Khả năng thích ứng về mặt địa lý là gì

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất]; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá].

Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Tùy thuộc vào loại gói thầu sẽ có những tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu khác nhau.
 

1. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa

1.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

1.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

- Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

- Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

- Khả năng cung cấp tài chính [nếu có yêu cầu];

- Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

- Tiến độ cung cấp hàng hóa;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

1.3. Xác định giá thấp nhất [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất]:

- Xác định giá dự thầu;

- Sửa lỗi;

- Hiệu chỉnh sai lệch;

- Trừ giá trị giảm giá [nếu có];

- Chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung [nếu có];

- Xác định giá trị ưu đãi [nếu có];

- So sánh giữa các hồ sơ dự thầu để xác định giá thấp nhất.

1.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá]:

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = [giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch] - giá trị giảm giá [nếu có];

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay [nếu có];

+ Tiến độ;

+ Chất lượng [hiệu suất, công suất];

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác [nếu có].

∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.

Các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu mới nhất [Ảnh minh họa]
 

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó phải quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường [nếu có]; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

- Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

- Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu;

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung nêu tại Điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100 hoặc 1.000 để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, trong đó phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chuẩn tổng quát, tiêu chuẩn chi tiết khi sử dụng phương pháp chấm điểm.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, tiên lượng mời thầu, uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu.

Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm:

- Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công;

Trừ những trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, trong hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu.

- Tiến độ thi công;

- Các biện pháp bảo đảm chất lượng;

- Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động;

- Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

- Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

- Các yếu tố cần thiết khác.

Đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp [Ảnh minh họa]
 

2.3. Xác định giá thấp nhất [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất] thực hiện tương tự mục 1.3.

2.4. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá]

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆g + ∆ƯĐ

Trong đó:

- G = [giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch] - giá trị giảm giá [nếu có];

- ∆G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm:

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng;

+ Chi phí lãi vay [nếu có];

+ Tiến độ;

+ Chất lượng;

+ Các yếu tố khác [nếu có].

- ∆ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi.
 

3. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và các quy định trên để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất] hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá [đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá] cho phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, thắc mắc.

>> Hồ sơ dự thầu gồm những loại giấy tờ gì? Có mấy bản?

>> Hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong trường hợp nào?

>> Khi nào lập hồ sơ mời thầu, khi nào lập hồ sơ yêu cầu?

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là gì? Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất.

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư! Tôi đang làm việc tại 1 Công ty thuộc Tập đoàn Than, tôi có 1 tình huống đấu thầu muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. Cty tôi tổ chức đấu thầu gói thầu mua sắm thiết bị, hình thức: đấu thầu rộng rãi. Trong HSYC có điều khoản yêu cầu Nhà thầu có Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, Tuy nhiên khi Nhà thầu cấp hàng thì lại mua lại hàng hóa qua Nhà thầu thương mại khác [vẫn đúng nhà sản xuất theo Giấy phép bán hàng]. Việc thực hiện cung cấp hàng hóa của Nhà thầu như vậy có đảm bảo theo quy định đấu thầu không? Mong được sự phản hồi sớm của luật sư! Xin chân thành cám ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 05/2015/TT-BKHDT quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa quy định về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất quy định:

“Điều 6. Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất

1. Đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất thì không yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

2. Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì trong hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu tham dự thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. Trường hợp trong hồ sơ dự thầu, nhà thầu không đóng kèm giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm làm rõ, bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm tiếp nhận tài liệu bổ sung do nhà thầu gửi đến để đánh giá. Nhà thầu chỉ được trao hợp đồng sau khi đã đệ trình cho chủ đầu tư giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương.

3. Trường hợp trong nội dung giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu làm rõ về các nội dung này để có đầy đủ thông tin phục vụ việc đánh giá hồ sơ dự thầu mà không được loại ngay hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

Xem thêm: Gói thầu phi tư vấn, gói thầu xây lắp và gói thầu hàng hóa là gì?

4. Trường hợp các nhà sản xuất, các đại lý, nhà phân phối cố tình không cung cấp cho nhà thầu giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn đến tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác thì nhà thầu cần kịp thời phản ánh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương để kịp thời xử lý.”

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thì nhà đầu tư phải đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên các tiêu chí:

– Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm gồm:

+ Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự; kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

+ Năng lực sản xuất và kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu

– Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật:

+ Đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ;

Xem thêm: Quy định chi tiết về lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa

+ Tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa;

+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì;

+ Khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường;

– Tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết;

+ Khả năng cung cấp tài chính [nếu có yêu cầu];

+ Các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian thực hiện, đào tạo chuyển giao công nghệ;

+ Tiến độ cung cấp hàng hóa;

+ Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó;

Xem thêm: Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Theo như bạn trình bày thì hồ sơ yêu cầu của bên bạn có yêu cầu nhà thầu phải có Giấy phép bán hàng của nhà sản xuất. Theo quy định trên thì giấy phép bán hàng của nhà sản xuất phải được nộp kèm hồ sơ dự thầu, trường hợp chưa có hoặc chưa đầy đủ thì nhà thầu được bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu. Như vậy, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, bên bạn phải đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn như trên và tất nhiên đã phải xem xét xem nhà thầu đã có giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hay chưa? Việc bên nhà đầu tư lựa chọn nhà thầu nghĩa là nhà thầu đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nhà thầu đưa ra.

Trường hợp kết thúc quá trình đánh giá mà bên nhà thầu vẫn chưa cung cấp giấy phép bán hàng mà vẫn được bên bạn lựa chọn cho trúng thầu thì lỗi thuộc về cả bên chủ đầu tư và nhà thầu. Trường hợp này hai bên cần thỏa thuận về cách thức xử lý với tình huống nhà thầu trúng thầu mua lại hàng hóa từ bên nhà thầu khác, mà vẫn đảm bảo về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất. Việc chấp nhận hàng hóa đó hay không là do bên nhà đầu tư quyết định.

Video liên quan

Chủ Đề