Không thực hiện hợp đồng nhưng đã xuất hóa đơn năm 2024

Bên em hiện đang có chút thắc mắc như sau: Tiền phạt vi phạm hợp đồng có phải xuất hóa đơn không? Trường hợp nếu không xuất hóa đơn thì phải thực hiện sao cho đúng? Mong sớm nhận được phản hồi, chân thành cảm ơn!

Khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC ' title="vbclick['35E59', '279557'];" target='_blank'>Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền [bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền], tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.

Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

Ví dụ: Doanh nghiệp A nhận được khoản bồi thường thiệt hại do bị hủy hợp đồng từ doanh nghiệp B là 50 triệu đồng thì doanh nghiệp A lập chứng từ thu và không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền trên.

Nội dung này cũng được hướng dẫn tại Mục 3 Công văn 3529/TCT-CS năm 2014.

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp công ty bồi thường khoản phạt vi phạm bằng tiền thì bên chi lập phiếu chi - bên nhận lập phiếu thu. Nếu bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ thì bên chi lập hóa đơn và kê khai thuế GTGT như bán hàng.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau: “1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền [bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền], tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.

…Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.

…”;

Căn cứ Khoản 13 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các khoản thu nhập khác: “13. Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng [các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính], sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.

Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng [các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính], sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.

...”.

Từ các căn cứ nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV đóng tàu Nam Triệu có phát sinh các khoản thu tiền thưởng tiến độ công việc, thu tiền bồi thường từ bên đối tác thì khi nhận các khoản tiền này, Công ty không phải lập hóa đơn GTGT mà lập chứng từ thu tiền và hạch toán vào thu nhập khác theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.

Cục Thuế TP Hải Phòng có ý kiến để Công ty TNHH MTV đóng tàu Nam Triệu biết và thực hiện theo đúng quy định các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.

Các dịch vụ quảng cáo của bên chị đã thực hiện xong trước 01/7/2023 nhưng do hai bên chưa chốt kịp nghiệm thu thanh lý để xuất hóa đơn, nên hóa đơn phải xuất sau 01/7/2023. Vậy thuế suất thuế GTGT trong trường hợp này có được giảm 02% không em?

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ như sau:

Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền [không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng].

Theo đó, thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, trừ trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ.

2. Dịch vụ đã hoàn thành trước ngày 01/7/2023 nhưng xuất hóa đơn sau 01/7/2023 thì được giảm thuế GTGT không?

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:

- Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Theo đó, thời điểm tính thuế GTGT được xác định như trên. Đối với cung ứng dịch vụ quảng cáo thì thời điểm tính thuế GTGT là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Mà thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Như vậy, dịch vụ quảng cáo được hoàn thành trước ngày 01/7/2023 thì thuế GTGT được tính theo mức thuế suất trước ngày 01/7/2023. Điều đó có nghĩa là trường hợp này không được giảm thuế GTGT.

Ngoài ra, việc Công ty mình không lập hóa đơn khi hoàn thành xong dịch vụ mà phải đợi đến khi khách hàng nghiệm thu xong mới xuất hóa đơn là sai quy định về thời điểm lập hóa đơn dẫn đến việc có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Lập hóa đơn sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lập hóa đơn sai thời điểm như sau:

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt cảnh cáo.

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế thì bị phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

- Nếu lập hóa đơn sai thời điểm [trừ 2 trường hợp trên] thì bị phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định này.

Chủ Đề