Khách hàng mục tiêu của ngân hàng Quân đội

Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB.

Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB chia sẻ và cho biết, dấu mốc 25 tuổi, MB đang mong muốn sớm nâng tệp khách hàng lên con số 10 triệu.

Sung sức tuổi 25

Với các thành viên thị trường cũng như khách hàng toàn quốc, hình ảnh Ngân hàng Quân đội [MB] luôn gắn liền với đặc trưng vững vàng, bình tĩnh, chắc chắn trên bước đường 25 năm phát triển từ năm 1994 cho tới nay. Cũng bởi vậy, không ít bình luận cho rằng, trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến mọi mặt của cuộc sống thay đổi một cách nhanh chóng, nếu MB tiếp tục quá “cẩn thận”, sẽ dễ có khả năng để vuột mất cơ hội tăng trưởng bứt phá.

Chia sẻ góc nhìn về câu chuyện này, ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB nhận định: “MB tăng trưởng một cách thận trọng. Nhưng thận trọng không đồng nghĩa với đi chậm. Thận trọng là bước nhanh trong sự hiểu biết sâu sắc về con đường mà mình đang hướng tới”.

Thực tế, trong 3 năm vừa qua, MB đã có bước chuyển mình rõ rệt, bám sát phương châm: “Đổi mới, Hiện đại, Hợp tác, Bền vững”, cùng 4 chuyển dịch chiến lược là Ngân hàng số, Nâng cao quan hệ khách hàng, Quản trị rủi ro vượt trội và Quản lý hiệu quả hoạt động của các công ty thành viên.

Bước tiến nhanh của MB kể từ khi triển khai chiến lược giai đoạn 2017 - 2021 được minh chứng rõ nét bằng những con số rất ấn tượng. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng tăng 68% so với năm 2017 và vượt 14% so với kế hoạch. MB đứng TOP đầu về các chỉ tiêu hiệu quả ROE 19,41%, EPS tăng 2.829 đồng/cổ phiếu.

Nửa đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng tích cực được giữ vững khi Ngân hàng công bố lợi nhuận trước thuế tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng trong nửa đầu năm, tín dụng tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,26%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra đầu năm là 1,5%.

Một điểm nhấn đáng chú ý trong bước chuyển mình của MB là chiến lược chuyển đổi số, với mục tiêu mang tới cho khách hàng trải nghiệm hoàn hảo. Cách đây 2 năm, MB xác định, chuyển dịch số là một trong những chiến lược ưu tiên nhất trong 5 năm. Tư tưởng đã được thông suốt từ lãnh đạo tới nhân viên rằng, ngân hàng số là một mô hình kinh doanh mới và MB sẽ là người tiên phong trong lĩnh vực này.

MB định vị chiến lược số hóa là chuyển đổi theo phương thức ngân hàng của sự kết nối, ngân hàng kết nối sẽ phát triển các sản phẩm trên nền tảng số, các sản phẩm dịch vụ truyền thống và tương lai đều chuyển sang số hóa toàn bộ. Mọi giao dịch tài chính đều được kết nối trên ứng dụng [App] của Ngân hàng, số hóa toàn bộ các giao dịch online. Ứng dụng của MB không chỉ là các tiện ích tài chính, mà còn có thêm nhiều hoạt động kết nối tạo ra tiện ích cho khách hàng.

Đến nay, số lượng người dùng các ứng dụng ngân hàng số của MB đã đạt con số 3 triệu người [user active], tăng 87,5% so với năm 2017. Ngân hàng đặt mục tiêu đạt 5 triệu khách hàng giao dịch số cho tới năm 2021. Giao dịch qua ngân hàng số, chi phí của khách hàng [cá nhân và doanh nghiệp] được giảm tối thiểu 30%, trong khi năng suất hoạt động dịch vụ qua ngân hàng lại cao hơn. Đáng chú ý, tỷ lệ tăng trưởng phí dịch vụ của Ngân hàng đạt trung bình 67,6%/năm trong 3 năm qua.

Với đặc thù riêng của ngành ngân hàng, quản trị rủi ro trở thành hoạt động được MB đặc biệt coi trọng. Quản trị rủi ro vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược của MB và cũng là chuyển dịch rất quan trọng trong nhóm 4 chuyển dịch chiến lược của Ngân hàng giai đoạn hiện tại, trong đó, triển khai và ứng dụng Basel II là cốt lõi.

Năm 2019, MB trở thành một trong những nhà băng tiên phong đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam. Thực tế, với quan điểm quản trị hiện đại, trên chặng hành trình 25 năm, MB luôn khẳng định uy tín của một định chế tài chính lớn tại Việt Nam, được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá cao về năng lực quản trị, uy tín.

Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty con, những bước tiến trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Các công ty thành viên kinh doanh ổn định, trong đó 6 công ty thành viên là MBAMC, MBS, MB Capital, MIC, MB Ageas Life, Mcredit tăng trưởng đột phá, gắn kết bán chéo kinh doanh trong tập đoàn. Tỷ lệ đóng góp của các công ty con vào lợi nhuận của MB tăng dần, dự kiến năm 2019 vào khoảng 30%.

Ông Thái chia sẻ, sau 3 năm đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực tài chính tiêu dùng, Công ty Tài chính tiêu dùng của MB đã vươn lên vị trí thứ tư thị trường. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, trong khoảng 2 - 3 năm nữa, Mcredit có thể phấn đấu vị trí tương xứng với 2 doanh nghiệp đứng đầu. Trong khi đó, hoạt động bán chéo sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng [bancassurance] của MB đang đứng số 1 thị trường.

MB vươn tới mục tiêu 10 triệu khách hàng

Điềm tĩnh, tự tin, quyết đoán là những nét dễ nhận thấy ở MB tuổi 25, phần nào mang dáng dấp của vị Tổng giám đốc Lưu Trung Thái. Khi được hỏi trong chặng đường đồng hành cùng MB, đâu là điểm cảm thấy chưa hài lòng nhất, ông Thái cho biết: “MB đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng kỳ vọng của tôi vào sự phát triển của Ngân hàng còn cao hơn nữa. Tôi mong muốn MB sẽ sớm đạt 10 triệu khách hàng”.

MB đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng kỳ vọng của tôi vào sự phát triển của ngân hàng còn cao hơn nữa. Tôi mong muốn, MB sẽ sớm đạt 10 triệu khách hàng

Ông Lưu Trung Thái, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc MB

Và để biến kỳ vọng này sớm trở thành hiện thực, ông Thái chia sẻ, Ngân hàng đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào công nghệ số, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp hệ sinh thái hoàn hảo với niềm tin sẽ thu hút thêm đông đảo khách hàng mới.

“Riêng năm 2019, chi phí đầu tư của MB là 1.200 tỷ đồng. Trong 5 năm tới, mỗi năm Ngân hàng sẽ đầu tư khoảng 50 triệu USD”, ông Thái tiết lộ.

Hiện tại, MB đang bắt tay với IBM để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin trong chiến lược chuyển dịch ngân hàng số. Theo thỏa thuận hợp tác, từ nay đến năm 2021, IBM sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin. Ngoài ra, IBM cũng sẽ cập nhật thường xuyên về công nghệ, về các xu hướng công nghệ mới nhất cho MB, đồng thời phối hợp trong việc xây dựng, đào tạo, chuyển giao các quy trình quản lý dịch vụ công nghệ thông tin và các công cụ giám sát chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin.

Cùng với phát triển công nghệ, việc đào tạo nhân lực cũng là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, ông Thái cho biết, MB sẽ khai trương một trung tâm đào tạo hoàn toàn mới. Ngành ngân hàng đòi hỏi đội ngũ nhân sự không chỉ cần chuyên môn nghiệp vụ vững, mà còn cần thái độ, ý thức, đạo đức tốt. Tại MB, hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực là sự kết hợp giữa đào tạo và huấn luyện, trong nền tảng văn hoá chung của MB với kỷ luật cao, tạo nên sức mạnh tập thể của con người MB.

Bên cạnh đó, việc hiện thực hoá chiến lược trở thành ngân hàng cộng đồng cũng đòi hỏi sự đầu tư mạnh tay, bài bản của MB. Sau khi ra mắt chương trình “SMECare by MB” với nội dung chăm sóc, hỗ trợ và kết nối toàn diện cộng đồng doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp đáp ứng toàn diện các nhu cầu tài chính và phi tài chính của doanh nghiệp, trong năm 2019, MB đang triển khai trọng tâm 2 chương trình SMECare truyền thông và SMECare tài chính. Trong đó, SMECare truyền thông là chương trình cung cấp gói tài trợ truyền thông miễn phí dành cho doanh nghiệp, trị giá tới 900 triệu đồng phủ sóng toàn quốc.  

Đáng chú ý, người điều hành cao nhất MB cho biết, ông đang ấp ủ dự án hỗ trợ đối tượng hộ kinh doanh trên nền tảng số. Dù chưa tiết lộ chi tiết, nhưng đây sẽ là dự án góp phần hoàn thiện hơn nữa hình ảnh Ngân hàng cộng đồng của MB.

Skip to content

MB Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng mạnh vì khởi đầu là một ngân hàng quân đội. Hơn nữa, chính tiềm lực tài chính đã khiến công ty này trở thành một công ty mà khách hàng quan tâm ngay từ những ngày đầu tiên có mặt trên thị trường. Chiến lược kinh doanh của MB Bank được đánh giá là đã giúp ngân hàng đứng vững và trở thành cái tên mới trong ngành tài chính. Hãy cùng Luatvn.vn tìm hiểu những thăng trầm của ngân hàng này. Mời bạn theo dõi, xin cảm ơn!

Nếu quý khách hàng có câu hỏi vui lòng liên hệ với Luatvn.vn qua số hotline/zalo: 076 338 7788.  Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí. Xin cảm ơn!

Luatvn.vn tư vấn về Chiến lược kinh doanh của MB Bank

MB Bank và lịch sử phát triển

  • Ngân hàng TMCP Quân đội [tên giao dịch tiếng Anh là Ngân hàng TMCP Quân đội], hay gọi tắt là MB Bank. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp của Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Bộ Quốc phòng. Tính đến năm 2017, vốn điều lệ của ngân hàng là 18.155 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản của ngân hàng năm 2017 là hơn 300 nghìn tỷ đồng. Các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Vietcombank, Viettel và Tổng công ty Trực thăng Việt Nam.
  • Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội cũng tham gia môi giới chứng khoán, quản lý quỹ và kinh doanh bất động sản bằng cách nắm giữ cổ phiếu kiểm soát tại một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Hiện nay, Ngân hàng Quân đội có mạng lưới trên toàn quốc với hơn 100 chi nhánh và 180 điểm giao dịch trải rộng trên 48 tỉnh thành.

Vươn tầm quốc tế 

  • Hơn nữa, vào năm 2011, việc niêm yết cổ phiếu đã được thực hiện thành công trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh [HSX] từ ngày 1/11/2011. Khai trương thành công chi nhánh quốc tế thứ hai tại Phnom Penh – Campuchia. Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10. Ngân hàng cũng có chi nhánh tại Lào và Campuchia.
  • Chính những điểm này khiến MB Bank nổi bật hơn bao giờ hết với những chính sách và lợi thế khi mở chi nhánh tại các nước láng giềng. Những tính năng đặc biệt trong chiến lược tiếp thị của MB Bank là gì và chúng đã giúp nâng tầm thương hiệu trên thị trường như thế nào?

Chiến lược truyền thông mạnh mẽ để xây dựng tên tuổi

  • Có thể thấy, trong quá trình hoạt động, Chiến lược kinh doanh của MB Bank đã rất tích cực trong việc triển khai các hoạt động truyền thông. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…, liên tục được áp dụng rộng rãi, đã tạo tiền đề để MB đạt được thành tựu. một số kết quả nhất định.

Về quảng cáo

  • Trước hết, về quảng cáo, MB Bank đã thực hiện quảng cáo dưới nhiều hình thức như báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh, Email Marketing, Mạng xã hội… Bởi vì mỗi hình thức tiếp cận với khách hàng. Do đó, MB thường áp dụng nhiều phương thức quảng cáo cùng lúc để thu hút khách hàng mục tiêu của Ngân hàng Quân đội MB.
  • Thời gian quảng cáo cũng được MB chú trọng vào các dịp lễ, tết, kỷ niệm ngân hàng hay ngày khai trương chi nhánh mới… Mỗi năm MB chi một số tiền lớn để quảng cáo trên các website. truyền thông: truyền hình, phát thanh, báo internet, tạp chí… Công việc này giúp khách hàng hiểu rõ hơn về ngân hàng, về những sản phẩm mà MB Bank đang hoặc sẽ cung cấp, nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng.

Về hoạt động tài trợ

  • MB đã tham gia nhiều chương trình xã hội, từ thiện và để lại dấu ấn trong tâm trí công chúng với tư cách là một ngân hàng kinh doanh hiệu quả và cũng không ngừng đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
  • Các chương trình đáng chú ý bao gồm chương trình quyên góp cho Quỹ Thiện tâm vàng MB để hỗ trợ các hoạt động từ thiện và xã hội. MB tài trợ xuất bản cuốn sách Huyền thoại Trường Sơn và tham dự lễ dâng hương. Thăm và tặng ghế đá tại Nghĩa trang liệt sĩ Việt Lào. Thăm và tặng quà Thành cổ Quảng Trị. MB cũng đã đến thăm và tặng quà cho Khu điều dưỡng thương binh Lạng Giang, Bắc Giang. MB đã phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ tổ chức 4 buổi khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo.
  • MB hỗ trợ kinh phí tạo việc làm cho Trung tâm Bảo trợ trẻ em khuyết tật huyện Chư Pông – Gia Lai. Hỗ trợ nạn nhân lũ lụt tại 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. MB cũng tài trợ và tham gia vào cuộc chạy đua Terry Fox để hỗ trợ các quỹ nghiên cứu ung thư. Hỗ trợ người khuyết tật và nạn nhân lũ lụt ở miền Trung. Chiến lược kinh doanh của MB Bank tập trung vào các hoạt động truyền thông mạnh mẽ và có thể nói ngân hàng này đang có chiến lược định hình và ghi dấu ấn thương hiệu của mình trước công chúng.

Chiến lược kinh doanh của MB Bank về Phân phối địa điểm, dịch vụ để nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Địa điểm phân phối 

  • MB không ngừng tìm kiếm các địa điểm thuận tiện cho giao dịch của khách hàng – nơi đông dân cư với nhiều người qua đường để thiết lập các điểm giao dịch. Và chúng ta có thể thấy MB luôn có mặt trên các trục đường chính, nút giao thông, khu đô thị tại các thành phố lớn… Năm 2017, MB mở mới 35 chi nhánh và phòng giao dịch tại miền Bắc, miền Trung, Nam Các phòng giao dịch, điểm giao dịch của MB luôn được bố trí thuận tiện nhất cho khách hàng.
  • Theo mô hình thiết kế mới, các điểm giao dịch này có hai lĩnh vực: khu vực autobanking và khu vực giao dịch có tư vấn. Trong đó, khu vực autobanking hoạt động 24/24 giờ, khu vực đặt máy ATM có chức năng là ngân hàng tự động như rút tiền, chuyển tiền, xem sao kê tài khoản, nạp tiền… Khu vực giao dịch chuyên biệt Tư vấn viên hoạt động trong giờ hành chính và được bố trí thuận tiện cho khách hàng giao dịch.
  • Chiến lược kinh doanh của MB Bank tập trung vào các hoạt động truyền thông mạnh mẽ và có thể nói ngân hàng này đang có chiến lược định hình và ghi dấu ấn thương hiệu của mình trước công chúng.

MB không chỉ đầu tư vào các điểm giao dịch mà còn đầu tư mạnh vào các kênh phân phối điện tử bao gồm:

  • ATM, Internet, điện thoại, tổng đài tự động… Chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại hơn 5.000 máy ATM của ngân hàng. Các ngân hàng trong liên minh và ATM của đối tác chiến lược Không chỉ vậy, khách hàng còn có thể truy cập các dịch vụ ngân hàng qua website thay vì phải đến ngân hàng trực tiếp như đăng ký thẻ trực tuyến, đăng ký vay cá nhân trực tuyến…
  • Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng dịch vụ ngân hàng, MB cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử với nhiều phương tiện để bạn lựa chọn. Với các dịch vụ ngân hàng điện tử của MB Internet banking, Home Banking, Mobile Banking, Contact Center, Thanh toán thanh toán, bạn có thể truy vấn thông tin tài khoản và các thông tin ngân hàng khác bất cứ lúc nào trong ngày mà không cần đến các điểm giao dịch của MB Bank.
  • Các hoạt động “đặt sự tiện lợi lên hàng đầu” cho thấy MB đang phát huy hiệu quả khả năng tiếp cận khách hàng theo hướng sâu rộng. Qua đó cho thấy Chiến lược kinh doanh của MB Bank đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Chiến lược kinh doanh của MB Bank khi định giá và cho vay ưu đãi

  • Chiến lược kinh doanh của MB Bank cho thấy lãi suất cho vay tại MB dựa trên nhu cầu của khách hàng. Lãi suất sẽ được áp dụng dựa trên thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. MB là một trong số ít ngân hàng có thể làm được điều này, MB cũng là ngân hàng có chất lượng vốn và khả năng thanh toán tốt nhất trên thị trường.

Đảm bảo cung cấp vốn cho khách hàng

  • Trước những biến động của thị trường tái sinh, nhiều ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng khó khăn về vốn, một số ngân hàng hạn chế cho vay hoặc tạm dừng cho vay. MB cũng đảm bảo và cam kết cung cấp vốn cho khách hàng có nhu cầu, đặc biệt là các dự án phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn, các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đang là ngân hàng thương mại hàng đầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là tài chính xuất khẩu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hiện tại, MB đang cố gắng đảm bảo lợi ích cho khách hàng dài hạn và khách hàng tiềm năng bằng cách cho phép các chi nhánh đàm phán lãi suất và giảm lãi suất.

Tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu vay vốn:

  • Qua đó nhằm tối đa hóa sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu vốn của khách hàng. Điều kiện vay vốn vẫn nhất quán trong toàn hệ thống. Đồng thời, ngân hàng đang triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí để đảm bảo lãi suất đầu ra hợp lý nhất, mặc dù lãi suất đầu ra đã tăng nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép và chưa tăng đáng kể so với trước. kia. Đây là điều khiến các dịch vụ trong Chiến lược kinh doanh của MB Bank chiếm được nhiều thiện cảm từ khách hàng và đưa công ty trở thành một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.

Lời kết

  • MB Bank là ngân hàng quân đội của Việt Nam và được đánh giá là một trong những ngân hàng tốt. Chiến lược kinh doanh của MB Bank đã thể hiện bản lĩnh và tiềm năng to lớn trong ngành tài chính. Có thể thấy, những điều này khiến công ty được đánh giá là có thể cạnh tranh với các ngân hàng trong big 4 của Việt Nam.

Đến với Luatvn.vn, chúng tôi sẽ giúp bạn có những giải pháp đầu tư hiệu quả và bền vững. Tất cả các thủ tục liên quan đến pháp lý đều được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ đầy đủ. Bạn có thể yên tâm dành thời gian cho các chiến lược phát triển cho dịch vụ kinh doanh của mình. Qua bài viết Tìm hiểu về Chiến lược kinh doanh của MB Bank  trên, nếu bạn có câu hỏi vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề