Kỹ thuật ô tô đại học

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kỹ thuật ô tô thuộc lĩnh vực Cơ khí động lực/Kỹ thuật giao thông là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về lĩnh vực tính toán, thiết kế, công nghệ chế tạo, khai thác, vận hành và dịch vụ kỹ thuật ô tô – loại phương tiện giao thông vận tải thông dụng và có số lượng nhiều nhất hiện nay.

Kỹ thuật ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo Kỹ sư ô tô hệ 5 năm. Đào tạo theo định hướng nghiên cứu, tính toán và thiết kế mô phỏng, giúp sinh viên có đủ năng lực và kỹ năng khai thác và ứng dụng các thiết bị thí nghiệm và phần mềm tiên tiến thuộc lĩnh vực chuyên ngành. Chương trình này hướng tới đào tạo ra các kỹ sư R&D có tư duy sáng tạo, các chuyên gia công nghệ, các nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.

  1. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  2. Trường Đại học Giao thông Vận tải
  3. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  5. Học viện Kỹ thuật Quân sự
  6. Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
  7. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
  8. Trường Đại học PHENIKAA

Cơ điện tử ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo Kỹ sư Cơ điện tử ô tô, 4,5 năm: Chương trình đào tạo kỹ sư được trang bị kiến thức về các hệ thống cơ điện tử ô tô trên ô tô hiện đại, xe điện và xe tự hành.

  1. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Trường Đại học PHENIKAA

Công nghệ Kỹ thuật ô tô[sửa | sửa mã nguồn]

Đào tạo Cử nhân Công nghệ Kỹ thuật ô tô hoặc Kỹ sư thực hành hệ 4 năm: Chương trình này nhằm đào tạo các cử nhân/kỹ sư chuyên hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô – loại phương tiện giao thông vận tải thông dụng và có số lượng nhiều nhất hiện nay như điều hành sản xuất phụ tùng; điều kiện và lắp ráp ô tô; cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô.

  1. Trường Đại học Giao thông Vận tải
  2. Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  5. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng
  7. Trường Đại học Nha Trang[1]
  8. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
  9. Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
  10. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
  11. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  12. Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  13. Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
  14. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
  15. Trường Đại học Sao Đỏ
  16. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  17. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
  18. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
  19. Trường Đại học Công nghiệp Vinh
  20. Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  21. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên:
  22. Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
  23. Trường Đại học Ngô Quyền
  24. Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
  25. Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  26. Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
  27. Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
  28. Trường Đại học Lạc Hồng
  29. Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
  30. Trường Đại học Lâm nghiệp
  31. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
  32. Trường Đại học Nam Cần Thơ
  33. Trường Đại học kinh doanh và công nghệ hà nội
  34. Trường Đại học Bình Dương.
  35. Trường Đại học Thủy Lợi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ //web.archive.org/web/20160530161107///ntu.edu.vn/khoaktgt/vi-vn/b%E1%BB%99m%C3%B4n/k%E1%BB%B9thu%E1%BA%ADt%C3%B4t%C3%B4.aspx. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.

  • Hội thảo khoa học CLB cơ khí động lực lần thứ VI[liên kết hỏng]
  • NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ [D510205]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kỹ thuật cơ khí
  • Cơ điện tử
  • Ô tô

Mục lục

  • Review chuyên ngành Kỹ thuật ô tô Đại học Xây dựng [NUCE]: Thỏa mãn đam mê với những chiếc xe bốn bánh!
  • 1. Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô là gì?
  • 2. Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô tại Đại học Xây dựng có gì?
  • 3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kỹ thuật ô tô Đại học Xây dựng
  • 4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô

Review chuyên ngành Kỹ thuật ô tô Đại học Xây dựng [NUCE]: Thỏa mãn đam mê với những chiếc xe bốn bánh!

Bạn muốn trở thành cử nhân kỹ sư? Bạn yêu thích khám phá sức mạnh của công nghệ số? Bạn muốn đóng góp sức trẻ và sự nhiệt huyết của mình cho nền công nghiệp ô tô đầy năng động? Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô tại trường Đại học Xây dựng chính là nơi giúp bạn thực hiện hóa ước mơ của mình.

Review chuyên ngành Kỹ thuật ô tô trường Đại học Xây dựng

1. Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô là gì?

Kỹ thuật ô tô là ngành học tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như: Tự động hóa, cơ khí, công nghệ chế tạo máy móc, điện – điện tử, sản xuất phụ tùng, cải tiến, lắp ráp, nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô,…

Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô được đào tạo các kiến thức từ có bản đến nâng cao liên quan đến cơ khí ô tô, máy động lực hệ thống truyền động – truyền lực, hệ thống điều khiển, cơ cấu cơ khí,… đề từ đó áp dụng các nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành và những kỹ năng liên quan đến ô tô khác vào trong công việc thực tế. Một số môn học tiêu biểu của ngành: Công nghệ chẩn đoán, động cơ đốt trong, hệ thống điện – điện tử ô tô, tính toán ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô,…

2. Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô tại Đại học Xây dựng có gì?

Chuyên ngành Kỹ thuật ô tô thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí tại Đại học Xây dựng là một ngành đào tạo mới với chương trình xây dựng theo phương thức tiếp cận hiện đại CDIO đồng thời được đánh giá theo chuẩn kiểm định ABET của Hoa Kỳ.

Chương trình đào tạo trang bị cho sinh viên đầy đủ các kiến thức cơ sở ngành, liên ngành và chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật ô tô. Nhờ đó mà sau khi ra trường sinh viên có đủ kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu xã hội trong hệ thống bảo dưỡng sửa chữa, quy trình sản xuất ô tô, thiết kế các chi tiết và hệ thống ô tô,…

Thời gian đào tạo được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 [3,5-4 năm] theo chương trình cử nhân, giai đoạn 2 [1-1,5 năm] theo chương trình kỹ sư mới.

Đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và nhiệt huyết

Với chương trình này, về kiến thức, bạn có năng lực xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật ô tô và kỹ thuật cơ khí trong hoàn cảnh thực tế đầy biến động của nền công nghiệp. Có thể ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm giải pháp, hệ thống giải quyết những vấn đề kỹ thuật. Có khả năng giao tiếp tốt trong nhiều hoàn cảnh: trình bày cá nhân, trình bày nhóm, giao tiếp miệng, giao tiếp văn bản, giao tiếp đồ họa,…

Về kỹ năng, bạn sẽ có khả làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng thiết kế, thí nghiệm, thực hiện, diễn giải số hóa các ý nghĩa dữ liệu, sử dụng những nhận xét kỹ thuật để đưa ra kết luận cho vấn đề.

Trường Đại học Xây dựng thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, thực tập tại các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô, các cơ sở kinh doanh phụ phùng ô tô, trạm đăng kiểm, garage sửa chữa,… giúp sinh viên tiếp cận với công nghệ hiện đại, kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường thực tế.

Phong trào sinh viên tại Đại học Xây dựng vô cùng sôi nổi

Trải nghiệm với không gian học tập mở, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường lành mạnh, đội ngũ giảng viên ưu tú nhiệt huyết, các hoạt động sinh viên sôi nổi như hoạt động câu lạc bộ, hoạt động văn hóa văn nghệ, các đêm nhạc đi kèm các cuộc thi với phần thưởng hấp dẫn,… chính những gì bạn sẽ nhận được khi học tập tại đại học Xây Dựng.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kỹ thuật ô tô Đại học Xây dựng

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật ô tô có thể đảm nhận những công việc sau:

–        Chuyên viên kỹ thuật, tư vấn thiết kế sản xuất, chế tạo ô tô, phụ tùng ô tô, các thiết bị hỗ trợ tại những nhà máy ô tô như: THACO, Toyota, Vinfast, Hyundai, Ford,…

–        Chỉ đạo kỹ thuật, kỹ thuật viên sửa chữa, bảo dưỡng ô tô tại các đại lý bán xe, garage, showroom, đại lý ủy quyền của các hãng

–        Chuyên viên quản lý chất lượng, kiểm tra xe tại các trạm đăng kiểm

–        Quản lý, cố vấn dịch vụ chăm sóc khách hàng liên quan đến ô tô và phụ tùng ô tô

–        Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực ô tô

Trên đây là những thông tin chi tiết về chuyên ngành Kỹ thuật ô tô tại Đại học Xây dựng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai của mình!

Bài viết liên quan

  • Review trường Đại Học Xây Dựng [NUCE]: Lịch sử bi tráng cùng chất lượng đào tạo vững vàng
  • Cơ khí hàng không - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Đà Nẵng
  • Công nghệ chế tạo máy - Đại Học Thủy Lợi [Cơ sở 1]
  • Khoa học máy tính - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
  • Tin học xây dựng - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Chủ Đề