Làm hộ chiếu giả bị phạt như thế nào

Trong bối cảnh hội nhập người nước ngoài sinh sống, học tập, lao động tại Việt nam ngày càng nhiều cùng với đó là sự phức tạp trong hoạt động quản lý xuất nhập cảnh, quá cảnh, lưu trú…Pháp luật Việt Nam quy định việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi này, cụ thể như sau:
Quy định tại Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
b) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú;
c) Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
d) Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
đ) Không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách Việt Nam về kiểm tra người, hành lý;
e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;
b) Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện nhập cảnh, xuất cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài;
c) Cho người khác sử dụng hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Sử dụng hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu của người khác để nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
đ) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
e) Người nước ngoài đã được cấp thẻ thường trú mà thay đổi địa chỉ nhưng không khai báo để thực hiện việc cấp đổi lại.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên chở người nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam trái phép;
b) Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;
b) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
c) Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi bảo lãnh, mời hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
d) Người nước ngoài nhập cảnh hoạt động không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
b) Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng;
c) Trốn vào đại sứ quán, lãnh sự quán hoặc trụ sở cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;
d) Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2; Điểm c, d Khoản 3; Điểm a Khoản 4; Điểm a, b Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ Khoản 3; Điểm b Khoản 4; Điểm a, b Khoản 6 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2; Điểm c Khoản 5 Điều này.
9. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Làm hộ chiếu giả bị phạt như thế nào

Luôn tận tâm vì bạn!

Từ đầu năm đến nay, thông qua công tác tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục cấp hộ chiếu cho công dân, Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 4 vụ với hàng chục đối tượng (trong đó có cả các đường dây) làm giả hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu xuất cảnh ra nước ngoài lao động.

  • Bóc gỡ đường dây làm giả con dấu, tài liệu liên quan nhiều “shipper”

Ngày 3/7/2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án,  khởi tố bị can đối với đối tượng Nguyễn Thị Huệ (SN 1988, trú tại xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa) về các tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức”.

Trước đó, vào ngày 6/6/2020, Bùi Thị Giang (SN 1990, trú tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đến làm thủ tục xin cấp hộ chiếu để đi lao động nước ngoài với căn cước công dân (CCCD) giả mạo mang tên Lê Thị Hoa (SN 1989), có địa chỉ thường trú tại xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Tuy nhiên, hành vi của đối tượng này nhanh chóng bị cán bộ, chiến sĩ Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện.

Làm hộ chiếu giả bị phạt như thế nào
Đối tượng Nguyễn Thị Huệ tại cơ quan Công an.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nhanh chóng bắt giữ Nguyễn Thị Huệ, là đối tượng chính trong đường dây chuyên làm giả hồ sơ, giấy tờ để xin cấp hộ chiếu. 

Qua kiểm tra bước đầu, ngoài thu giữ CCCD giả mang tên Lê Thị Hoa, lực lượng Công an còn thu giữ thêm 2 thẻ CCCD giả mạo công dân ở các huyện Nông Cống, Đông Sơn (Thanh Hóa) cho các đối tượng ở Hà Nội, Thái Bình.

Bước đầu, các đối tượng khai nhận: Bùi Thị Giang vốn đã từng đi lao động ở Liên bang Nga, nhưng do cư trú bất hợp pháp nên bị trục xuất về nước. 

Sau khi về địa phương, thông qua mạng xã hội, đối tượng này đã thuê Nguyễn Thị Huệ làm hồ sơ, CCCD giả mang tên Lê Thị Hoa với giá 35 triệu đồng để làm hộ chiếu quay lại Liên bang Nga tiếp tục lao động bất hợp pháp.

Làm hộ chiếu giả bị phạt như thế nào
Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh phát hiện Bùi Thị Giang (áo đen) dùng CCCD giả mang tên Lê Thị Hoa để làm hộ chiếu.

Vụ việc sau đó được chuyển cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Thanh Hóa điều tra làm rõ theo quy định. Quá trình điều tra mở rộng, đến nay Công an TP.Thanh Hóa đã làm rõ chỉ trong một thời gian ngắn Nguyễn Thị Huệ đã làm giả CCCD cho 6 đối tượng khác ở Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Kon Tum để làm hộ chiếu xuất cảnh sang lao động ở nước ngoài trái pháp luật.

Ngoài đường dây liên quan đến Nguyễn Thị Huệ, từ đầu năm đến nay, Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa còn phát hiện nhiều trường hợp làm giả hồ sơ, giấy tờ để làm hộ chiếu xuất cảnh sang nước ngoài trái pháp luật, chuyển Cơ quan điều tra điều tra xử lý theo thẩm quyền 2 vụ, tham mưu ra quyết định xử phạt hành chính 2 vụ, 2 đối tượng với tổng số tiền 55 triệu đồng.

Qua công tác điều tra khám phá án có thể nhận thấy: Hầu hết các đối tượng làm giả CCCD (hoặc CMND) để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu là cố ý thay đổi nhân thân nhằm che giấu lý lịch trước đây từng phạm tội, hoặc đã có thời gian lao động ở nước ngoài nhưng hết thời gian hợp đồng, bị phía nước ngoài buộc xuất cảnh về nước và cấm nhập cảnh. Do đó, các đối tượng này tìm cách thay đổi nhân thân để làm hộ chiếu mới xuất cảnh ra nước ngoài lao động trái phép. Ngoài ra, một số người dân do thiếu hiểu biết đã nhờ một số đối tượng xấu làm giúp giấy tờ, đến khi đem ra sử dụng thì mới biết là giả.

Làm hộ chiếu giả bị phạt như thế nào
Số CCCD giả mà Nguyễn Thị Huệ đã làm để làm thủ tục xin cấp hộ chiếu.

Thủ đoạn của bọn chúng thường là lên mạng xã hội tìm và liên hệ với các đối tượng, đường dây để làm giả CCCD với một nhân thân mới và có địa chỉ thường trú khác nơi cư trú của người được cấp thẻ CCCD để đề nghị cấp hộ chiếu. Như 6 trường hợp mà đối tượng Nguyễn Thị Huệ đã làm đều có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Kon Tum nhưng đã được Huệ phù phép thành 6 người hoàn toàn mới, có địa chỉ thường trú tại nhiều địa phương trong tỉnh Thanh Hóa để đề nghị Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh Công an Thanh Hóa cấp hộ chiếu.

Theo quy định tại Điều 341 - Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm..

Đình Hợp