Khoa dị ứng Bệnh viện Đại học Y Dược

GS.TS. Phạm Văn Thức
Trưởng khoa:
ThS. Nguyễn Thị Kim Hương
Phó trưởng khoa: 

DANH SÁCH CÁN BỘ NHÂN VIÊN ĐƯƠNG NHIỆM  KHOA
 
ThS. Nguyễn Thị Hồng Liên CNCĐ. Vũ Thị Mây
ĐDTH. Phạm Thị Thanh Huyền
I. Chức năng, nhiệm vụ: 1.  Tổ chức và tiếp nhận người bệnh đến khám. 2.  Khám bệnh, tư vấn và thực hiện công tác điều trị ngoại trú. 3.  Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát tốt hen phế quản cho bệnh nhân 4.  Hàng năm tổ chức cùng các đoàn giáo sư người Pháp khám và chữa bệnh cho các bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng - miễn dịch. 5.  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

II. Lãnh đạo tiền nhiệm

 III. Thành tích: Bằng khen của UBND Thành phố Hải Phòng năm 2011 Tập thể lao động xuất sắc các năm: 2009-2010, 2010-2011
Anh tập thể khoa

Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Phương thân mến,

Test dị ứng [xét nghiệm dị ứng] cho bé được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa về dị ứng nếu cơ thể bé có phản ứng với một chất được biết đến. Test dị ứng không phải là xét nghiệm bắt buộc nhưng được khuyên làm để giúp bố mẹ biết cách chăm sóc con tốt hơn. Đặc biệt, nếu trong nhà có bố, mẹ hoặc anh chị em của trẻ bị dị ứng thì nguy cơ bé mắc càng cao.

Các hình thức của xét nghiệm dị ứng bao gồm xét nghiệm máu, nghiệm pháp da, hoặc một chế độ ăn uống loại trừ.

Theo tìm hiểu của AloBacsi, hiện Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM có test dị ứng với phương pháp xét nghiệm máu. Tùy theo nhu cầu của gia đình mà mức chi phí sẽ khác nhau, nếu xét nghiệm 20 loại phổ biến [lông chó mèo, cá biển, thịt bò, phấn hoa...] thì chi phí khoảng 900.000 đồng, nếu làm 36 loại [bao gồm cả thức ăn như sữa…] thì chi phí khoảng trên 1,6 triệu đồng.

Tuy nhiên, để biết con của bạn có cần làm xét nghiệm hay không, làm xét nghiệm loại nào thì cần có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ.

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCMCơ sở 1: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCMĐT: 028 3855 4269 - 028 3952 5035 [khoa Da liễu]Email:

Website: www.bvdaihoc.com.vn

XEM THÊM:

Danh sách các chuyên khoa.

Các dịch vụ tại cơ sở y tế của chúng tôi.

1 Điều trị dị ứng thuốc
2 Điều trị dị ứng hoá chất
3 Điều trị dị ứng mỹ phẩm
4 Điều trị dị ứng thức ăn
5 Điều trị hen phế quản
6 Điều trị viêm mũi xoang dị ứng
7 Điều trị viêm kết mạc dị ứng
8 Điều trị chàm
9 Điều trị mày đay mạn tính
10 Điều trị luput ban đỏ hệ thống
11 Điều trị xơ cứng bì hệ thống
12 Điều trị viêm da cơ
13 Điều trị viêm mạch hệ thống
14 Điều trị viêm gan tự miễn

Danh sách y bác sĩ đang công tác tại cơ sở y tế

Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ Lương Hữu Đăng
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt, Dị ứng - Miễn dịch, Đa khoa

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Thanh Mai
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Da liễu, Dị ứng - Miễn dịch

Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Da liễu

Bác sĩ Trần Thiên Tài
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch

Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ Cao Thanh Ngọc
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch, Lão khoa, Tim mạch

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Vinh
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch, Hô hấp

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Đăng Khoa
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch, Thăm dò chức năng

Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ Nguyễn Công Huyền Tôn Nữ Cẩm Tú
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch, Tai - Mũi - Họng

Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ Trần Thị Thanh Hồng
0 hỏi đáp 0 theo dõi 0 yêu thích
Chuyên khoa: Dị ứng - Miễn dịch, Tai - Mũi - Họng

18/02/2016 09:36:00

Dị ứng vì đâu? Cảm giác khó chịu nhất là cảm giác ngứa ngáy, đi kèm với những mẩn đỏ, sần sùi của da. Nói tóm lại là những triệu chứng của dị ứng vừa làm “long thể bất an”, vừa ảnh hưởng đến dung nhan con gái.

Điều tiếp theo gây khó chịu của dị ứng là phần lớn chúng ta không rõ nguyên nhân. Vì không biết thủ phạm nên thật khó mà tống khứ việc dị ứng, chứ chưa vội nói đến khả năng phòng ngừa. Chỉ biết là đến một ngày, tự dưng mẩn đỏ, khó chịu thì mất tiêu luôn niềm vui và sự an nhàn. Để cô gái Her World luôn vui, luôn đẹp, chúng ta cùng xem xét 10 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất nhé. Có thể bạn sẽ nhận định được luôn đâu là nguyên nhân gây dị ứng của mình để tống khứ nó từ nay và mãi mãi sau này, không còn phải khổ sợ vì nó nữa.
 

1. Nỗi khổ mang tên “dị ứng”: Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Cơ thể có cơ chế phòng vệ là hệ miễn dịch, với nhiệm vụ phản ứng lại những tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số bạn gái, có thể hệ miễn dịch lại quá “nhạy cảm” với một tác nhân nào đó trong môi trường, có thể là vô hại như phấn hoa, da động vật, tóc, thực phẩm … Tùy vào mức độ phản ứng của hệ miễn dịch với tác nhân “kẻ lạ” này, mà triệu chứng có thể dao động từ nhẹ [mẩn ngứa] đến nặng [sưng đau], thậm chí là phản ứng thái quá có thể nguy hiểm đến tính mạng như “sốc phản vệ”. Tiếc thay, đa số chúng ta vẫn mặc định một số điều như sau: dấu hiệu của dị ứng là ngứa ngáy, nguyên nhân gây dị ứng là do ăn cá, đồ hải sản. Quan niệm hẹp hòi này khiến bạn có thể phải bỏ qua các món khoái khẩu, tốt cho sức khỏe mà vẫn bị ngứa thường xuyên, hoặc bị nghẹt mũi kinh niên vì dị ứng mà cứ đi uống thuốc cảm hoài rồi không khỏi.

2. Các tác nhân “kẻ lạ” gây dị ứng thường gặp nhất:
Phấn hoa: Đây là tác nhân tưởng là lãng mạn, dễ thương song lại dễ gây dị ứng nhất. Bạn có thể thấy người dân Nhật Bản thường đeo khẩu trang vào mùa hoa anh đào, hay người dân Đà Lạt thường bị nổi mày đay hàng loạt vào khoảng thời gian nhất định. Không phải vì ô nhiễm môi trường, cũng chưa hẳn do lạnh, mà lại chính vì vào mùa hoa nở, phấn hoa bay đầy trời gây dị ứng. Các triệu chứng có thể từ hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa, chảy nước mắt, cho đến nổi “mày đay”, sưng đỏ mặt mũi. Ngăn chặn các triệu chứng này bằng cách ở trong nhà vào những ngày nhiều gió, thời tiết nóng ấm là thời điểm phấn hoa có nhiều, nhớ đóng cửa sổ. Nếu phải ra ngoài thì nhớ mặc quần áo che phủ cơ thể, đeo khẩu trang.

Lông động vật [chó, mèo]: Nguyên nhân thường gặp khác song lại hay bị bỏ qua là lông động vật. Protein tiết ra từ tuyến dầu trên da của các vật nuôi có thể có ở trên da hay lông, thậm chí trong nước tiểu hay nước bọt của chúng, có thể gây ra dị ứng. Nhiều lúc bạn không cần phải tiếp xúc trực tiếp với con vật, mà chỉ cần đến một nơi đã từng nuôi động vật trước đó cũng bị “dính” dị ứng. Còn nếu chính thú cưng của bạn là thủ phạm gây ra dị ứng, thì việc tốt nhất là không nuôi hoặc cách ly chúng khỏi nơi ở và sinh hoạt của bạn, bên cạnh đó việc thường xuyên giặt thảm, vệ sinh sạch sẽ nơi ở mình cũng có tác dụng.

Mạt bụi: Đây mới là kẻ ẩn mình nguy hiểm số một. Mạt bụi là các vi sinh vật sống trong bụi của nhà bạn. Vì kích thước của chúng rất nhỏ nên mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy. Chúng phát triển mạnh ở những khu vực có độ ẩm cao và ăn các tế bào da chết của con người và vật nuôi. Một khi bạn bị dị ứng với chúng, thì chỉ có cách giặt giũ thường xuyên, phơi nắng các vật dụng, bao gồm cả gối và nệm, rèm cửa. Cũng phải nói lời tạm biệt với các thú nhồi bông, thảm trải sàn vì đó cũng chính là nơi trú ngụ của chúng.

Nấm mốc: Khộng chỉ làm xấu nhà bạn, chúng cũng là một nguyên nhân gây dị ứng, kích thích, trong một số trường hợp còn có thể gây nhiễm độc. Bạn sẽ bị dị ứng nếu chạm vào, thậm chí là hít phải bào tử nấm mốc. Chúng sinh sôi ở những nơi ẩm ướt như tầng hầm, phòng tắm, sân cỏ. Vì thế, hãy chùi rửa thường xuyên, giữ cho khô ráo, thông thoáng các ngóc ngách trong nhà.

Thực phẩm: Chúng ta vẫn xem đây là nguồn gây dị ứng chủ yếu, song vẫn thiếu sót là thường chỉ “chĩa mũi dùi” cho hải sản. Trong khi tùy mỗi người, có thể lại bị dị ứng từ sữa, các loại hạt và thậm chí lúa mì. Triệu chứng thường xảy ra trong vòng vài phút hoặc một giờ sau khi ăn thực phẩm gây dị ứng. Và bạn không chỉ bị ngứa, còn có thể bị phát ban, nôn mửa, tiêu chảy hoặc sưng quanh miệng. Nặng hơn có thể bị khó thở, thậm chí ngất xỉu. Trong tình huống này, tốt nhất là bạn phải đi cấp cứu ngay để được chữa trị kịp thời.

Cao su: Chất latex trong găng tay cao su, bao cao su và các thiết bị y tế có thể gây dị ứng latex. Thậm chí một số bạn gái có thể bị dị ứng từ băng vệ sinh. Các triệu chứng là nổi mẩn đỏ trên da, hắt hơi, thở khò khen, ngứa da, ngứa mũi. Nặng hơn nữa có thể là sốc phản vệ: gây khó thở nghiêm trọng, nổi đỏ khắp người, giảm huyết áp. Một khi đã biết được nguyên nhân gây dị ứng là latex thì cách tốt nhất là tránh tối đa tiếp xúc với các sản phẩm có chất này.

Thuốc: Chúng ta thường sủ dụng thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng. Hầu hết các loại thuốc đều có khả năng gây ra dị ứng nhưng thường gặp nhất là các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, gây tê, gây mê [như penicillin, aspirin…]Các triệu chứng của dị ứng thuốc, thay đổi từ nhẹ đến năng bao gồm cả đe dọa tính mạng. Các biểu hiện dị ứng thường gặp như: nhẹ thì ngứa da, nổi mẩn đỏ, nổi mụn nước, bóng nước ở da, phù môi, phù mắt, nặng thì có thể bị phù và co thắt đường thở, hạ huyết áp dẫn đến tử vong. Đây cũng là một lý do quan trọng để bạn chọn lựa nơi làm đẹp, nhất là với những dạng phẫu thuật thẩm mỹ có cần đến gây tê, gây mê, thậm chí khi chỉ tiêm chất này, độn chất kia vào người cũng cần lưu ý cẩn thận.

3. Điều cần lưu ý khi bị dị ứng:
Bác sỹ Trần Thiên Tài, Phòng khám Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, cho bạn các lời khuyên sau:

Khi đã bị dị ứng, việc đầu tiên cần làm là đến khám với các bác sĩ chuyên khoa Dị ứng. Tùy theo mức độ dị ứng mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cần thiết cho việc dùng thuốc như: thuốc kháng histamine, cortoicoid đường uống hoặc đường thoa tại chỗ, các thuốc dưỡng ẩm cho da…Trong trường hợp dị ứng nặng, cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị tình trạng dị ứng. Nếu người bệnh đã có xảy ra sốc phản vệ trước đó thì cần phải trang bị loại thuốc cấp cứu adrenaline đem theo bên người, sử dụng tức thì khi xảy ra dị ứng.
Việc điều trị bệnh dị ứng cách tốt nhất là tìm ra các tác nhân và phòng tránh tiếp xúc. Hiện nay y học hiện đại có thể hỗ trợ cho người bệnh trong việc xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng. Các phương pháp chẩn đoán như test da, định lượng IgE đặc hiệu trong huyết thanh…có thể thật sự hữu ích cho người bị dị ứng. Việc thăm khám lâm sàng, hỏi bệnh sử kết hợp với các phương pháp chẩn đoán này, chúng ta có thể xác định được mình có bị dị ứng với các nhân như: thức ăn, lông động vật, mạt bụi, phấn hoa…hay không, từ đó có phương thức phòng tránh thích hợp.

 

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là cơ sở y tế đầu tiên ở phía nam có triển khai phương pháp test lẩy da tìm nguyên nhân gây dị ứng [40 loại dị nguyên khác nhau bao gồm các loại thực phẩm, bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông súc vật…] với độ chính xác cao, an toàn và cho kết quả nhanh chóng. Bên cạnh đó, BV còn có thực hiện phương pháp xét nghiệm định lượng IgE đặc hiệu trong máu với các tác nhân dị ứng khác nhau. Với các phương pháp này, các bệnh nhân bệnh dị ứng có thể tìm được các nguyên nhân gây dị ứng cho mình mà đôi khi chính người bệnh không thể nhận biết được.
 

Video liên quan

Chủ Đề