Kế hoạch hàng ngày thực hiện tour của hướng dẫn viên.

Quy trình làm việc của 1 hướng dẫn viên du lịch:

Bước 1: Công tác chuẩn bị

1.1 Đọc kỹ chương trình du lịch

1.2 Nhận bàn giao

1.3 Chuẩn bị cho nghiệp vụ

Bước 2: Công tác đón khách và đưa khách tham quan du lịch trong nước hoặc ra nước ngoài

2.1 Kiểm tra lần cuối dữ kiện về đoàn khách, việc đón khách

2.2 Chuẩn bị cá nhân

2.3 Đón khách tại sân bay

2.4 Trên máy bay

Bước 3: Tổ chức ăn ở và tham quan du lịch trong nước hoặc nước ngoài

3.1 Tổ chức ăn ở và tham quan du lịch tại nước ngoài

3.2 Tổ chức việc ở tại khách sạn

3.3 Tổ chức việc ăn uống tại nhà hàng

Bước 4: Tổ chức việc tham quan tuyến — điểm du lịch

4.1 Công tác chuẩn bị

4.2Trước khi khởi hành

4.3 Di chuyển trên tuyến

4.4 Đến điểm tham quan, du lịch

4.5 Tổ chức đưa khách về Việt Nam và tiễn khách

Bước 5: Tổ chức đưa khách về điểm ban đầu và tiễn khách

5.1 Công tác tiễn khách

5.2 Chuẩn bị

5.3 Đón khách và đưa đến nơi chia tay

5.4 Tiễn khách tại nơi chia tay

5.5 Quyết toán các khoản chi

5.6 Báo cáo tổng kết, rút kinh nghiệm

Kỹ năng hướng dẫn du lịch là gì?

- Kỹ năng giao tiếp: 

Đây là kỹ năng quan trọng nhất đối với một hướng dẫn viên du lịch. Ngoài việc nói lưu loát, mạch lạc, thì hướng dẫn viên cần phải có kỹ năng giao tiếp lịch sự với du khách. Đặc trưng của nghề hướng dẫn viên du lịch là phải tiếp xúc, gặp gỡ, chào đón du khách trong nước và nước ngoài với các nền văn hóa, phong tục tập quán khác nhau đòi hỏi các hướng dẫn viên du lịch phải có khả năng giao tiếp tốt, tự tin, nhạy bén và tạo ấn tượng ban đầu tốt với du khách. Từ đó tạo thiện cảm và chiếm được cảm tình của du khách trong quá trình dẫn tour.

- Kỹ năng thuyết trình:

Hướng dẫn viên du lịch cần phải thuyết trình các điểm tham quan một cách rành mạch với thông tin truyền tải chậm rãi và chính xác. Ngoài việc tổng hợp các dữ liệu của điểm đến, hướng dẫn viên du lịch phải biết sắp xếp trình tự các dữ kiện xuyên suốt. Bên cạnh đó, có thể lồng vào các câu chuyện vui hoặc các minh chứng để tăng sức thu hút đối với du khách. Tránh việc thuyết trình thao thao bất tuyệt, không chú ý đến cảm xúc của du khách.

- Kỹ năng tổ chức:

Trong mỗi tour du lịch đã được định sẵn về lịch trình, kế hoạch tổ chức, nhưng không phải bạn sẽ thực hiện nó theo một khuôn mẫu, rập khuôn, mà phải sắp xếp thời gian mỗi điểm đến tuỳ thuộc vào thời gian thực tế của đoàn, giờ bay đến, tình trạng sức khoẻ, độ tuổi của du khách để đảm bảo du khách không bị quá tải hoặc bị lỡ giờ ăn cơm của đoàn.

- Kỹ năng ngoại ngữ:

Đối với các hướng dẫn viên nội địa hiện nay, ngoại ngữ cũng được trau dồi cởi mở và lưu loát hơn nhờ vào công tác giảng dạy được nâng cao ở các trường Trung Cấp đến Cao Đẳng. Hiện nay, du khách nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều nhờ vào sự thân thiện của con người Việt Nam, phong cảnh hữu tình, giá cả hợp lý. Vì thế, nếu muốn tiến thân cao hơn trong ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch thì các bạn phải thông thạo ít nhất thêm 1 ngoại ngữ nữa.

- Kỹ năng xử lý tình huống:

Trong quá trình đi tour sẽ có rất nhiều sự cố có thể xảy ra như kẹt xe, phòng khách sạn chưa chuẩn bị kịp, điểm tham quan đang bị quá tải... thì hướng dẫn viên phải nắm bắt các thông tin 1 cách nhanh chóng đồng thời xử lý tình huống nhanh để cho hành trình tour không bị gián đoạn và không để cho khách thấy sự thiếu chuyên nghiệp trong của hướng dẫn viên du lịch.

- Kỹ năng làm chủ cảm xúc:

Đây là 1 yếu tố rất lớn ảnh hưởng tới sự hưng phấn của hướng dẫn viên trong quá trình dẫn tour. Một hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải biết phân biệt rạch ròi giữa cảm xúc riêng tư và công việc chung. Có thể hôm đó bạn có chuyện buồn. Tuy nhiên, khi đã dẫn tour thì không để cảm xúc đó xen vào, gây ảnh hưởng đến công việc của bạn. Khách hàng rất tinh ý đấy, chỉ cần nghe giọng điệu khi thuyết minh của bạn là nhận ra ngay. Vì vậy, mình mong các bạn hãy vững ý chí nhé.

- Kỹ năng quan sát:

Một hướng dẫn viên chuyên nghiệp phải biết nhìn xa, quan sát sự việc trước mặt một cách nhanh chóng và xử lý tinh tế để khách không nhận ra. Đôi khi, chỉ cần khách quay sang nhìn là mình biết khách đang cần hỏi gì hoặc nhờ hỗ trợ việc gì. Hoặc thỉnh thoảng khi xe bị kẹt đường đến điểm tham quan ngay trước mặt, hướng dẫn viên có thể chủ động đi bộ xuống xe để mua vé trước hoặc dẫn khách đi bộ để khỏi phải ngồi trên xe chờ lâu.

Friendly Travel Nha Trang hân hạnh đồng hành cùng quý khách trên mọi nẻo đường du lịch.

**Để có giá tốt nhất, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 0935-81-2225

Nhiệm vụ/trách nhiệm của Hướng dẫn viên bao gồm:

Mẫu mô tả công việc 1 bao gồm các nhiệm vụ sau:

  1. Nhận chương trình qua email và trao đổi cụ thể với nhân viên điều hành về chương trình
  2. Nhận danh sách đoàn/khách, tên trưởng đoàn và danh sách phân phòng; tên lái xe và số điện thoại liên lạc …
  3. Hướng dẫn đoàn khách thăm quan tuyến điểm du lịch.
  4. Trong quá trình đi tour hướng dẫn viên phải luôn mang theo thẻ như qui đinh.
  5. Chăm sóc, tư vấn và hỗ trợ du khách các thông tin về điểm du lịch theo như chương trình.
  6. Hỗ trợ, tư vấn và giúp đỡ khách làm quen với các dịch vụ ăn, nghỉ, vận chuyển … tại các điểm đến thăm quan.
  7. Làm thủ tục thanh toán các chi phí cho chuyến đi trên cơ sở của hóa đơn hợp lệ do nhà nước qui định và những chi tiết của dự toán.
  8. Thực hiện đúng quy trình hướng dẫn và trách nhiệm của hướng dẫn viên mà Công ty sẽ đề ra.
  9. Có phát sinh xảy ra cần báo ngay cho điều hành và chờ hướng dẫn của điều hành để giải quyết.

Mẫu mô tả công việc 2 bao gồm các nhiệm vụ sau:

  1. Đón khách, hướng dẫn khách đi các tuyến, điểm du lịch như Chùa Hương, Tam Cốc, Tràng An, Hạ Long, Hà Nội……. hoặc các tour riêng, tour ghép của công ty
  2. Kiểm tra và đặt các dịch vụ như ăn, xe, tàu, khách sạn cho khách hàng khi đi tour.
  3. Chăm sóc khách hàng khi đi tour.
  4. Các công việc khác theo yêu cầu.

Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan.

Máy chấm công khuôn mặt là sản phẩm công nghệ cao, hiện đại nhất trong những sản phẩm thuộc dòng máy chấm công

Tiêu chuẩn công việc của Hướng dẫn viên bao gồm: bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tố chất sau đây:

  1. Nam/nữ có ngoại hình trung bình trở lên.
  2. Sức khỏe tốt, nhiệt tình, tận tâm và hiểu biết.
  3. Có kinh nghiệm hướng dẫn. Ưu tiên ứng viên có thẻ Hướng dẫn.
  4. Có khả năng hoạt náo. Ưu tiên ứng viên có khả năng tổ chức Team Building và Gala.
  5. Làm việc có trách nhiêmk, luôn luôn đúng giờ

Download

Download bảng mô tả công việc cho vị trí Hướng Dẫn Viên Du Lịch – Mẫu 2 Tại đây

Xem thêm

1 . Quy Trình Chuẩn Bị Đón Khách Tại Sân Bay : 

1 ] Những việc Hướng dẫn viên cần làm trước khi đi đón khác

-Kiểm tra lần cuối những giấy tờ, vật dụng và công việc đã được chuẩn bị hay chưa chuẩn bị có trong bảng danh mục kiểm tra.

-Lập hồ sơ đoàn khách [bao gồm các giấy tờ liên quan đến đoàn và Hướng dẫn viên]

Kiểm tra giờ đến của khách tại các đầu mối giao thông

-Gọi điện lái xe phục vụ đoàn khách để thống nhất thời gian và địa điểm đón khách [nhắc nhở lái xe kiểm tra lại xăng dầu, máy móc trước khi khởi hành]

-Những việc Hướng dẫn viên cần làm khi đi đón khách tại sân bay.

2] Những việc Hướng dẫn viên cần làm khi đi đón khách tại sân bay.

Trang phục lịch sự, chỉnh tề

– Tạo tâm lý thoải mái, tự tin

-Đem theo hồ sơ đoàn khách, biển đón đoàn, hoa, tiền, điện thoại di động, hộp y tế.

2 ] Những nội dung HDV phải nghiên cứu về chương trình du lịch trước công  tác

-Tìm hiểu về địa điểm, thời gian đón, tiễn đoàn

– Xác định, ghi nhớ chính xác thời gian, địa điểm đón, tiễn đoàn

– Xác định các thông tin có liên quan đến địa điểm đón, tiễn đoàn [đường đi, các thông tin về giao thông, địa hình…]

. Nghiên cứu tìm hiểu về tuyến đường và lịch trình chi tiết

– Tìm hiểu chi tiết về tuyến đường, nắm được vị trí địa lý

– Các địa danh mà đoàn sẽ đi qua

– Các điểm dừng có trong chương trình, các tuyến đường dự phòng

. Nghiên cứu, tìm hiểu lịch trình chi tiết

– Tính được  thời gian mỗi cung đường đoàn sẽ đi qua, có thể trả lời khi khách hỏi.

– Nhớ được thời gian lịch trình chi tiết các hoạt động có trong chương trình để có thể điều chỉnh cho phù hợp khi tiến hành trong thực tế

. Nghiên cứu tìm hiểu về các điểm tham quan

– Nắm vững các thông tin về các điểm tham quan chính có trong chuơng trình du lịch

– Nắm được thông tin cơ bản về các điểm tham quan [các TNDL] khác dọc theo lộ trình

3 ] Các công việc Hướng dẫn viên cần phải làm khi thu thập thông tin về tuyến, điểm trước khi tổ chức và thực hiện chương trình du lịch

  1. Xác định nguồn thông tin có thể thu thập:

– Phương tiện thông tin đại chúng

– Hiệp hội du lịch, văn phòng du lịch

– Phòng tư liệu của doanh nghiệp lữ hành

– Kinh nghiệm bản thân và các đồng nghiệp

– Dân cư địa phương

Nguồn thông tin cần được thu thập, chọn lựa kỹ càng từ những nguồn đáng tin cậy với nội dung phong phú va đa dạng.

  1. Nội dung chủ yếu của thông tin về tuyến, điểm cần thu thập bao gồm:

– Môi trường tự nhiên của vùng như: vị trí địa lý, địa hình, địa chất, cảnh quan môi trường, khí hậu, động thực vật

– Lịch sử của vùng: nguồn gốc hình thành địa danh, dân tộc ở đó; các sự kiện lịch sử trong quá khứ và hiện tại; các di tích lịch sử đáng chú ý; mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và các nước;

– Văn hóa của vùng: đời sống dân cư địa phương; phong tục tập quán; các hoạt động mang tính đặc trưng; những công trình có giá trị; sản vật quý của vùng; nghề truyền thống

– Những thông tin bổ sung: tình hình kinh tế, chính

trị, các quy định về luật pháp của địa phương

– Những điều quy định tại điểm tham quan.

  1. Lựa chọn, tổng hợp xử lý thông tin

– Thông tin chính xác, phong phú, hấp dẫn, có những sự khác biệt đặc trưng riêng

– Thông tin tổng hợp, có độ chính xác, cập nhật cao

 4 ] Các công việc hướng dẫn viên cần làm khi tổ chức phục vụ ăn uống cho đoàn khách tại nhà hàng : 

  1. Thông báo chính xác địa điểm và thời gian diễn ra bữa ăn của đoàn

– Trước bữa ăn 15 phút, HDV cần có mặt tại nhà hàng nơi diễn ra bữa ăn của đoàn. Trong trường hợp là ăn trưa, hướng dẫn viên ở trên xe, HDV có thể gọi điện thoại kiểm tra sự sẵn sàng của nhà hàng.

– Kiểm tra vệ sinh

– Kiểm tra việc bố trí bàn ăn chu đáo

– Kiểm tra cẩn thận tình hình phục vụ bữa ăn tại nhà hàng

– Đón khách và sắp xếp khách vào bàn ăn chu đáo

  1. Thông báo rõ ràng thực đơn của bữa ăn

– Hướng dẫn cách ăn cho khách đối với những món ăn lạ

– Giới thiệu các món ăn đặc sản của địa phương [nguyên liệu, cách chế biến]

– Chúc khách ăn ngon miệng

– Xử lý các vấn đề phát sinh.

  1. Thông tin phản hồi về chất lượng và cách thức phục vụ bữa ăn cho nhà hàng.

– Ký xác nhận số lượng suất ăn và đồ uống [nếu có].

– Thanh toán và lấy hóa đơn [nếu ăn tại nhà hàng bên ngoài khách sạn]

– Thống nhất thực đơn, giờ ăn và suất ăn cho bữa ăn kế tiếp tại nhà hàng [nếu có]

– Lấy ý kiến đánh giá phản hồi của khách về số lượng, chất lượng bữa ăn

Bạn đang quan tâm về thông tin nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch , bạn muốn tìm hiểu lớp học nghiệp vụ hướng dân viên du lịch

vui lòng xem thêm thông tin tại đây : hoc nghiep vu huong dan vien du lich 

Liên hệ : 0978468620 [ Cô Nhi-Phòng đào tạo để được tư vấn miên phí khóa học ]

Các công việc khi thực hiện việc nhận buồng cho đoàn khách

– Liên hệ với lễ tân về việc nhận buồng trước khi đoàn đến cơ sở lưu trú.

– Xác nhận chính xác số buồng, loại buồng hạng buồng và thủ tục nhận buồng.

– Cung cấp danh sách chính xác đoàn khách cho khách sạn

– Phối hợp với khách sạn trong việc vận chuyển và bàn giao hành lý cho khách [nếu có]

2 .Khi phân buồng:

– Phối hợp với lễ tân, trưởng đoàn để nhanh chóng, chính xác hoàn tất các thủ tục nhận buồng

– Nhận chính xác sơ đồ buồng, chìa khóa, phiếu dịch vụ… từ lễ tân khách sạn.

– Kiểm tra cẩn thận các thông tin liên quan đến các dịch vụ của khách sạn.

– Phát chìa khóa cho khách theo đúng danh sách đã bố trí từ trước

– Đánh dấu chính xác số buồng khách ở vào danh sách đoàn.

3. Sau khi phân buồng:

– Giao hành lý cho nhân viên khuân vác theo đúng danh sách buồng đã phân công [nếu có]

– Phát danh thiếp, tập gấp của khách sạn cho khách.

– Giới thiệu các dịch vụ, vị trí và cách thức sử dụng các dịch vụ của khách sạn

– Giải quyết nhanh các công việc còn tồn tại liên quan đến việc nhận buồng và thủ tục đăng ký tạm trú cho khách.

* Một số điểm cần lưu ý khi phân buồng:

– Tham khảo ý kiến của trưởng đoàn [nếu có] khi phân hoặc bàn giao chìa khóa cho trưởng đoàn để họ tự phân buồng cho đoàn.

– Nếu hướng dẫn viên phân buồng cần tuân theo nguyên tắc ưu tiên: Tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khoe và quan hệ giữa khách với nhau trong đoàn.

– Thông báo cho khách thời gian, địa điểm sẽ gặp lại khách để đi ăn hoặc tham quan.

– Hướng dẫn viên cần ở lại quầy Lễ tân trong vòng 20 phút để giải quyết những việc nảy sinh [nếu có].

xem thêm : Hoc nghiep vu huong dan vien du lich 

Các công việc của HDV trong công tác tổ chức hướng dẫn tham quan cho đoàn khách : 

1 . Thông báo chính xác cho đoàn khách những thông tin về buổi tham quan đảm bảo các nội dung, tiêu chuẩn sau:

– Thời gian, địa điểm tham quan.

– Những quy định tại mỗi điểm tham quan.

– Trang phục, tư trang cần thiết cho buổi tham quan.

– Không nên mang theo những giấy tờ quan trọng, nhiều tiền bạc trong quá trình tham quan để tránh trường hợp bị rơi hoặc mất cắp.

– Chuẩn bị cá nhân:

+ Kiểm tra lại tài liệu tuyến điểm tham quan sắp tới.

+ Chuẩn bị chu đáo các dụng cụ, tư trang cho buổi tham quan.

+ Chuẩn bị trang phục cá nhân phù hợp với buổi tham quan.

  1. Hướng dẫn viên là người xuống xe đầu tiên và giúp khách xuống xe.

– Tập trung đoàn đứng vào vị trí thuận lợi, an toàn trước khu vực điểm tham quan

– Làm thủ tục vào cổng

– Hướng dẫn khách tham quan

– Thuyết minh cụ thể về đối tượng tham quan

– Phiên dịch [nếu cần]

– Dành khoảng 1/3 thời gian cho khách tự tham quan và chụp ảnh

– Trả lời các câu hỏi của khách tham quan

– Quản lý đoàn khách

– Xử lý tình huống [nếu có]

3 .Cảm ơn hướng dẫn viên điểm [nếu có]

– Hướng dẫn đoàn khách lên xe

– Điểm danh đoàn khách cẩn thận

– Thông báo rời khỏi điểm tham quan

xem thêm chi tiết : Hoc nghiep vu huong dan vien du lich

Nghề hướng dẫn viên du lịch trong suy nghĩ của rất nhiều người là một nghề thường xuyên được đi đây, đi đó, được chiêm ngưỡng tất cả những cảnh đẹp của Đất Nước . Những điều thú vị mà nghề hướng dẫn viên du lịch mang lại chính là cảm giác được dẫn dắt khách du lịch tới những địa danh nổi tiếng của Đất Nước và thế giới. Cảm giác được đứng trước đám đông và thuyết trình về những truyền thuyết, huyền thoại của các nhân vật anh hùng dân tộc đầy tự hào. Bên cạnh đó, nghề hướng dẫn viên sẽ khiến cho bạn trở thành những người hoạt ngôn, tâm lý vững vàng và không sợ hãi trước đám đông .

Không chỉ là một nghề đang “hot” , nghề hướng dân viên du lịch còn đem lại cho bạn nguồn thu nhập khá ổn định ,kiến thức kinh nghiệm khi “trụ”được với nghề ,quan hệ rộng,quen biết nhiều bạn bè …Tiểm năng là vậy nhưng không phải ai cũng có điều kiện và thành công với nghề hướng dẫn .

Trước hết , để trở thành hướng dẫn viên du lịch ngoài khối lượng kiến thức nghề là vô cùng nhiều, vừa phải có bản lĩnh ,sự nhạy bén trong xử lí tình huống ,vô vàn những tình huống bất ngờ có thể xảy ra khi hướng dẫn viên du lịch đang thực hiện tour du lịch ,bên dưới là một số tình huống và cách xử lí tình huống , mời các Bạn tham khảo :

Tình Huống 1 : khi thực hiện chương trình du lịch: Sau khi nhận buồng tại khách sạn, khách đề nghị đổi buồng khác 

Cách xử lí tình huống như sau :

Bước 1 :

Chú ý lắng nghe đề nghị của khách và bày tỏ thái động thông cảm

Trao đổi với khách về lý do đổi phòng, kiểm tra tình trạng phòng, đối chiếu với ý kiến của khách, đối chiếu với thỏa thuận của KS với công ty lữ hành.

Bước 2 :

Nếu lí do là vị trí phòng không thuận lợi, ví dụ: ở cạnh khu giặt là, chạy máy nổ rất ồn…, hoặc tiện nghi kém so với phòng khác: HDV liên lạc với bộ phận lễ tân và đề nghị đổi phòng cho khách

Bước 3 :

Nếu lý do đổi phòng là thiết bị trong phòng thiếu hoặc không làm việc, HDV phải thông báo với bộ phận lễ tân cho người tới xin lỗi, sửa hoặc bổ sung kịp thời sau đó HDV phải kiểm tra đến khi nào du khách báo đã được khắc phục, trường hợp khắc phục không được thì đề nghị lễ tân đổi phòng khác cho khác

Bước 4 :

Trường hợp KS không còn phòng để đổi, HDV và lễ tân phải xin lỗi khác, trao đổi với trưởng đoàn khách thuyết phục khách và hứa sẽ ưu tiên sắp xếp cho khách chịu thiệt thòi đó ở phòng tốt hơn khi tới cơ sở lưu trú tiếp theo.

Bước 5 :

Trường hợp khách đề nghị đổi phòng vì những lý do cá nhân [theo sở thích,…] muốn ở phòng tiện nghi hơn, HDV phải trao đổi với khách và lễ tân về việc thanh toán khoản chênh lệch giá giữa 2 phòng.

Tình Huống 2 : khi thực hiện chương trình du lịch: Một khách trong đoàn bị ngộ độc thức ăn tại nhà hàng khách sạn?

Xử lí tình huống như sau [ tham khảo ]

Bước 1 : HDV phải bình tĩnh và thể hiện sự quan tâm đến khách

Bước 2 : Nhờ giúp đỡ của các thành viên trong đoàn tiến hành sơ cứu cho du khách đó.

– Phối hợp với nhà hàng để xử lý ban đầu, tìm hiểu nguyên nhân và mức độ

Bước 3 : Nếu du khách bị ngộ độc ở mức độ nhẹ không ảnh hưởng đến tính mạng mà chỉ cần cho khách uống thuốc và nghỉ ngơi thì HDV sẽ đưa du khách đó về phòng để nằm nghỉ và thường xuyên đến hỏi thăm tình hình sức khỏe của du khách đó đã hồi phục chưa và có thể tiếp tục hành trình tham quan được nữa hay không.

Bước 4 :   Nếu trường hợp ngộ độc nặng HDV phải khẩn trương đưa du khách đó đến ngay bệnh viên nơi gần nhất để cấp cứu đồng thời gọi về phòng điều hành báo cáo tình hình của du khách cho phòng điều hành biết

Tình Huống 3 : khi thực hiện chương trình du lịch: Khi tiễn khách ra sân bay về nước, Hướng dẫn viên nhận được thông tin chuyến bay bị hủy chuyến bay đến ngày hôm sau.

Xử lí tình huống [ tham khảo ]

Bước 1 : Khi tiễn khách ra sân bay về nước, HDV nhận được thông tin chuyến bay bị hủy chuyến bay đến ngày hôm sau

Bước 2 : Kiểm tra lại chính xác lý do chuyến bay bị hủy,  nắm mọi thông tin về vấn đề ăn nghỉ của đoàn và chuyến bay ngày mai

Bước 3 : Thông báo đến đoàn khách về lý do chuyến bay bị hủy  cũng như mọi thông tin liên quan đến việc ăn nghỉ của đoàn và chuyến bay ngày mai

Bước 4 : Chia sẻ và động viên khách

Bước 5 : Thông báo về phòng điều hành về trường hợp này

Bước 6 : Phối hợp với hãng hàng không, phòng điều hành sắp xếp vấn đề ăn nghỉ cho đoàn khách [mọi phí tổn hãng hàng không chịu trách nhiệm]

xem thêm tại đây : nghiep vu huong dan vien du lich 

#nghiep_vu_huong_dan_vien_du_lich

#Hoc_nghiep_vu_du_lich

Liên hệ : 0978468620, 0979868657[Ms Nhi –Phòng đào tạo] để hỗ trợ hồ sơ nhập học , thủ tục xin cấp thẻ tại Hà Nội , Tp HCM

Tình Huống 1 : khi thực hiện chương trình du lịch: Trong đoàn có người bị ốm không thể tiếp tục chuyến tham quan.

xử lí tình huống như sau [tham khảo ] :

Bước 1 – HDV trao đổi với trưởng đoàn và người bị ốm, bố trí rồi đưa người ốm đến cơ sở y tế gần nhất khám để có phương pháp điều trị.  
Bước 2 – Mọi chi phí y tế do khách tự thanh toán, HDV lấy chứng nhận y tế về việc khám chữa bệnh để khách làm cơ sở thanh toán với các tổ chức bảo hiểm mà họ đã mua bảo hiểm y tế.  
Bước 3 – Nếu khách không thể tiếp tục chương trình tham quan được, HDV phải báo cáo ngay về DN lữ hành để những người có trách nhiệm lo những thủ tục cần thiết như: đưa khách vào điều trị tại bệnh viện tốt nhất, huỷ chuyến bay khứ hồi, mua vé máy bay cho khách về nước [nếu là khách quốc tế]  
Kết luận => Việc xử lí trường hợp khách bị ốm cần được tổ chức thật tốt để không ảnh hưởng đến chương trình du lịch chung của cả đoàn. HDV không đề cập nhiều đến việc ốm đau đó với đoàn khách nhằm ổn định tư tưởng, không gây tâm lí hoang mang cho những người khác.  

Tình Huống 2 : khi thực hiện chương trình du lịch: Trong đoàn có khách bị mất cắp hoặc bị cướp giật tài sản.

Xử lí tình huống như sau [ tham khảo ] :

Những tình huống có thể phát sinh khi hướng dẫn viên du lịch đang thực hiện chương trình tour du lịch 

Bước 1  -Trường hợp du khách bị mất cắp tư trang cá nhân ở chỗ lộn xộn đông người, bị cướp giật tài sản [ví tiền, đồng hồ, máy ảnh,…  
Bước 2 – Đưa du khách đến cơ quan chức năng gần nhất để trình báo lại sự việc, làm tờ trình và đề nghị xin xác nhận sự việc mất đồ hoặc bị cướp giật của khách. Cơ quan xác nhận sự việc có thể là đồn công an hoặc Uỷ ban nhân dân phường.  
Bước 3 – Làm báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan chức năng   
Bước 4   – HDV cần động viên để tạo cho du khách một tâm lí là sẽ được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ đến mức cao nhất. Nếu thu hồi được tài sản, thông báo ngay cho du khách  
Bước 5 –    Có thể sự xác nhận của cơ quan chức năng cũng là chứng từ giúp du khách đề nghị cơ quan nơi họ mua bảo hiểm đền bù thiệt hại theo quy định chung [nếu có].  

Xem thêm chi tiết : Nghiep vu huong dan vien du lich 

Liên hệ : 0978468620, 0979868657[Ms Nhi –Phòng đào tạo] để hỗ trợ hồ sơ nhập học , thủ tục xin cấp thẻ tại Hà Nội , Tp HCM

Video liên quan

Chủ Đề