Kinh nghiệm dân gian cho bà đẻ

1. Kiêng cữ sau sinh thứ nhất: Kiêng tắm gội

Sau sinh bao lâu thì được tắm gội cũng chính là thắc mắc của mình khi mang thai lần đầu.

Mặc dù mình biết là theo khoa học, chúng ta có thể tắm gội trong vòng 24h sau sinh.

Nhưng trong lòng vẫn có một chút lo sợ, vì theo quan niệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian thì phụ nữ sau sinh phải kiêng tắm gội ít nhất 1 tháng.

Thay bằng việc tắm thì chúng ta sẽ dùng rượu gừng nghệ để lau người hàng ngày.

Rượu gừng nghệ vừa có tác dụng làm sáng da, mờ vết thâm, vết rạn, giảm béo bụng, lại vừa làm hết mùi bà đẻ nữa.

Thắc mắc của mình đã được giải đáp khi mình đi học lớp tiền sản, bác sĩ có khuyên là nếu sinh thường thì kiêng tắm gội trong 3 ngày đầu sau sinh, còn sinh mổ sẽ kiêng tắm gội trong 7 ngày.

Mình thấy kiêng cữ như vậy khá là hợp lý.

Các cụ kiêng kỵ như vậy cũng có cơ sở cả nhé.

Vì tắm gội sẽ làm rỗng lỗ chân lông, từ đó bà đẻ sẽ dễ bị nhiễm lạnh, vì mới sinh xong cơ thể còn rất yếu.

Mà mẹ bị cảm lạnh rất dễ lây sang con.

Đó là điều không ai mong muốn cả.

Do vậy, phụ nữ sau sinh khi tắm phải chú ý tắm trong phòng kín gió, tắm nước ấm và tắm càng nhanh càng tốt, thời gian tắm tối đa không quá 5-10 phút.

Đặc biệt, chúng ta nên tắm thật nhẹ nhàng, và tuyệt đối không được kỳ cọ vì như vậy sẽ làm nổi gân xanh khắp người, trông rất xấu nhé.

Ngoài ra chúng ta cũng không nên gội đầu quá thường xuyên.

Treo phân xu của con trước cửa, mẹ phải uống nước tiểu của con để gọi sữa về... là một trong những kinh nghiệm dân gian truyền miệng khiến nhiều bà mẹ trẻ hốt hoảng.

  • Mất sữa vì coi thường “kinh nghiệm” của bà nội
  • Kinh nghiệm nhớ đời từ một lần tự chữa bệnh cho con
  • Mẹ Sóc chia sẻ kinh nghiệm cho con ăn sữa chua
Các cụ nhà ta vẫn thường hay nói “chửa đẻ là cửa mả”, chính vì thế, xoay quanh việc mang thai và sinh nở luôn tồn tại rất nhiều kinh nghiệm dân gian được truyền miệng lại từ đời này sang đời khác. Trong thời đại hiện nay, nhờ các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta có thể cập nhật được nhiều kiến thức khoa học để biết rằng: không phải phương pháp hay bài thuốc dân gian nào cũng đúng và có thể áp dụng mà không gây nguy hại đến cả người mẹ lẫn đứa trẻ.

Tuy nhiên, các vị phụ huynh của nhiều gia đình lại hoàn toàn không thể hoặc không chịu cập nhật các thông tin khoa học này. Chính vì vậy, có rất nhiều sản phụ cũng như nhiều bà mẹ trẻ luôn phải đau đầu tìm cách đối phó với những bài thuốc, mẹo vặt, và kinh nghiệm của cả mẹ chồng lẫn mẹ đẻ.

Các kinh nghiệm và bài thuốc dân gian cũng có cái đúng, cái sai, điều quan trọng là cần áp dụng chúng một cách hợp lý.

Chị Vân Anh là một người phụ nữ hiện đại, làm việc tại một doanh nghiệp nước ngoài. Từ lúc mới mang thai cho đến thời điểm này – khi chị phải ở trong tư thế sẵn sàng nhập viện đi đẻ bất cứ lúc nào, gia đình chị luôn tồn tại bầu không khí căng thẳng chỉ vì chuyện bầu bí và sinh nở. Mẹ chồng chị từ ngày lên chăm con dâu đã bắt chị làm theo các quan niệm dân gian hoàn toàn không có căn cứ như: khi chưa biết là cháu trai hay cháu gái thì bắt chị ăn mặn để đẻ con trai, không cho chị giơ cao tay quá đầu vì sợ cháu bị rau quấn cổ,…

Gần đây, khi ngày dự sinh đã gần kề, suốt ngày bà dặn dò phải chuẩn bị nào roi dâu với con dao bằng bạc để tránh tà cho cháu khi hai mẹ con ra viện. Không chỉ có thế, bà còn nhét thêm thỏi son vào để bôi trên trán cho cháu, lại còn cho vào túi đồ chuẩn bị sẵn của chị cả gạo lẫn muối để rắc dọc đường về.

Vốn không mê tín và chỉ tin vào các cơ sở khoa học, chị cương quyết không làm theo. Thế nhưng, cũng chính vì vậy mà ngay cả chồng chị cũng cằn nhằn và cho là chị ương bướng, khó dạy. Vừa mệt mỏi vì bầu bí tháng cuối nặng nề, lại thêm không khí trong nhà lúc nào cũng căng thẳng, nhiều khi chị chỉ muốn vào viện nằm chờ đẻ luôn cho yên thân.

Còn chị Hương [Từ Liêm, Hà Nội] thì mặc dù có được sự ủng hộ của chồng, nhưng vẫn đang vô cùng bối rối. Chị cho biết: “Mẹ ruột của mình không cho con tắm trong thời gian ở cữ. Từ hôm ra viện đến giờ, mình chỉ mới được tắm trộm 1 lần nhân lúc bà đi chợ. Mặc dù chồng có phân giải với mẹ rồi, nhưng bà vẫn không cho, bà bảo phải kiêng tắm đúng 3 tháng 10 ngày. Mà không chỉ có thể, bà còn mang cả một chậu than tổ ong để ngay dưới giường 2 mẹ con mình nằm”.

Sau nhiều lần phân tích về sự độc hại của việc hơ than mà không nhận được sự thông cảm của mẹ, hai vợ chồng chị đành giả vờ làm ngơ trước sự giận giữ của bà, mang chậu than đi đổ. Tuy nhiên, hai người chỉ có thể “kháng chiến” được đến mức đó, còn việc cho cháu tắm nắng vào các buổi sáng vẫn bị bà cấm tiệt, thậm chí bà còn canh cửa để chặn lại không cho chị bế cháu ra ngoài trời.

Đặc biệt, có trường hợp của chị Ngân [Cầu Giấy, Hà Nội] khá là hy hữu và lạ lùng. Chị là người miền Bắc, còn chồng chị là người miền Trung. Ở vùng quê hẻo lánh của chồng chị, người ta có truyền miệng một “bài thuốc” và cũng là phong tục để giúp người mẹ được khỏe mạnh và sớm về sữa, đó là uống nước tiểu của con mình trong mấy ngày đầu sau sinh.

Mang thai ở tuần thứ 32, chưa kịp vui mừng với kết quả khả quan sau khi đi khám về, chị đã ngã ngửa ra và không biết phải nói gì khi bố chồng lên tiếng: “Ở quê mình, các cụ xưa nay vẫn dạy là phải uống nước tiểu của cháu thì mẹ mới khỏe, con mới có sữa để bú đấy con ạ. Cái này là kinh nghiệm được lưu truyền bao đời nay rồi, không sai được đâu. Con phải nhớ mà áp dụng đấy nhé!”.

Không đến mức khổ sở như các trường hợp nói trên, chị Dung có thể được coi là người may mắn khi chị có thể thỏa hiệp được với các bậc phụ huynh. Chị chia sẻ: “Những phong tục tập quán có vẻ hơi mê tín như treo phân xu của con trước cửa, đốt vía khách để tránh cho con khỏi đau ốm và quấy khóc thì mình cứ để mặc cho mẹ chồng muốn làm gì thì làm, vì chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian thì mình chịu khó tìm hiểu kỹ càng rồi phân tích cho mẹ hiểu để không phải áp dụng vô tội vạ.”

Mặc dù vậy, chị cũng không tránh khỏi những phiền phức nhất định với những kinh nghiệm truyền miệng của các bà, các mẹ. Sau nhiều ngày phải ăn đi ăn lại chỉ 2 món chân giò hầm đu đủ và chân chó hầm thuốc bắc mà sữa vẫn không về đủ cho con bú, chị năn nỉ và “được” mẹ chồng cho đổi sang món… nhung hươu ngâm rượu. Chưa biết bổ béo ở đâu, lợi sữa như thế nào, chỉ biết vừa cắn được một mẩu bé xíu, chị đã thấy toàn thân nóng bừng, huyết áp tụt xuống và lăn ra ngất xỉu. Cả ngày hôm đó, chị chỉ nằm bẹp dí trên giường và không ăn được bất cứ thứ gì, bé Bi nhà chị được một hôm ngằn ngặt khóc đòi bú mẹ vì phải bú bình hoàn toàn.

Những trường hợp kể trên chỉ là một số ít trong số rất nhiều các chị em rơi vào hoàn cảnh này. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận có rất nhiều kinh nghiệm dân gian được cha ông đúc kết rất có hiệu quả trong việc chăm sóc mẹ và bé. Tuy nhiên, việc áp dụng chúng một cách hợp lý, điều độ, có khoa học lại không được đề cao. Chính vì vậy, chúng vẫn luôn là thứ khiến rất nhiều bà mẹ trẻ phải đau đầu tìm cách đối phó.

- Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khí CO2 từ than đốt dễ khiến trẻ sơ sinh bị ngạt, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não của trẻ.

- Móng giò hầm đu đủ và chân chó hầm thuốc bắc là những món ăn giúp lợi sữa cho sản phụ sau sinh, tuy nhiên không nên chỉ ăn hai món này mà sản phụ cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất có trong nhiều loại thực phẩm khác.

- Các chuyên gia cho rằng chuyện kiêng tắm là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí còn có thể gây hại. Sau sinh khoảng 2-3 ngày là sản phụ đã có thể tắm, gội chứ không nhất định phải chờ đầy tháng.

- Tắm nắng có thể giúp trẻ nhỏ bổ sung Vitamin D. Sau sinh 1 tuần là bạn có thể bắt đầu cho trẻ tắm nắng ngay.




Trong thời gian cho con bú, nếu các mẹ quá kiêng cữ thì bé dễ mắc bệnh còi xương.

Mẹo dân gian cho mẹ sau sinh và kinh nghiệm làm đẹp sau sinh

Vik News
0 91 10 minutes read

Dưới đây là tổng hợp Mẹo dân gian cho mẹ sau sinh được Viknews cập nhập các bnaj cùng theo dõi nhé.

Việc làm đẹp da sau sinh luôn được các mẹ bầu quan tâm, vì khi đang trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ bầu do quá quan tâm đến bé mà quên mất việc chuẩn bị chăm sóc bản thân vào hậu kỳ thai sản. Đặc biệt đối với làn da, sự thay đổi nội tiết khi mang bầu khiến làn da mẹ sau sinh trở nên khô, thâm nám, sạm màu. Bên cạnh đó, việc phải thường xuyên lo lắng và mất ngủ khi chăm lo cho bé sẽ thể hiện rõ trên làn da của mẹ bằng các hiện tượng lão hóa

Ăn kiêng sau sinh theo kinh nghiệm dân gian có tốt không?

Top 13 mẹo dân gian nuôi con cực nhàn bố mẹ không thể bỏ qua

21-01-2021 13 10458 1 1

Các quan niệm kiêng cữ theo dân gian vẫn đúng đến thời điểm hiện tại

Sau một ca vượt cạn đầy khó khăn, các chị em thường bị yếu đi nhiều về mật thể lực, và tinh thần. Bởi, mất máu quá nhiều khi sinh, mệt mỏi trong thời kỳ mang thai và bị những cơn đau hành hạ. Cho nên, theo quan niệm dân gian vẫn còn đúng, các mẹ cần lưu ý một số điểm như sau:

Kiêng lạnh sau khi sinh

Sau khi sinh, thận khí bị suy nhược, các mẹ thường rất dễ bị nhiễm lạnh, bởi vậy, không nên dùng nước lạnh để tắm, giặt đồ, hoặc uống nước lạnh… nhưng cũng không nên đụng vào nước nóng, và suốt tháng không tắm thì cũng không tốt chút nào. Nếu cơ thể trong một thời gian dài không tắm rửa sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, có thể lây từ mẹ sang con qua đường miệng.

Các mẹ nên dùng khăn nóng lau mình, xông hơi cho ra mồ hôi và lau lại cho sạch chứ không nên không tắm trong suốt thời gian ở cữ nhé!

Chườm và vệ sinh

Sau sinh, các mẹ nên pha nước ấm để rửa âm đạo hàng ngày, vừa để chống mùi hôi và tránh nhiễm trùng hiệu quả.

Đồng thời, nếu có thời gian, các mẹ nên dùng chai nước nóng hoặc túi chườm nóng để chườm bụng và lưng, cũng như 2 bên bẹn. Động tác này sẽ giúp các mẹ giảm đau lưng, mỏi gói, từ đó, cơ thể sẽ dễ dàng phục hồi hơn. Ngoài ra, chườm nóng còn giúp tuần hoàn tại chỗ tốt hơn, tăng sức đàn hồi của bắp thịt, giúp da bụng bớt nhăn nheo lại.

Kiêng vận động

Các cụ quan niệm rằng, sau sinh, chị em phải nằm một chỗ, kiêng vận động. Nhưng nếu kiêng vận động quá nhiều, sẽ làm khí huyết khó lưu thông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bởi vậy, các mẹ dù kiêng vận động nhưng là kiêng vận động nặng, mạnh. Chỉ nên làm các động tác nhẹ nhàng và cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn uống

Thơi gian mang thai, các chị em phải nạp rất nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, nhưng khi sinh bị mất nhiều máu. Cho nên, sau khi sinh, chị em cần phải bổ xung lại lượng máu đã mất. Ăn đồ ăn đa dạng và đủ chất để có thể phục hồi tốt hơn.

Các mẹ nên tránh ăn các loại đồ ăn mang tính hàn như: cua, rau đay; không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc. Nên ăn các món ăn như: mướp, thịt nạc, rau đậu, cà chua, chuối.

Video liên quan

Chủ Đề