Khi tỷ giá hối đoái tăng trưởng hợp đồng nội tệ giảm giá thị

Kết quả

Vai trò của tỷ giá hối đoái:

- Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Thông qua vai trò này, tỷ giá trở thành công cụhữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với năng suất lao động quốc tế...; trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương, hiệu quả của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, và hiệu quả của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.

- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: Thông qua tỷ giá, nhà nướctác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại quốc tế.

Khi đồng tiền nội tệ mất giá [tỷ giá tăng] thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻhơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Chẳng hạn, 1 lô hàng xuất khẩu trị giá 16.000 triệu VND. Thời điểm 1/2006 tỷ giá trên thị trường USD/VND là 16.000 thì lô hàng này được bán trên thị trường quốc tế với giá 1 triệu USD. Thời điểm 12/2006 tỷ giá USD/VND 17.000 thì lô hàng này được bán với giá 16.000/17.000= 0,941 triệu USD, rẻ hơn ban đầu. Khi ấy, mức cầu mở rộng và khối lượng hàng hoá xuất khẩu sẽ gia tăng. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Như vậy, sự tăng lên của tỷ giá làm nền kinh tế thu được nhiều ngoại tệ, cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế được cải thiện.

Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ [tỷ giá hối đoái giảm] sẽ làmcho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán trở nên xấu hơn.

Tuy nhiên, khi xem xét tác động của tỷ giá đến sự thay đổi hoạt động thương mại quốc tế vàcán cân thanh toán cần lưu ý rằng hiệu ứng này khôngthể xảy ra ngay mà phải trảiqua một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gianđó là thời gian thích ứng đối với việc thay đổi giá cả hàng hoá của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian đầu, cán cân thanh toán có thể bị giảm đi, sau đó mới đạt trạng thái cải thiện dần.

Hiệu ứng này được gọi là đường J [đường J cho biết cán cân thương mại sẽ thay đổi theo thời giannhư thế nào sau khi đồng nội tệ giảm giá]. Có thể xem hình vẽ.

-Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế.

Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi [có thể do nhà nước chủ trương phá giá tiền tệđể đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn], tỷ giá hối đoái tăng lên làm giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm tăng chỉ số giá tiêu dùng [CPI] trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng.

Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm [giá đồng nội tệ tăng lên], hàng nhập khẩu từ nước ngoàitrở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.

Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tìnhtrạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều nhau của tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên thế giới có thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di chuyển các luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn định.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề