Kỹ sư dân dụng là gì

Tên tiếng Việt: Công nghệ kỹ thuật Công trình xây dựng Dân dụng và Công nghiệp

Tên tiếng Anh: Civil and Industrial Construction Engineering Technology

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Văn bằng tốt nghiệp: Kỹ sư Công nghệ kĩ thuật công trình xây dựng

Nhu cầu nguồn nhân lực

Hiện trạng ngành Xây Dựng:

  • Năm 2013, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc khoảng 19,6 m2 sàn/ người và dự kiến tăng lên 20,4 m2 sàn/người năm 2014 [trong đó diện tích bình quân nhà ở tại đô thị khoảng 24,3 m2 sàn/người, tại nông thôn khoảng 18,5 m2 sàn/người];
  • Năm 2013, toàn quốc có 124 dự án NOXH đang được triển khai mới với quy mô xây dựng khoảng 78.700 căn, trong đó có 85 dự án NOXH cho người thu nhập thấp; ngoài ra nhu cầu về nhà ở xã hội ước tính cần thêm 700.000 căn.
  • Năm 2010 tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung khoảng 40.000 - 50.000 ha, với khoảng 5000 dự án và tổng số tiền đầu tư là 30 tỷ USD. Tầm nhìn đến năm 2020 có quy hoạch đất sử dụng cho các KCN là khoảng 90.000 ha

Như vậy có thể thấy rõ nhu cầu về cả nhà ở của người dân và nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp mới đều đang ở mức cao trong thời gian tới.

Dự báo nhu cầu tương lai

  • Trong vòng 30 năm tới, khi Việt nam trở thành nước phát triển, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành một vấn đề thiết yếu
  • Ngành công trình nói chung và Xây dựng DD CN nói riêng sẽ trở thành mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế
  • Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
  • Người tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng Dân dụng và Công nghiệp làm việc ở vị trí kỹ sư tại các doanh nghiệp xây dựng, công ty tư vấn, ban quản lý dự án, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp; giảng viên giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề...

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển của chất lượng đời sống con người trong đó thiết yếu nhất vẫn là nhu cầu về ăn, ở và đi lại. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình dân dụng trở thành cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhu cầu đó đã kéo theo nhu cầu nguồn nhân lực của ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ngày càng cao. Việc nhân lực ngành này còn “thiếu” và “yếu” khiến cho công tác đào tạo nhân lực ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp được quan tâm và chú trọng phát triển. Vậy Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ? Tốt nghiệp ra trường làm gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh đặt ra khi lựa chọn ngành học cho mình và con em mình. Cùng giải đáp những băn khoăn này của rất nhiều người thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ? Tốt nghiệp ra trường làm những công việc gì ? Đó là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh khi chọn ngành

Ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp là gì ?

Xây dựng dân dụng và công nghiệp là ngành chuyên về lĩnh vực thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công cũng như quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp nhằm mục đích phục vụ đời sống con người. Các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể kể đến như: nhà ở, trung tâm thương mai, bệnh viện, trường học, khách sạn – nhà hàng…

Sinh viên theo học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức về toán, vật lý và hóa học ứng dụng, kết cấu công trình, sức bền vật liệu, cấp thoát nước công trình, vẽ mỹ thuật, máy xây dựng và tổ chức thi công

Các trường đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp

Để đáp ứng những nhu cầu về nhân lực rất lớn của lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, có rất nhiều trường đại học và cao đẳng uy tín đang đào tạo ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: có thể kể đến như: Đại học Giao thông vận tải, Đại học xây dựng, Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh, Đại học Thành Đô, Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Xây dựng số 1.

Tại các trường này, sinh viên ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp bên cạnh được trang bị các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp…

Học ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp ra trường làm gì?

 Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động tp Hồ Chí Minh thì số lượng người lao động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc khoảng 11.000 người mỗi năm, chiếm 4% tổng nhu cầu nhân lực mỗi năm của tp Hồ Chí Minh. Việt Nam đã tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Điều đó đã mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam đặc biệt là lao động trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tại, chế biến thực phẩm, may mặc… Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng cũng như lĩnh vực xây dựng và kiến trúc nói chung luôn luôn rộng mở.

Tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại các công trường xây dựng, trong công xưởng cũng như làm việc tại các văn phòng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Kỹ sư xây dựng làm việc tại các công trường thường phụ trách các mảng liên quan đến thiết kế, thi công, giám sát hoặc thẩm định các công trình, hoặc nghiệm thu các dự án công trình… Tại các văn phòng, sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp có thể làm việc với vai trò của một Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật công trình xây dựng, nghiệm thu các thiết kế – công trình của các công ty, hoặc làm việc với vai trò nghiên cứu như một chuyên gia, giảng viên ngành xây dựng…

Với những thông tin nêu trên về ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp cũng như việc làm sau khi ra trường của sinh viên theo học ngành này, những băn khoăn nêu trên của bạn đã được giải đáp phần nào. Hi vọng rằng những thông tin đó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình lựa chọn trường và ngành học phù hợp với bạn trong ngưỡng cửa của kỳ thi tuyển sinh Đại học – cao đẳng năm 2018. Chúc các bạn thành công

FacebookTwitterGoogle+Pin It

Ngành xây dựng dân dụng là gì? Cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai

Bao nhiêu người trong chúng ta hiểu rõ về ngành xây dựng dân dụng là gì? Những ai nên học ngành này và đặc điểm của ngành học này là gì? Sinh viên nên tham khảo ngay để lựa chọn ngành học phù hợp!

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, nhờ vậy có những ngành nghề được nâng cấp lên một level mới, trong đó có xây dựng. Từ trước đến nay, ngành xây dựng không còn mới mẻ với người dân lao động Việt Nam, tuy nhiên khi ngành xây dựng phát triển, nhiều ngách mới trong ngành cũng xuất hiện như xây dựng dân dụng. Vậy xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của ngành xây dựng dân dụng là gì?

I. Tìm hiểu khái niệm xây dựng dân dụng là gì?

1. Tìm hiểu khái niệm Ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng là gì?

Khái niệm kỹ thuật xây dựng dân dụng là gì? Hiện nay, ngành xây dựng dân dụng được hiểu là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp với nhiệm vụ chính là thiết kế, thi công công trình và giám sát công trình dân dụng. Vậy công trình dân dụng là những loại công trình nào. Theo định nghĩa, công trình dân dụng là những công trình xây dựngtự nhiên như đường xá, cầu cống, đường hầm, tòa nhà,... Và ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng đã ra đời từ rất lâu.

Ngành kỹ thuật xây dựng dân dụng là gì?

2. Tìm hiểu khái niệm xây dựng dân dụng là gì?

Ngành xây dựng dân dụng là gì trong xây dựng. Ngành xây dựng dân dụng dùng để chỉ những ngành chuyên sâu về nhiều lĩnh vực xây dựng như tư vấn thiết kế công trình kèm theo tổ chức thi công công trình. Bên cạnh đó, xây dựng dân dụng còn liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý và giám sát thi côngcông trình xây dựngnhư trung tâm thương mại, khu chung cư, trường học,...

Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng phát triển, yêu cầu về vấn đề ăn ở ngày càng được nâng cao. Nhằm đáp ứng được nhu cầu của cư dân thì việc xây dựng những công trình ngày càng cao kèm theo sự phát triển của ngành xây dựng dân dụng.

Vậy công trình xây dựng dân dụng là gì? Công trình xây dựng dân dụng là những công trìnhđược cấp phép thi công bởi bộ xây dựng và cũng được giám sát thi công nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh xã hội.

II. Các nhân tố quan trọng trong ngành xây dựng dân dụng là gì?

Ngành xây dựng dân dụng là một ngành có tính chất tổng hợp cao chịu sự chi phối của nhiều loại nhân tố khác nhau. Để đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu nhất, ngành xây dựng dân dụng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và bền vững gồm những nhân tố về:

  • Quản lý dự án
  • Đơn vị thầu thi công
  • Kỹ sư tư vấn thiết kế
  • Kỹ sư phụ trách thi công
  • Kiến trúc sư
  • Tư vấn giám sát thi công

III. Vai trò đối với phát triển kinh tế của ngành xây dựng dân dụng là gì?

Khi hiểu được định nghĩa là ngành xây dựng dân dụng là gì, chúng ta sẽ hiểu rõ vai trò của xây dựng dân dụng là gì để hiểu về bản chất của nó. Ngành xây dựng dân dụng là một trong những ngành trọng điểm của quốc gia và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế.

Vai trò của xây dựng dân dụng là gì?

Ngành xây dựng dân dụng là biểu hiện của đường lối và định hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia, nhờ vậy tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng để tạo điều kiện phát triển nền kinh tế. Với những vai trò thiết thực, xây dựng dân dụng sẽ luôn là một ngành chiếm được sự quan tâm cũng như đầu tư trong công cuộc phát triển đổi mới như hiện nay.

Nhu cầu về nhà ở sẽ không bao giờ giảm trừ khi dân số giảm. Khi tỷ lệ dân số mỗi ngày đều tăng thì nhu cầu về nhà ở hay công trình xây dựng công cộng sẽ luôn cần thiết, chính vì vậy nếu bạn đam mê công trình xây dựng thì ngành này khá phù hợp với bạn. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về bản chất xây dựng dân dụng là gì và những việc làm xây dựng cụ thể liên quan thì sinh viên vẫn nên cân nhắc và nghiên cứu trước khi chọn ngành.

IV. Các trường đào tạo ngành Xây dựng dân dụng

Sự phát triển bùng nổ của xây dựng dân dụng đã kéo theo nhu cầu sử dụng nguồn lao động của ngành xây dựng và vật liệu xây dựng. Từ đó, nhiều trường đại học cũng mở rộng quy trình đào tạo và tuyển sinh những ngành học liên quan đến xây dựng dân dụng. Sinh viên trước khi chọn ngành học có thể tham khảotư vấn tuyển sinhbất cứ lúc nào.

Thực tế, khi đã hiểu xây dựng dân dụng là gì, ta sẽ thấy đây không phải một ngành có thể tự học. Ngành xây dựng dân dụng với tính chất chuyên dụng liên quan đến kỹ thuật nên cũng cần được có cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng. Môi trường đại học là một trong những nơi được lựa chọn để đào tạo kiến thức chuyên môn kèm theo kỹ năng cứng phục vụ cho nhu cầu công việc. Một số trường đại học đã xây dựng quy trình đào tạo cho ngành xây dựng dân dụng:

  • Đại học Xây dựng
  • Đại học Kiến trúc
  • Đại học Bách Khoa
  • Đại học Giao thông vận tải

Những trường Đại học là một nơi đào tạo về xây dựng dân dụng và là nơi mà sinh viên nào cũng có thể tham gia tư vấn tuyển sinh trước khi chọn ngành. Vì nhu cầu sử dụng nguồn lao động cao, điểm chuẩn cho sinh viên lựa chọn ngành xây dựng dân dụng thường khá cao khoảng 23 điểm vì tiêu chí đầu ra chất lượng vấn được ưu tiên. Vậy sau khi trải qua thời gian được đào tạo ngành xây dựng dân dụng, sinh viên có thể làm công việc gì?

Đào tạo ngành xây dựng dân dụng

Khi tư vấn tuyển sinh sinh viên sẽ biết được rằng những trường Đại học đào tạo và cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến ngành xây dựng. Khi theo học ngành này, sinh viên được thực hành những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,... phục vụ cho quá trình thi công công trình sau khi tốt nghiệp. Thêm vào đó, những môn học liên quan đến vật liệu xây dựng hay xây dựng dân dụng cũng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hệ thống kỹ thuật công trình, xây dựng,...

Sau khi ra trường, sinh viên được xem là những kỹ sư kiến trúc với nguồn kiến thức chuyên sâu về thiết kế cần nắm được thao tác cơ bản để thi công công trình xây dựngdân dụng. Người kỹ sư xây dựng dân dụng nên được trang bị những khả năng thiết kế như giám sát, kiểm soát và quản lý công trình phù hợp với nhiều việc làm xây dựng.

V. Nhu cầu nhân lực, vị trí làm việc và cơ hội việc làm của ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp

1. Nhu cầu nhân lực ngành xây dựng dân dụng

Hiểuxây dựng dân dụng là gì,bản chất của nólà một nghề lâu năm và luôn được quan tâm trong đời sống hiện nay vì nhu cầu xã hội tăng cao. Trước đây, khi con người chưa được tiếp xúc nhiều với kiến thức chuyên sâu, vì vậy không có nhiều người hiểu rõ bản chất của xây dựng dân dụng là gì. Tuy nhiên, hiện nay khi sự hiểu biết được nâng cao, con người dễ tìm hiểu được xây dựng dân dụng là gì, nhu cầu việc làm xây dựng cũng tăng cao để đáp ứng được xu hướng của thị trường.

Ví dụ như hiện nay, không thể chối cãi khi nhu cầu về nhà ở của dân cư ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những thành phố lớn đông dân. Song song với tốc độ tăng trưởng dân số tỷ lệ thuận cùng sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu của nguồn lao động ngành xây dựng dân dụng. Theo ước tính thì năm 2021 chính là sự bùng nổ của ngành công nghiệp xây dựng, nhu cầu việc làm xây dựng sẽ đạt mức độ tăng trưởng cao nhất. Vì vậy, nếu như bạn đang có ý định theo học ngành này thì có thể tham khảotư vấn tuyển sinhtại trường đại học.

Nhu cầu nhân lực ngành xây dựng

Ngành xây dựng dân dụng đang là ngành thiếu nguồn nhân lực vì một lý do khá dễ hiểu. Mặc dù nhiều sinh viên theo học ngành xây dựng dân dụng nhưng nguồn nhân lực chất lượng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, có thể thấy đây là một trong những ngành vẫn đang thiếu nhân lực. Mặc dù có nhiều ngành chịu sự ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, tuy nhiên hiểu được bản chất của xây dựng dân dụng là gì thì cũng hiểu được vấn đề ăn ở luôn là nhu cầu thiết yếu của con người.

2. Học xây dựng dân dụng làm việc ở đâu?

Sau khi được đào tạo ngành xây dựng dân dụng, những kỹ sư có cơ hội việc làm tại nhiều nơi như cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân về vật liệu xây dựng, sở nghiên cứu đào tạo và sản xuất, nghiên cứu chuyên sâu về giảng dạy,... Có thể thấy cơ hội việc làm của kỹ sư ngành xây dựng chuyên dụng không ít, tuy nhiên mỗi vị trí đều có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi sinh viên phải trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng.

Khi theo đuổi ngành xây dựng dân dụng, sinh viên nên tham gia tư vấn tuyển sinh để hiểu được rằng môi trường làm việc của ngành xây dựng dân dụng, kèm theo đó là những việc làm xây dựng cụ thể, liệu nó có phù hợp với mình không? Khi tham gia tư vấn tuyển sinh, bạn sẽ thấy việc làm xây dựng không chỉ làm việc tại công trình mà còn ở văn phòng, với mỗi vị trí công việc là một nhiệm vụ khác nhau.

3. Cơ hội việc làm ngành xây dựng dân dụng

Sinh viên hiểukiến thức chuyên môn xây dựng dân dụng là gì và được đào tạo nâng cao có thể tham gia nhiều lĩnh vực đa dạng trong ngành xây dựng hay vật liệu xây dựng. Khả năng liên thông ở ngành này rất lớn nên có nhiều việc làm xây dựng khác nhau với nhiều nhiệm vụ chuyên biệt mở ra cơ hội việc làm.

Cơ hội làm việc sau đào tạo

Khi sinh viên tốt nghiệp ngành xây dựng dân dụng, những kỹ sư công trình xây dựng có thể bắt đầu từ những công việc đơn thuần nhất như thiết kế công trình, tiếp đến là thi công và giám sát công trình và cao cấp hơn là thẩm định chất lượng dự án công trình như một nhân viên QC. Nếu ngại môi trường làm việc bụi bặm và muốn làm việc tại văn phòng thì sinh viên có thể tham gia việc làm xây dựng ở vị trí chuyên viên tư vấn, thiết kế kỹ thuật và nghiệm thu công trình xây dựng,... Những vị trí công việc này đều được giải thích cụ thể khi sinh viên tham gia tư vấn tuyển sinh.

VI. Kết luận

Khi đã hiểu ngành xây dựng dân dụng là gì, sinh viên mới có thể lựa chọn ngành học đúng theo định hướng nghề nghiệp. Không phải sinh viên nào cũng có thể lựa chọn nghề nghiệp đúng theo sở thích và niềm đam mê, vì vậy để giảm thiểu sự hiểu sai về ngành học, sinh viên nào cũng cần tìm hiểu kỹ ngành mình muốn theo đuổi. Nếu như bạn có một niềm đam mê với xây dựng và kỹ thuật thì ngành xây dựng dân dụng cũng có thể là một sự lựa chọn không tồi.

Xem tiếp: Khoảng lùi xây dựng là gì? Quy định và cách tính khoảng lùi xây dựng

Tag:

kiến trúc công trình quản lý công trình giám sát công trình ngành xây dựng Ngành xây dựng dân dụng việc làm xây dựng

Bài viết nhiều người đọc

  • Tổng hợp những mẫu biên bản nghiệm thu hot nhất hiện nay

  • Kỹ sư xây dựng - Ngành nghề có mức thu nhập hấp dẫn nhưng nhiều thách thức

  • Shipper nên lựa chọn hãng giao hàng nào để có thể làm việc?

  • Biên bản nghiệm thu là gì? Những mẫu biên bản nghiệm thu chuyên nghiệp nhất

  • Trợ lý và thư ký khác nhau như thế nào?

  • Những kỹ năng cần thiết của kiến trúc sư trong phát triển sự nghiệp

  • Đề án là gì? Tổng hợp cách xây dựng đề án chi tiết nhất

  • Kỹ sư xây dựng là gì? Vì sao nên chọn nghề kỹ sư xây dựng

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề