Khi tới ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm có kỳ hạn, khách hàng không tới lãnh tiền thì ngân hàng sẽ?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư nhàn rỗi và an tâm nhất. Do vậy, muốn cho nhu cầu gửi tiết kiệm của mình có hiệu quả hơn, bạn nên xác định mục đích của mình thật kỹ.

Đáo hạn tiết kiệm là nhu cầu cần được giải quyết giữa người gửi tiết kiệm và ngân hàng khi hết thời hạn làm thủ tục bằng văn bản cần phải hoàn trả cả gốc và lãi của ngân hàng cho người gửi tiết kiệm.

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng.

Có một số ngân hàng lại sử dụng thuật ngữ đáo nợ ngân hàng để thay thế. Các chuyên gia nhận định rằng, hành động đáo hạn ngân hàng thực chất là hành vi xấu. Qua hành vi này, những nợ xấu [chưa có khả năng chi trả khi hết hạn vay mượn] được che dấu, từ đó gây ảnh hưởng đến kinh tế

Ví dụ như bạn mở tài khoản tiết kiệm vào ngày 01/01 kỳ hạn 6 tháng thì ngày 01/07 là ngày sổ tiết kiệm của bạn đáo hạn và thời gian đáo hạn là 180 ngày.

Những điều cần biết về gửi tiết kiệm đáo hạn ngân hàng. Ảnh minh họa

Thế nào là gửi tiết kiệm đáo hạn?

Bạn có tiền, bạn chưa có nhu cầu sử dụng số tiền mình dành dụm được vào một công việc nào đó. Bạn muốn mang số tiền mà bạn dành dụm được để đi gửi ngân hàng với mục đích tạo vốn sinh lời. Bởi vì, hầu hết các ngân hàng đều có các chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm với với một mức lãi suất cố định, bạn sẽ có nguồn tiền ổn định và có thời hạn gửi rõ ràng.

Thế nhưng, trong quá trình gửi tiết kiệm, hết kỳ hạn mà bạn vẫn chưa đến ngân hàng rút lại tiền thì ngân hàng sẽ tự động đáo hạn quay vòng số tiền gửi tiết kiệm của bạn trong thời gian kế tiếp. Mặc dù vậy, bạn vẫn phải làm các thủ tục bằng văn bản chọn thời gian gửi nhất định.

Một thời gian sau, khi đến thời điểm đáo hạn [hết thời gian gửi theo nhu cầu] thì bạn sẽ được nhận lại cả vốn lẫn lời từ ngân hàng. Và thời gian ngân hàng trả lại số tiền tiết kiệm cũng như tiền lời cho bạn khi hết thời hạn gửi thì được gọi là gửi tiết kiệm đáo hạn.

Ví dụ: Bạn đang có số tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng là 100 triệu VND với kỳ hạn gửi tiết kiệm là 1 năm cùng lãi suất tiết kiệm là 7%/ năm. Số tiền này sau lãi suất hết hạn 1 năm của bạn sẽ lên 7 triệu VND.

Thế nhưng, sau 1 năm nếu bạn không đến ngân hàng tất toán lại, thì ngân hàng sẽ mặc định số tiền lãi gốc là 107 triệu. Sau đó ngân hàng sẽ gửi động quay vòng số tiền gửi tiết kiệm cho bạn.

Nhưng, nếu lúc này lãi suất kỳ hạn năm vào thời điểm tái tục là 6%/ năm thì tài khoản tiết kiệm mới này của bạn sẽ được ngân hàng áp dụng là 6% như quy định. Và khi đó, sau 2 năm tất toán đáo hạn thì số tiền lãi của bạn sẽ lên tới là: 107 x 6% = 6.42 triệu VND.

Lúc này, tiền gốc và lãi thực lĩnh trong 2 năm của bạn sẽ là: 113.42 triệu VND.

Điều cần biết khi đến kỳ đáo hạn là gì?

Khi không thể trả vốn đúng hạn, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ giải chấp. Đây là quá trình ngân hàng định giá tài sản thế chấp và thanh lý tài sản theo thời hạn. Thông thường nếu để xảy ra tình trạng giải chấp, khoản nợ sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng tới uy tín về năng lực của người vay vốn.

Như đã đề cập ở trên, khi tới thời gian đáo hạn ngân hàng nhiều người đã lựa chọn cách đảo nợ. Về bản chất, đây là hành động chuyển từ khoản nợ này sang khoản nợ khác. Tuy nhiên đảo nợ không nằm trong danh mục cho phép của ngân hàng nhà nước.

Trong thời điểm đáo hạn ngân hàng, rất nhiều người đã tìm tới các tổ chức tín dụng đen để vay nóng. Tất nhiên mức lãi suất là không hề thấp. Và hậu quả là, bạn sẽ phải gồng mình lên để chi trả mức lãi suất cao ngất ngưởng.

Thông thường các ngân hàng sẽ có hình thức vay đáo hạn 1 năm/lần. Căn cứ vào chính kết quả kinh doanh hoặc tình hình thu nhập của người vay mà ngân hàng sẽ quyết định cho vay tiếp hay không. Do đó, đến thời điểm đáo hạn bạn cần phải trả toàn bộ tiền vay cùng tiền lãi trong năm.

Những lưu ý khi gửi tiết kiệm đáo hạn

Thời gian gửi tiết kiệm đáo hạn thường là vào ngày cuối cùng của tài khoản tiết kiệm được tính kể từ ngày bắt đầu sổ được làm việc tại ngân hàng.

Ví dụ; khi bạn gửi tiết kiệm vào ngày 01/01/2019 với kỳ hạn là 06 tháng thì ngày 01/07/2019 sẽ là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của bạn. Nếu ngày đáo hạn vào ngày nghỉ lễ thì bạn có thể đến ngân hàng vào ngày hôm sau, nhưng số tiền tiết kiệm của bạn cũng chỉ được tính là bắt đầu ngày mở tài khoản và ngày kết thúc tương tự như ví dụ trên. Nếu bạn vẫn có nhu cầu gửi tiết kiệm tiếp thì nên làm lại thủ tục gửi tiết kiệm lại từ đầu với cuốn sổ mới sẽ thuận tiện cho bạn hơn khi tất toán về sau.

Nếu chưa cần thiết về tài chính thì mình có thể nên gửi tiết kiệm lâu dài khoảng 1 năm [tương ứng 12 tháng] thì sẽ mức lãi suất cao hơn. Còn nếu không bạn có thể gửi với thời gian 03 - 06 tháng với mức lãi suất sẽ thấp hơn một chút nhưng sẽ giúp bạn có sự chủ động hơn trong việc tất toán khi đáo hạn.

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng để cho bạn lựa chọn để gửi tiết kiệm. Vì vậy, hãy là khách hàng thông minh nhất, lựa chọn cho mình địa chỉ gửi tiết kiệm an toàn với thủ tục nhanh gọn nhất như để tiện lợi cho kỳ đáo hạn về sau.

Bảo quản sổ tiết kiệm thật tốt, vì đây là những giấy tờ tùy thân có thể chứng minh cho số tiền bạn gửi tiết kiệm. Nếu giả sử sổ bị mất, nên thông báo ngay cho ngân hàng trong vòng 24h bằng điện thoại và đến ngân hàng ngay trực tiếp vào ngày hôm sau, nếu không người xấu nhặt được và giả mạo chữ ký để rút tiền thì bạn sẽ là người chịu thiệt thòi đấy.

Sổ tiết kiệm đến hạn với những thông tin cần thiết cho khách hàng. Bạn sẽ biết cách tính thời gian sổ tiết kiệm đến hạn, cách rút tiền trước thời gian đáo hạn. Cũng như hiểu hơn cách thức ngân hàng xử lý trong trường hợp sổ tiết kiệm đến hạn mà mình không rút tiền. Cùng tìm hiểu ngay những thắc mắc thường gặp ngay dưới đây.

Phương thức gửi tiết kiệm ngân hàng ngày một trở nên phổ biến hơn bởi những ưu điểm về sự an toàn và mức lãi suất hấp dẫn. Khi sổ tiết kiệm đến hạn, bạn có thể rút vốn và hưởng lãi suất theo hợp đồng đã quy định.

Vậy cách tính thời gian đến hạn sổ tiết kiệm như thế nào và nếu đến hạn không rút thì ngân hàng sẽ xử lý như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều khách hàng về việc sổ tiết kiệm đến hạn.

Cách tính thời gian sổ tiết kiệm đến hạn như thế nào?

Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm ngày đáo hạn là gì?

Ngày đáo hạn là ngày cuối cùng của hợp đồng có hiệu lực. Đến ngày đó chủ sở hữu hợp đồng có nghĩa vụ phải thanh toán hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc trả nợ hoặc có thể tái ký hợp đồng mới.

Thời gian sổ tiết kiệm đến hạn hay còn gọi là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. Đây là ngày ngân hàng sẽ hoàn trả toàn bộ cả vốn lẫn lời theo như trong hợp gửi tiết kiệm.

Ví dụ: Bạn mở sổ tiết kiệm vào ngày 01/05 với thời hạn 6 tháng thì ngày 01/11 được gọi là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm. Kể cả bạn mở vào các ngày trong tháng thì vẫn được tính như vậy. Ví dụ mở vào ngày 15/05 với thời hạn 6 tháng thì thời gian đến hạn là 15/11.

Tuy nhiên nếu bạn gửi vào ngày cuối tháng, thì ngày sổ tiết kiệm đến hạn sẽ là ngày cuối tháng. Ví dụ như gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng vào ngày 28/2 [ngày cuối tháng 2] thì ngày đến hạn là 31/8 [ngày cuối tháng 8].

Giải đáp nhanh các thắc mắc thường gặp về sổ tiết kiệm đến hạn.

Gửi ngay thắc mắc để được giải đáp miễn phí!!

Đăng ký ngay

Thời gian sổ tiết kiệm đến hạn

Ngày đến hạn rơi vào ngày nghỉ, ngày lễ thì sao?

Trong trường hợp sổ tiết kiệm đến hạn vào các ngày nghỉ, ngày lễ như: Chủ nhật, tết, 30/4, 01/05,.. thì ngày đáo hạn sẽ tự động chuyển sang ngày làm việc kế tiếp. Lãi suất sẽ được tính theo ngày đến hạn được ghi trên sổ tiết kiệm.

Ví dụ: ngày đến hạn rơi vào ngày 30/4 là ngày lễ, thì ngày đến hạn sẽ được dời sang ngày 2/5 [vì ngày 1/5 vẫn là ngày lễ]. Tuy nhiên, mức lãi suất bạn hưởng vẫn theo như trên sổ, là đến ngày 30/4.

Có thể rút tiền trước thời gian đáo hạn không?

Câu trả lời là có. Bạn hoàn toàn có thể rút tiền cho sổ tiết kiệm trước thời gian đến hạn. Tuy nhiên, mức lãi suất bạn được hưởng khi rút trước hạn là mức lãi suất không kỳ hạn [hiện tại cao nhất là 1.5-2%/năm tùy từng ngân hàng]. Lời khuyên là chỉ khi nào bạn thực sự cần rất gấp khoản tiền thì mới rút trước hạn.

Phương thức tính lãi dựa trên số ngày thực gửi:

Tiền lãi được hưởng = Số tiền gửi * Lãi suất [%/năm]/365*số ngày thực gửi

Cảnh báo: Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn - Rủi ro khiến khách hàng choáng váng.

Rút tiền tiết kiệm sau kỳ hạn có được không?

Theo quy định ngân hàng, đối với sổ tiết kiệm đến hạn, khách hàng không đến rút thì ngân hàng sẽ tự động chuyển toàn bộ số tiền của khách [gồm cả tiền gốc lẫn tiền lãi] và chuyển sang kỳ hạn mới tương đương với kỳ hạn cũ, áp dụng mức lãi suất hiện hành của ngân hàng.

Ví dụ: Khách hàng gửi ngân hàng 100 triệu từ ngày 15/4 kỳ hạn 3 tháng với lãi suất 4,8%. Sau 3 tháng, vào ngày 15/7 khách hàng không đến ngân hàng để nhận tiền thì ngân hàng sẽ tự động chuyển tiền của khách hàng [bao gồm 100 triệu và tiền lãi] sang kỳ hạn 3 tháng tiếp theo, với lãi suất hiện hành của khách hàng là 4,9%.

Làm thế nào để rút sổ tiết kiệm?

Để rút tiền khi sổ tiết kiệm đến hạn, bạn chỉ cần mang sổ tiết kiệm và chứng minh nhân dân lên đến bất kỳ phòng giao dịch nào của ngân hàng của bạn. Bạn chỉ cần hoàn thành một số thông tin thủ tục và có thể rút tiền tiết kiệm trong vòng 15 phút.

Người gửi có thể rút tiền tiết kiệm tại chi nhánh khác được không?

Cách rút tiền khi sổ tiết kiệm đến hạn

Đối với việc gửi tiền tiết kiệm online thông qua dịch vụ internet banking thì bạn có thể lựa chọn phương thức rút tiền trên website internet banking của ngân hàng là tự động chuyển vào tài khoản hoặc tự động đáo hạn. Việc rút tiết kiệm online cũng được dễ dàng thực hiện chỉ trong vòng 5 phút, không cần phải ra ngân hàng mà chỉ cần thao tác online trên website.

Xem thêm:

Khi sổ tiết kiệm đến hạn, bạn có thể lựa chọn rút tiền ngay hoặc để ngân hàng tự động quay vòng số tiền này và bạn hoàn toàn được hưởng mức lãi suất hiện hành của ngân hàng. Một số lưu ý là nếu bạn rút trước hạn là bạn chỉ có thể được hưởng mức lãi suất gửi không kỳ hạn. Trên đây là những thắc mắc thường gặp khi sổ tiết kiệm đến hạn.

Gửi ngay thắc mắc để được giải đáp miễn phí!!

Đăng ký ngay

Video liên quan

Chủ Đề