Khoáng sản ảnh hưởng như thế nào đến giao thông vận tải

* Thuận lợi

– Vị trí địa lí: Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Campuchia, tiếp giáp với vùng biển rộng lớn nên có điều kiện giao thông thuận lợi từ nội địa ra đại dương, sang các nước láng giềng hoặc đi xa hơn và ngược lại.

– Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Lãnh thổ kéo dài theo hướng Bắc – Nam, được nối liền bởi các đồng bằng ven biển tương đối liên tục, thuận lợi cho phát triển giao thông Bắc –Nam.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, bờ biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để xây dựng các cảng biển và phát triển giao thông vận tải đường biển.

+ Khí hậu nhiệt đới, biển và sông không đóng băng, giao thông đường thủy hoạt động quanh năm.

+ Một số thuận lợi khác [Tài nguyên khoáng sản, lâm sản,…]

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng tăng.

+ Cơ sơ vật chất kĩ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại.

+ Có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành giao thông vận tải.

+ Sự phát triển nhanh của nền kinh tế trị trường đã có những tác động tích cực cho sự phát triển của giao thông vận tải,…

* Khó khăn

– Điều kiện tự nhiên:

+ ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, địa hình bị chia cắt mạnh, mạng lưới sông ngòi dày đặc  gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải.

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều thiên tai làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình; kinh phí sửu chữa, bảo dưỡng lớn,…

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Cơ sở vật chất, kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém và thiếu đồng bộ.

+ Đội ngũ lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành.

+ Thiếu nguồn vốn đầu tư,…

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 10 – Bài 310: Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

– Trước đây, để thuận tiện cho việc di chuyển, con người thường tập trung ở ven các sông.

– Sau đó, ngành đường bộ, và đường sắt phát triển, con người phân bố sâu hơn vào các vùng nội địa, ngay cả những vùng núi, địa hình cao.

– Ở những nơi có các tuyến đường lớn thường phát triển các khu đô thị, điểm dân cư hay các nhà máy, khu công nghiệp với mục đích rút ngắn quãng đường vận chuyển, tiết kiệm thời gian, chi phí.

– Vùng hoang mạc: lạc đà, trực thăng,…

– Vùng băng giá: chó tuyết, tuần lộc kéo, tàu phá băng,…

– Mạng lưới sông dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy nên nước ta có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường ô tô.

– Mạng lưới sông dòi dày đặc gây khó khăn cho đường sắt và đường ô tô, chi phí xây dựng cầu, phà lớn… dễ gây tắc ghẽn giao thông trong mùa lũ.

– Ở hoang mạc không có điều kiện để phát triển ngành đường sông và đường sắt.

– Vận tải đường ô tô cũng gặp khó khăn do gặp cát bay, bão cát,…

– Vận tải trực thăng và phương tiện lạc đà thô sơ là phổ biến nhất.

– Tất cả các ngành kinh tế đều là khánh hàng của ngành giao thông vận tải. Khách hàng đặt ra yêu cầu về khối lượng vận tải, yêu cầu về cự li, thời gian giao nhận và yêu cầu về tốc độ vận chuyển,.. từ đó sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển.

– Các trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm đường sá, cầu cống và các phương tiện vận tải quyết định đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải.

Ô tô, xe máy, xe khách, xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao,…

– Ở miền núi do trở ngại của địa hình nên khó khăn cho việc phát triển kinh tế, khi giao thông vận tải phát triển sẽ tạo điều kiện lưu thông giữa miền núi với đồng bằng.

– Tài nguyên khoáng sản chủ yếu tập trung ở vùng núi, giao thông phát triển sẽ giúp cho việc khai thác khoáng sản được thuận lợi hơn.

– Giao thông phát triển thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở vùng núi. Các hoạt động giáo dục, y tế vùng núi cũng có điều điện phát triển.

– Ở hoang mạc hay vùng núi dốc, hiểm trở thì sẽ không có vận tải đường sông.

– Các quốc gia nằm trên đảo như Nhật Bản, Anh, Đài Loan sẽ phát triển mạnh giao thông đường biển và đường hàng không.

– Các vùng cực hay ôn đới lạnh, thường ưu tiên phát triển hàng không hoặc phương tiện thô sơ như xe kéo.

– Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho vận tải đường sông nhưng gây khó khăn cho đường ô tô và đường sắt.

– Khách hàng đặt ra yêu cầu về khối lượng vận tải, yêu cầu về cự li, thời gian giao nhận và yêu cầu về tốc độ vận chuyển,.. từ đó sẽ lựa chọn loại hình vận tải phù hợp, hướng và cường độ vận chuyển. Ví dụ: muốn gửi một bưu phẩm từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày, người ta sẽ chọn loại hình vận tải là hàng không là phù hợp nhất.

– Các trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm đường sá, cầu cống và các phương tiện vận tải quyết định đến sự phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải. Ví dụ các tuyến đường cao tốc mới dành riêng cho xe ô tô và xe vận tải đường xa, không có xe máy và xe thô sơ di chuyển.

– Trong các đô thị lớn, đông dân cư, sẽ phát triển loại hình vận tải xe bus, xe máy, ô tô và không có mặt các loại hình vận tải contener, xe trọng tải lớn.

Đơn vị: km

Phương tiện vận tải Cự li vận chuyển trung bình
Đường sắt 325
Đường ô tô 53.5
Đường sông 93.0
Đường biển 1994.9
Đường hàng không 2367.4
Tổng số 233.3

Địahình ảnh hưởnglớn đến công tác thiết kếkhai tháccáccông trìnhgiao thông vận tải.

- Khí hậu, thời tiếtảnh hưởngsâu sắctớihoạt động của phương tiệnvận tải.

- Sông ngòiảnh hưởng vận tảiđường sông, chi phí cầu đường.

- Khoáng sảnảnh hưởnghướngvận tải, loạihình vận tải.

Vai trò đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển phân bố ngành giao thông vận tải – Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. 1. Điều kiện tự nhiên

1. Điều kiện tự nhiên

– Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất khác nhau tới phân bố và hoạt động của các loại hình giao thông vận tải.– Điều kiện tự nhiên quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.– Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải. Không những thế. để khắc phục điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí xây dựng cũng lớn hơn nhiều.

Khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của các phương tiện vận tải Ví dụ, ở nước ta về mùa mưa lũ, hoạt động của ngành vận tải đường ô tô và đường sắt gặp nhiều trở lại ; còn ở nhiều khúc sông, tàu thuyền chỉ có thể qua lại trong mùa nước lớn. Ở xứ lạnh, về mùa đông nước sông đóng băng, tàu thuyền không qua lại được, còn các sân bay nhiều khi phát ngừng hoạt động do sương mù dày đặc hay do tuyết rơi quá dày.

2. Điều kiện kinh tế- xã hội

– Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

– Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

c không biết e nói đến địa lí 10 hay địa lí 12 nữa e có thể tham khảo câu trả lời của c nhé:

- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;            + Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.Ở Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm...- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.- Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.

- Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

chúc e học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Trắc nghiệm: Yếu tố tự nhiên nào sau đây ít ảnh hưởng đến hoạt động của ngành giao thông vận tải?

A.Khí hậu.

B.Địa hình.

C.Khoáng sản.

D.Sinh vật.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Sinh vật

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Ngành giao thông vận tải nhé!

Giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó cũng trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành. Trong mọi nền xã hội thì ngành giao thông vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng.

I. Vai trò và đặc điểm của ngành giao thông vận tải

1. Vai trò

- Giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho sinh hoạt thuận tiện.

- Nhân tố quan trọng phân bố sản xuất, dịch vụ và dân cư.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

- Củng cố tính thống nhất của nền KT, tăng cường sức mạnh quốcphòng.

- Giao lưu kinh tế với các nước.

2. Đặc điểm

- Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.

- Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa...

- Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :

+ Khối lượng vận chuyển [tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển]

+ Khối lượng luân chuyển [tính bằng người/km và tấn/km]

+ Cự li vận chuyển trung bình [tính bằng km].

II. Phân loại các ngành giao thông vận tải

Ngành giao thông vận tải hiện nay đã phát triển và phân hóa ra thành nhiều ngành khác nhau với các chức năng, loại hình phương tiện, cơ sở hạ tầng, chất lượng,… khác nhau.Tùy theo nhu cầu vận tải mà khách hàng có thể tự chọn cho mình những phương thức vận chuyển đa dạng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

a. Phân loại theo chức năng

- Dựa theo chức năng thì ngành giao thông vận tải được chia thành hai nhóm chính là vận chuyển hàng hóa và vận tải hành khách.

+ Ngành giao thông vận tải hành khách:Là loại hình chuyên chở con người từ nơi này đến nơi khác với tốc độ nhanh chóng và đảm bảo. Thông thường, các dịch vụ này cũng có bảo hiểm cho hành khách. Những loại hình vận tải hành khách thường thấy như xe ôm, taxi, xe bus, xe khách, máy bay thương mại, tàu du lịch, tàu thủy,…

+ Ngành giao thông vận chuyển hàng hóa:Là loại hình chuyên vận chuyển hàng hóa đến các khu vực khác nhau trên thế giới. Hàng hóa có thể là hàng rời nếu trong phạm vi vận chuyển ngắn và trung bình, còn trong những cự ly dài thì hàng thường được đóng trong container hoặc các thùng hàng lớn để đảm bảo an toàn cũng như tránh rơi hỏng trong quá trình vận chuyển.

Phân loại theo chức năng thì ngành giao thông vận tải thì có vận tải hành khách và hàng hóa

b. Phân loại theo loại hình vận tải

- Ngành giao thông vận tải có rất nhiều loại hình vận tải khác nhau, nhưng dựa theo cơ sở hạ tầng, tính chất và tốc độ mà có thể chia thành các nhóm loại hình vận tải như sau:

+ Ngành giao thông vận tải đường bộ:Bao gồm các phương tiện vận tải đường bộ, có khả năng chuyên chở hàng hóa và con người trên đất liền như: xe máy, xe ba gác, ô tô, xe khách,… Đây là phương thức vận tải chất lượng nhất hiện nay trên đất liền với tốc độ di chuyển nhanh và chi phí vận chuyển trên khối lượng hàng vừa phải, không quá đắt đỏ.

+ Ngành giao thông vận tải đường hàng không:Là phương thức vận tải con người và hàng hóa bằng máy bay với tốc độ di chuyển nhanh, an toàn và thường được áp dụng trong cự ly di chuyển lớn và yêu cầu thời gian di chuyển nhanh chóng, gấp gáp. Tuy nhiên, chi phí vận tải của phương thức này khá đắt đỏ.

+ Ngành giao thông vận tải đường sắt:Đây là phương thức vận tải truyền thống và mang tính chuyên biệt vì cơ sở hạ tầng yêu cầu chuyên dụng và không thể sử dụng chung với bất cứ loại hình vận tải khác nào. Ngành vận tải đường sắt bao gồm tàu điện ngầm, tàu cao tốc, tàu hỏa,… với khả năng chuyên chở lớn, tốc độ di chuyển linh hoạt và chi phí rẻ. Hiện nay, các nước trên thế giới đang tập trung phát triển hệ thống tàu cao tốc và tàu điện ngầm để có thể giảm chi phí vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo tốc độ và thời gian.

+ Ngành giao thông vận tải đường biển: Phương tiện vận chuyển chính của vận tải đường biển là hệ thống tàu thủy, du thuyền, tàu du lịch,… di chuyển trên biển. Ưu điểm của ngành này là vận chuyển được khối lượng hàng hóa, con người lớn nhất với chi phí rẻ nhất, nhưng thời gian vận chuyển khá lâu vì tốc độ di chuyển trên biển bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan.

+ Ngành giao thông vận tải đường sông:Đây là phương thức vận tải nội địa tương tự với vận tải đường biển, nhưng phạm vi di chuyển là trên sông. Những phương tiện vận tải thường thấy gồm có tàu nhỏ, thuyền, các tàu du lịch,…

+ Ngành giao thông vận tải đa phương thức:Đây là phương thức vận chuyển kết hợp giữa nhiều hình thức vận tải khác nhau, đảm bảo hàng hóa và con người có thể di chuyển đến nơi yêu cầu trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo tiết kiệm chi phí tối ưu.

III.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.

+ Ví dụ: Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng; vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.

- Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.

+ Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm...

- Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

+ Ví dụ: Nếu trời sương mù dày đặc sẽ ảnh hưởng đến lịch trình bay, nếu nghiêm trọng máy bay sẽ bị hoãn.

- Sông ngòi ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho ngành vận tải đường sông [chính vì thế ở nước ta vân tải đường sông có khối lượng vận chuyển hàng hóa đứng thứ hai sau đường bộ].

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt, đòi hỏi phải làm nhiều cầu, phà... và dễ gây tắc nghẽn giao thông trong mùa lũ. Điều này rất rõ đối với các tuyến đường chạy theo hướng Bắc - Năm [quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất]

- Khoáng sản ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Sự phát triển và phân bổ các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.

+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.

+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.

- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.

- Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.

Video liên quan

Chủ Đề