Kích thuốc của bọ xít hại nhãn vải

Bọ xít là loại côn trùng quen thuộc thường thấy trên nhãn, vải và chúng thường gây hại ở giai đoạn cây đang ra trái, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vườn. Để hiểu rõ hơn về bọ xít hại nhãn vải và các biện pháp phòng trị bà con hãy cùng Phân thuốc sinh học Nông nghiệp G2B tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bọ xít gây hại

Triệu chứng của bọ xít hại nhãn, vải

Bọ xít hại nhãn vải có tên khoa học là Tessaratoma papillosa, đây là loại sâu hại đa thực, có thể ăn nhiều loại cây trồng khác nhau và điển hình là cây nhãn, vải. 

Một số triệu chứng điển hình bà con có thể thấy trong vườn nhà mình khi bọ xít bắt đầu gây hại như: Chúng chích hút đọt non, cuống hoa, quả gây ra các vết châm màu nâu đen. Bọ xít còn làm cho lá bị khô cháy, hoa bị rụng và khi quả lớn bị bọ xít chích cũng sẽ làm cho quả thối, rụng.

Một số đặc điểm hình thái của bọ xít hại vải

Vòng đời của bọ xít thông thường có 3 giai đoạn phát dục: trứng, bọ xít non và trưởng thành. Bà con có thể nhận biết các giai đoạn đó qua các dấu hiệu đặc trưng:

– Bọ xít hại nhãn  trưởng thành có cơ thể màu vàng nâu hoặc nâu. Trên lưng chúng có mảnh cứng màu nâu đậm, mút cánh có màu nâu đen. Trên mặt bụng bà con cũng có thể thấy một lớp phấn trắng giống như vôi bao phủ. Qua mùa đông lớp phấn này sẽ bị mất hoàn toàn và lộ ra phần da có màu vàng sáng.

Bọ xít gây hại trên nhãn

– Trứng thường xếp thành 2-3 hàng trên lá, cành và có hình cốc, kích thước to gần bằng hạt đậu xanh. Trong suốt quá trình nở trứng sẽ chuyển từ màu vàng sáng đến màu vàng xanh, nâu tím và chuyển sang màu đen khi sắp nở.

Trứng bọ xít

– Bọ xít non khi mới nở có viền màu đen lốm đốm sau đó chuyển dần sang màu nâu hoặc vàng nâu. Bọ xít non được chia thành 4 giai đoạn ứng với 4 tuổi và việc phân chia tuổi dựa vào các đặc điểm hình thái sau:

Tuổi 1: Giai đoạn này bọ xít vừa mới nở có chiều dài khoảng 6,3mm, rộng 4,5mm và có màu đỏ tươi nhưng chỉ vài giờ sau chúng lại chuyển sang mài xám.

Tuổi 2: Giai đoạn bọ xít 2 tuổi thân của chúng có có màu đỏ nâu và đường viền cơ thể có màu đen.

Tuổi 3: Lớp bột sáp che phủ cơ thể dày hơn và cơ thể có màu xám mốc.

Tuổi 4: Đến giai đoạn này cơ thể bọ xít chuyển sang màu nâu, con đực có kích thước khoảng 24,5×14,3mm và con cái 28,6×16,4mm

Một số đặc điểm sinh học của bọ xít hại nhãn vải

Bọ xít hại nhãn trưởng thành thường tồn tại qua mùa đông trong bụi rậm, tán cây. Đến tháng 2-3 chúng bắt đầu đẻ trứng trên các đọt non, chùm hoa. 

Sau khi trứng nở thành bọ xít non, chúng sống tập trung thành đoàn và ít di chuyển. Đến khi chúng nhiều tuổi hơn mới phân tán, tách dần ra. 

Trong năm thời điểm bọ xít gây hại nặng là vào khoảng từ tháng 3-7 và mật độ bọ xít nhiều nhất là vào giai đoạn bắt đầu hình thành quả đến khi quả chín. Đặc biệt ở các vườn vải lâu năm, tán cây càng rậm rạp bọ xít sẽ càng nhiều và gây hại nặng.

Một số cách diệt bọ xít trên cây nhãn

Ở những cây nhiều bọ xít bà con có thể rung cây để bắt bọ xít trưởng thành vào các buổi đêm tháng 2-3 khi trời vẫn còn lạnh. Lưu ý là dưới nền đất bà con nên trải bạt hoặc nilon để thu gom dễ dàng và không bị sót.

Bà con tiến hành kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện ra các ổ trứng, ổ bọ xít non rôi ngắt, đốt hoặc giết chúng.

Dùng vợt để bắt bọ xít trưởng thành vào lúc sáng sớm.

Thiên địch của bọ xít là các loại ong, nhện, kiến. Bà con tạ điều kiện thuận lợi cho ong ký sinh phát triển giúp tiêu diệt bọ xít gây hại.

Thuốc diệt bọ xít nhãn được bà con sử dụng 

Nhãn, vải là những cây ăn quả chủ yếu được trồng với mục đích kinh doanh nên chất lượng và sản lượng của vườn là vấn đề vô cùng quan trọng được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên thực tế có rất nhiều loại sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Điển hình là bọ xít hại nhãn vải chúng ta đã tìm hiểu ở trên, chúng chích hút là lá bị cháy, quả bị thối, rụng.

Các biện pháp thủ công có diệt được bọ xít tuy nhiên không triệt để. Phân thuốc vi sinh là một giải pháp hữu hiệu cho bà con, vừa an toàn cho sức khỏe của người sử dụng vừa bảo vệ môi trường.

Fly out – Thuốc trừ sâu sử dụng nấm 3 màu tiêu diệt và xua đuổi bọ xít, không chỉ tiêu diệt được bọ xít mà côn trùng, sâu, trứng và ấu trùng gây hại cũng được diệt sạch

Fly out – Thuốc tiêu diệt bọ xít

Hướng dẫn sử dụng: 500ml sản phẩm pha được với 200-400 lít nước, phun đẫm lá, cành, thân và gốc cây. Khi mật độ bọ xít cao bà con tiến hành phun định kỳ từ 10-15 ngày 1 lần, còn để phòng bệnh thì khoảng 30 ngày bà con phun 1 lần. 

Kết luận

Bọ xít hại nhãn vải làm ảnh hưởng đến năng suất nông sản nên để đảm bảo bà con nên thực hiện đồng thời các biện pháp phòng trị ở trên và sử dụng thuốc khi mật độ tăng cao. Ngoài bọ xít ra còn có rất nhiều các loại sâu bệnh hại khác gây hại trên cây nhãn, vải, bà con hãy nhấn theo dõi phanthuocsinhhoc.net để cùng chúng tôi tìm hiểu. Các thắc mắc về bệnh trên cây trồng và thuốc đặc trị bà con liên hệ đến hotline 0962241635 để được nhân viên tư vấn tận tình.

Chia sẻ với bà con một số thông tin cần chú ý về bọ xít hại nhãn vải: đặc điểm sinh học của bọ xít và biện pháp hóa học, sinh học phòng trừ bọ xít


Bọ xít [Tessaratoma papilosa] là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với nhãn, vải. Bọ xít gây hại chủ yếu vào tháng 3-4 trong giai đoạn cây ra đọt non, ra hoa kết trái, bằng cách chích hút nhựa làm rụng bông và quả, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của quả.

1. Đặc điểm sinh học của bọ xít hại nhãn vải

            Trưởng thành có màu vàng nâu, mặt bụng bao phủ một lớp sáp màu trắng chiều dài thân 25-30 mm. Trưởng thành có tính giả chết khi bị động mạnh hoặc khi trời nắng gắt thì rơi xuống đất sau khi hết động hoặc khi trời mát lại bò lên hại. Một đến hai ngày sau khi bắt cặp trưởng thành đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng khối từ 14-16 trứng ở dưới mặt lá. Trứng mới đẻ có dạng gần tròn, màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu hồng tối. Khi sắp nở, trứng có màu xám đen. Giai đoạn ấu trùng gồm 5 tuổi, mới nở có màu vàng tươi sau vài giờ có màu tím xám từ tuổi 2 có màu đỏ nâu.

Ấu trùng mới nở thường sống tập trung vài giờ, sau đó bắt đầu phân tán đi tìm thức ăn. Khi bị xáo động, ấu trùng thường giả chết rơi xuống đất đồng thời tiết ra một chất dịch hôi.

2. Biện pháp phòng trừ

      - Vệ sinh vườn, tỉa cành để các hoa và đọt non ra tập trung.

- Diệt bọ xít trưởng thành qua đông [tháng 12 và tháng 1 bắt bọ xít qua đông rung cây cho bọ xít rơi xuống đất để bắt hoặc phun thuốc vào những nơi bọ xít qua đông].

- Kiểm tra thường xuyên để ngắt bỏ ổ trứng, thu bắt trưởng thành đem đốt.

- Bảo vệ thiên địch, tạo điều kiện cho ong ký sinh phát triển: ong ký sinh trứng bọ xít như Anastatus sp. và Ooencyrtus sp.

- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng một số loại thuốc sau Trebon 0,2%, Sherpa 25EC 0,2-0,3%, Dipterex nồng độ 0,3%, hoặc Fastax 50EC nồng độ 0,1%.

Lưu ý: Việc dùng thuốc có hiệu quả cao khi bọ xít ở tuổi 1-2 do khả năng mẫn cảm với thuốc cao và di chuyển chậm.


12722-ntm.01187_bo-xit-hai-nhan.pdf

Video liên quan

Chủ Đề