiện các quy trình, hạng mục từ đó có những biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời phù hợp với thực tiễn sản xuất tại Công ty và đáp ứng nguyên tắc FSC®.

2. Yêu cầu:

Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng đơn giản giúp cán bộ chuyên trách nhiệm vụ theo dõi và giám sát dễ dàng nắm bắt công việc kịp thời và hiệu quả. Những người chịu trách nhiệm thực hiện giám sát có đủ phẩm chất cá nhân và kỹ thuật cần thiết.

3. Khái niệm về hoạt động cần giám sát:

Giám sát và đánh giá là các công cụ quản lý quan trọng để theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ quá trình ra quyết định của công ty.

Một hệ thống Giám sát & Đánh giá [M&E] là một công cụ hữu hiệu trong việc cung cấp các phản hồi liên tục về tiến độ và tính hiệu quả của công ty cũng như các khó khăn mà công ty đang đối mặt. Thu thập và phân tích dữ liệu có hệ thống có chức năng tổng hợp và làm rõ các thông tin liên quan đến việc quá trình quản lý và đưa ra quyết định, và đề xuất các thông tin thiết yếu cho kế hoạch sắp tới.

Giám sát: là thu thập và phân tích dữ liệu mang tính hệ thống liên quan đến các hoạt động do công ty thực hiện. Là một chức năng được thực một cách liên tục nhằm cung cấp cho công ty, cấp quản lý và các bên có liên quan các dấu hiệu về tác động thành công hoặc không thành công ban đầu của các hoạt động, dự án, chương trình, công việc đang triển khai thực hiện. Giám sát cung cấp nền tảng cho việc đánh giá.

Đánh giá: là một trong những chức năng của quản lý liên quan quy trình chuyển đổi các dữ liệu giám sát thành thông tin và kiến thức. Đánh giá là quy trình hỗ trợ việc ra quyết định của các công ty một cách có hệ thống và khách quan một dự án, chương trình, hoạt động, công việc đang được thực hiện hoặc đã hoàn thành từ giai đoạn thiết kế đến triển khai và các kết quả đạt được. Việc đánh giá các khía cạnh khác nhau là rất hữu hiệu để điều chỉnh kế hoạch của hoạt động sắp tới và cải thiện việc làm việc của công ty.

4. Danh sách các hoạt động/ lĩnh vực cần giám sát:

Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Giúp công ty nắm bắt được thực trạng công việc đang diễn ra để kịp thời điều chỉnh phù hợp với nguồn lực của công ty. Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng đơn giản giúp cán bộ chuyên trách dễ dàng theo dõi giám sát và nắm bắt công việc. Công ty cử cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi và giám sát gồm có: một cán bộ [phân trường] chịu trách nhiệm giám sát thu thập số liệu tại hiện trường và một cán bộ thuộc phòng kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng thực hiện việc kiểm tra báo cáo của cán bộ giám sát hiện trường [nếu nội dung có liên quan đến ATVSLĐ- An Toàn thực phẩm thì mời phòng Tổ chức-hành chính tham gia kiểm tra giám sát] đồng thời lưu trữ hồ sơ tài liệu bằng giấy và theo dõi trên máy tính. Công việc sẽ được thực hiện thường xuyên 1lần/ tháng.

Danh sách hoạt động giám sát chính đã được công ty thống nhất và lựa chọn dựa trên Hướng dẫn Hệ thống giám sát và đánh giá được xây dựng theo ba lĩnh vực sau:

1. Tác động xã hội;

2. Hoạt động khai thác;

3. Tác động môi trường;

* Tác động xã hội gồm hai khía cạnh: tác động xã hội nội bộ và tác động xã hội bên ngoài:

+ Tác động xã hội nội bộ gồm: [1] mức độ hài lòng trong công việc; [2] sức khỏe [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..]; [3] an toàn lao động; [4] cơ chế khiếu nại.

+ Tác động xã hội bên ngoài: [1] mức độ phối hợp giải quyết các mâu thuẫn ; [2] sức khỏe [bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế]; [3] an toàn lao động; [4] cơ chế khiếu nại.

* Hoạt động khai thác gồm các hoạt động sau cần giám sát : [1] thiết kế khai thác, [2] làm đường; [3] khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ; [4] vận xuất, tập kết gỗ chính phẩm tại bãi gỗ; [5] gỗ tận thu tận dụng, cành ngọn; [6] vận chuyển gỗ; [7] vệ sinh rừng; [8] lâm sinh; [9] bán hàng và doanh thu.

* Tác động môi trường gồm có đánh giá trước khai thác và đánh giá sau khai thác, thực hiện những hoạt động sau: [1] tác động từ làm đường; [2] tác động từ khai thác; [3] cháy rừng; [4] các HCVF; [5] khai thác lâm sản trái pháp luật.

5. Giám sát thường xuyên :

Đảm bảo việc xác lập các ô định vị trên thực địa để thực hiện việc giám sát đánh giá theo dõi các chỉ tiêu lâm học theo định kỳ. Công tác giám sát sẽ thực hiện theo Mẫu biểu của Công ty. Nội dung giám sát bao gồm:

a. Tỷ lệ tăng trưởng, tái sinh, tổ thành loài cây và tình trạng rừng, độ tàn che rừng được thực hiện 5 năm 1 lần đối với rừng tự nhiên và 1 năm đối với rừng trồng;

b. Môi trường sống của động thực vật, đất đai, khu vực phòng hộ ven sông suối, gỗ và lâm sản ngoài gỗ được giám sát theo tháng, theo quý, hoặc trước và sau khi khai thác. Tần suất giám sát phụ thuộc vào đối tượng cần giám sát.

c. Các biểu hiện sâu bệnh hại, cháy rừng, v.v

d. Kiểm tra đảm bảo không có hoạt động lâm nghiệp trái phép diễn ra.

e. Quản lý các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

Kết quả giám sát phải được ghi lại bằng văn bản hoặc ảnh chụp, có ghi thời gian giám sát;

Hàng tuần, phân trường trưởng/tiểu khu trưởng quản lý và bảo vệ rừng phải tổng hợp các ghi chép theo dõi giám sát của tổ nhóm nhận khoán tuần tra theo kế hoạch và gửi lên Phòng kỹ thuật QLBVR. Trong trường hợp phát hiện vấn đề trong quá trình giám sát, phải báo cáo lên Phòng Kỹ thuật-QLBVR và Ban giám đốc trong vòng 1 ngày kế từ khi phát hiện để đưa ra giải pháp khắc phục.

6. Quy trình giám sát [bao gồm các chỉ số giám sát, kế hoạch/ tần suất, lịch giám sát, và phương tiện]

Quy trình giám sát thường xuyên các hoạt động khai thác nhằm giúp công ty kịp thời nắm bắt các tác động tích cực và tiêu cực đang diễn ra trong khu vực khai thác. Do vậy, công ty cần xây dựng kế hoạch giám sát cụ thể cho từng hoạt động như: làm đường [có đúng với thiết kế không], chặt hạ [có đúng kỹ thuật khai thác tác động thấp], vận chuyển [có được cập nhật theo dõi trong sổ cập nhật], quản lý rác thải, chất thải, xói mòn đất Việc giám sát này sẽ được giao cho một cán bộ kỹ thuật thường xuyên ghi chép hàng ngày các hiện tượng xảy ra trên hiện trường [dựa trên mẫu biểu giám sát].

Tần xuất và lịch giám sát các hoạt động phụ thuộc vào quy mô và cường độ khai thác. Công ty phải xây dựng kế hoạch chi tiết dựa trên hoạt động năm của Công ty.

7. Danh sách các chỉ số tác động môi trường và xã hội của hoạt động lâm nghiệp

Hệ thống giám sát và đánh giá các hoạt động quản lý rừng bền vững đã được xây dựng các nguyên tắc và chỉ số cụ thể. Danh sách các chỉ số tác động môi trường và xã hội của hoạt động lâm nghiệp như sau:

1.Tác động môi trường gồm: [1] tác động làm đường [đường vận chuyển chính và đường vận xuất]; [2] tác động trong quá trình khai thác [tuân thủ theo Quy trình khai thác tác động thấp ]; [3] khu vực bảo vệ [như khu vực loại trừ, bảo vệ ven sông suối, khu vực giá trị bảo tồn cao hướng dẫn Khai thác tác động thấp]; [4] Cháy rừng; [5] khai thác trái phép; [6] Quản lý rác thải và chất thải; [7] Quản lý hóa chất và phân bón; [8] Quản lý sự cố rò rỉ dầu nhớt.

2. Tác động xã hội gồm: [1] an toàn lao động; [2] bảo hiểm xã hội; [3] sức khỏe công nhân; [4] mức lương và mức thưởng của công nhân; [5] nhu cầu sử dụng lâm sản ngoài gỗ người dân; [7] hỗ trợ của công ty cho cộng đồng [hỗ trợ gỗ làm nhà, cây giống]; [8] giải quyết tranh chấp, xung đột về đất đai.

8. Giám sát hoạt động khai thác

Các hoạt động giám sát khai thác gồm:

+ Đánh giá trước khi làm đường và trước khai thác;

+ Giám sát quá trình khai thác [gồm giám sát chi phí, giám sát kỹ thuật, công nghệ sử dụng, hiệu suất khai thác và giám sát truy nguyên nguồn gốc];

+ Đánh giá sau làm đường và sau khai thác;

Trước và sau khi khai thác, Phòng kỹ thuật của Công ty tổ chức và phân công cán bộ thực hiện đánh giá tác động khai thác bao gồm các nội dung sau:

Kiểm tra việc thực hiện khai thác có tuân thủ với hồ sơ thiết kế khai thác hay không, bao gồm hướng đổ, gốc chặt của cây khai thác; khu vực loại trừ; các cây loại trừ, cây bảo vệ; đường vận chuyển, vận xuất, khu vực vùng đệm,

Kiểm tra vệ sinh rừng sau khai thác;

Đánh giá mức độ đổ vỡ của các cây còn lại trong rừng;

Đánh giá mức độ xói mòn, sạt lở đất trên dường vận chuyển, vận xuất;

Phương pháp sử dụng là điều tra đơn giản các ô 10m x 50m hoặc 20m x 25m đánh giá số gốc cây chặt và quan sát dọc đường vận chuyển, vận xuất. Đồng thời ghi lại các quan sát trong quá trình điều tra đường lâm nghiệp và kiểm tra khu khai thác về các tác động sinh thái như xói mòn đất, sạt lở đất, sự cố tràn dầu, đổ nhớt, rác thải trong khai thác, các thiệt hại do hành vi bất cẩn của con người vv.

Trong quá trình khai thác, hàng ngày hoặc ít nhất là hàng tuần Phòng kỹ thuật phải cử nhân viên ghi chép theo dõi quá trình khai thác theo hồ sơ thiết kế khai thác, bản đồ thiết kế khai thác, giấy phép khai thác, hướng dẫn khai thác rừng tác động thấp và sổ ghi chép quản lý Chuỗi hành trình sản phẩm. Trong trường hợp phát hiện vấn đề trong quá trình giám sát, phải báo cáo lên Trưởng Phòng kỹ thuật QLBVR và Ban giám đốc ngay trong vòng 1 ngày kế từ khi phát hiện để đưa ra giải pháp khắc phục.

Nếu sau khi khai thác, đường bị xói mòn hoặc sạt lở thì Phòng kỹ thuật QLBVR phải lập kế hoạch và thực hiện việc nâng cấp và bảo dưỡng, sửa chữa đường trước mùa mưa. Nếu mùa mưa kéo dài, thì Phòng kỹ thuật phải phân công người kiểm tra đường thường xuyên hoặc tham mưu giao nhiệm vụ cho tiểu khu trưởng quản lý khu khai thác kiểm tra báo cáo về Phòng Kỹ thuật QLBVR sau mỗi đợt mưa và bảo dưỡng, sửa đường kịp thời nếu đường vẫn còn bị xói mòn hoặc sạt lở;

9. Giám sát và quy trình đánh giá tác động môi trường:

Được thực hiện cho các hoạt động sau:

+ Đánh giá trước và sau khai thác;

+ Đánh giá trước khi tiến hành trồng rừng;

+ Giám sát các hoạt động trồng rừng, chăm sóc, QLBV và PCCCR;

+Đánh giá tác động môi trường khi chuyển đổi mục đích trồng rừng.

10. Giám sát rừng có giá trị bản tồn cao [HCVF]:

Đây là nội dung quan trọng trong thực hiện chứng chỉ rừng. Công ty đã xác định và khoanh vùng rừng có giá trị bảo tồn cao trên bản đồ và có báo cáo. Dựa trên khung giám sát đã được xác định trong báo cáo HCVF, Công ty thực hiện giám sát bằng việc tuần tra thường xuyên tại các khu vực có sự hiện diện HCVF. Nội dung giám sát chính gồm:

Tuần tra định kỳ theo các khu vực có hiện diện của HCVF và cả khu vực hành lang nối liền các khu HCVF;

Xác định các mối đe dọa đang hiện hữu, hoặc tiềm ẩn trong tương lai;

Kết quả quan sát khi tuần tra phải được ghi vào báo cáo và hoặc nhật ký;

Báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo để tìm ra biện pháp quản lý, ứng phó phù hợp để chặn đứng hoặc giảm nhẹ các mối đe dọa đó;

Các mối đe dọa có thể bao gồm khai thác gỗ trái phép phá vỡ sinh cảnh của động vật, săn bắn, cháy rừng, đặt bẫy, phá rừng làm rẫy, đào đãi khoáng sản, ken cây,

II. THỰC HIỆN QUY TRÌNH:

1. Hàng năm Công ty có xây dựng kế hoạch giám sát các hoạt động lâm nghiệp [khối lượng, chỉ số giám sát, người thực hiện, kinh phí, ]

2. Cuối năm tổng hợp kết quả giám sát các hoạt động và báo cáo tổng kết cuối năm. Kết quả giám sát của năm trước được sử dụng để điều chỉnh kế hoạch cho năm tiếp theo.

Trên đây là nội dung Quy trình về giám sát và đánh giá trong các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp của đơn vị. Công ty thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan được rõ và có trách nhiệm thực hiện theo quy trình này./.

Đơn Dương, ngày 15 tháng 6 năm 2018

GIÁM ĐỐC

Related Items:

Video liên quan

Chủ Đề