Kinh nghiệm xử lý sự cố khi xe máy

Những người lái xe hơi, nhất là lái xe đường dài thì chuyện gặp sự cố trên đường không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên những lúc này bạn sẽ phải tự mình xử lý, nhất là khi mà không ở khu vực nội thành hay những nơi không có địa điểm sửa chữa. Bạn hãy bình tĩnh để tìm phương án tối ưu nhất và ngay từ hôm nay hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Để Tay Ở Đâu Trên Vô Lăng Khi Lái Xe

>>> Những Thói Quen Gây Hại Cho Xế Hộp

Nếu xe bị nổ lốp trên đường?

Không riêng gì xe hơi mà xe máy hay xe đạp nếu như rơi vào hoàn cảnh này cũng đều khiến cho chủ nhân của nó thấy khó chịu, đôi khi là bất lực nếu như không biết cách sửa, nguy hiểm hơn còn có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng cho bản thân mình cũng như những người khác nữa nếu như bạn mất tay lái đột ngột. Nếu như thấy có tiếng nổ trên xe hay xe có dấu hiệu đi lảng thì bạn hãy mau chóng giảm tốc độ một cách từ từ rồi cho xe đỗ vào làn đường được quy định, nhưng phải chú ý và quan sát những phương tiện xung quanh, không được đi sai làn đường.

Trường hợp khác là bong mặt lốp.

Lúc này là do lốp chưa gai, khi đó sẽ bị tách ra khỏi cốt của lốp mà phần khung thép phía bên trong, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm, nó có thể ở trong thời gian khác nhau. Bạn có thể nghe thấy những tiếng động mạnh, rồi tiếp theo là tiếng lên – xuống của mặt đường khi tiếp xúc với kim loại của lốp xe, phát hiện càng sớm thì càng mau chóng khắc phục được sự cố.

Nếu như rơi vào hoàn cảnh này thì bạn sẽ phải mau chóng tìm nơi đỗ xe, nhưng quá trình di chuyển phải thật an toàn, đúng luật giao thông và quan sát những gì diễn ra ở phía sau từ những phương tiện khác.

Khắc phục trong tình huống kẹt ga

Tình huống này không có nhiều người gặp, thế nhưng nếu như chẳng may mình bị rơi vào hoàn cảnh đó cũng phải tìm cho mình những phương pháp để khắc phục sự cố. Ngay lập tức phải dừng  xe nhưng cũng hãy chú ý đến những phương tiện tham gia giao thông  xung quanh, tranha gây ra tai nạn. Bạn có thể chuyển cần số về N, nếu không thì có thể đạp chân côn còn nếu như trường hợp này khó quá thì bạn có thể tắt động cơ.

Tăng vận tốc đột ngột

Đây cũng là sự cố xảy ra tương tự giống như tình trạng bị kẹt ga, nguyên nhân chính của nó không phải do kỹ thuật từ máy mà là do cách sử dụng của mỗi người chúng ta, người tài xế dùng chân đạp ga quá  nhiều lần. Nhất là với những dòng xe sử dụng số tự động thì tình trạng này sẽ gặp nhiều hơn. Và để có thể khắc phục sự cố như thế này thì bạn sẽ phải học tập từ từ, với những xe lạ, lái chưa quen thì nên di chuyển với vận tốc chậm, từ từ.

Còn nếu như dừng xe bất ngờ, không có phanh ABS

Lúc này thì bạn nhất định là phải có những kỹ năng cơ bản, xử lý mọi tình huống nhanh chóng và nhạy bén. Hãy nhả phanh nhiều lần, có như vậy thì xế hộp của bạn mới không bị văng đuôi, lái xe an toàn và hiệu quả.

Để được trao đổi kinh nghiệm lái xe cũng như có những trải nghiệm thú vị khác và đặc biệt có thể tìm hiểu thêm về khóa học lái xe ô tô số tự động, xin liên hệ trực tiếp với trung tâm qua

Đi đêm có ngày gặp ma, chơi xe có ngày dẫn bộ đi về. Hỏng hóc dọc đường là một phần của thú vui chơi xe máy. Xe xịn xe dỏm xe cũ xe mới gì rồi cũng sẽ có ít nhất một lần nằm đường. Xin chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm xử lý hỏng hóc dọc đường mà tụi mình đúc kết được qua nhiều lần... dẫn bộ.

 

Đồ nghề sửa xe tối thiểu

Để ý thấy rất ít bạn nào mang theo đồ nghề dự phòng theo khi chạy xe, mặc dù hãng có kèm một bộ đồ nghề dự phòng, nhưng đa số thường bị bỏ ra, hoặc trưng dụng cho.. hộp đồ nghề cất ở nhà, chứ không mang theo. 

Bạn cần mang theo đủ đồ nghề cờ lê tua vít, để có thể thực hiện một số thao tác đơn giản như tháo bình ắc quy, tháo bugi, lọc gió.. vì những bộ phần này thường sẽ bị hỏng hóc đầu tiên, nếu bạn thường xuyên hay đi tour. Lội qua một đoạn nước ngập, xe bạn có thể bị ướt bugi, ướt lọc gió... hoặc xe hết bình cần tháo ốp để nối điện từ xe khác sang. Tất cả những thao tác này gần như tour cào cào nào mình cũng phải sửa ít nhất 3-4 xe. 

Tùy vào loại xe, tùy vào những thao tác sửa chữa mà bạn thường xuyên phải thực hiện, mà dụng cụ đồ nghề mang theo sẽ khác nhau. Đối với mình, mình luôn mang: 

  • Vít dẹp
  • Vit bake
  • Dao, lưỡi serrated
  • Kềm
  • Socket mở bugi
  • Cờ lê chìa khóa [theo loại xe]
  • Lục giác [theo loại xe]
  • Dây nylon synthetic 
  • Băng keo loại xé được
  • Dây rút
  • Đèn pin đeo đầu

Một bộ dao đa năng Leatherman thường sẽ có đầy đủ vít, dao và kềm. Do đã có một bộ Leatherman Signal, nên thường mình chỉ mang theo băng keo xé, dây rút, và dây nylon synthetic dùng để kéo xe trong trường hợp không sửa được dọc đường. Nếu chỉ đi tour đường nhựa, thì chỉ cần như vậy là đủ.

Băng keo xe có thể sửa được... gần như mọi bộ phận dàn ngoài của xe. Không ít lần mình dán tay côn, tay thắng, cần số, cần thắng, dán giày bị sứt đế, dán bịt dây bugi chống nước.. Dây rút thường dùng để gia cố thêm cho băng keo, chứ không sửa được nhiều thứ cho băng keo. 

Dây nylon sợi tổng hợp được dùng để kéo xe về, trong trường hợp mọi nỗ lực cứu hộ tại chỗ thất bại. Dây nylon synthetic sợi tổng hợp là loại dây không trữ năng lượng bên trong khi bị căng, do đó nếu có đứt cũng không bắn ngược vào người, gây thương tích nguy hiểm. Dây kéo xe sử dụng để lôi xe bị mắc lầy ra khỏi vũng lầy, hoặc để buộc dùng xe này kéo xe khác trong trường hợp bị hỏng. 

Ngoài ra, tùy theo mục đích chuyến đi, địa điểm lộ trình đường đi mà mình cũng sẽ thay đổi dụng cụ mang theo. Ví dụ như một số dụng cụ mình mang thêm khi đi tour cào cào địa hình

  • Dây kẹp bình điện
  • Bơm cầm tay xe đạp
  • Seal mate [móc phốt phuộc trong trường hợp chảy nhớt phuộc]

Tiệm sửa xe thường chỉ ở rất gần

Bạn có thể mang đủ loại đồ nghề sửa xe, nhưng để sửa được xe thì bạn cũng sẽ cần... nhiều hơn số mà bạn mang theo là cái chắc! Ngoài ra còn cần kiến thức chuyên môn nữa nhé! Do đó, nếu nhận thấy sự cố hỏng hóc nằm ngoài khả năng sửa chữa của mình, thay vì tốn thời gian mò mẫm, trong khoảng 30 phút bạn đã có thể đẩy hoặc kéo xe đến tiệm sửa xe gần nhất. 

Đừng nên coi thường những tiệm sửa xe nhỏ ở dọc đường. Mặc dù có thể họ không sửa xe bạn được hoàn hảo, nhưng khả năng họ sửa đủ để cho bạn tiếp tục chuyến đi là khá cao. Chỉ những trường hợp không sửa được thường là do không có sẵn phụ tùng phù hợp. Do đó, cần biết rõ xe của mình và đem theo đồ phụ tùng dự phòng phù hợp. Chẳng hạn như khi đi với DRZ mình thường hay đem bugi dự phòng. 

Đẩy xe và kéo xe là kỹ năng quan trọng

Kỹ năng đẩy xe bằng chân từ phía sau là kỹ năng cứu hộ quan trọng bậc... nhất! Phải nói không ai đẩy xe ra khỏi rừng liên tục như đám chơi cào cào. Người đẩy xe sẽ chạy bên hông xe bị hỏng, dùng chân đạp lên pô xe, hoặc gác chân sau để đẩy, tùy bạn thuận chân nào. 

Trong trường hợp xe bị hỏng là xe khá to, nặng, hoặc địa hình không cho phép bạn vừa chạy vừa đẩy bằng chân, thì buộc bạn phải dùng đến sợi dây chất liệu nylon tổng hợp để kéo xe.

  • Buộc dây vào điểm chắc chắn ở xe kéo, thường là buộc vào baga sau.
  • Buộc đầu kia vào một điểm chắc chắn ở xe được kéo, thường là ở cổ phốt. Lưu ý đến chuyển động của phuộc xe lên xuống không được gián đoạn đường dây. Tùy loại xe sẽ có cách buộc khác nhau
  • Khoảng cách chiều dài dây giữa hai xe phụ thuộc vào tốc độ di chuyển. 3-4m nếu muốn đi nhanh, 2m nếu cần đi chậm. 

Kéo xe chỉ nên kéo đường thẳng, ở những đoạn cua bạn sẽ cần tháo dây và đẩy xe qua cua để cho an toàn. Kéo xe cần sự phối hợp của cả người kéo và người được kéo, để giữ cho dây không bị chùng và cuốn vào bánh xe. Bạn cũng chỉ có thể kéo xe ở đường ngoại ô vắng người. Ở những nơi giao thông phức tạp tốt nhất dẫn bộ cho an toàn. 

Việc đẩy xe từ phía sau, hoặc kéo xe bằng dây, đặc biệt là khi chạy xe trên đường nhựa, có thể sẽ không được nhiều người đồng tình. Tuy nhiên trong một số trường hợp, thì kéo hoặc đẩy xe là cách duy nhất để bạn không phải dẫn bộ con xe vài km hoặc thậm chí vài chục km đến nơi sửa xe. 

Băng keo và dây rút sửa được... tất cả mọi thứ

Tất nhiên băng keo và dây rút không sửa được tất cả mọi thứ, nhưng nó sửa được gần như tất cả mọi hư hại do té ngã gây ra. Mình đã từng dùng băng keo và dây rút rất nhiều lần để:

  • dán tay côn
  • dán tay thắng
  • dán cần số, cần thắng
  • dán giày bị sứt đế

  • dán chống thấm cho dây bugi
  • dán chống thấm cho điện thoại
  • dán gopro vô ghi đông xe
  • dán nệm yên bị thủng lỗ
  • dán dàn nhựa bị bể, gãy

  • dán đèn pha bị bể
  • dán mũ bảo hiểm bị nứt, gãy
  • dán kính bảo hộ cào cào, kính cận bị gãy
  • Dán ngàm thùng givi khi bị lỏng, kêu khi chạy xe
  • dán wax lông chân dùm thằng bạn khi nó đang ngủ

Dòng cuối có lẽ là chức năng mình thích nhất mỗi khi đi tour. Ngoài ra còn chục thứ khác không nhớ ra để mà kể cho hết. Nói chung băng keo nó sửa được tất. Còn dây rút thì chủ yếu để gia cố thêm cho băng keo cho chắc chắn. 

Sự giúp đỡ luôn có ở mọi nơi

Một điều mình nhận thấy ở những bạn chơi xe, là ngại hỏi giúp đỡ từ người dân. Người dân bản địa luôn giúp đỡ người bị nạn, theo kinh nghiệm nhiều lần bị hỏng xe dọc đường của mình. Có thể bạn sẽ cần đi một vài căn nhà để tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng phần đông tất cả mọi người mà mình gặp đều giúp trong khả năng bản thân cho phép. Nhiều lần mắc lầy dọc đường người dân tự động bu lại kéo xe giúp mà không cần nhờ vả gì cả.

Tinh thần lạc quan là quan trọng nhất

Mỗi một lần sửa xe, là một trải nghiệm khó quên. Khi đi tour chạy xe thì mạnh ai nấy chạy, nhưng khi hỏng hóc, thì mọi người chung tay giải quyết vấn đề. Mỗi một lần sửa xe, là một lần mình học được thêm vài kiến thức và kinh nghiệm quý báu từ những anh em đi cùng. 


Chủ Đề