Khổ thơ cuối bài có ý nghĩa như thế nào

Trong 4 câu thơ cuối bài, nhà thơ – nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc bức bối, ngột ngạt, khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối để trở về cuộc sống tự do. Trái ngược với khung cảnh khoáng đạt, tươi vui, tự do bên ngoài song sắt nhà tù là không gian chật hẹp, tù túng, ngột ngạt với 4 bức tường. Tác giả sử dụng các từ ngữ mạnh như: đạp tan, ngột, chết, uất cùng những từ cảm thán như: ôi, thôi, làm sao,… để thể hiện khát vọng muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù đày.

Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là biểu tượng cho tiếng gọi tha thiết của tự do. Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Ý nghĩa của 2 câu thơ cuối, qua đó tác giả gửi thông điệp gì?

"Bao nhiêu năm sống thị thành

Hồn quê vẫn đẫm ngọt lành trong tôi"

`=>`  Qua hai câu thơ cuối, tác giả muốn nói lên tình yêu quê hương to lớn, khôgn thay đổi cho dù có ở nơi xa, cho dù thời gian trôi qua như gió. Qua đó, ta cũng thấy được lòng hoài niệm, sự nhớ thương da diết về miền quê hương của tác giả. Và bằng cách chỉ ra hình ảnh đối lập giữa "thị thành", "quê" vẫn là nơi thân yêu da diết và người luôn nhớ về như một thứ trái quả ngọt lành.

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star

5

star star star star star

3 vote

Câu hỏi 4 [Trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] – Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? Phần soạn bài Tập đọc: Truyện cổ nước mình trang 19 – 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

Trả lời:

Hai câu cuối bài ý nói truyện cổ chính là lời răn dạy của ông cha ta về lẽ sống, về tình thương, về nhân cách, về đức độ, sự cần cù, lòng nhân ái,… cho đời sau rèn luyện để có được những đức tính ấy.

Nội dung: Ngợi ca ý nghĩa to lớn và những bài học về đạo lí làm người chứa trong kho tàng truyện cổ dân gian của nước nhà.

[BAIVIET.COM]

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá [soạn 2 cách]

Câu 4 [trang 134 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.

Soạn cách 1

Nếu không có 5 dòng thơ cuối, thì giá trị của tác phẩm sẽ mang ý nghĩa là miêu tả và kể. Đó là miêu tả cảnh ngôi nhà bị phá, cảnh trạng trong đêm của gia đình tác giả. Như vậy, chỉ đơn thuần là dựng lại một bức tranh hiện thực của cảnh nghèo đói, chứ không thể hiện được giá trị nhân đạo của tác giả. Chỉ có khi đầy đủ 5 câu cuối, mới toát lên được tấm lòng nha ái, yêu thương con người của tác giả, cũng như những ước muốn, khao khát cho dân được ấm no, hạnh phúc tác giả có thể chịu sự đói khổ đổi lại sự ấm no cho dân. Nhờ và 5 câu cuối, chúng ta có thể hiểu được về hoàn cảnh xã hội chung cảnh khốn khó, nghèo đói lúc bấy giờ .

Soạn cách 2

Nếu không có năm dòng thơ cuối thì bài thơ chỉ đơn thuần là lời than vãn của tác giả trước hoàn cảnh khốn khổ của bản thân, làm cho giá trị của bài thơ giảm đi nhiều.

Tình cảm cao quý được thể hiện qua 5 câu thơ cuối đó là tấm lòng cao thượng của tác giả. Bản thân tác giả cũng gặp nhiều nỗi khổ nhưng khi ước tác giả lại ước nhà cao cửa rộng cho “kẻ sĩ khắp thế gian” còn bản thân mình thì “chịu chết rét cũng được”. Qua 5 câu thơ cuối ta có thể thấy giá trị nhân đạo cao cả của tấc phẩm cũng như tâm hồn vĩ đại yêu nước thương dân và khao khát thay đổi thực tại của tác giả.

Chủ Đề