Khám dạ dày như thế nào

Cần chuẩn bị gì khi đi khám vấn đề về dạ dày?

Nếu bạn nghi ngờ mình có bệnh lý viêm, loét dạ dày, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Vậy, trước khi đi khám cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn cómột buổi khám bệnh hiệu quả.

Viêm dạ dày là bệnh lý thường gặp, đặc biệt khi Việt Nam chúng ta nằm trong vùng dịch tễ có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori cao, chủng vi khuẩn được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày.

Bên cạnh đó, lối sống hiện đại với nhiều áp lực, căng thẳng cũng có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu bạn nghi ngờ mình có bệnh lý viêm, loét dạ dày, bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Vậy, trước khi đi khám cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn cómột buổi khám bệnh hiệu quả.

Chế độ ăn uống trước buổi khám dạ dày

Khi bạn đến buổi khám, hãy hỏi xem bạn có cần làm gì trước không, chẳng hạn như có cần nhịn ăn, ăn kiêng gì trước khi khám không?.

Thông thường, bạn cần nhịn ăn ít nhất 6h trước khi nội soi dạ dày. Một số bệnh nhân cần nội soi đại tràng cần uống thuốc tẩy đại tràng [thuốc có tác dụng tống phân ra khỏi lòng ruột] giúp bác sĩ quan sát tốt hơn trong quá trình nội soi.

Trước cuộc hẹn, hãy tránh uống rượu và ăn thức ăn có vẻ gây kích ứng dạ dày của bạn, chẳng hạn như đồ cay, chua, chiên hoặc béo.

Viết ra các bệnh lý, thói quen sinh hoạt của bạn

Bên cạnh thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề liên quan để có căn cứ chẩn đoán chính xác nhất. Vì vậy, bạn cần:

- Viết ra các triệu chứng bạn đang gặp phải, bao gồm bất kỳ triệu chứng nào có vẻ không liên quan đến lý do bạn đã lên lịch hẹn.

- Viết ra thông tin cá nhân chính, bao gồm những căng thẳng lớn hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây.

- Lập danh sách tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung bạn đang dùng.

- Cân nhắc đưa ai đó đi cùng. Người thân đi cùng bạn có thể nhớ điều gì đó mà bạn đã bỏ lỡ hoặc quên. Bên cạnh đó, khi nội soi hay làm các thủ thuật can thiệp bác sĩ sẽ cần chữ ký cam kết của người thân.

- Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

- Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian của mình với bác sĩ. Đối với bệnh viêm dạ dày, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:

  • Điều gì có thể gây ra các triệu chứng của tôi?
  • Có bất kỳ loại thuốc nào tôi đang dùng gây ra tình trạng này không?
  • Các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng của tôi là gì?
  • Tôi cần kiểm tra những gì, làm những xét nghiệm hay thăm dò gì?
  • Tình trạng của tôi có thể là tạm thời hay mãn tính?
  • Cách xử trí tốt nhất là gì?
  • Các lựa chọn thay thế cho cách tiếp cận chính mà bác sĩ đang đề xuất là gì?

- Những câu hỏi giúp bạn quản lý tốt các bệnh đồng mắc và tuân thủ điều trị bệnh:

  • Tôi có các tình trạng sức khỏe khác, ví dụ: rối loạn nhịp tim cần dùng thuốc chống đông, bệnh lý cơ xương khớp cần dùng thuốc giảm đau chống viêm loại không steroid... Làm cách nào để có thể quản lý chúng cùng nhau một cách tốt nhất?
  • Có những hạn chế nào trong chế độ ăn uống, luyện tập tôi cần tuân theo không?
  • Có thuốc nào thay thế cho loại thuốc bác sĩ đang kê đơn không?
  • Có tài liệu phát tay, tài liệu in [tờ rơi, leaflet] về bệnh lý này mà tôi có thể lấy tham khảo không? Bác sĩ có thể giới thiệu trang web nào hữu ích giúp tôi hiểu và quản lý bệnh tình của mình không?
  • Điều gì sẽ quyết định xem tôi có nên lên lịch tái khám hay không?

Những thông tin bác sĩ có thể sẽ hỏi

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, bao gồm:

- Bạn đã bao giờ bị bệnh lý về dạ dày viêm, loét, trào ngược dạ dày - thực quản...?

- Các triệu chứng của bạn là gì?

- Mức độ các triệu chứng của bạn như thế nào? Bạn có thể mô tả cơn đau dạ dày của mình là hơi khó chịu, đau hay nóng rát vùng thượng vị?

- Các triệu chứng của bạn có liên tục hay từng lúc?

- Có bất cứ điều gì, chẳng hạn như ăn một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn, đau tăng lên trước hay sau bữa ăn?

- Có bất cứ điều gì, chẳng hạn như ăn một số loại thực phẩm hoặc uống thuốc kháng axit cải thiện các triệu chứng của bạn?

- Bạn có cảm thấy buồn nôn hoặc nôn không?

- Gần đây bạn có bị giảm cân không?

- Bạn có thường xuyên dùng thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen ...?

- Bạn có thường xuyên uống rượu không, và uống bao nhiêu?

- Bạn đánh giá mức độ căng thẳng của mình như thế nào [công việc, gia đình]?

- Bạn có nhận thấy phân đen hoặc có máu trong phân của mình không?

Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi khám bệnh của mình, các bạn hãy cố gắng ghi nhớ những thông tin hữu ích theo gợi ý ở trên để cung cấp cho bác sĩ. Một người bệnh thông thái cũng giống như người tiêu dùng thông minh, biết cách sử dụng những dịch vụ của mình tốt nhất.

Gọi hotline1900638367 hoặcTải ứng dụng iSofHcaređể đặt khám ưu tiên, nhanh chóng, giảm thời gian chờ đợi tại các Bệnh viện tuyến trung ương và các phòng khám hàng đầu tại Hà Nội.

Chuyên mục:
Đau dạ dày
ISOFHCARE | Ngày đăng 27/02/2021 - Cập nhật 25/03/2021

Video liên quan

Chủ Đề