Kinh nghiệm phỏng vấn bán hàng điện thoại

Do hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển và mở rộng của các công ty, công việc nhân viên bán hàng ngày nay rất phổ biến. Nhiều bạn học sinh, sinh viên lựa chọn việc làm nhân viên bán hàng. Để gia tăng cơ hội trở thành nhân viên cần đòi hỏi kỹ năng gì và làm sao để vượt qua câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng của nhà tuyển dụng. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu nhé!

Một số kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng

Dù làm bất cứ công việc gì, việc nắm bắt được kỹ năng cần thiết sẽ giúp bạn dễ dàng được chọn khi ứng tuyển việc làm bán hàng. Vậy, để trở thành một nhân viên bán hàng thì bạn cần có những kỹ năng gì cũng như nhà tuyển dụng mong muốn gì từ một nhân viên bán hàng khi phỏng vấn?

Để trở thành một nhân viên bán hàng, bạn cần có kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đây là những kỹ năng tối thiểu bạn có thể trau dồi mỗi ngày. Có thể học được từ sách báo, youtube, bạn bè người thân,…

Ngoài những kỹ năng thiết yếu đó, bạn cần phải có thêm một số kỹ năng sau nếu muốn ghi được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng mong muốn gì ở nhân viên bán hàng khi phỏng vấn?

Kỹ năng cập nhật nắm bắt thông tin

Khi làm một nhân viên bán hàng, việc cập nhật tin tức là vô cùng quan trọng. Bạn cần biết được mặt hàng nào đang được ưa chuộng, xu hướng nào đang hot để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhân viên của mình có kỹ năng này. 

Việc nắm bắt thông tin tốt giúp bạn hiểu được những sở thích, đặc điểm, nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, bạn còn cần phải cập nhật tình hình của đối thủ để có những dự định mới cho công ty mình. Vì vậy, đây là kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng cực kỳ để tâm khi đặt câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng.

>> Xem thêm: Top 3 Câu hỏi phỏng vấn quan trọng mà nhà tuyển dụng nên dùng

Kỹ năng giao giao tiếp, ứng xử

Một trong những kỹ năng không thể thiếu là giao tiếp, ứng xử. Nhân viên bán hàng là đại diện giao tiếp cho công ty, truyền đạt thông tin về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Nhân viên bán hàng cần có kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo để có thể truyền đạt tốt nhất đến khách hàng những sản phẩm. Họ là người tạo ra doanh thu cho công ty vì vậy đây là một kỹ năng không thể thiếu. 

Ngoài ra, nếu giao tiếp tốt bạn còn có thể tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo cho họ ấn tượng muốn quay lại. Việc có khả năng giao tiếp tốt không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm mà còn giúp cho các cơ hội sau này của bạn được mở rộng.

>>> Xem thêm: Cách tìm việc làm nhanh uy tín hiệu quả bạn nên biết

Kỹ năng xử lý vấn đề

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một tình huống để giải quyết. Việc làm này để kiểm tra kỹ năng xử lý tình huống của bạn. Trong các cuộc giao dịch với khách hàng, có thể có vấn đề gì đó xảy ra và cần đến sự nhanh nhạy trong cách xử lý của bạn. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có tình huống đó và quyết định xem có nên chọn bạn hay không. Đây cũng được xem là cách đặt câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến và thông dụng nhất của nhà tuyển dụng.

Kỹ năng xử lý vấn đề khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Kỹ năng lắng nghe

Một nhân viên bán hàng cần biết được khách hàng của mình muốn gì, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của họ. Đôi khi những nhu cầu và sở thích đó không thể chỉ quan sát là có thể thấy được mà cần phải lắng nghe từ khách hàng của mình.

Nếu như chỉ đứng và tư vấn về sản phẩm của mình, bạn sẽ không bao giờ thật sự biết khách hàng muốn gì. Vì vậy, việc lắng nghe vừa thể hiện sự chuyên nghiệp, tạo cho khách hàng không khí thoải mái. Những ai có kỹ năng lắng nghe sẽ rất được những nhà tuyển dụng săn đón.

Kỹ năng đàm phán

Có tư duy tốt, phản xạ tốt thì bên cạnh đó cũng cần có sự nhẫn nại, kiên trì thuyết phục. Sự khéo léo trong cách nói chuyện của bạn sẽ tạo được tâm lý thoải mái cho khách hàng. Do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng đàm phán để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. 

Kỹ năng nắm bắt tâm lý và chốt sale

Sau khi lắng nghe, đàm phán thương lượng thì bạn cũng cần phải nắm bắt tâm lý khách hàng để chốt sale một cách khéo léo nhất. Vì sao kỹ năng này quan trọng? Bởi nếu khéo léo thì bạn mới không tạo cho khách hàng cảm giác khó chịu và sẽ quay lại mua tiếp. Bạn phải tạo được tâm lý khách hàng được mua chứ không phải bạn vừa bán được hàng cho khách. 

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng? Tại sao cần có kỹ năng nắm bắt tâm lý và chốt sale?

Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp nhất

Để vượt qua cuộc phỏng vấn dễ dàng nhất, bạn cần chuẩn bị kỹ năng và đề phòng trước một số câu hỏi phổ biến nhất. Sự chuẩn bị kỹ càng vừa giúp bạn tự tin hơn lại còn ghi được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Sau đây, hãy cùng xem những câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất là gì nhé:

Đầu tiên là câu hỏi giới thiệu bản thân, nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu bạn tự giới thiệu bản thân của mình. Đây là lúc để bạn tự thể hiện các kỹ năng cũng như cá tính của mình.

Tiếp đó là một số mẫu câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng về công việc và công ty, có thể là:

  • Lý do bạn muốn làm việc tại công ty này?
  • Bạn có biết đối tượng khách hàng của công ty là gì không?
  • Theo bạn thì như thế nào là một dịch vụ tốt?
  • Theo bạn, yếu tố nào quyết định đến hành vi mua sắm của khách hàng?
  • Bạn làm thế nào để giải quyết tình huống nếu gặp khách hàng thô lỗ và khó ưa?
  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Bạn có đánh giá, nhận xét gì về sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi không?
  • Lý do vì sao bạn chọn công việc nhân viên bán hàng mà không phải công việc khác?
  • Bạn sẽ phản ứng thế nào nếu bị phê bình?
  • Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?

Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng có thể hỏi các bạn. Việc bạn cần làm là bình tĩnh tự tin dù có gặp bất cứ câu hỏi gì. Chính thái độ của bạn là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng.

Danh sách câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp nhất

Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng

Ngoài việc nắm bắt được các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thì người ứng tuyển còn phải bỏ túi một số kinh nghiệm khi đi phỏng vấn ở bất kỳ công ty nào.

Đúng giờ 

Đến đúng giờ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với công việc và nhà tuyển dụng. Việc này sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Trang phục gọn gàng, phù hợp

Yếu tố hình ảnh rất quan trọng. Ăn mặc tử tế giúp bạn trông lịch sự, chuyên nghiệp và tôn trọng chính những người đang nhìn bạn. Điều đó sẽ là một điểm cộng nữa trong mắt các nhà tuyển dụng.

Thành thật

Đừng tâng bốc khả năng của mình cũng đừng khiêm tốn quá mà đánh mất sự chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng. Việc bạn cần làm là thành thật thể hiện khả năng, kỹ năng một cách tốt nhất. Chả ai biết bạn giỏi nếu như bạn không thể hiện nó ra cả. 

>> Tham khảo: Kinh nghiệm phỏng vấn online bất bại không thể bỏ lỡ

Bạn cũng có thể đặt ngược lại câu hỏi – Tạo nên sự tương tác

Việc đưa ra câu hỏi với nhà tuyển dụng thể hiện sự quan tâm, mong muốn tìm hiểu của bạn về công ty. Cuộc phỏng vấn cũng giống như cuộc trò chuyện để bạn và nhà tuyển dụng hiểu nhau hơn để có thể làm việc với nhau tốt nhất. Ngoài việc trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng của nhà tuyển dụng, bạn cũng có thể đặt ngược lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng để tạo sự tương tác. Vì vậy, nếu thắc mắc thì đừng ngần ngại đặt câu hỏi.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra phải phù hợp và liên quan tới công việc. Bạn không thể hỏi câu hỏi liên quan đến sự riêng tư hay cá nhân được. 

Trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khôn khéo

Lưu ý khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng

Công việc nhân viên bán hàng không phải cần quá nhiều kỹ năng cầu kỳ. Chủ yếu là kỹ năng giao tiếp, ứng xử và khéo léo trong công việc. Tuy nhiên, đây lại là công việc không phải ai cũng làm được. Nếu muốn được tuyển và trở thành nhân viên bán hàng cho công ty nào đó thì ứng viên cũng cần chuẩn bị sao cho cuộc phỏng vấn được tốt nhất và trả lời các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng một cách khôn khéo nhất. 

Một số lưu ý cho ứng viên khi đi và trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng:

  • Quan sát, tìm hiểu về công ty bạn muốn ứng tuyển đề hiểu rõ về nó. Nếu bạn được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về công ty cũng có thể trả lời được.
  • Tự tin, thoải mái. Đây là điều không phải ai cũng làm được nhưng bạn cần rèn luyện. Hãy thoải mái nhất có thể thì mới thể hiện thực lực một cách tốt nhất.
  • Đừng ngại hỏi rõ các vấn đề bạn thắc mắc. Nếu có thắc mắc gì về công ty cũng như công việc bạn cần làm rõ với nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện mong muốn tìm hiểu của bạn sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đừng thắc mắc những điều có thể tự tìm hiểu nếu không muốn bị đánh giá là cập nhật thông tin kém.
  • Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn và câu hỏi tình huống. Việc này sẽ giúp bạn tự tin hơn. Tuy nhiên, nếu không giống những gì bạn chuẩn bị cũng đừng lúng túng. Việc chuẩn bị chỉ giúp bạn rèn luyện giao tiếp chứ không phải để bắt chước. Quan trọng nhất là tự tin và thật tự nhiên.
  • Ngoại hình ưa nhìn, sạch sẽ gọn gàng là một điểm cộng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Bao gồm toàn bộ thông tin, lưu ý cũng như liệt kê cho bạn những câu hỏi khi đi phỏng vấn nhân viên bán hàng phổ biến nhất. Hy vọng những thông tin Mua Bán chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn.

>>> Xem thêm:

 Tác giả: Yến Trần.

Video liên quan

Chủ Đề