Kinh thành Huế gồm mấy lớp và bao nhiêu cửa?

Triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta là triều Nguyễn và kinh thành Huế là kinh đô. Nơi đây là một trong những nơi còn lưu giữ được nhiều những kiến trúc và những nét văn hóa đặc trưng của thời Nguyễn.

Vào năm 1802 chúa Nguyễn lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi hoàng đế và chọn Huế là nơi đóng đô. Và việc xây dựng kinh thành Huế được bắt đầu quy hoạch trong hai năm là 1803 – 1805 và bắt đầu xây dựng vào năm 1805.

Kinh thành Huế được xây dựng dựa trên thuật phong thủy và thuyết âm dương ngũ hành, những công trình kiến trúc được bố trí quay mặt về phía nam. Iền an của kinh thành Huế và núi Ngự Bình cao hơn 100m như một bức bình phong thiên nhiên che chắn trước kinh thành. Ở hai bên là cồn Hến và cồn Dã Viên trên sông làm thế “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ” trước mặt kinh thành nhằm tỏ ý tôn trọng vương quyền.

Khi bắt đầu xây dựng vào năm 1805 thì có tới hơn 30.000 người tham gia vào nhiều công việc như: ngăn sông, đào hào,…Đến năm 1818 thì số lượng người đã tăng lên tới 80.000người. Kinh thành Huế được xây dựng trong khoảng 30 năm suốt hai triều vua và được xem là công trình đồ sộ nhất trong thời kỳ cận đại. Kinh thành thế được xây dựng bên bờ bắc Sông Hương và có diện tích là 520ha. Kinh thành Huế được xây dựng theo ba lớp thành bao bọc nhau đó là Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

>>> Tham khảo: Tour du lịch Thái Lan giá rẻ

Kinh Thành là nơi ở của dân chúng và được bao bọc bởi hệ thống tường thành có chu vi là 10.571m và bề dày trung bình là 21.50m. Ngoài ra chúng còn bao gồm nhiều hệ thống pháo đài, phảm pháo, hào, thành gai, tường bắn, giác bảo,…

Xung quanh kinh thành có tới 10 cửa chính được đặt tên theo phương hướng từ trung tâm thành nội nhìn ra đó là: Cửa Chính Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Chính Tây, cửa Tây Nam, cửa Chính Nam, cửa Quảng Đức, cửa Thể Nhơn, cửa Đông Nam, cửa Chính Đông, cửa Đông Bắc. Tuy nhiên người dân địa phương lại gọi những cửa này bằng những cái tên nôm na và giản dị hơn như: cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba, cửa Hậu,…

Hoàng Thành là vòng thứ hai ở bên trong kinh thành Huế, nơi đây có tác dụng bảo vệ những cung điện quan trọng của triều đình, miếu thờ tổ tiên và Tử Cấm Thành. Hoàng thành được thiết kế mặt bằng gần hình vuông và có 4 cửa để ra vào đó là cửa Ngọ Môn, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cửa Hòa Bình.

Trong Hoàng Thành có tới hơn 100 công trình kiến trúc như: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Điện Phụng Tiên,Điện Thái Hòa…

Tử Cấm Thành là nơi sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia. Tử Cấm Thành là một khu vực có hình chữ nhật, chu vi là 1.229,36m. Tử Cấm Thành có tới 7 cửa và bên trong có hàng chục những công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Vào năm 1945 Tử Cấm Thành bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc bị san phẳng.

Sau hơn hai thế kỷ bị tàn phá bởi bom đạn, chiến tranh thì kinh thành Huế vẫn còn giữ được diện mạo của nó. Vào ngày 12/5/1998, quần thể di tích Cố Đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Và hiện nay kinh thành Huế đang là một trong những điểm du lịch được du khách trong nước và quốc tế yêu thích.

là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, Du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét kiến trúc văn hóa, lịch sử đi cùng năm tháng. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ giới thiệu về kinh thành Huế- một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi của mình.

NỘI DUNG CHÍNH

Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở Cố đô Huế. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh MạngHiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. 

Kinh thành Huế.

Khoảng cách từ Đà Nẵng đi Huế là bao xa

Cố đô Huế nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 100km về phía Bắc. Từ Đà Nẵng di chuyển đi Huế tốn khoảng hơn 2 giờ đi xe ô tô. Nếu Du khách tham quan theo tour sẽ tham quan từng điểm một trên đường nên không có cảm giác đường xa. 

 

Đường đi từ Đà Nẵng đến Kinh Thành Huế [google maps]

Tổng quan kiến trúc kinh thành Huế

Vị trí

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” [ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ]. Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

Toàn cảnh Kinh Thành Huế từ trên cao

»»» Xem thêm: Khám Phá Du Lịch Huế – Xứ Thơ Việt Nam

Kiến trúc

Kinh thành Huế có mặt bằng gần hình vuông [mặt trước uốn hơi cong theo dòng sông Hương]. Thành có chu vi hơn 10km, diện tích khoảng 520ha. Cấu trúc thành được xây kiểu Vauban của phương Tây với 24 pháo đài nhô ra phía ngoài. Thành được đắp bằng đất xây bó gạch trong và ngoài với độ dày trung bình là 21,5m. Có tất cả 10 cổng thành; mặt trước [hướng Nam] có 4 cổng, 3 mặt còn lại mỗi mặt có 2 cổng. 

Hệ thống sông đào [Hộ Thành Hào] có chiều dài hơn 7 km. Hộ Thành Hào vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng giao thông đường thủy. Phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương.

Một đoạn Hộ Thành Hào

Về tổng thể, đây là một hệ thống phức hợp với nhiều hạng mục liên quan. Có thể kể đến như tường thành, cổng thành – vọng lâu, kỳ đài, pháo đài, hệ thống hào hộ thành, sông hộ thành, hệ thống cầu cống… Toàn bộ được thiết kế và xây dựng cực kỳ khoa học, thẩm mỹ, có giá trị kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?

Thành có 10 cửa chính gồm:

  • Cửa Chính Bắc [còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành].
  • Cửa Tây-Bắc [còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây].
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây-Nam [cửa Hữu, bên phải Kinh Thành].
  • Cửa Chính Nam [còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long].
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn [tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông].
  • Cửa Đông-Nam [còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa].
  • Cửa Chính Đông [tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây].
  • Cửa Đông-Bắc [còn có tên cửa Kẻ Trài]

 

Cửa chính Bắc

Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài [thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá]. Cửa có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Bên trong kinh thành Huế có gì?

Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.

Hoàng thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Tuy nhiên để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833 mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính [ở phía Nam] là Ngọ Môn.

Bản đồ Hoàng Thành Huế [nguồn: wikipedia]

Du khách đến tham quan Hoàng Thành Huế

»»» Xem thêm: Kiến trúc lăng Khải Định Huế – Di sản văn hóa thế giới

Di tích bên trong Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên

Quang cảnh phía trước Điện Thái Hoà

Tử Cấm thành

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 [1803]. Vào năm Minh Mạng thứ 2 [1821] đổi tên thành Tử Cấm Thành.

Trường lang bên trong Tử Cấm Thành, khu vực phía trước điện Dưỡng Tâm.

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.

  • Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng. Thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng.
  • Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An. Về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường.
  • Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An.
  • Bên trong thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.

Di tích bên trong Tử Cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đồng, Lầu Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường

Vạc đồng tại Điện Cần Chánh

»»» Xem thêm: Tour Du Lịch Đà Nẵng Hội An Huế 4 Ngày 3 Đêm

Đại Nội Huế

Sơ đồ Đại Nội Huế [Nguồn: ST]

Xét về tổng quan, tuy mỗi cung điện có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung đều được xây dựng theo kiến trúc triểu “trùng lương trùng thiềm”. Đây là kiểu cung điện nhà kép có hai mái trên cùng một nền. Nhà được xây trên nền đá cao. Nền nhà lát gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng. Mái lợp bằng ngói hình ống có tráng men, thường gọi là ngói Hoàng lưu ly hay Thanh lưu ly. Các cột trụ đều được sơn thếp với hoa văn long vân là chủ yếu. Phần nội thất của mỗi cung có sự bày trí khác nhau theo từng chức vị. Tất cả đều tuân thủ phong cách “nhất thi nhất họa”, trang trí phòng bằng các bài thơ văn chữ Hán.

Một số di tích trong kinh thành Huế

Kỳ Đài

Cột cờ là một tên gọi khác của Kỳ Đài, đây là nơi treo cờ của triều đình. Quan sát bản đồ kinh thành Huế, khách du lịch có thể thấy khu vực này nằm chính giữa mặt nam của kinh thành thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh. Khu vực Cột cờ được xây dựng cùng thời với kinh thành Huế. Trong lịch sử, Kỳ Đài là nơi đánh dấu các sự kiện trọng đại và sự thay đổi thể chế chính quyền, vua chúa ở Huế.

Cột cờ Kinh thành Huế- Kỳ Đài

Trường Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám nằm phía Đông Nam Hoàng thành. Đây được xem là trường quốc học đầu tiên được xây dựng dưới triều Nguyễn.

Điện Thái Hoà 

Điện Thái Hòa thuộc khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Đây là địa điểm diễn ra các buổi triều nghi quan trọng như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần… Khu vực điện được trang trí hết sức tinh tế, tất cả thiết kế bên trong đều được tô điểm bởi 9 con rồng. 

Bên trong điện thái hòa- đại nội kinh thành huế

Điện Long An

Tồn tại với bề dày lịch sử gần 150 năm, Long Anh được nhiều khách du lịch đánh giá là ngôi điện đẹp nhất kinh thành Huế. Khu điện được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị. Nơi đây thường sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng của vua sau khi hành lễ Tịch điền mỗi đầu xuân.

Những điều đặc biệt và ấn tượng ở kinh thành Huế 

Lưu giữ Ngọ Môn với dấu ấn lịch sử quan trọng

Vào thời Nguyễn, Ngọ Môn là cổng chỉ dành cho vua đi lại và đón tiếp sứ thần của các nước khác. Đây là cổng chính của cung đình Huế, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nhất là năm 1945 khi vua Bảo Đại đã đọc tuyên ngôn thoái vị, kết thúc thời kỳ phong kiến của đất nước Việt Nam.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử Ngọ Môn được sửa chữa và giữ gìn nguyên vẹn đến hiện nay. Cổng thành luôn thu hút du khách bởi công trình kiến trúc tráng lệ, vững chãi. Trải qua bao nhiêu năm tháng, Ngọ môn vẫn lưu giữ được các dấu ấn lịch sử qua hình ảnh kinh thành Huế xưa.

Ngọ Môn- nơi đón tiếp vua và các sứ thần

Di tích cung đình Huế nguyên vẹn nhất Việt Nam

Du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh kinh thành Huế xưa qua các cung điện, thành trì, lăng tẩm, chùa chiền,…Huế mang trong mình vẻ đẹp thanh bình và yên tĩnh qua các dấu ấn của lịch sử vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Đến với kinh thành Huế cổ xưa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật từ các lăng tẩm uy nghiêm đến các danh lam thắng cảnh trầm mặc. Ngoài ra, Huế còn hấp dẫn khách du lịch bởi nét nhộn nhịp đông đúc, thanh tịnh nhưng không quá u buồn.

Một góc vườn sắc màu ở kinh thành huế

Lăng tẩm vua chúa độc đáo nhất

Mỗi lăng tẩm ở Huế vừa là di tích lịch sử văn hóa vừa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở xứ Huế mộng mơ. Lăng tẩm của các vua triều Nguyễn được xây dựng riêng biệt giữa chốn đồi núi, tuân theo nguyên tắc phong thủy như: núi, sông, ao, hồ, khe suối. Khu vực lăng tẩm là nơi xây dựng các điện, miếu, lầu gác, đình,…

Lăng vua Khải Định

Công trình kiến trúc quân sự 

Kinh thành Huế nằm ở phía bắc sông Hương, được xây dựng dưới thời vua. Ở xứ Huế, các phủ đệ dưới thời vua Gia Long, Minh Mạng được xem là công trình kiến trúc mỹ thuật chiếm giữ vị trí quan trọng tạo nên diện mạo của cố đô.

Kinh thành Huế là nơi lưu giữ các bí ẩn kinh thành Huế xưa. Công trình kiến trúc quân sự là sự kết hợp giữa giữa tư tưởng triết lý phương Đông thuyết âm dương ngũ hành cùng những ảnh hưởng kiến trúc quân sự phương Tây. Ngoài ra, công trình kiến trúc này còn có sự phối hợp độc đáo với các nguyên tắc kiến trúc truyền thống Việt Nam.

 Công trình phòng thủ trên Thượng Thành của Kinh thành Huế 

Nhã nhạc cung đình Huế được lưu giữ

Nhã nhạc cung đình Huế hấp dẫn khách du lịch bởi những lời ca ngọt ngào trên sông Hương. Du khách sẽ được thưởng thức các tài năng âm nhạc công phu và hấp dẫn. Vào ngày 7/11/2003, nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

Một trong những nét đẹp văn hóa nghệ thuật độc đáo của cố đô Huế thu hút khách du lịch là nhã nhạc cung đình Huế . Trước đây, dòng nhạc này thường được trình diễn vào các dịp lễ hội tôn nghiêm như vua đăng quang hay vua băng hà. Đây cũng là thể loại nhạc cung đình truyền thống còn được lưu giữ ở cố đô Huế.

Thưởng thức giai điệu độc đáo của nhã nhạc cung đình huế

Còn lưu giữ những báu vật cung đình quý giá

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế được thành lập vào năm 1923 ở ngay trong thành Nội. Tại đây, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều món đồ gốm, sứ, đồng, đá, sừng… có giá trị lịch sử được trưng bày. Vết tích thời gian in dấu lại trên bảo vật giúp bạn hiểu hơn về lối kiến trúc, nghệ thuật thời phong kiến.

Những điều cần biết khi tham quan Kinh thành Huế

Giá vé tham quan kinh thành Huế mới nhất

Chúng tôi vừa giới thiệu cho bạn đọc vài nét về kinh thành Huế. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng mà bạn không thể bỏ qua. Bạn đã biết về giá vé tham quan kinh thành Huế chưa? Đối với giá vé tham quan đại nội Huế mức thu phí vé đối với người lớn là 200.000 đồng/người/lượt. Giá vé cho trẻ em được quy định từ 7 đến 12 tuổi được hưởng mức giá ưu đãi là 40.000 đồng/người/lượt. Du khách khi mua vé tham quan Đại Nội sẽ được phát phiếu tham quan [miễn phí] Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế [có phát bổ sung tại cổng ra cửa Hiển Nhơn – cửa ra].

»»» Tham khảo thêm: Ăn gì khi du lịch Huế? Tổng hợp các món ăn ngon không thể bỏ qua

Giờ mở cửa Kinh Thành Huế 

Để chuyến đi du lịch của mình được diễn ra thuận lợi bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về địa điểm mua vé và giờ giấc mở cửa.  Giờ mở cửa tham quan đại nội Huế sẽ thay đổi theo mùa. Vào mùa Đông là từ 6h30 đến 17h30. Còn vào mùa Đông khung giờ mở cửa là 7h đến 17h. 

Trang phục khi vào kinh thành Huế?

Do phải di chuyển tương đối nhiều, bạn cần lưu ý mặc đồ thoải mái để dễ dàng vận động. Là một di tích lịch sử có nhiều lăng tẩm, đình, chù. Trang phục bạn mặc cần phải mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với tính chất di tích. Đặc biệt tại các khu vực nội điện, nơi thờ cúng, tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm, hở hang như quần cộc, áo may ô, váy ngắn…

Những cung điện vàng son, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam thắng cảnh nhuốm màu lịch sử. Tất cả làm nên vẻ đẹp độc đáo cho vùng đất xứ Huế. Hy vọng đôi nét

Kinh thành Huế bao nhiêu lớp?

Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 5, Kinh thành Huế gồm 3 lớp. Lớp ngoài gọi là Cung thành hay Kinh thành, hình gần vuông, chu vi khoảng 10.000 m. Buổi đầu vua Gia Long cho đắp bằng đất, đến năm 1818 thì được xây bằng gạch.

Kinh thành Huế gồm có bao nhiêu của Thánh hãy nêu tên các cửa thành đô?

Trong số 10 cửa của kinh thành, 8 cửa được đặt tên theo hướng: cửa Chánh Bắc, cửa Tây Bắc, cửa Chánh Tây, cửa Tây Nam, cửa Chánh Nam, cửa Đông Nam, cửa Chánh Đông, cửa Đông Bắc, chỉ có 2 cửa có tên riêng là cửa Quảng Đức và cửa Thể Nhơn ở mặt trước của Kinh thành.

Hoàng thành Huế có bao nhiêu cửa ra vào?

Hoàng thành có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600 mét, xây bằng gạch, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào: Cửa chính [phía Nam] là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa Hòa Bình.

Kinh thành Huế dài bao nhiêu?

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn. Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng, thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng.

Chủ Đề