Lãi suất ngân hàng tháng 2 2020 mới nhất năm 2022

Lan Hương   -   Thứ tư, 15/12/2021 18:30 [GMT+7]

Lãi suất tiền gửi ngân hàng dự báo sẽ tăng

Tính đến 1.11.2021, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng không đổi so với cuối năm 2020, trong khi đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm 10 điểm phần trăm [đạt 5,53%/năm] so với cuối năm 2020. Lãi suất liên ngân hàng đã phục hồi trở lại, dù vậy vẫn ghi nhận thấp so với giai đoạn trước dịch bệnh.

Biểu đồ lãi suất huy động ngân hàng thời gian qua. Ảnh VNDirect

Liên quan đến lãi suất cho vay, NHNN đã áp dụng “gói cấp bù lãi suất” 3.000 tỉ, tức các ngân hàng sẽ cho vay khoảng 100.000 tỉ với lãi suất 3-4%/năm đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19.

Thêm vào đó, Chính phủ cũng có dự định nâng qui mô gói lên 10.000-20.000 tỉ, tập trung hỗ trợ các khách hàng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tham gia vào những dự án quốc gia và các doanh nghiệp trong ngành du lịch, hàng không, vận tải...

“Dựa trên các chính sách hỗ trợ này, chúng tôi kỳ vọng lãi suất cho vay trung bình sẽ giảm 10-30 điểm cơ bản trong năm 2021. Ngược lại, lãi suất tiền gửi sẽ khó duy trì ở mức thấp như hiện tại do 3 lý do.

Biểu đồ lãi suất liên ngân hàng thời gian qua. Ảnh VNDirect

Thứ nhất, nhu cầu huy động vốn tăng dựa trên tín dụng tăng. Thứ hai, áp lực lạm phát trong năm 2022. Thứ ba, sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư hấp dẫn như bất động sản và chứng khoán.

Theo đó, lãi suất tiền gửi sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản trong năm 2022. Chúng tôi dự đoán lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tại các NHTM sẽ tăng lên mức 5,9-6,1%/năm vào cuối năm 2022, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trước giai đoạn dịch bệnh” - chuyên gia VNDirect nhận định.

Trong trường hợp Thông tư 08/2021/TT-NHNN không được gia hạn thêm 1 năm nữa, tỉ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay dài hạn sẽ giảm từ mức 37% xuống 34% bắt đầu từ ngày 1.10.2022; đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải giảm nguồn vốn ngắn hạn hoặc tăng cho vay trung và dài hạn để đáp ứng yêu cầu nói trên.

Việc cải thiện hệ số biên lãi ròng [NIM] trong năm sau có thể sẽ không đồng đều giữa các ngân hàng. Theo các chuyên gia, các ngân hàng có thể cải thiện NIM trong năm sau khi sở hữu những lợi thế cạnh tranh như: Hệ số CASA cao hoặc tỉ lệ LDR thấp: giúp giảm được chi phí vốn trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm. Có khả năng vay vốn nước ngoài: Giúp các ngân hàng vay được vốn với lãi suất thấp trong bối cảnh tỉ giá ổn định. Các ngân hàng cải thiện NIM sẽ có khả năng mở rộng cho vay cá nhân, theo đó gia tăng tỉ suất lợi nhuận.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Theo khảo sát tại 29 ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiện trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lan Hương   -   Thứ tư, 29/12/2021 14:28 [GMT+7]

Ngân hàng Nhà nước đang chịu áp lực rất lớn để duy trì lãi suất ổn định. Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của Ngân hàng Nhà nước sẽ ra sao?

Lãi suất năm 2022 sẽ được Ngân hàng Nhà nước điều hành ra sao

Bàn về lãi suất, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết mặt bằng lãi suất cho vay có xu hướng giảm dần trong những năm qua. 

Năm 2020, mặt bằng lãi suất cho vay giảm bình quân khoảng 1%/năm. Số liệu cập nhật nhất là tháng 11.2021, lãi suất giảm 0,82%.

Như vậy, xu hướng lãi suất cho vay giảm liên tục, trong bối cảnh tính chung từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành [là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực], giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết kiệm chi phí, giảm mạnh lãi suất cho vay, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

Năm 2021, mặt bằng lãi suất được giữ ổn định để lãi suất cho vay giảm.

Theo ông Phạm Chí Quang, với 5 lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay VND mà Ngân hàng Nhà nước quy định là 4,5%. Lãi suất thực mà các ngân hàng đang cho vay bình quân khoảng 4,3%. Con số này thấp hơn khá nhiều so với trần NHNN đề ra, mức này thấp hơn khá nhiều mặt bằng chung lãi suất cho vay của các nước Asean+4. Đối với các nước có nền kinh tế tương đồng thì lãi suất thấp hơn nhiều, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước] cho biết: "Trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế". Ảnh TL

Câu hỏi đặt ra là "Xu hướng điều hành lãi suất năm 2022 của NHNN sẽ ra sao? Giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện là gì?"

Ông Phạm Chí Quang cho biết với định hướng lạm phát như hiện nay, áp lực lạm phát trên phạm vi toàn cầu đang tăng, hệ số xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện chiếm đến 200% GDP, áp lực lạm phát nhập khẩu khá cao. Việc duy trì mặt bằng lãi suất không thay đổi cũng là áp lực lớn với ngành ngân hàng.

Việc thay đổi chính sách của Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới cũng là áp lực đối với Việt Nam.

Hầu hết Ngân hàng trung ương trên thế giới có xu hướng thu hẹp chính sách tiền tệ, tăng lãi suất. Cụ thể, Fed cho biết có khả năng thu hẹp nới lỏng định lượng và tăng 3 lần trong năm 2022. Fed đã xác thực lạm phát là hiện hữu thay vì quan điểm cho rằng "lạm phát chỉ là nhất thời" như trước đây.

Theo dõi của NHNN, trong năm qua có tổng cộng 118 đợt tăng lãi suất và 16 lượt giảm lãi suất trên toàn cầu. Mới đây, một trong 7 ngân hàng trung ương trong nhóm G7 là Ngân hàng trung ương Anh [BOE] tăng lãi suất. Đây là điều khá bất ngờ và điều này tác động lớn đến ngân hàng các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tạo áp lực cho Ngân hàng Nhà nước duy trì lãi suất ổn định. Tuy nhiên tác động của dịch COVID-19 là rất lớn.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước], năm 2022 dựa trên kinh tế vĩ mô, diễn biến lạm phát, trong điều kiện cho phép, NHNN điều hành ổn định lãi suất, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay

Theo khảo sát tại các ngân hàng thương mại, trong tháng 12.2021, lãi suất tiết kiệm cao nhất kì hạn 12 tháng vào khoảng 6,8 -7,4%/năm.

Lãi suất ngân hàng cao nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Nam A Bank với mức 7,4% cho kì hạn 16 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với tiền gửi tiết kiệm trực tuyến. Lãi suất ngân hàng cao nhất kì hạn 12 tháng cũng là Nam A Bank với mức 7,2%.

Xếp thứ hai trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng cao nhất là SCB với mức lãi suất 7,15% cho kì hạn 18 tháng. 

Mức lãi suất ngân hàng cao nhất ở kì hạn 6 tháng hiện nay là GPBank với mức lãi suất là 6,5% và lĩnh lãi cuối kì.

Ở kỳ hạn 3 tháng, PVcomBank, SCB, GPBank đang niêm yết lãi suất cao nhất hệ thống ngân hàng với mức lãi suất 4%/năm.

Lãi suất cao nhất kì hạn 1 tháng là 4% thuộc về PVcomBank, SCB, GPBank.

4 ngân hàng Big4 là Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Lưu ý: Bảng lãi suất trên mang tính tham khảo, độc giả cần kiểm tra chính xác tại website chính thức của các ngân hàng.

"Làn sóng" tăng lãi suất tiền gửi đang mạnh lên khi các ngân hàng quốc doanh cũng tham gia và xuất hiện nhà băng trả lãi 7,5% một năm.

Lãi suất vay mượn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng, từ mức dưới 0,5% vào giữa tháng 6 nay lên hơn 5% một năm.

Một số ngân hàng thương mại thời gian gần đây đã nâng lãi suất cho vay mua nhà từ 0,2% đến 1% mỗi năm.

10 ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9-1,2% một năm.

Khách gửi tiết kiệm tại Bản Việt, đặc biệt trên ngân hàng số Digimi sẽ nhận lãi suất tối ưu và nhiều ưu đãi lớn từ ngày 15/6 đến 31/8.

VCBS dự báo lãi suất huy động năm nay tăng 1,5% nên lãi vay cũng chịu áp lực đi lên nhưng có độ trễ hơn.

Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm với biên độ phổ biến 0,3-0,4% một năm, có nhà băng tăng đến 0,8% một năm.

Nhiều ngân hàng đang tăng mạnh lãi suất tiết kiệm sau khi đã có đợt điều chỉnh đầu tháng 5, trong đó mức cao nhất là 0,6%.

Năm 2030 Việt Nam sẽ có hơn 1.000 đô thị; Tổng giám đốc HoSE Lê Hải Trà bị khai trừ Đảng; Tự doanh chứng khoán bán ròng hơn 600 tỷ đồng; Mỹ sẽ chặn hoàn toàn các khoản thanh toán trả nợ của Nga...

Gần đây, 12 trong hơn 30 ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm với mức tăng cao nhất lên đến 0,7% một năm.

10 ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm trong những ngày cuối tháng 3, có nơi tăng đến 0,6% một năm.

GPBank, ACB và NCB hạ lãi suất tiết kiệm với mức sâu nhất 0,75% một năm, trong khi đó, MSB và Eximbank nâng lãi suất 0,1-0,4 điểm phần trăm.

Tôi có 1,8 tỷ đồng nhàn rỗi sẽ sử dụng trong 4-5 năm tới, giờ không biết làm cách nào để số tiền này vừa sinh lời tốt lại an toàn.

Có đến 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm, cao nhất 0,5 điểm phần trăm để hút nguồn tiền nhàn rỗi của khách hàng sau Tết.

Thêm một vài nhà băng tư nhân tăng lãi suất từ 0,1 đến 0,5 điểm phần trăm để hút khách hàng dịp Tết nguyên đán.

Nhiều ngân hàng tung chương trình khuyến mãi trước Tết Nguyên đán và tăng lãi suất với biên độ 0,1-0,32% một năm cho kỳ hạn 12 tháng để hút khách.

Lãi suất tiết kiệm một số ngân hàng điều chỉnh tăng trong tháng cuối năm nhưng mặt bằng chung vẫn thấp, mức cao nhất 7,2% cho kỳ hạn 12 tháng.

Một nửa nhà băng trên hệ thống trả lãi suất dưới 6% cho khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng, mức lãi suất cao nhất chỉ xoay quanh 6,9%.

Mức chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động khoảng 2-2,5%, thấp hơn so với trước nhưng vẫn có dư địa giảm thêm tuỳ thuộc từng ngân hàng.

Vay ngân hàng 6 tỷ đồng mở công ty, chúng tôi không hình dung rằng khi phải vay tiền, một tháng trôi qua rất nhanh.

Video liên quan

Chủ Đề