Lãi suất ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Ai được gửi tiết kiệm tại Việt Nam?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Trong đó, theo Điều 3 Thông tư 48, đối tượng được gửi tiền tiết kiệm bao gồm:

 1. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

2. Công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

3. Công dân Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giám hộ.

Theo quy định trên, người nước ngoài không được gửi tiết kiệm tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài dịch vụ gửi tiền tiết kiệm, các tổ chức tín dụng hiện nay còn cung cấp các sản phẩm về tiền gửi có kỳ hạn.

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 49/2018/TT-NHNN, tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi cho khách hàng.

Khác với gửi tiết kiệm, người gửi tiền gửi có kỳ hạn sẽ không nhận được sổ tiết kiệm, toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi của dịch vụ tiền gửi có kỳ hạn thường được thỏa thuận trả trước, sau hoặc trả định kỳ, còn lãi của dịch vụ gửi tiết kiệm thường thỏa thuận trả theo tháng, quý hoặc cuối kỳ.

Về đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, Điều 3 Thông tư 49 quy định gồm:

1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân.

2. Người không cư trú bao gồm:

a] Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

b] Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối [đã được sửa đổi, bổ sung];

c] Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 [sáu] tháng trở lên.

Như vậy, theo quy định trên, người nước ngoài được phép gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Việt Nam nếu cư trú hợp pháp từ 06 tháng trở lên.

Người nước ngoài có được gửi tiết kiệm tại Việt Nam? [Ảnh minh họa]
 

Khi các quy định trên mới ban hành, đã có thắc mắc từ một số ngân hàng thương mại về việc không được nhận tiền gửi tiết kiệm của nhóm khách hàng là người nước ngoài, khiến thất thoát về vốn và không tranh thủ được tối đa nguồn lực.

Tuy nhiên, lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước giải thích, thắc mắc và hiểu nhầm trên một phần do các tổ chức tín dụng, hoặc người tiếp cận chỉ tập trung ở các quy định của Thông tư 48, mà chưa tìm hiểu thêm quy định có liên quan khác.

Thông tư số 49 quy định về tiền gửi có kỳ hạn được ban hành cùng thời điểm và bổ trợ cho Thông tư 48 quy định về tiền gửi tiết kiệm. Đây là một cặp văn bản quy định về các hoạt động gửi tiền tại ngân hàng.

Theo đó, người nước ngoài chỉ được gửi tiền vào các ngân hàng theo hình thức gửi tiền có kỳ hạn. 

Lãnh đạo vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước giải thích, do Luật Các tổ chức tín dụng sau khi sửa đổi, bổ sung có quy định hai khái niệm về “tiền gửi có kỳ hạn” và “tiền gửi tiết kiệm”, nên các thông tư trên được tách ra, nhưng về bản chất không thay đổi.

Về hình thức, với tiền gửi tiết kiệm thì khách hàng mang tiền trực tiếp đến quầy giao dịch và ngân hàng phát hành sổ tiết kiệm; với tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng chuyển tiền gửi từ tài khoản thanh toán gửi theo các kỳ hạn và hưởng lãi suất.
 

Một số điểm cần lưu ý về gửi tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng

Về thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn

Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 49 quy định, thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó bao gồm tối thiểu các nội dung:

a] Thông tin của khách hàng:

[i] Đối với khách hàng là cá nhân: Họ và tên, quốc tịch, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân và thông tin của người đại diện hợp pháp trong trường hợp gửi tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp;

[ii] Đối với khách hàng là tổ chức: Tên tổ chức, thuộc đối tượng người cư trú hoặc người không cư trú, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin tổ chức; Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức bao gồm: họ và tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân;

[iii] Đối với tiền gửi chung có kỳ hạn: thông tin của tất cả khách hàng sở hữu chung khoản tiền gửi có kỳ hạn;

b] Thông tin tổ chức tín dụng: Tên tổ chức tín dụng; Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng;

c] Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn;

d] Lãi suất, phương thức trả lãi;

đ] Thỏa thuận về chi trả trước hạn, kéo dài thời hạn gửi tiền;

e] Thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng được dùng để gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn gồm: tên chủ tài khoản thanh toán, số tài khoản thanh toán, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản thanh toán;

g] Xử lý trong trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa, đóng, tạm khóa và các trường hợp thay đổi tình trạng tài khoản thanh toán của khách hàng;

h] Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn;

i] Xử lý đối với các trường hợp nhàu nát, rách, mất thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn;

k] Quyền và nghĩa vụ của khách hàng, tổ chức tín dụng;

l] Hiệu lực của thỏa thuận.

Ngoài các nội dung trên, Điều 6 cũng quy định, các bên có thể thỏa thuận nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Về lãi suất tiền gửi, theo Điều 7 Thông tư 49, lãi suất do tổ chức tín dụng quy định phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

Đồng thời phương pháp tính lãi phải thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, phương thức trả lãi thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Về kéo dài thời hạn gửi tiền

Theo Điều 9 Thông tư 49 của ngân hàng Nhà nước, việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Trong đó, thời hạn gửi tiền theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài không được dài hơn thời hạn hiệu lực của thị thực hoặc các giấy tờ khác xác định thời hạn được phép cư trú của cá nhân tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Về xử lý trường hợp rủi ro

Căn cứ Điều 14 Thông tư 49, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất thỏa thuận tiền gửi và các trường hợp rủi ro khác đối sao cho phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan, điều kiện kinh doanh của tổ chức tín dụng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là một số thông tin về vấn đề người nước ngoài có được gửi tiết kiệm tại Việt Nam không? Nếu gặp vướng mắc cần giải đáp, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192.

>> Người nước ngoài có được mở tài khoản ngân hàng?

>> Người nước ngoài được mang bao nhiêu tiền vào Việt Nam?

>> Bị mất sổ tiết kiệm, xử lý thế nào?

Gửi tiết kiệm ngân hàng là kênh đầu tư phổ biến và an toàn nhất từ trước đến nay do không cần đời hỏi nhiều kiến thức đầu tư. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh trên toàn cầu các kênh đầu tư trong nước và quốc tế đều đang đứng trước thách thức và diễn biến phức tạp, khó lường, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được xem là kênh giữ tiền hiệu quả và an toàn nhất. Trong bài này Dân Tài Chính sẽ chia sẻ với bạn cách gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất & cách chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm để có lãi suất cao, an toàn nhất và bảng thống kê Lãi suất ngân hàng nào cao nhất 3/2022.

Thị trường lãi suất ngân hàng 3/2022

Từ đầu năm 2021 đến nay, lãi suất tiết kiệm cả kỳ hạn ngắn và dài đều liên tục giảm do thanh khoản của các ngân hàng thương mại khá dồi dào. Do tác động của dịch bệnh, tín dụng tăng trưởng thấp và chậm nên khả năng hấp thụ lượng tiền gửi của các ngân hàng bị hạn chế. Vì vậy, các ngân hàng phải điều chỉnh để cân đối chi phí. Nhiều ý kiến cho rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, mặt bằng lãi suất của Việt Nam trong năm 2021 đã giảm mạnh về mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Theo dự báo của chúng tôi, Sang năm 2022, lãi suất cả tiền gửi và cho vay có thể sẽ tăng trở lại khi nhiều dự báo đưa ra kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát nhờ vắc xin. Như vậy, nhu cầu vốn tín dụng tăng lại sẽ đẩy lãi suất tăng lên.

Bảng tổng hợp Lãi suất ngân hàng nào cao nhất 3/2022

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 3/2022?

Như thường lệ vào những tháng cận Tết dương lịch và Tết nguyên đán, nhu cầu chi tiêu tăng cao kéo theo Lãi suất ngân hàng tăng theo. Nhiều ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng mạnh dành cho khách hàng cá nhân để thu hút tiền gửi, 1 số ngân hàng còn áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, tặng quà. Mức lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng tăng từ 0,1%/năm đến gần 1%/năm, cao nhất gần 8%/năm.

Tổng hợp lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân gửi trực tuyến online [%/năm]

Lãi suất: %/năm                    
Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm [tháng]
01Th 03Th 06Th 09Th 12Th 13Th 18Th 24Th 36Th KKH
Lãi suất ngân hàng ABbank 3,35 3,55 5,20 5,20 5,70 5,70 6,00 6,00 6,30 0,20
Lãi suất ngân hàng Agribank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,50 5,50 5,50 5,50 0,10
Lãi suất ngân hàng Bắc Á 3,80 3,80 6,10 6,20 6,60 6,70 6,80 6,90 6,90 0,20
Lãi suất ngân hàng Bảo Việt 3,55 3,65 6,10 6,00 6,55 6,70 6,70 6,70 6,70
Lãi suất ngân hàng BIDV 3,10 3,40 4,00 4,00 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 0,10
Lãi suất ngân hàng CBBank 3,60 3,85 6,35 6,45 6,65 6,70 6,80 6,80 6,80
Lãi suất ngân hàng Đông Á 3,60 3,60 5,50 5,60 6,10 6,50 6,30 6,30 6,30
Lãi suất ngân hàng Eximbank 3,60 3,60 5,70 6,00 6,10 6,50 6,50 6,50 6,50 0,10
Lãi suất ngân hàng GPBank 4,00 4,00 6,50 6,60 6,70 6,80 6,70 6,70 6,70 0,20
Lãi suất ngân hàng Hong Leong 3,00 3,15 3,50 4,00 4,60 4,60
Lãi suất ngân hàng Indovina 3,10 3,40 4,50 4,70 5,50 5,70 5,80 5,80
Lãi suất ngân hàng Kiên Long 3,20 3,50 5,70 5,80 6,60 6,70 6,85 6,85 6,85
Lãi suất ngân hàng MSB 3,50 3,80 5,50 5,50 6,10 6,10 6,10 6,10 6,10
Lãi suất ngân hàng MBBank 2,50 3,20 4,25 4,60 4,85 5,10 5,50 5,35 6,20 0,10
Lãi suất ngân hàng Nam Á Bank 3,90 3,90 6,20 6,50 7,20 7,20 7,40 7,40 7,40
Lãi suất ngân hàng NCB 3,50 3,50 5,80 6,00 6,20 6,40 6,40 6,40 0,10
Lãi suất ngân hàng OCB 3,80 3,85 5,40 5,70 6,10 6,20 6,30 6,35
Lãi suất ngân hàng OceanBank 3,60 3,70 6,00 5,70 6,55 6,40 6,60 6,60 6,60 0,20
Lãi suất tiết kiệm PGBank 3,90 3,90 5,40 5,40 6,10 6,20 6,60 6,60
Lãi suất tiết kiệm PublicBank 3,30 3,60 5,30 5,30 6,30 6,80 6,00 6,00
Lãi suất ngân hàng PVcomBank 4,00 4,00 6,00 6,15 6,60 6,95 7,00 7,05
Lãi suất ngân hàng Saigonbank 3,10 3,40 4,70 4,70 5,60 6,20 5,80 5,80 5,80 0,20
Lãi suất ngân hàng SCB 4,00 4,00 6,65 6,80 7,00 7,25 7,35 7,35 7,35
Lãi suất ngân hàng SeAbank 3,50 3,60 5,40 5,70 6,10 6,15 6,20 6,25
Lãi suất ngân hàng SHB 3,80 3,95 5,60 5,85 6,10 6,10 6,20 6,30 6,35
Lãi suất ngân hàng TPbank 3,30 3,55 5,45 5,95 6,15 6,15 6,15
Lãi suất ngân hàng VIB 3,50 3,70 5,30 5,30 5,80 5,90 5,90
Lãi suất ngân hàng VietCapitalbank 3,80 3,80 5,90 5,70 6,20 6,20 6,30 6,50
Lãi suất ngân hàng Vietcombank 3,00 3,30 4,00 4,00 5,50 5,30 5,30 0,10
Lãi suất ngân hàng VietinBank 5,75 5,75 0,25
Lãi suất ngân hàng VPBank 3,70 5,30 5,70 5,80
Lãi suất ngân hàng VRB 6,30 6,40 6,70 7,00 7,00 0,20

Tổng hợp lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân gửi tại quầy [%/năm]

Lãi suất: %/năm                    
Ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm [tháng]
01Th 03Th 06Th 09Th 12Th 13Th 18Th 24Th 36Th KHH
Lãi suất tiết kiệm ABbank 3,35 3,55 5,20 5,20 5,70 5,70 6,00 6,00 6,30 0,20
Lãi suất tiết kiệm Agribank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,50 5,50 5,50 5,50 0,10
Lãi suất tiết kiệm Bắc Á 3,80 3,80 6,00 6,10 6,50 6,60 6,70 6,80 6,80 0,20
Lãi suất tiết kiệm Bảo Việt 3,35 3,45 5,90 5,80 6,35 6,50 6,50 6,50 6,50 0,20
Lãi suất tiết kiệm BIDV 3,10 3,40 4,00 4,00 5,50 5,50 5,50 5,50 5,50 0,10
Lãi suất tiết kiệm CBBank 3,50 3,75 6,25 6,35 6,55 6,60 6,70 6,70 6,70 0,20
Lãi suất tiết kiệm Đông Á 3,60 3,60 5,50 5,60 6,10 6,50 6,30 6,30 6,30
Lãi suất tiết kiệm Eximbank 3,10 3,20 5,50 5,70 5,70 6,00 6,00 6,00 6,00 0,10
Lãi suất tiết kiệm GPBank 4,00 4,00 6,50 6,60 6,70 6,80 6,70 6,70 6,70 0,20
Lãi suất tiết kiệm Hong Leong
Lãi suất tiết kiệm Indovina 3,10 3,40 4,50 4,70 5,50 5,70 5,80 5,80
Lãi suất tiết kiệm Kiên Long 3,10 3,40 5,60 5,70 6,50 6,60 6,75 6,75 6,75 0,20
Lãi suất tiết kiệm MSB 3,00 3,80 5,00 5,00 5,60 5,60 5,60
Lãi suất tiết kiệm MBBank 2,50 3,20 4,25 4,60 4,85 5,10 5,50 5,35 6,20 0,10
Lãi suất tiết kiệm Nam Á Bank 3,95 3,95 5,60 5,90 6,20 6,70 5,90 0,10
Lãi suất tiết kiệm NCB 3,50 3,50 5,80 6,00 6,20 6,40 6,40 6,40 0,10
Lãi suất tiết kiệm OCB 3,35 3,50 5,20 5,40 5,90 6,00 6,10 6,15 0,20
Lãi suất tiết kiệm OceanBank 3,60 3,70 6,00 5,70 6,55 6,40 6,60 6,60 6,60 0,20
Lãi suất tiết kiệm PGBank 3,90 3,90 5,40 5,40 6,10 6,20 6,60 6,60
Lãi suất tiết kiệm PublicBank 3,30 3,60 5,30 5,30 6,30 6,80 6,00 6,00
Lãi suất tiết kiệm PVcomBank 3,90 3,90 5,60 5,85 6,20 6,20 6,55 6,60 6,65
Lãi suất tiết kiệm Saigonbank 3,10 3,40 4,70 4,70 5,60 6,20 5,80 5,80 5,80 0,20
Lãi suất tiết kiệm SCB 4,00 4,00 5,90 6,40 7,00 7,00 7,00 7,00 0,20
Lãi suất tiết kiệm SeAbank 3,50 3,60 5,40 5,70 6,10 6,15 6,20 6,25
Lãi suất tiết kiệm SHB
Lãi suất tiết kiệm TPbank 3,20 3,45 5,30 6,00 6,00
Lãi suất tiết kiệm VIB 3,50 3,70 5,30 5,30 5,80 5,90 5,90
Lãi suất tiết kiệm VietCapitalbank 3,80 3,80 5,90 5,70 6,20 6,20 6,30 6,50
Lãi suất tiết kiệm Vietcombank 3,00 3,30 4,00 4,00 5,50 5,30 5,30 0,10
Lãi suất tiết kiệm VietinBank 3,10 3,40 4,00 4,00 5,60 5,60 5,60 5,60 0,10
Lãi suất tiết kiệm VPBank 3,70 5,30 5,70 5,80
Lãi suất tiết kiệm VRB 6,30 6,40 6,70 7,00 7,00 0,20

Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước vào chiều 30-9, trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.

Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tếcả năm 2021 chỉ khoảng 2,0%, lạm phát được kiểm soát ở mức bình quân 3,85%, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cắt giảm lãi suất điều hành nhằm cải thiện nền kinh tế.

Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã có điều chỉnh lãi suất huy động. Vậy Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 3/2022 để gửi tiết kiệm theo từng kỳ hạn?

Cuộc đua lãi suất huy động vốn đã gay gắt từ cuối năm 2021. Ngay sau Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] đã nâng mức lãi suất cao nhất tháng đầu tiên lên 12,4% / năm với kỳ hạn 12 tháng đối với tiền gửi Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo. Đây là mức lãi suất kỷ lục tại thời điểm này. Khách hàng phải gửi tối thiểu 10 triệu đồng. Đặc biệt, sản phẩm tiết kiệm này chỉ áp dụng cho khách hàng chưa thực hiện gửi tiết kiệm trực tuyến hoặc khách hàng mới trong 3 tháng kể từ thời điểm gửi tiền.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi trực tuyến:

  • Kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn lên đến 5.5% bao gồm: ACB, Bắc Á, Bảo Việt, MaritimeBank, SCB, VIB.
  • Kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các ngân hàng đều dao động mức lãi suất từ 5-5.5%
  • Kỳ hạn từ 6-9 tháng, SCB chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất tương ứng kỳ hạn 6 tháng: 6.65%, 9 tháng: 6.8%
  • Tiền gửi ở những kỳ hạn dài hơn từ 12-36 tháng, SCB vẫn là ngân hàng chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất với kỳ hạn 12 tháng: 7.0%, 13 tháng: 7.25%, 18-24-36 tháng: 7.35%.

Lãi suất tiết kiệm khi gửi tại quầy:

  • Gửi tiết kiệm Kỳ hạn từ 1-3 tháng, ngân hàng GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Ngoài ra, các ngân hàng còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%.
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng CBBank giữ mức lãi suất lần lượt là 6.35% và 6.45%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại.
  • Gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là GPBank và SCB với mức lãi suất 6.7% và 7.0%
  • Gửi tiết kiệm các kỳ hạn dài hơn như 13, 18, 24, 36 tháng, ngân hàng SCB, Bắc Á, VRB có mức lãi suất cao nhất. Mức lãi suất 6.8% kỳ hạn 13 tháng, cùng mức lãi suất 7.0% cho các kỳ hạn 18, 24, 36 tháng.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%. Chi tiết bạn xem bảng tổng hợp lãi suất bên trên nhé.

Gửi tiết kiệm ngân hàng nào thời điểm này?

Nên chọn ngân hàng nào để vừa an toàn vừa có lãi suất cao nhất?

Lựa chọn ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn có ý định gửi tiết kiệm. Ngân hàng bạn “chọn mặt gửi vàng” phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Uy tín.
  • Lãi suất hấp dẫn.
  • Giao dịch an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.
  • Sản phẩm tiết kiệm đa dạng.
  • Phục vụ chuyên nghiệp.
  • Nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.

Hiện nay, tại Việt Nam, các ngân hàng được chia làm 2 nhóm chủ yếu sau đây:

Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước

Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank [Big 4]. Đây là những ngân hàng lớn và uy tín nên khi gửi tiền ở nhóm ngân hàng này, bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của khoản tiền gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, mức lãi suất huy động của các ngân hàng này thường thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần từ 1 – 1,5%/năm.

Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần

Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có nhiều ưu đãi hấp dẫn, phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, lãi suất tiết kiệm cũng cao hơn các ngân hàng ở nhóm ngân hàng nhà nước từ 1% đến 1,5%.

Về độ an toàn khi gửi tiền ở các ngân hàng này thì bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều vì đều chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nhà nước.

Khi gửi tiết kiệm rất nhiều khách hàng tự đặt câu hỏi: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?… để tối đa hóa lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm mà vẫn an toàn. Nếu số tiền bạn gửi dưới mức bồi thường của bảo hiểm khi xảy ra sự cố thì bạn có thể chọn bất kỳ ngân hàng nào có lãi suất cao nhất để gửi [mức bồi thường bào hiểm hiện tại là 125 triệu đồng / khách hàng]. Nếu số tiền bạn gửi cao hơn mức này thì bạn có thể linh động chia ra vài ngân hàng để tránh rủi ro. Việc gửi tiền ở các ngân hàng cũng giống như bạn đầu tư hay chơi chứng khoán ở nhiều mã khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Những ngân hàng chúng tôi liệt kê dưới đây là những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm từ khá trở lên nên bạn có thể yên tâm chọn gửi nhé. Nhưng nguyên tắc vẫn như chúng tôi nói ở trên, đừng chỉ gửi 1 ngân hàng!

Cách gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất

Kinh nghiệm gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có 6 gói tiết kiệm linh hoạt phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau của khách hàng.

  • Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Thích hợp cho bạn khi có nhu cầu để tiền sinh lãi và có thể rút bất cứ lúc nào. Lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn thường rất thấp [dưới 1%/năm].
  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiết kiệm theo kỳ hạn của ngân hàng, dành cho khách hàng có nhu cầu tiết kiệm trong một khoản thời gian ổn định, lâu dài. Mức Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn thường rất cao và cạnh tranh.
  • Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt: Với tiết kiệm linh hoạt, bạn vẫn có thể rút được một phần từ nguồn Tiền gửi tiết kiệm, phần còn lại vẫn được tính Lãi như bình thường. tiết kiệm linh hoạt sẽ phù hợp với những bạn muốn gửi một số Tiền cố định nhưng có khả năng sẽ phải dùng đến số Tiền đó.
  • Tiền gửi tiết kiệm tích lũy: bạn chưa có tiền tiết kiệm nhiều nhưng có thu nhập ổn định thì tiết kiệm tích lũy sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
  • Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Lãi suất thả nổi: Nếu bạn không e ngại về sự biến động của Lãi suất trong tương lai và mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm thông thường thì tiết kiệm có kỳ hạn Với Lãi suất thả nổi là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
  • Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có phần trăm lãi suất lũy tiến theo mức gửi của khách hàng do từng ngân hàng quy định. Như vậy, với cùng một kỳ hạn gửi nhưng khách hàng gửi số tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.

Với 6 gói tiết kiệm trên, bạn nên cân nhắc nhu cầu của bản thân để có cách gửi tiết kiệm ngân hàng có lợi nhất. Chẳng hạn:

– Nếu bạn có một số tiền lớn thì nên gửi theo sản phẩm tiết kiệm bậc thang để có lãi suất cao.

– Nếu là số tiền nhỏ đều hàng tháng thì nên chọn tiết kiệm tích lũy.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là với các khoản tiết kiệm có kỳ hạn thì nếu bạn rút tiền trước ngày đáo hạn sẽ không nhận được lãi như niêm yết mà phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn. Phần bên dưới mình sẽ trình bày cách làm sao để tránh trường hợp rút ngang mà không mất tiền lãi.

Mở nhiều sổ tiết kiệm thay vì một sổ

Một trong những cách gửi tiết kiệm ngân hàng có lợi nhất là bạn nên mở hai hay nhiều sổ tiết kiệm thay vì một sổ. Trong đó, một sổ có thời hạn ngắn, thuận tiện rút khi có nhu cầu đột xuất, sổ còn lại có thời hạn dài để được hưởng khoản lãi trọn vẹn và tối đa.

Xem xét các dịch vụ, tiện ích và khuyến mãi đi kèm

Nhiều ngân hàng hiện nay với mong muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm đã mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn khi đăng ký tham gia ví dụ như: Rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ… Do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tham gia để được hưởng những dịch vụ và khuyến mãi có lợi này.

Diễn biến lãi suất trên thị trường ngân hàng đầu năm 2021

Biến động lãi suất trên thị trường ngân hàng 3/2022

Trong năm 2021, chúng ta đã chứng kiến thị trường lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm liên tục và chạm đáy thấp nhất trong 10 năm qua. Một số dự báo cho thấy lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2022, thậm chí có thể giảm thêm. Tuy nhiên khả năng vẫn có những áp lực có thể đẩy lãi suất tăng trở lại trong thời gian tới khi mà tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát nhờ vào tiêm chủng vắc xin trên diện rộng, dự báo lãi suất huy động sẽ có khả năng tăng trở lại trong những tháng tới.

Việc mới đây Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ cùng với Thụy Sỹ cũng sẽ mang đến một số hạn chế trong việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới. Theo đó, NHNN sẽ khó có thể tiếp tục mua ròng ngoại tệ với số lượng lớn, một trong những tiêu chí mà phía nước bạn vịn vào để đánh giá.

Với dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều và thặng dư thương mại hàng hóa tăng cao trong những năm gần đây, việc NHNN mua ngoại tệ và bơm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế từ năm 2017 đến nay đã là một trong những điều kiện quan trọng giúp thanh khoản hệ thống dồi dào, giúp kéo mặt bằng lãi suất tiền đồng ngày càng đi xuống. Nay nếu NHNN không tiếp tục thực hiện chính sách này nữa thì lãi suất sẽ mất đi một trợ lực kiềm chế quan trọng.

Xem thêm: Công cụ tính lãi suất tiền gửi ngân hàng online

Một số câu hỏi thường gặp khi gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Khi khách hàng thực hiện gửi tiết kiệm Online, giao dịch và tài khoản tiết kiệm được ghi nhận vào hệ thống và ngân hàng lập tức gửi email / SMS xác nhận cho khách hàng. Để tất toán sổ tiết kiệm online, khách hàng cần nhập mã OTP [mật khẩu dùng một lần] gửi về điện thoại di động mà chỉ khách hàng biết. Toàn bộ quá trình này được bảo mật, không thể bị giả mạo nên tiết kiệm Online tuyệt đối an toàn.

Nên gửi tiết kiệm online hay tại quầy?

Tiết kiệm online an toàn và có nhiều lợi ích hơn tiết kiệm truyền thống như:– Lãi suất cao hơn tiết kiệm truyền thống– Thuận lợi, tiết kiệm thời gian

– Đảm bảo an toàn

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn có rút trước hạn được không?

Người gửi tiền có thể rút tiền tiết kiệm bất cứ lúc nào cần ngoại trừ các trường hợp mở sổ tiết kiệm tham gia các chương trình khuyến mãi có ghi chú “không được rút trước 1/2/3…tháng” hay sổ tiết kiệm đã được cầm cố cho 1 khoản vay tại ngân hàng.

Hải là một chuyên viên tài chính với 20 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán và thuế. Hải thành lập website dantaichinh.com để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích, lập kế hoạch và kiểm soát tài chính, kế toán quản trị và chính sách thuế, hệ thống ERP, phần mềm kế toán và Excel

Reader Interactions

Video liên quan

Chủ Đề