Kể tên các hệ cơ quan ở cơ thể người

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trong sinh học, một hệ cơ quan [hay hệ sinh học] là một nhóm các cơ quan hoạt động cùng nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Các hệ phổ biến có thể thấy trong giải phẫu người cũng như động vật có vú và các động vật khác là những hệ như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ thần kinh,...

Ví dụ về một hệ sinh học: Hệ thần kinh. Giản đồ này cho thấy hệ thần kinh được tạo thành bởi 4 cơ quan cơ bản: não bộ, tuỷ sống và các dây thần kinh.

Một nhóm các hệ cơ quan gộp lại thành sinh vật, vì dụ như cơ thể người.

Bài chi tiết: Sinh lý học con người § Các hệ cơ quan

Các hệ cơ quan sau đây trong giải phẫu người được nghiên cứu rộng rãi. Hệ cơ quan ở "người" tồn tại ở rất nhiều loài động vật khác.

  • Hệ tuần hoàn: bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể [vòng tuần hoàn lớn] và phổi [vòng tuần hoàn nhỏ], hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.
  • Hệ vỏ bọc: da, tóc, mỡ, và Móng [động vật].
  • Hệ xương khớp: nâng đỡ và bảo vệ kết cấu cơ thể người, hệ xương gồm các xương, sụn, dây chằng và gân.
  • Hệ sinh dục: gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
  • Hệ tiêu hoá: tiêu hoá và xử lý thức ăn với các cơ quan: miệng ,tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tham gia vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể, cân bằng điện giải và bài tiết nước tiểu.
  • Hệ hô hấp: gồm các cơ quan dùng để thở là hầu, thanh quản, phế quản, phổi, khí quản và cơ hoành.
  • Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết, gồm các cơ quan như là vùng hạ đồi, tuyến yên, thể tùng hay tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,...
  • Hệ bạch huyết: là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu; hệ bạch huyết gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.
  • Hệ cơ: cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt. Chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim.
  • Hệ thần kinh: thu thập, vận chuyển và xử lý thông tin, gồm có não bộ, tuỷ sống và :

hệ thần kinh ngoại biên.

  •  Cổng thông tin Khoa học về hệ thống

  • Sự sống nhân tạo
  • Kĩ thuật hệ sinh học
  • Sinh học hệ thống
  • Sinh thái học hệ thống
  • Thuyết hệ thống
  •  

  •  

  • Systems Biology: An Overview bởi Mario Jardon: A review from the Science Creative Quarterly, 2005.
  • Synthesis and Analysis of a Biological System[liên kết hỏng], bởi Hiroyuki Kurata, 1999.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Hệ cơ quan.

  Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hệ_cơ_quan&oldid=68275979”

- Các hệ cơ quan :

  • Hệ tuần hoàn: bơm và dẫn truyền máu đi lại giữa cơ thể [vòng tuần hoàn lớn] và phổi [vòng tuần hoàn nhỏ], hệ tuần hoàn gồm tim, máu và các mạch máu.
  • Hệ vỏ bọc: da, tóc, mỡ, và Móng [động vật].
  • Hệ xương khớp: nâng đỡ và bảo vệ kết cấu cơ thể người, hệ xương gồm các xương, sụn, dây chằng và gân.
  • Hệ sinh sản: gồm các cơ quan sinh dục, như là buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo, tuyến vú, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt
  • Hệ tiêu hoá: tiêu hoá và xử lý thức ăn với các cơ quan: các tuyến nước bọt, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, tuỵ, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Hệ tiết niệu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo tham gia vào việc cân bằng chất lỏng trong cơ thể, cân bằng điện giải và bài tiết nước tiểu.
  • Hệ hô hấp: gồm các cơ quan dùng để thở là hầu, thanh quản, phế quản, phổi và cơ hoành.
  • Hệ nội tiết: liên lạc thông tin bên trong cơ thể bằng các nội tiết tố tạo ra bởi các tuyến nội tiết, gồm các cơ quan như là vùng hạ đồi, tuyến yên, thể tùng hay tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận,...
  • Hệ bạch huyết: là các cấu trúc tham gia vận chuyển bạch huyết giữa các mô và mạch máu; hệ bạch huyết gồm bạch huyết và các hạch bạch huyết, mạch bạch huyết.
  • Hệ cơ: cho phép cơ thể tác động đến môi trường xung quanh, vận động hay giữ nguyên tư thế và sinh ra nhiệt. Chỉ bao gồm các cơ xương, không tính cơ trơn hay cơ tim.
  • Hệ thần kinh: thu thập, vận chuyển và xử lý thông tin, gồm có não bộ, tuỷ sống và hệ thần kinh ngoại biên.

Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.

Các hệ cơ quan

Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.

  • Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động.
  • Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu [động mạch, tĩnh mạch và mao mạch], có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài.
  • Hệ hô hấp: gồm có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài.
  • Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài.
  • Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết.
  • Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy.
  • Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh.
  • Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ.
  • Video liên quan

    Chủ Đề