Kết quả của phong trào Đồng khởi đối với cách mạng miền Nam

Nhà truyền thống Đồng Khởi, xã Định Thủy, Mỏ Cày Nam. Ảnh: Nguyễn Dừa

Hòa trong không khí cả nước thi đua tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi hướng đến kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh Bến Tre rất vinh dự được đăng cai, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia với chủ đề “Phong trào Đồng khởi 1960 - Bước ngoặt của cách mạng miền Nam”.

***

Đồng khởi là phong trào đấu tranh, nổi dậy của quân và dân miền Nam chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm trong thời kỳ chiến tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào đã thu hút đông đảo quần chúng tham gia, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15, nhân dân miền Nam vùng lên khởi nghĩa đồng loạt để giành chính quyền. Phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam đã căn bản làm tan rã chính quyền của địch ở nông thôn; đồng thời, đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II ra đời với chủ trương “lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng võ trang để đánh đổ chính quyền của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân” đã giải quyết vấn đề mấu chốt do tình hình thực tiễn đang đặt ra lúc bấy giờ. Thời cơ đã đến, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre như “nắng hạn gặp mưa rào” đã nhanh chóng chuẩn bị mọi điều kiện triển khai lực lượng với tinh thần, khí thế mới, quyết tâm giành thắng lợi. Với sự nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, niềm tin tưởng khả năng cách mạng của quần chúng, Đảng bộ Bến Tre đã mạnh dạn phát động cuộc Đồng khởi vào ngày 17-1-1960, mở màn và đột phá ở 3 xã: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, sau đó nổ ra đồng loạt trên khắp địa bàn toàn tỉnh và nhanh chóng lan rộng toàn miền Nam. Phong trào Đồng khởi đã làm kẻ thù vô cùng khiếp đảm, mặc dù đã dùng mọi thủ đoạn, huy động rất đông lực lượng đàn áp nhưng vẫn chuốc lấy thất bại cay đắng trước khí thế cách mạng của nhân dân. Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, kịp thời của đường lối cách mạng mà Nghị quyết số 15 của Ban Chấp hành Trung ương đề ra; là thắng lợi thể hiện sự nhanh nhạy trong nắm bắt thời cơ, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Đảng bộ tỉnh; là kết quả của việc phát huy truyền thống, kinh nghiệm tiến công quân sự, nổi dậy khởi nghĩa, là sự kiên cường, quật khởi của nhân dân Bến Tre.

Thắng lợi của cuộc Đồng khởi ở Bến Tre ghi đậm mốc son trong lịch sử trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nói chung và của nhân dân Bến Tre nói riêng. Chiến công đó của Đảng bộ và nhân dân Bến Tre được cả nước ghi nhận như Đại tướng Hoàng Văn Thái - Ủy  viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực Đảng ủy  Quân sự Trung ương đã khẳng định “Phong trào Đồng khởi 1960 là mô hình hoàn chỉnh của khởi nghĩa toàn dân, của khởi nghĩa nông thôn đồng bằng. Nó thúc đẩy toàn Nam Bộ nổi dậy chống Mỹ cứu nước với khí thế long trời lở đất. Vì vậy, Bến Tre là quê hương của Đồng khởi theo đúng nghĩa của Đồng khởi. Phong trào Đồng khởi 1960 của Bến Tre đã đi vào lịch sử như ngọn cờ đầu, có một vị trí xứng đáng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của miền Nam nói riêng và cả nước nói chung”.

Bộ Chỉ huy Miền tặng thưởng cờ danh dự mang dòng chữ: Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy” cho lực lượng võ trang và nhân dân tỉnh bến Tre. Ảnh: PV

60 năm đã qua, nhưng sự kiện Đồng khởi vẫn luôn in đậm trong lòng người dân cả nước. Đối với nhân dân Bến Tre, tinh thần Đồng khởi đã trở thành truyền thống bất khuất, thấm sâu vào máu thịt, trở thành ý chí quyết tâm của mỗi người. Tinh thần Đồng khởi ấy được phát huy vào công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển quê hương, làm thay da đổi thịt mảnh đất cù lao, vốn bị chia cắt trở thành một vùng đất thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư, bạn bè trong nước và thế giới.

Những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự quan tâm của các ban, bộ, ngành Trung ương, sự giúp đỡ của địa phương bạn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bến Tre luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, tập trung huy động nguồn lực, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước giành được nhiều thành tích to lớn; nổi bật là phong trào thi đua “Đồng khởi mới”, “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, nhằm biến tinh thần Đồng khởi trong đấu tranh giải phóng dân tộc thành phong trào Đồng khởi trong xây dựng nông thôn mới, vươn lên làm giàu, thoát nghèo. Đến nay, tỉnh Bến Tre đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đề ra của nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó, có một số chỉ tiêu vượt kế hoạch; công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh có nhiều chuyển biến tích cực; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

***

Vinh dự cho tỉnh Bến Tre được là địa phương đăng cai tổ chức hội thảo quan trọng này, là dịp để Bến Tre được đón tiếp quý đại biểu tới thăm, tìm hiểu thêm về vùng đất, con người Bến Tre. Đảng bộ và nhân dân Bến Tre mong muốn hội thảo tiếp tục khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi nói chung, đặc biệt là phong trào Đồng khởi năm 1960 ở Bến Tre - một trong những lá cờ đầu anh dũng nhất, quyết liệt nhất, mưu trí nhất, sáng tạo nhất trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; đồng thời, xem xét đề xuất Ban Bí thư chọn một ngày kỷ niệm phong trào Đồng khởi và đưa vào danh mục kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước.

Phan Văn Mãi - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy

Phong trào Đồng Khởi [1959 – 1960]

Phong trào Đồng Khởi là gì? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là gì? Lược đồ phong trào Đồng Khởi Bến Tre? Sơ đồ tư duy phong trào Đồng Khởi Bến Tre như nào?… Trong phạm vi bài viết dưới đây, hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu về chủ đề phong trào Đồng Khởi cùng những nội dung liên quan nhé!

Nguyên nhân phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống quân xâm lược bền bỉ qua nhiều giai đoạn. Thời kỳ những năm 1957- 1959 cuộc cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn. Đứng trước sự đàn áp của quân đội Mỹ – Diễm, quân ta đã nổi lên phong trào Đồng Khởi. Trước tiên hãy cùng tìm hiểu về hoàn cảnh, nguyên nhân của phong trào Đồng Khởi.

  • Giai đoạn 1957 – 1959: Mỹ – Diệm tăng cường “tố cộng”, “diệt cộng”: Chính quyền Mỹ đẩy mạnh trao quyền lực và trang bị cho tay sai Ngô Đình Diệm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước ta. Vào tháng 5/1957, Chính quyền Diệm ban hành đạo luật 10/59 đẩy mạnh tàn sát khắp nơi. Nhân dân lầm than, hoạt động kinh tế trì trệ.
  • Tháng 5/1959: Chính quyền SG thông qua luật 10/59: lê máy chém khắp MN gây nhiều tội ác => Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.
  • Tháng 1/1959: Hội nghị TW lần 15 đã quyết định: Cho phép nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang. Khắp nơi người dân, lực lượng quân đội nước ta đứng lên đấu tranh chống lại quân xâm lược từng bước giảm bớt sự đàn áp, chống phá. Các cuộc đấu tranh như Bắc Ái [02/1959], Trà Bồng [08/1959]…
  • Ngọn lửa chiến tranh sục sôi ở khớp nơi, đỉnh điểm là phong trào Đồng Khởi ở tỉnh Bến Tre. Tiếp theo các phong trào nổi ra liên tục ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre khiến bọn Mỹ – Diệm phải dè chừng. Sau đó lan rộng ra các tỉnh khác như Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri,…Thời gian này, phong trào này được đánh giá cao vì khuấy động cuộc đấu tranh quyết liệt và giành được nhiều thắng lợi.
  • Các cuộc nổi dậy chống chính quyền tay sai của bọn xâm lược lan rộng ra khắp các tỉnh miền Tây, miền Nam và các tỉnh còn lại. Cho tới cuối năm 1960, ở nhiều nơi, quân dân ta đã giành được quyền làm chủ và đẩy lùi được bọn giặc.
    Sự thành công của phong trào đã chiếm được nhiều vùng rộng lớn và thúc đẩy sự thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam [20/12/1960].
Nguyên nhân phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Diễn biến phong trào Đồng Khởi Bến Tre

  • Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức lần thứ 5 mở đầu cho các cuộc đấu tranh bằng vũ trang ở Miền Nam. Diễn biến phong trào Đồng Khởi vô cùng khốc liệt, quân dân ta củng cố lực lượng, nỗ lực hết sức mình để áp chế sự chống phá, tàn bạo của chính quyền Diệm.
  • Vào ngày 2/1/1960, các cấp lãnh đạo tỉnh Bến Tre đã tổ chức họp tại xã Tân Trung, quyết định sẽ phát động tuần lễ giải phóng lãnh thổ, các vùng đất. Phá vỡ thế kìm kẹp, chống đối, phá hoại của quân địch và giành lấy thế chủ động. Mở ra nhiều điểm đột phá lớn, chủ yếu ở cù lao Minh và Mỏ Cày.
  • Vào tháng 1/1960, phong trào Đồng Khởi nổi lên đúng như dự kiến ở các xã bao gồm Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh. Sau vài ngày, các xã được dân ta giải phóng hoàn toàn, người dân tự do và lại tiếp tục đứng lên chiến đấu giải phóng khu vực khác. Tiếp tục phong trào nổ ra ở Giồng Trôm, cac tỉnh trọng điểm liên tiếp nhân dân vùng lên.
  • Quân ta đã giành được quyền làm chủ ở nhiều ấp, có 22 xã được trả tự do, người dân hào hứng ủng hộ cuộc chiến hết mình. Vào 24/2, quân đội quy động 3.000 người đánh vào 3 xã điểm. Dù rằng dùng vũ khí thô sơ, đơn giản nhưng vẫn giành chiến thắng với tinh thần quyết liệt tới cùng.
  • Tháng 6/1960, phong trào Đồng Khởi nổi ra trên toàn lãnh thổ miền Nam. Tới 24/9/1960, lực lượng cộng sản ở Bến Tre tiến hành khởi nghĩa lan rộng sang vùng lân cận. Ở khu vực Tây Nam Bộ và Đông Nam bộ, phong trào nổi ra liên tiếp của quân dân để giành chính quyền.
Diễn biến phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Kết quả của phong trào Đồng Khởi Bến Tre

  • Phong trào đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở nhiều vùng nông thôn, trên cơ sở đó chính quyền nhân dân được thành lập.
  • Từ phong trào Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời [20/12/1960] đại diện cho nhân dân miền Nam.
  • Bên cạnh đó, phong trào còn làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ.
  • Phong trào Đồng Khởi kết thúc vào cuối năm 1960 với sự tan rã của chính quyền Việt Nam cộng hòa ở khắp mọi nơi. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời và lãnh đạo phong trào đấu tranh cho nhân dân ta vào năm 1960.
  • Ở toàn miền Nam thì trong số 2.627 xã đã có 1.383 xã giành được quyền tự quản. Cuối 1960, nhân dân ta đã làm chủ hơn ½ hệ thống chính quyền ở cấp cơ sở: 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 5721 thôn Tây Nguyên.
  • Sự khốc liệt của cuộc đấu, nhân dân ta quyết không nhượng bộ trước sự tàn ác của dân tay sai và Mỹ ngụy. Chính quyền Ngô Đình Diệm thất bại nặng nề trước sự tấn công liên tiếp, và bị thiệt hại nặng nề.
  • Số lượng người dân giành được ruộng đất thoát khỏi ách thống trị của chính quyền tay sai nhiều hơn. Sau đó Mặt trận tiến hành phân chia đều lại cho nhân dân sử dụng, kiếm sống quanh năm. Tính đến năm 1960 là cuộc cải cách điền địa này giải phóng được tầm 17 vạn hecta ruộng đất.
  • Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, số lượng thành viên đăng ký tham gia ngày một đông hơn và cống hiến hết sức cho cuộc chiến chống bọn xâm lược. Đó là cuộc chiến không phải ngày một ngày hai mà phải vô cùng bền bỉ và chịu hy sinh nhiều. Bên cạnh những thành tựu thì hậu quả để lại cũng rất nhiều.
  • Vào đầu năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam được thành lập, thống nhất các đội quân du kích, quân giải phóng thành tổ chức hợp nhất. Số lượng thanh niên tham gia vào tổ chức đông hơn để góp sức đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc.
Kết quả của phong trào Đồng Khởi Bến Tre

Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi là gì?

  • Phong trào đã giáng một đòn vô cùng nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mỹ, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.
  • Đồng thời cũng đánh dấu bước phát triển của Cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  • Từ khí thế của phong trào Đồng Khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam đã ra đời ngày 20/12/1960.

 Qua bài viết trên, chúng ta đã được trang bị đầy đủ kiến thức lịch sử về phong trào Đồng Khởi là gì [1959 – 1960]. Những diễn biến chính xảy ra vào thời điểm đó đã được ghi lại và phân tích để thấy được kết quả cũng như ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi. Hy vọng kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn học tốt!

Đào tạo theo niên chế là gì? Đặc điểm của đào tạo theo niên chế…

Sự nở vì nhiệt của chất rắn là một chuyên đề vật lý lớn ở…

Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân…

Việt Nam là dân tộc có ý chí chiến đấu kiên cường, tinh thần đoàn…

Việc hiểu biết về những hiện tượng tự nhiên có thể giúp chúng ta tránh…

Lời đề: Phân tích và cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình…

This website uses cookies.

Video liên quan

Chủ Đề