Khó khăn chồng chất khó khăn tiếng Anh là gì

Trang chủ » Tin quận, huyện

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Hà Nội: Đã chậm lại vướng

Bài 1: Chồng chất khó khăn

Nguyễn Mai
Đánh giá tác giả:
05:59 thứ hai ngày 10/11/2014
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Linh hoạt trong quy hoạch Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
LTS: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị canh tác là vấn đề quan trọng để tạo sự phát triển nông nghiệp bền vững cho Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, chuyển như thế nào, chuyển sang cây gì, con gì và cơ chế chính sách thế nào để thực sự tiếp sức cho các vùng chuyển đổi phát triển bền vững lại đang là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và người nông dân trên địa bàn TP Hà Nội.

Bài 1: Chồng chất khó khăn

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 Thành ủy Hà Nội, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; chất lượng cây trồng hạn chế, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn; công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả chưa cao Đáng chú ý là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện đang được nhiều địa phương coi là nhiệm vụ trọng tâm sau dồn điền, đổi thửa [DĐĐT] nhưng quá trình thực hiện còn gặp không ít khó khăn.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Mê Linh. Ảnh: Bá Hoạt

Kết quả còn khiêm tốn

Xã Chuyên Mỹ là địa phương đi đầu huyện Phú Xuyên trong việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các mô hình chuyên canh tổng hợp lúa - cá - vịt. Dẫn chúng tôi ra khu chuyển đổi, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp dịch vụ Chuyên Mỹ Nguyễn Văn Tuyến cho biết: Khu chuyển đổi của xã trên các khu đồng Cháy Trong, Cháy Ngoài, Cuối Bãi, Đồng Cơi, Đồng Đầm có diện tích trên 500 mẫu với 110 hộ tham gia đã cho hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa trước đây. "Mặc dù việc chăn nuôi không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái nhưng so với những cây trồng truyền thống khác thì vẫn cao hơn rất nhiều" - ông Tuyến cho biết.

Tuy vậy, ông Tuyến cũng không giấu được nỗi trăn trở: Theo hướng dẫn mới đây của huyện Phú Xuyên về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các hộ xin chuyển đổi phải có diện tích đất từ 2,1ha trở lên, phải xây dựng đề án có tư vấn của cơ quan chuyên môn; phải có trích lục bản đồ điện tử do hộ gia đình tự làm. Điều này là rất khó thực hiện bởi mỗi hộ gia đình ở Chuyên Mỹ, nhà đông khẩu cũng chỉ được hơn một mẫu ruộng, nếu không thầu thêm quỹ đất 2 thì sẽ không đủ diện tích đáp ứng tiêu chí trang trại. Trong khi đó, các hộ canh tác đa canh đều có nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho sản xuất, chăn nuôi, nhưng do diện tích nhỏ, chưa đáp ứng các tiêu chí phát triển trang trại nên ngành điện không cung cấp dịch vụ, khiến sản xuất gặp vô vàn khó khăn. Anh Dương Văn Tăng, chủ trang trại VAC ở thôn Đồng Vinh, xã Chuyên Mỹ cho hay: "Hiện cả xã Chuyên Mỹ có khoảng 20 hộ phát triển kinh tế VAC nhưng có diện tích nhỏ hơn 2,1ha phải chịu chung tình trạng không được cấp điện" - anh Tăng bức xúc cho biết.

Tại huyện Phúc Thọ, Bí thư Huyện ủy Ngọ Duy Hiểu cho biết, theo quy định, chỉ khi đạt tiêu chí trang trại thì các hộ sản xuất mới được phép xây nhà tạm để trông nom và làm kho chứa. Tuy nhiên, với điều kiện đất đai nhỏ lẻ như ở Hà Nội, rất ít hộ có đủ diện tích để đáp ứng quy mô trang trại đồng nghĩa với việc không được xây dựng kho chứa. Các hộ chăn nuôi nếu nhập thức ăn chăn nuôi số lượng lớn, giá sẽ hạ hơn rất nhiều nhưng do không có kho chứa nên phải chịu thiệt thòi.

Sóc Sơn là một trong số rất ít huyện xây dựng được đề án riêng về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2011-2015, nhưng đến nay việc thực hiện một số tiêu chí của đề án vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phạm Quang Ngọc, vướng mắc nhất của huyện là Luật Đất đai năm 2013 chưa có nghị định hướng dẫn nên việc chuyển từ đất lúa sang các mô hình chuyển đổi gặp nhiều khó khăn.
Rau an toàn của xã Văn Đức đã có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Phương An

Nhiều lúng túng trong chuyển đổi

Theo BCĐ Chương trình 02 Hà Nội, các mô hình chuyển đổi ở Hà Nội chủ yếu là: Rau an toàn; cây ăn quả; hoa cây cảnh; chăn nuôi xa khu dân cư; chăn nuôi thủy sản và chuyển đổi từ giống lúa thông thường sang lúa chất lượng cao. Tại hội nghị giao ban quý III của BCĐ Chương trình 02 của Thành ủy mới đây, Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Đặng Vũ Nhật Thăng thừa nhận, trên thực tế, sau DĐĐT, cái được lớn nhất mới chỉ dừng lại ở khâu hỗ trợ người dân sản xuất bớt nhọc nhằn chứ chưa tạo được đột phá lớn về năng suất, chất lượng nông sản và thu nhập. Trên thực tế, để tìm lối thoát trong việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, Thị ủy, UBND thị xã Sơn Tây đã tổ chức nhiều cuộc họp nhưng vẫn còn nhiều bế tắc. Vừa qua, thị xã đã xây dựng được một số mô hình như trồng gấc; nuôi gà mía, bò sữa nhưng để nhân rộng cần có thêm thời gian.

Nếu như ở một số nơi việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng trang trại gặp khó khăn thì việc mở rộng sản xuất hàng hóa theo vùng như rau an toàn; hoa, cây cảnh; cây ăn quả lại vướng một rào cản khác là kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa đồng bộ. Theo Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Sen Chiểu Phùng Văn Dũng, sau DĐĐT, giao thông thủy lợi nội đồng trên địa bàn xã vẫn chưa được đầu tư hoàn thiện. Bà Nguyễn Thị Thắng, xã viên cụm 11 cho biết, việc canh tác của gia đình bà từ sau khi địa phương DĐĐT khó khăn hơn trước do thuộc cánh đồng trũng, hệ thống mương tiêu bị xáo trộn nên sau mỗi trận mưa là ruộng lại chìm trong biển nước, năng suất giảm. Tại huyện Mê Linh, khu vực vùng bãi ven sông Hồng có diện tích khoảng 1.100ha có thể sản xuất được, trong đó có 300ha chuyển đổi tập trung ở các xã Văn Khê, Tráng Việt trồng rau và hoa giá trị cao. Tuy vậy, toàn bộ hệ thống hạ tầng điện, nước, giao thông vùng bãi chưa được đầu tư gì.

Ngoài khó khăn về hạ tầng ở các vùng chuyển đổi, theo báo cáo của BCĐ Chương trình 02, cơ sở pháp lý cho công tác chuyển đổi hiện cũng khó khăn. Kết quả cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau DĐĐT cho người dân còn rất khiêm tốn. Điều đó dẫn đến nghịch lý là nhiều gia đình muốn lập đề án chuyển đổi đất lúa sang các mô hình mới nhưng không thực hiện được do chưa có "sổ đỏ". Trong khi đó, đất đai là tài sản quan trọng để thế chấp vay vốn phát triển sản xuất thì ở nhiều nơi cũng chưa hợp pháp nên đầu tư của người dân rất khó khăn.
Theo Sở NN&PTNT, thống kê chưa đầy đủ, đến nay, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các huyện, thị xã báo cáo đạt 62.032ha. Trong đó, lớn nhất là diện tích chuyển đổi sang trồng lúa chất lượng cao hơn 32.100ha; rau an toàn là hơn 4.200ha, sản xuất, cây ăn quả hơn 6.700ha, nuôi trồng thủy sản 9.000ha; 1.833ha trồng hoa cây cảnh; 3.462ha chăn nuôi xa khu dân cư. Riêng các mô hình hoa cây cảnh đang cho giá trị rất cao đạt từ 0,5 đến 1,5 tỷ đồng/ha canh tác, cá biệt có nơi đạt từ 2,5 đến 3 tỷ đồng/ha canh tác.
Bài 1: Chồng chất khó khăn Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Linh hoạt trong quy hoạch

[HNM] - Trong xây dựng nông thôn mới, bài toán nâng cao thu nhập cho người dân đã và đang được đặt ra cho tất cả các

Tin liên quan Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

[HNM] - Phú Túc là một trong những xã của huyện Phú Xuyên hoàn thành dồn điền, đổi thửa xong trước vụ xuân năm 2013. Đến

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: cơ cấu cây trồng vật nuôi

Video liên quan

Chủ Đề