Khai sai số container hàng xuất

Hiện nay, việc triển khai Mã vạch Container [Container Barcode] đã áp dụng thí điểm cho 1 vài đơn vị Hải quan trước, để biết phần mềm có khai báo Mã vạch Container được không, có 2 cách nhận biết như sau:

1. Khi người dùng cập nhật phiên bản phần mềm ECUS5-VNACCS mới và truy nhập vào chương trình sẽ có màn hình thông báo và link tài liệu hướng dẫn thực hiện chức năng.
2. Khi người dùng nhập tiêu chí ‘Mã lưu kho chờ thông quan dự kiến’ của nơi áp dụng mã vạch thì chương trình cũng có màn hình thông báo và link tài liệu hướng dẫn thực hiện chức năng.

MỘT SỐ CÂU HỎI VỀ NGHIỆP VỤ KHAI BÁO MÃ VẠCH DANH SÁCH CONTAINER. [Các vướng mắc thường gặp]

Câu 1: Khai bổ sung danh sách Container có thể thực hiện khai khi nào?
Trả lời: Có thể thực hiện khai bổ sung danh sách Container từ thời điểm sau khi khai chính thức Tờ khai đến trước thời điểm tờ khai được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát.

Câu 2: Trường hợp đã khai bổ sung danh sách Container nhưng bị sai [ví dụ sai số Cont, số Chì] thì xử lý như thế nào?
Trả lời: DN có thể thực hiện khai lại nhiều lần nghiệp vụ này cho 1 tờ khai. Hệ thống HQ sẽ nhận lần khai cuối cùng để thực hiện xác nhận Cont qua KV giám sát. DN phải in đúng lần khai cuối cùng để mang ra KV giám sát làm thủ tục. Nếu in lần khai cũ, việc quét mã vạch của HQ sẽ không thực hiện được.

Câu 3: Tờ khai đã khai báo và được Chấp nhận thông quan nhưng DN quên chưa khai bổ sung danh sách Cont thì có thể khai bổ sung được không?
Trả lời: Được khai bổ sung danh sách Cont tới trước thời điểm lô hàng được xác nhận đã qua KV giám sát.

Câu 4: Tờ khai có nhiều nhánh [tờ khai > 50 dòng hàng] thì khai bổ sung danh sách Cont như thế nào?
Trả lời: Mỗi tờ khai sẽ khai bổ sung danh sách Cont riêng [vì danh sách Cont này là khai theo Số TK], thông tin khai là giống nhau. Trên phần mềm có hỗ trợ chức năng Copy danh sách Cont từ lần khai đã có.

Câu 5: Tờ khai đã khai bổ sung danh sách Cont mà thực hiện sửa trong thông quan dẫn đến phát sinh đuôi tờ khai khác [đuôi 1, 2, ..9] thì xử lý như thế nào?
Trả lời: DN sẽ phải thực hiện lại nghiệp vụ khai báo bổ sung danh sách Cont [vì danh sách Cont này là khai theo Số TK, hệ thống TNTT không tự động chuyển sang được].

Câu 6: Tờ khai TN-TX khai bổ sung danh sách Cont như thế nào? Hiện nay DN được dùng danh sách Cont của TK Tạm nhập cho TK Tái xuất khi làm thủ tục xuất khẩu.
Trả lời: Mỗi tờ khai sẽ khai bổ sung danh sách Cont riêng [vì danh sách Cont này là khai theo Số TK].

Câu 7: Trường hợp hàng chung Cont [nhiều tờ khai đóng hàng chung 1 Cont] thì khai báo danh sách Cont như thế nào?
Trả lời: Mỗi tờ khai sẽ khai bổ sung danh sách Cont riêng [vì danh sách Cont này là khai theo Số TK]. Khi HQ xác nhận hàng đã qua KV giám sát có nghĩa là tất cả các Tờ khai này đều đã phải hoàn thành thủ tục và được Chấp nhận thông quan.

Câu 8: Đối với tờ khai Luồng Xanh hoặc tờ khai đã được Chấp nhận thông quan, khi đó thực hiện khai bổ sung danh sách Cont thì khi nào có thể Lấy danh sách Cont mã vạch? Cán bộ HQ có phải xử lý gì hay không?
Trả lời: Trường hợp này, sau khi khai bổ sung danh sách Cont xong sẽ lấy được danh sách Cont mã vạch ngay [tự động] mà cán bộ HQ không phải xử lý gì cả.

Câu 9: Đối với những tờ khai Luồng Vàng và luồng Đỏ, sau khi khai báo tờ khai và khai bổ sung danh sách Cont xong thì DN phải mang HS ra HQ để được thông quan tờ khai. Vậy sau khi tờ khai được thông quan mà DN lại phải về máy tính để Lấy danh sách Container mã vạch để In thì rất mất thời gian và công sức?
Trả lời: Ngoài cách thức In danh sách Cont có mã vạch từ phần mềm ECUS5, DN có thể in từ website của TCHQ tại địa chỉ dưới đây. [//www.customs.gov.vn/sitepages/containerbarcodereceiver.aspx]


Ngoài ra có thể in trực tiếp trên phần mềm quản lý của cán bộ HQ.

Câu 10: Với tờ khai xuất, tại thời điểm khai bổ sung danh sách Cont mà chưa có Số vận đơn thì khai báo như thế nào? Để trống có được không?
Trả lời: Theo thiết kế của hệ thống, tiêu chí này là tiêu chí bắt buộc phải khai báo. Trường hợp chưa có DN nhập vào là: N/A [tức là chưa xác định] theo hướng dẫn từ TCHQ hoặc theo hướng dẫn riêng của HQ địa phương.

Câu 11: Với tờ khai xuất, tại thời điểm khai bổ sung danh sách Container mà chưa có số Chì [Seal] thì khai báo như thế nào? Để trống có được không?
Trả lời: Theo thiết kế của hệ thống, tiêu chí này là tiêu chí bắt buộc phải khai báo. Trường hợp chưa có DN nhập vào là: FRC [tức là chưa xác định] theo hướng dẫn từ TCHQ hoặc theo hướng dẫn riêng của HQ địa phương.

QUY TRÌNH ÁP DỤNG MÃ VẠCH DANH SÁCH CONTAINER.

Hiện nay đã áp dụng hình thức in mã vạch danh sách container hàng hóa để xác nhận qua khu vực giám sát tại Hải quan cảng cửa khẩu, thay vì cán bộ Giám sát nhập thủ công thông tin danh sách container vào hệ thống thì doanh nghiệp sẽ khai báo danh sách container này lên bằng chức năng khai bổ sung, lấy danh sách container đã khai bổ sung để in ra dưới dạng mã vạch rồi đem ra Hải quan giám sát Cảng cửa khẩu.

Quy trình này sẽ giúp cho việc thực hiện xác nhận qua khu vực giám sát được nhanh hơn, thuận tiện hơn cho cả doanh nghiệp và chi cục Hải quan.

Để thực hiện phía doanh nghiệp làm theo quy trình các bước sau đây:
1. Khai báo bổ sung danh sách container cho tờ khai.
2. Lấy danh sách container qua khu vực giám sát sau khi tờ khai đã chấp nhận thông quan.
3. In danh sách container dưới dạng mã vạch sau đó đem ra Hải quan giám sát để lấy hàng.

Bước 1 : Khai báo bổ sung danh sách container cho tờ khai.
Sau khi tờ khai đã được khai báo, nếu có danh sách container kèm theo doanh nghiệp cần tiến hành khai báo bổ sung bằng cách vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu / Khai báo bổ sung” chọn mục “Khai báo danh sách container cho tờ khai”:

Hoặc trên tờ khai đang cần khai bổ sung danh sách container, bạn vào tab “Kết quả xử lý tờ khai” và chọn mục “Khai báo danh sách container cho tờ khai”:

Tại màn hình nhập liệu bạn nhập vào danh sách container cho tờ khai :

Cuối cùng nhấn vào “Khai báo” để gửi danh sách container bổ sung này lên hệ thống, khi có số tiếp nhận là việc khai bổ sung hoàn tất.

Trường hợp bản khai danh sách container trước đó có thiếu, sai về dữ liệu thì doanh nghiệp cần phải gửi lại bản danh sách chính xác hệ thống sẽ cập nhật lại [Nếu danh sách danh sách trước đó khai báo 10 container nhưng thấy sai xót 1 container thì doanh nghiệp cũng phải gửi lại toàn bộ 10 container chứ không phải chỉ sửa 1 container sai].

Bước 2 : Lấy danh sách container qua khu vực giám sát của tờ khai.

Khi tờ khai đã được khai báo bổ sung danh sách container ở bước trên đồng thời đã làm xong thủ tục thông quan [ đối với tờ khai luồng Vàng, Đỏ] hoặc đã được chấp nhận thông quan, doanh nghiệp tiến hành lấy danh sách container qua khu vực giám sát của tờ khai bằng cách vào menu “Tờ khai xuất nhập khẩu / Lấy thông tin tờ khai” và chọn “Lấy danh sách container qua khu vực giám sát”:

Nhấn vào nút “Chọn tờ khai” để chọn ra tờ khai cần lấy danh sách container :

Hoặc trên tờ khai cần lấy danh sách đang mở, bạn vào tab “Kết quả xử lý tờ khai” chọn mục “Lấy danh sách container của tờ khai”:

Nhấn vào “Lấy thông tin” để gửi yêu cầu lấy thông tin danh sách container lên hệ thống Hải quan:

Kiểm tra sơ bộ logic về sự tồn tại của tờ khai hệ thống sẽ trả về số tiếp nhận.

Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào nút “XNKB” để lấy thông báo chấp nhận và danh sách container qua khu vực giám sát của tờ khai do hệ thống trả về.

Đóng cửa số thông báo sẽ hiện danh sách container qua khu vực giám sát vừa trả về:

Trường hợp doanh nghiệp chưa hoặc không khai bổ sung danh sách container trước đó cho tờ khai, lúc lấy danh sách hệ thống sẽ trả về thông báo như sau:

Trường hợp doanh nghiệp có khai bổ sung danh sách container cho tờ khai nhưng tại lúc lấy danh sách tờ khai chưa được cấp phép qua Khu vực giám sát, hệ thống sẽ trả về thông báo như sau:

Bước 3 : In danh sách container dưới dạng mã vạch và đem ra hải quan giám sát để lấy hàng.

Sau khi có thông báo chấp nhận được trả về danh sách container qua khu vực giám sát của tờ khai, doanh nghiệp tiến hành nhấn vào “In TK” để được danh sách container có mã vạch:

Doanh nghiệp đem bản in này kèm hồ sơ tờ khai ra Hải quan khu vực giám sát hàng hóa, cán bộ Giám sát tiến hành đọc mã vạch từng container và xác nhận qua khu vực giám sát cho doanh nghiệp.

Lưu ý :

- Để áp dụng cách thức đọc danh sách container mã vạch doanh nghiệp bắt buộc phải khai báo bổ sung danh sách container cho tờ khai, áp dụng cả đối với tờ khai nhập và tờ khai xuất. Các hình thức khai đính kèm HYS hoặc khai e-manifest, khai kèm tờ khai đều chưa có hiệu lực.
- Danh sách container chỉ được trả về sau khi tờ khai đã hoàn thành thủ tục, chấp nhận thông quan.
- Khi danh sách container đã được xử lý qua khu vực giám sát [đã được cán bộ giám sát tiến hành xác nhận qua khu vực giám sát] thì phía doanh nghiệp không thể lấy thông tin danh sách này nữa.
- Trường hợp doanh nghiệp không ngồi trực tiếp tại máy tình để in ra từ phần mềm hoặc vì một số lý do nào đó thì có thể in danh sách container thông qua trang web của Tổng cục Hải quan tại địa chỉ sau : //www.customs.gov.vn/sitepages/containerbarcodereceiver.aspx

THÔNG TIN HỖ TRỢ KHAI HẢI QUAN VNACCS - 02CI – Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn KV I - Cát lái.

Một số lưu ý chung:

1. Sử dụng mã 02CIOZZ khi hàng lưu tại kho DN mà chưa có mã kho [hàng hóa chưa đưa vào kho bãi tại cảng cát lái]. Đồng thời ghi cụ thể địa điểm tập kết hàng, thời gian dự kiến đóng cont, xếp hàng lên phương tiện vận tải vào ô ghi chú.

2. Các tờ khai đã khai trên V4: DN vẫn có thể khai sửa,  khai hủy trên hệ thống EcusK4.

3. Tờ khai quá cảnh: DN khai báo theo hình thức Từ Xa [K2 hoac KD].

4. Mã bộ phận xữ lý TK: DN khai nhập dùng mã 01 - Đội nhập,  TK xuất mã 02 - Xuất. DN ko sử dụng mã 03 - Đội giám sát.

5. Hàng xuất: Hàng xá, hàng lẻ PTVC = 2, DN không được khai thông tin trong tab “Thông tin container”, Không phải khai đính kèm HYS list cont, ghi vào ghi chú “Hàng lẻ”

6. Hàng chung cont: Xuất hay nhập đều phải có thông tin container.

7. Hàng rời đưa vào CFS để đóng cont trước khi xếp lên tàu thì cũng chọn Mã PTVC là 2, và Mã lưu kho chờ thông quan dự kiến là: Mã kho CFS, Số lượng Cont: 1, Ghi rõ số kiện.

8. Đối với TK luồng xanh: Trường hợp DN đã nộp thuế nhưng chưa nhận được quyết định thông quan cho TK đề nghị liên hệ công chức đăng ký đội thủ tục thực hiện kiểm tra theo quy định

I. Hướng dẫn khai báo hải quan VNACCS cho Tờ khai NHẬP khẩu tại

Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn KV I - Cát lái, mã 02CI:
 
Loại hình: A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng, G11: Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Khai Mã hiệu PTVC:
- Tất cả hàng Cont, chung Cont hay hàng lẻ [được đóng cont xếp lên tàu] đều chọn PTVC là 2 [đường biển có container].
- Trừ hàng xá và một số loại hàng rời có tính đặc biệt không thể đóng container được thì mới chọn Mã PTVC: 3 [đưởng biển không container].

Khai Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến:
- Hàng Container [Hàng chung container]: 02CIS01
- Hàng xá hoặc hàng của DN lưu tại kho I, II, III: 02CIRCI
- Hàng xá lưu tại kho CFS – KNQ đông tây: 02CIW01

Lưu ý: Hàng DN là hàng chung cont: khi về tại Cát Lái hàng được lưu tại kho I, II, III thì mã địa điểm lưu kho chờ thông quan điền là: 02CIRICI [Mã hiệu PTVC chọn là 2 [Đường biển có cont], Số lượng cont điền là 1.

Khai Cảng địa điểm xếp hàng/dỡ hàng:
- VNCLI - Cảng cát lái [HCM].

  Khai Thông tin Container:
- Hàng cont thì phải khai báo HYS đính kèm DS Cont.
- Hàng kho, hàng lẻ thì khai PTVC = 2, Số lượng cont = 1, không phải khai đính kèm HYS list cont.

II. Hướng dẫn khai báo hải quan VNACCS cho Tờ khai XUẤT khẩu tại Chi cục HQ CK Cảng Sài Gòn KV I - Cát lái, mã 02CI:

Loại hình: B11: Xuất kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp đầu tư. G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Khai Mã hiệu PTVC:
- Tất cả hàng Cont, chung Cont hay hàng lẻ [được ghép cont xếp lên tàu] đều chọn PTVC là 2 [đường biển có cont].
- Trừ hàng xá và một số loại hàng rời có tình đặc biệt không thể đóng cont được thì mới chọn Mã PTVC: 3 [đưởng biển không cont].

Khai Mã địa điểm lưu kho chờ thông quan dự kiến:
- Hàng đóng cont và hàng rời tại kho công ty doanh nghiệp: 02CIOZZ [hoặc Mã kho của DN].
- Hàng đưa tới cảng đóng cont: 02CIS01.
- Hàng đưa tới cảng rồi đưa vào kho 1, 2, 3 rồi đóng cont : 02CIRCI.
- Hàng đóng tại kho CFS đông tây: 02CIW01

Khai Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế: [Nếu có]
- 02CIS01 - TONG CTY TAN CANG SG Hàng cont, chung cont.
- 02CIRCI - CHI CUC HQ CAT LAI è Hàng lẻ.

Lưu ý: Chỉ khai khi hàng có chuyển cửa khẩu, không thì để trống không được điền gì vào.

Khai Cảng địa điểm xếp hàng/dỡ hàng:
- VNCLI - Cảng cát lái [HCM]

  Khai Thông tin Container:
- Hàng cont và chung cont: DN khai thông tin vào tab “Thông tin container”.
- Đối với doanh nghiệp đã có list cont: Đánh số cont trong phần thông tin container, không cần phải đính kèm nghiệp vụ HYS. [ Số seal doanh nghiệp sẽ ghi tay khi thanh lý tờ khai ].
- Đối với doanh nghiệp chưa có list cont: Có thể làm công văn xin bổ sung số cont sau, lúc đi làm thủ tục HQ thì mang theo list cont có đóng dấu kèm theo. Hoặc làm theo hướng dẫn trong công văn 8155 [ngày 30/6/2014 của tổng cục HQ hướng dẫn].

  Khai Địa điểm xếp hàng lên xe chở hàng:
- Đối với hàng cont, chung cont: 02CIS01 – TONG CONG TY TAN CANG SAI GON.

CCHQ CK CSG KV 1 [Hải quan Cát lái] quản lý:

- Cảng cát lái: 02CIS01

- Cảng Sp-Itc: 02CIS02

- Cảng Tân cảng Hiệp lực: 02CIS03

- Kho CFS Tân cảng Phú hữu: 02CIS04

- CFS container lạnh cát lái: 02CIS05

- Kho CFS SP-ITC: 02CIS06

- Kho CFS Ngọc khanh: 02CIS07

- Kho CFS 1, 2, 3, 5 Cát lái: 02CIRCI

- Kho CFS / KNQ Đông tây: 02CIW01

- Kho ngoại quan cát lái: 02CIW02

- Kho ngoại quan TPP: 02CIW0

Công văn 877/GSQL-GQ1 ngày 27/6/2022 V/v hướng dẫn thủ tục hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu.

Trả lời công văn số 1434/TCg-SNPL ngày 20/4/2022 của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và công văn số 80/CV-GNL ngày 07/6/2022 của Công ty cổ phần Giang Nam Logistics phản ảnh vướng mắc và đề nghị hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu do hãng tàu nhận hàng từ chủ hàng hạ tại cảng Cát Lái [TP. Hồ Chí Minh] sau đó vận chuyển đến cảng khác để xếp lên tàu mẹ đi tới các điểm đích ở nước ngoài, Cục Giám sát quản lý về Hải quan hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Căn cứ thông tin hợp đồng mua bán hàng hoá, các chứng từ liên quan đến vận chuyển quốc tế [VD: booking...], chủ hàng khai tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu theo hướng dẫn tại Mẫu số 02 Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT BTC, trong đó lưu ý những chi tiêu thông tin sau:

- Tiêu chí "Địa điểm xếp hàng": là cảng thực tế nơi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận chuyển quốc tế sẽ chở hàng hoá rời khỏi lãnh thổ Việt Nam [cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất];

- Tiêu chí " Phương tiện vận chuyển dự kiến": tên phương tiện vận chuyển quốc tế sẽ chở hàng hoá rời khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Tiêu chí "Địa điểm đích cho vận chuyển bảo thuế": là địa điểm mà hãng tàu chỉ định chủ hàng giao hàng [địa điểm hạ bãi] để hãng tàu nhận chuyên chở đến cảng đích nước ngoài. Trong trường hợp này là cảng Cát Lái [TP. Hồ Chí Minh].

Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, nếu các thông tin nêu trên không thay đổi, chủ hàng không phải thực hiện khai bổ sung.

Trường hợp chủ hàng nhận được thông tin thay đổi các tiêu chí nêu trên do hãng tàu thông báo trước khi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh thì thực hiện như sau:

- Trường hợp hãng tàu thay đổi tên phương tiện vận chuyển nhưng không thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất: chủ hàng KHÔNG phải thực hiện khai bố sung, hãng tàu có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan theo hướng dẫn tại điểm a 3 khoản 2 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;

- Trường hợp hãng tàu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất: chủ hàng thực hiện khai bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 52b Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC [theo quy định tại điểm a3 khoản 2 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC];

- Các trường hợp thay đổi thông tin khác: chủ hàng thực hiện việc khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

2. Sau khi nhận hàng hoá do chủ hàng chuyển đến tại địa điểm được chi định, hãng tàu hoặc người được hãng tàu uỷ quyền vận chuyển hàng hoá xuất khẩu từ địa điểm hạ bãi đến cửa khẩu xuất thực hiện thủ tục đối với hàng hoá vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo hình thức vận chuyển độc lập quy định tại Điều 51b Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Chi tiết hướng dẫn xem tại:
//damvietxnk.weebly.com/blog/huong-dan-khai-hai-quan-hang-xuat-khau-chuyen-cua-khau-bang-sa-lan-ra-cang-cai-mep


Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực hiện các Hiệp định thương mại tự do FTA áp dụng từ năm 2015 đến 2018.

Thông tư số 165/2014/TT-BTC  - [ATIGA] - Thuế NK ưu đãi ATIGA - C/O Form D. Biểu thuế Nhập Khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN giai đoạn 2015-2018.

- Từ hôm nay 01/01/2015 thì có thêm 1.715 dòng thuế giảm về 0% [trước đó là 5%]. Các nhóm hàng cắt giảm thuế thuộc các ngành nông nghiệp, nông sản [thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm], nhiên liệu [xăng dầu, than]…
- Như vậy, cùng với 6.859 dòng thuế [chiếm 72% trong tổng biểu thuế nhập khẩu theo ATIGA] đã được cắt giảm về 0% từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014 thì tính đến thời điểm này, 90% các dòng thuế trong biểu ATIGA đã có thuế suất bằng 0.

* Link tải về Biểu thuế NK ATIGA 2015-2018 - [xuất trình C/O mẫu D để được hưởng ưu đãi].

Thông tư số 166/2014/TT-BTC - [FTA ASEAN - trung quốc] - Thuế nhập khẩu ưu đãi ACFTA - C/O Form E. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – trung quốc giai đoạn 2015-2018.

- Trong đó, Việt Nam cam kết cắt giảm 9.491 dòng thuế. Thuế suất trung bình giai đoạn 2015-2017 là 2,26%/năm và năm 2018 là 1,67%/năm. Trong đó các mặt hàng theo danh mục thông thường cắt giảm thuế về 0%, các nhóm hàng nhạy cảm về mức 20% vào năm 2015. Và đến năm 2018, các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm cao về 50%.
- Cụ thể, từ 01/01/2015, có 3.691 dòng thuế giảm thuế suất xuống 0% so với năm 2014, nâng số dòng thuế bằng 0 lên mức 84,11% trong tổng biểu thuế, tập trung vào các nhóm mặt hàng: dầu mỡ động thực vật, chất dẻo, chất dẻo nguyên liệu, đồ nội thất, các sản phẩm từ gỗ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng, máy vi tính và các sản phẩm linh kiện điện tử, vải may mặc, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm dệt may và 1 số sản phẩm sắt thép.

* Link tải về Biểu thuế NK ACFTA 2015-2018 - [xuất trình C/O mẫu E để được hưởng ưu đãi].

Thông tư số 167/2014/TT-BTC - [FTA ASEAN - Hàn Quốc] - Thuế nhập khẩu ưu đãi AKFTA - C/O form AK. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.

- Từ đầu năm 2015, Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất của nhiều mặt hàng và đến năm 2018 sẽ về 0%. Trước mắt, từ đầu năm 2015, các mặt hàng thuộc nhóm thông thường sẽ được xóa bỏ thuế quan. Sang năm 2016 sẽ có thêm 340 dòng thuế thuộc nhóm linh hoạt giảm thuế về 0% và đến năm 2018 có thêm 478 dòng thuế.
- Nhóm mặt hàng linh hoạt này gồm: nhóm nông nghiệp [thủy sản, thịt gà, bánh kẹo, sữa và chế phẩm sữa, dầu mỡ động thực vật, rau quả...], nhóm công nghiệp [dệt may, hóa chất, máy móc thiết bị, nhựa, giấy, sản phẩm kim loại cơ bản, vật liệu xây dựng...].

* Link tải về Biểu thuế NK AKFTA 2015-2018 - [xuất trình C/O mẫu AK để được hưởng ưu đãi].

Thông tư số 168/2014/TT-BTC - [FTA ASEAN - Australia - New zealand] - Thuế nhập khẩu ưu đãi AANZFTA - C/O form AANZ. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu Di-lân giai đoạn 2015 - 2018.

- Thực hiện FTA ASEAN –Úc - New Zealand, từ năm 2015, nhiều mặt hàng như nhóm mặt hàng thịt trâu bò tươi hoặc ướp lạnh, một số loại cá, rau quả, chè, mỡ, kem, vecni, sợi, ống dẫn sẽ giảm thuế, trong đó có các loại như cá ngừ vây xanh, cá nước ngọt khác, một số rễ cây, a xít, một số loại thuốc, máy sản xuất bia, thuốc chống nảy mầm... không phải chịu thuế.
- Trong những năm tiếp theo, các mặt hàng gia súc như cừu lợn [nguyên con]; gà, vịt, ngỗng, thỏ, đà điểu, ngỗng, gà tây khác; thịt bò, cừu, dê [tươi và đông lạnh]; một số thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ; một số loại cá [như cá chình, cá bơn, cá trích...]; sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác; sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác [dạng bột]; sữa chua, bơ, pho mát đã xát nhỏ, trứng, các loại hoa, quả, rau củ, dầu từ các hạt, margarin, một số sản phẩm xây dựng, hoá chất, polyme, đồ gốm sứ gia dụng, cao su và sản phẩm từ cao su, hàng may mặc... sẽ tiếp tục được cắt giảm để đến năm 2018 sẽ xóa bỏ thuế quan.

* Link tải về Biểu thuế NK AANZFTA 2015-2018 - [xuất trình C/O mẫu AANZ để được hưởng ưu đãi].

Thông tư số 169/2014/TT-BTC - [FTA ASEAN - Ấn Độ] - Thuế nhập khẩu ưu đãi AIFTA - C/O form AI. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2015 - 2018.

- Theo Hiệp định FTA ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam phải cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với 6.772 dòng trên tổng số 9.558 dòng của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Trong đó, thuế suất trung bình giai đoạn 2015-2018 là 7,38%/năm, giảm 2,15% so với năm 2014.
- Các mặt hàng giảm thuế chủ yếu nằm ở các nhóm: bánh kẹo, bông, chè, cà phê, cao su, phân bón, thủy sản, thức ăn gia súc, hàng rau quả, giấy, gỗ, linh kiện phụ tùng, phương tiện vận tải, chất dẻo, hóa chất, dầu mỏ, sắt thép, máy móc thiết bị…

* Link tải về Biểu thuế NK AIFTA 2015-2018 - [xuất trình C/O mẫu AI để được hưởng ưu đãi].

    ABOUT the Author


    Nếu bạn yêu thích và đam mê công việc trong lĩnh vực giao nhận Xuất nhập khẩu - Thủ tục Hải quan hay Logistics.

    Hãy đi cùng Blog Vietxnk - Nơi chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm về Nghiệp vụ XNK - HQ, Logistics. Các văn bản pháp luật về XNK mới nhất.

    Bản quyền bài viết thuộc về Blogger Vietxnk.

    Mọi bài đăng lại, trích dẫn... NÊN ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên //vietxnk.com/ .

    Mọi góp ý, liên hệ xin gửi

    viề vietxnk@vietxnk​.com

    September 2022
    August 2022
    July 2022
    June 2022
    May 2022
    April 2022
    March 2022
    February 2022
    January 2022
    December 2021
    November 2021
    October 2021
    September 2021
    August 2021
    July 2021
    June 2021
    May 2021
    April 2021
    March 2021
    February 2021
    January 2021
    December 2020
    November 2020
    October 2020
    September 2020
    August 2020
    July 2020
    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018
    September 2018
    August 2018
    July 2018
    June 2018
    May 2018
    April 2018
    March 2018
    February 2018
    January 2018
    December 2017
    November 2017
    October 2017
    September 2017
    August 2017
    June 2017
    May 2017
    April 2017
    March 2017
    February 2017
    January 2017
    December 2016
    September 2016
    August 2016
    July 2016
    June 2016
    May 2016
    April 2016
    March 2016
    December 2015
    November 2015
    October 2015
    September 2015
    August 2015
    July 2015
    June 2015
    May 2015
    April 2015
    March 2015
    February 2015
    January 2015
    December 2014
    November 2014
    October 2014
    September 2014
    August 2014
    July 2014
    June 2014
    May 2014
    April 2014
    March 2014
    February 2014

    Categories

    All
    DV Hải Quan Xuất Nhập Khẩu
    VNACCS - VCIS - NSW
    VNACCS VCIS NSW

    RSS Feed

Chủ Đề