Kế hoạch học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

      Khóa tập huấn diễn ra trong 07 ngày trong đó có 02 ngày học lý thuyết, trao đổi thực tế, với các chuyên đề về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí huyện, xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, thực hành nông nghiệp tốt và xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Hướng dẫn quy trình giám sát, đánh giá bộ chỉ số theo dõi đánh giá chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020; Thảo luận, trao đổi một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và 5 ngày tham quan học hỏi kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Ninh.       Trong chuyến học tập lần này đoàn đã được Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh  giới thiệu về Chương trình Mỗi xã phường một sản phẩm và tham quan thực tế một số cơ sở sản xuất, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ninh.       Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên của cả nước triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm một cách bài bản, có hệ thống, từ việc hình thành bộ máy chỉ đạo tổ chức thực hiện, ban hành cơ chế, chính sách, đến hướng dẫn qui trình triển khai... Tỉnh đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai chương trình là: Xây dựng quy trình thực hiện từ đăng ký ý tưởng sản phẩm; lập các dự án sản xuất; phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã theo hướng cộng đồng; xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, phân cấp quản lý quyết định đầu tư cho cấp huyện, cấp xã; xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá và thi xếp hạng sản phẩm; tổ chức thi thiết kế logo, kiểu dáng công nghiệp, bao bì sản phẩm; quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm và điểm bán hàng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tổ chức xúc tiến thương mại và Hội chợ “Mỗi xã, phường một sản phẩm” thường niên,...     Sau 03 năm triển khai chương trình OCOP Quảng Ninh đã đạt được kết quả quan trọng: Về tổ chức kinh tế: Có 119 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở hộ sản xuất tham gia; Về quy mô, năng lực của các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP có sự tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tổng vốn pháp định đăng ký của các doanh nghiệp, hợp tác xã là 117.097 triệu đồng, tổng số lao động là 2.172 người, độ tuổi bình quân của chủ doanh nghiệp 44 tuổi. Về sản phẩm: được phát triển từ thấp đến cao và từng bước hoàn thiện, đảm bảo tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, mẫu mã và được người tiêu dùng đón nhận, đến nay có 290 sản phẩm tham gia Chương trình tăng 242 sản phẩm so với năm 2014; Về công tác xúc tiến thương mại: đã xây dựng và hình thành hệ thống hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở hộ sản xuất thuộc cộng đồng OCOP để phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống của địa phương. Đặc biệt, hội chợ OCOP thường niên tại thành phố Hạ Long vào dịp xuân [tết cổ truyền] và hè [phục vụ du lịch] đây là việc thiết lập thông tin thị trường hữu ích nhất giữa hộ sản xuất và thị trường. Hội chợ OCOP trở thành sản phẩm du lịch của tỉnh, đã tạo được dư luận xã hội tốt trong nhân dân và du khách, thiết thực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã; Doanh số bán hàng OCOP của các tổ chức kinh tế, cơ sở hộ sản xuất trong 03 năm đạt 672.296 triệu đồng [đề án đề ra 200.000 triệu đồng] nhờ gia tăng về quy mô sản xuất và giá bán, đóng góp tích cực cho tăng thu nhập của nhân dân.          Kết quả trên cho thấy OCOP là hướng đi đúng, sáng tạo của Quảng Ninh trong phát triển sản phẩm hàng hóa theo chuỗi giá trị, gắn các tổ chức sản xuất với sản phẩm, phát huy những thế mạnh của địa phương. Đây là những kinh nghiệm quý để tỉnh Quảng Trị áp dụng triển khai Chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Mô hình trồng thanh long dàn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

63/101Là số xã đạt chuẩn Nông thôn mới

16,10

Là số tiêu chí đạt bình quân của tỉnh

01/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

[huyện Cam Lộ -đạt chuẩn năm 2019]

3 xã đạt chuẩn kiểu mẫu 


[xã Vĩnh Kim, Vĩnh Thủy, Cam Chính: đạt chuẩn ntm kiểu mẫu năm 2019]

  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay2,637
  • Tháng hiện tại20,376
  • Tổng lượt truy cập6,515,442

          Sau khi thực tế, có giải pháp chỉ đạo các cơ sở vận dụng trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới, chỉ đạo một số cơ sở thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó có trồng mới cây Quế hoặc nhân rộng diện tích tại các cơ sở đã tổ chức trồng.

          Ủy ban nhân dân huyện Na Rì đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND ngày 18/7/2014 đi học tập kinh nghiệm xây dựng Nông thôn mới tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và mô hình trồng cây Quế tại xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

          Thời gian đi thực tế từ ngày 24/7 đến 26/7. 

Video liên quan

Chủ Đề