Làm sao để hết buồn ngủ khi học bài khuya

Những cách chống buồn ngủ khi học bài khuya

Thứ Tư ngày 16/08/2017

  • Gọi cơn buồn ngủ trong vòng 1 phút
  • Cách chữa bệnh buồn ngủ đảm bảo hiệu quả
  • Cách đi vào giấc ngủ ngay khi đặt mình xuống

Khi thức học bài khuya các cơn buồn ngủ kéo đến là hiển nhiên. Dưới đây là những cách chống buồn ngủ khi học bài khuya mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn có thể áp dụng.

Nguyên nhân gây buồn ngủ khi học bài khuya

1. Áp lực từ việc học hành quá nhiều

Việc học hành suốt ngày đêm khiến cho các bạn học sinh luôn mệt mỏi nhưng phải cố gắng và gồng mình. Đặc biệt, trước mỗi kì thi vì việc học suốt ngày đêm là chuyện thường tình và nó khiến cho bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và buồn ngủ.

Làm sao để hết buồn ngủ khi học bài khuya
Học quá nhiều khiến cho tình trạng buồn ngủ khi học bài khuya xuất hiện

2. Không có thời gian nghỉ trưa

Một giấc ngủ trưa ngắn cũng giúp cơ thể được nghỉ ngơi và đã buồn ngủ vào buổi tối nhưng nhiều bạn không thực hiện được điều này khiến cho buổi tối lại càng buồn ngủ hơn.

3. Ăn uống sinh hoạt không hợp lý

Không vận động, ngồi ỳ một chỗ quá nhiều, ăn uống không đảm bảo chất dinh dưỡng… đều khiến cho cơ thể mệt mỏi và hiển nhiên là cơ thể muốn được nghỉ ngơi vào buổi tối.

Nhữngcách chống buồn ngủ khi học bài khuya hiệu quả

Nếu đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cách làm hết buồn ngủkhi học bài khuya thì hãy tham khảo ngay các bí quyết dưới đây:

1. Vận động nhẹ nhàng

Trong lúc bạn học bài bạn hoàn toàn có thể đứng dậy và vận động một cách nhẹ nhàng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy cơ thể đỡ mỏi mệt và cơn buồn ngủ được giảm bớt. Bạn cũng có thể ngồi thẳng lưng hít thở sâu và mỉm cười, nó sẽ khiến tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.

2. Ngủ đủ giấc

Có rất nhiều bạn học sinh học theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” nên đến gần ngày thi họ thường thức thật khuya để học và có những trường hợp còn thức xuyên màn đêm. Tuy nhiên, thực tế thì cách học bài kiểu này sẽ không mang đến hiệu quả . Nó còn khiến cho tình thần bị suy nhược. Bạn nên cân đối thời gian một cách hợp lý và ngủ đủ giấc vào mỗi tối chắc chắn sẽ có hiệu quả công việc tốt. Ngủ một giấc trọn vẹn không chỉ giúp cho cơ thể không bị mệt mỏi mà còn là cách chốngbuồn ngủ khi học bài khuyahiệu quả nữa đấy.

3. Ăn nhiều rau quả

Ăn nhiều rau củ quả giúp cho cơ thể bạn được cung cấp nhiều vitamin cũng như đảm bảo được sức khỏe luôn ổn định và năng lượng tràn trề. Hoa quả thực sự là một loại thực phẩm tốt cho các sỹ tử bạn nên ăn nhiều chúng trong các bữa ăn hàng ngày.Khi thức khuya học bài, có thể bạn cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe.

4. Tránh ngồi lì một chỗ suốt quá trình học

Trong quá trình học bài bạn hoàn toàn không cần phải ngồi lì một chỗ, bạn có thể vận động sau khoảng 30 – 45 phút học bài. Bên cạnh đó, cũng không nên nằm trên giường đọc sách vì chính bạn cũng có ngủ mất kiểm soát bất cứ lúc nào. Quá buồn ngủ hãy cố gắng rửa mặt để tỉnh táo lại bạn nhé.

5. Uống cà phê

Cà phê và một loại nước uống kích thích nhưng được rất nhiều sỹ tử yêu thích vì nó giúp cho mọi giác quan được đánh thức. Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy tỉnh táo chỉ sau một khoảng thời gian rất nhanh nếu như uống một tách cà phê nhỏ.

Làm sao để hết buồn ngủ khi học bài khuya
Một tách cà phê nhỏ giúp đánh thức mọi giác quan

6. Ăn tối nhẹ nhàng

Ăn tối quá no khiến cho bạn có xu hướng muốn đi nằm. Hãy ăn một bữa tối nhẹ nhàng và không quá no sẽ giúp bạn có thể thoải mái học tập và làm việc.

7. Nghe nhạc

Khi quá buồn ngủ bạn hãy nghe một bản nhạc mà mình yêu thích. Lúc này, não bộ sẽ hoạt động rất tích cực cũng như không còn cảm giác trì trệ nữa. Bạn hoàn toàn có được cảm giác hưng phấn trở lại.

Giờ bạn đã biết cách chống buồn ngủkhi học bài khuyahiệu quả khi học bài khuya rồi phải không nào? Chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua cơn buồn ngủ một cách đơn giản và nhẹ nhàng nhất.

Diệu Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • buồn ngủ

Nhịp sinh học điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi ánh sáng ban ngày. Để cảm thấy tỉnh táo hơn, bạn nên cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời tự nhiên. Nếu bạn bị mất ngủ, các chuyên gia về giấc ngủ khuyên bạn nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời buổi sáng một giờ mỗi ngày.

Khi bạn bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành, đây cũng là một cách hết buồn ngủ một cách hoàn toàn tự nhiên.

11. Cách hết buồn ngủ: Tập thể dục đều đặn

Trong một phân tích của 70 nghiên cứu có sự tham gia của hơn 6.800 người, các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ) đã phát hiện ra rằng tập thể dục có hiệu quả tăng năng lượng và giảm mệt mỏi vào ban ngày hơn so với một số loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về giấc ngủ. Thói quen tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn có một giấc ngủ ngon vào buổi tối mà còn là một cách hết buồn ngủ vào ban ngày cực hiệu quả!

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Hãy kết thúc bài tập của bạn 2 – 3 tiếng trước khi đi ngủ để bạn không bị khó ngủ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Uống thuốc ngủ nhiều có tác hại gì?

12. Cách hết buồn ngủ: Điều trị hội chứng ngủ nhiều

Hầu hết chúng ta đều có những ngày cảm thấy vô cùng buồn ngủ. Tuy nhiên, một số người lại cảm thấy buồn ngủ quá mức khi đang làm việc, chăm sóc con nhỏ hoặc thậm chí là lúc giải trí. Đây có thể là hội chứng ngủ li bì (hypersomnia), cảm giác buồn ngủ xuất hiện liên tục khiến bạn muốn ngủ nhiều lần trong ngày, ngay cả khi ở nơi làm việc.

Người bị chứng ngủ nhiều có thể ngủ đến 18 tiếng/ngày và kéo dài nhiều ngày, thậm chí có khi cả tuần. Khi các cách hết buồn ngủ thông thường không mang lại hiệu quả, rất có thể là vì bạn bị mắc hội chứng ngủ nhiều. Thực tế, vấn đề ngủ nhiều ban ngày lại thường xuất phát từ ban đêm. Tình trạng thiếu ngủ ban đêm hoặc giấc ngủ không chất lượng có thể khiến bạn mệt mỏi vào sáng hôm sau. Bạn có thể áp dụng những lời khuyên về cách hết buồn ngủ bằng lối sống lành mạnh sau đây để cải thiện tình hình này:

  • Ngủ đủ giấc: Bạn nên tập đi ngủ tầm 10h – 11h tối và dậy tầm 5h – 6h sáng. Đây là khung giờ phù hợp với người trưởng thành để đảm bảo giấc ngủ đủ 7 – 8 tiếng.
  • Tạo môi trường dễ ngủ: Hãy sắm cho bản thân bộ chăn gối mềm mại, lựa chọn không gian thông thoáng cho phòng ngủ và cách ly với các thiết bị điện tử khoảng 1 – 2 tiếng trước giờ ngủ.
  • Ăn uống đúng giờ: Thói quen ăn uống lành mạnh và đúng giờ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Hãy ăn tối trước khi ngủ tối thiểu 2 – 3 tiếng và tránh chất kích thích như cồn và caffeine.

Nếu bạn thấy mình đã áp dụng tất cả các cách hết buồn ngủ nhưng vẫn không thể tỉnh táo được, đã đến lúc bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia về giấc ngủ. Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ tiềm ẩn như buồn ngủ quá mức hoặc chứng ngủ rũ cần được điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bạn điều trị rối loạn giấc ngủ.

Giấc ngủ chiếm đến 2/3 thời gian trong một ngày nên bạn cần đầu tư chăm sóc để cơ thể mau chóng phục hồi sức khỏe, đặc biệt đối với những ai làm ca đêm. Nếu bạn có thói quen thức khuya hay mất ngủ vì lo lắng quá nhiều thứ, cảm giác buồn ngủ sẽ “ghé thăm” bạn nhiều hơn vào ban ngày. Vì thế, cách hết buồn ngủ lâu dài chính là thói quen đi ngủ lành mạnh và khả năng kiểm soát stress của bạn đấy!

Học sinh, sinh viên đôi khi có các kỳ thi, những bài luận hoặc nhiệm vụ khác đòi hỏi phải làm việc cả đêm. Nói chung thì đây không phải là ý hay, vì việc thức suốt đêm sẽ làm giảm trí nhớ và sự tập trung, nhưng đôi khi bạn vẫn phải thức cả đêm để học bài.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Quả là thách thức khi học bài mà không được ngủ, nhưng nếu giữ được trạng thái thoải mái, sự tỉnh táo và học sao cho có hiệu quả, bạn có thể thực hiện việc này khá dễ dàng.

  1. 1

    Xác định những thứ cần học. Nếu bạn phải thức suốt đêm để học bài, có khả năng là bạn cần học những kiến thức cụ thể. Việc xác định chính xác nội dung cần học có thể giúp bạn lập kế hoạch cho một đêm học bài hiệu quả.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Kiểm tra đề cương và đọc kỹ các hướng dẫn hoặc các thông tin về tài liệu mà bạn cần biết. Kiểm tra lại vở ghi chép để xem giáo viên có thông báo gì đặc biệt mà bạn cần lưu ý khi lên kế hoạch ôn tập không.
    • Liệt kê mọi tài liệu bạn cần học trong đêm đó. Ưu tiên những thông tin hoặc bài tập quan trọng nhất cho kỳ thi và đặt lên đầu danh sách. Bạn cũng có thể đưa thêm vào đó những chủ đề ít liên quan hơn để xem sau.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Tập trung các tài liệu cần thiết. Những ghi chép trên lớp và tài liệu đọc trong khóa học là một phần gắn liền trong bất cứ môn học nào. Việc chuẩn bị sẵn các tài liệu này trong tay sẽ giúp cho công việc của bạn trôi chảy, từ đó bạn cũng có thể học suốt đêm một cách hiệu quả.

    • Đảm bảo có đủ vở ghi chép, sách và các tài liệu cần thiết. Các phương tiện học tập bao gồm giấy ghi chú, bút, máy tính với dây cắm điện, đồ ăn vặt và nước uống. Như vậy bạn sẽ không phải đứng dậy đi lấy các thứ khiến cho sự tập trung và lịch học bị gián đoạn.

  3. 3

    Lập lịch học. Bạn đã biết mình chỉ có từng ấy thời gian trong đêm để học, vì vậy việc lập ra lịch trình học chặt chẽ và tuân theo là một ý hay. Điều này có thể giúp bạn giữ tập trung vào nhiệm vụ trong đêm phải thức học bài.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ưu tiên dành thời gian cho những kiến thức quan trọng nhất cần học. Mặt khác, có thể bạn cũng muốn dành thời gian xem những tài liệu ít quen thuộc hơn. Bạn có thể cân nhắc đưa vào phần đầu buổi học hoặc sau giờ giải lao để não có thể lưu giữ được thông tin hiệu quả hơn.
    • Phân chia thời gian càng cụ thể càng tốt và nhớ tính cả giờ nghỉ. Ví dụ, bạn có thể ghi: “8-9 giờ tối: đọc từ trang 60 đến trang 100 trong sách lịch sử; 9-9h15’: nghỉ giải lao; 9h15’- 10h15’: đọc các trang tài liệu quan trọng (4-10) trong sách lịch sử tham khảo; 10h15’-10h30’: nghỉ giải lao”

  4. 4

    Sử dụng phương pháp học tốt nhất của bạn. Mỗi người có một kiểu học khác nhau. Nếu biết mình học cách nào có hiệu quả nhất, bạn sẽ tận dụng đêm học một cách tốt nhất. Hơn nữa điều này còn giúp bạn nhớ bài tốt hơn.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nghĩ lại những lần thức cả đêm học bài trước kia hoặc những điều kiện nào từng giúp bạn học dễ dàng nhất. Ví dụ, có thể bạn cần không gian tuyệt đối yên tĩnh, và như vậy thì bạn nên học ở thư viện hoặc ở nhà. Nếu cần một chút tiếng ồn hoặc sự chuyển động để dễ tập trung hơn, bạn có thể cân nhắc học tại quán cà phê mở suốt đêm.

  5. 5

    Ghi chép trong khi học bài. Việc có sẵn giấy bút để ghi chép có thể giúp bạn ghi nhớ thông tin khi học suốt đêm. Tuy nhiên, quan trọng là bạn cần viết tay, vì như vậy bạn sẽ học và hiểu bài hiệu quả hơn nhiều so với khi gõ chữ trên máy tính.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chỉ viết những điểm quan trọng nhất hoặc ghi lại một danh sách những từ khóa hay những tiêu đề với 3-6 từ diễn giải.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Việc ghi chép cũng có thể giúp bạn tỉnh táo và nhanh nhẹn khi thức suốt đêm.
    • Xem lại các ghi chép của bạn vào ngày hôm sau trước khi thi hoặc khi đến hạn phải trình bày.

  6. 6

    Giữ nhịp độ học trong cả đêm. Điều quan trọng là phải làm việc có phương pháp, đồng thời tuân thủ thời gian học càng chính xác càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo bạn có thể xử lý mọi tài liệu cần học mà không trở nên quá mệt mỏi.

    • Xem lại lịch trình học trước khi bắt đầu tự nhắc mình về những bài cần hoàn thành.
    • Phân chia từng nhiệm vụ thành các phần dễ kiểm soát. Ví dụ, nếu phải đọc 40 trang trong một tiếng trước khi nghỉ giải lao, bạn nên đặt mục tiêu cứ 15 phút đọc được 10 trang. Tương tự như vậy, nếu đang luyện môn toán, bạn có thể tự nhủ cứ 30 phút giải được 15 bài toán. Trong quá trình học suốt đêm, có thể bạn phải điều chỉnh một chút, nhưng việc bám sát khung giờ căn bản và dễ kiểm soát có thể giúp bạn ôn bài hiệu quả hơn.

  7. 7

    Học cùng một nhóm bạn. Nếu có nhiều bạn cùng học một môn, bạn hãy cân nhắc rủ mọi người lập một nhóm học tập. Việc có một nhóm cùng làm việc và trao đổi các ý tưởng có thể giúp bạn duy trì trạng thái tỉnh táo và sáng suốt để có thể ôn lại mọi kiến thức cần thiết một cách hiệu quả nhất.

    • Cân nhắc phân chia khối lượng công việc cho mọi người trong nhóm, sau đó các thành viên trình bày lại cho nhau nghe. Mỗi người có một cách học và những điểm mạnh khác nhau. Những kiến thức bạn không biết rõ thì người khác có thể đã học hoặc hiểu rõ hơn bạn. Khi từng người trình bày bài, bạn hãy hỏi về những điểm mình không hiểu để được giải thích.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Lưu ý rằng nhóm học tập có thể lại biến thành nhóm xã hội khi các thành viên bắt đầu mệt mỏi. Nhóm cần bám sát vào lịch trình và kế hoạch làm việc để đảm bảo rằng mọi người ôn bài một cách hiệu quả. Bạn có thể thấy rằng chỉ riêng việc có người cùng học bên cạnh cũng đủ để giúp bạn không buồn ngủ và tỉnh táo suốt đêm.

  8. 8

    Ngừng học. Sau 8-10 tiếng học bài, có lẽ bạn sẽ rất mệt, thậm chí còn căng thẳng và mụ mị vì công việc. Hãy đặt tài liệu sang một bên và cho phép mình ngủ vài tiếng nếu có thể. Nhớ rằng chỉ 90 phút chợp mắt cũng có thể giúp bạn khỏe khoắn và tập trung trở lại cho ngày thi.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Để đèn sáng. Ánh sáng trắng sẽ kích thích cơ thể tỉnh táo. Đảm bảo nơi bạn ngồi học suốt đêm phải đủ ánh sáng để chống buồn ngủ và giúp bạn tập trung hơn vào tài liệu cần ôn tập.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm nơi có nguồn ánh sáng trắng mạnh. Nếu học ở nhà, bạn hãy cân nhắc đổi bóng đèn bình thường sang loại đèn công suất cao hơn, ánh sáng mạnh hơn.
    • Cân nhắc mua đèn mini để chiếu lên tài liệu đang đọc hoặc tham khảo. Ánh sáng đèn này có thể kích thích não, giúp bạn tỉnh ngủ và sáng suốt.

  2. 2

    Tránh những yếu tố gây xao lãng. Khi thức cả đêm học bài, bạn thường có xu hướng mở các thiết bị và tính năng trò chuyện để tỉnh ngủ. Tuy nhiên điều này có thể khiến bạn phân tâm khi học bài và cuối cùng sẽ có hại cho biểu hiện của bạn khi làm bài thi hoặc trình bày.

    • Tắt điện thoại hoặc máy tính bảng nếu có thể. Nếu không, bạn hãy cần nhắc chuyển sang chế độ im lặng để khỏi bị cám dỗ kiểm tra điện thoại mỗi lần có tin nhắn gửi tới.
    • Cho bạn bè và gia đình biết rằng bạn cần phải học và họ không nên liên lạc với bạn trong suốt buổi tối đó nếu không có việc gì khẩn cấp.

  3. 3

    Nhai kẹo cao su hoặc mút kẹo bạc hà. Một món gì đó nhai trong miệng có thể giúp bạn vượt qua một đêm thức học bài. Kẹo cứng hoặc kẹo cao su bạc hà cũng có thể khiến bạn vui vẻ hơn và tăng độ tỉnh táo.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhai bất cứ loại kẹo cao su nào, vì nó sẽ giúp bạn tỉnh ngủ.
    • Thử để một lọ dầu bạc hà cay gần đó để ngửi. Hương bạc hà cay có thể kích thích não và giúp bạn ghi nhớ nhiều thông tin hơn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Vẽ hoặc viết nguệch ngoạc. Nếu cảm thấy khả năng tập trung giảm sút, bạn hãy thử vẽ lên giấy nháp. Những hành động có tính sáng tạo như vẽ, viết nguệch ngoạc, thậm chí là lăn một mẩu đất sét cũng có thể giúp bạn tỉnh táo và thư giãn hơn.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Vẽ vô định hoặc làm việc khác không quá 10 phút. Bạn có thể lăn một vật nào đó trong tay hoặc bóp quả bóng xả stress khi đọc tài liệu. Điều này có thể xoa dịu và giúp bạn tập trung tốt hơn.

  5. 5

    Ăn nhẹ. Việc thức suốt đêm ôn bài đòi hỏi nhiều năng lượng. Những món ăn nhẹ cách vài tiếng một lần có thể giúp bạn khỏi buồn ngủ và cho bạn cơ hội thư giãn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn nên ăn món nhẹ có protein như một miếng phô mai, hoa quả tươi, một thanh lương khô hoặc vài chiếc banh quy mặn. Một miếng bánh kẹp bơ đậu phộng và mứt cũng là một lựa chọn thích hợp.

    • Nhớ để cốc nước hoặc chai nước kèm với món ăn nhẹ để cung cấp nước cho cơ thể.

  6. 6

    Cho phép mình thỉnh thoảng nghỉ giải lao trong thời gian ngắn. Sau một thời gian miệt mài chăm chú vào tài liệu học, có lẽ là bạn sẽ mệt mỏi và mất tập trung. Sau khoảng 60-90 phút học, bạn nên cho mình 10-15 phút nghỉ giải lao để cho tỉnh người và tập trung trở lại.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đi dạo một vòng, đi quanh phòng, làm vài động tác yoga hoặc vươn vai. Bất cứ hoạt động nào cũng có tác dụng lưu thông máu, cung cấp ô-xy lên não, thả lỏng cơ thể và giúp bạn quay trở lại với công việc.
    • Tranh thủ đi vệ sinh nếu cần thiết.
    • Tránh vượt quá khung thời gian học 60-90 phút không nghỉ. Điều này có thể khiến bạn mỏi mệt hơn, ảnh hưởng đến tâm trạng, thậm chí giảm hiệu quả học tập.

  1. 1

    “Tích trữ” giấc ngủ. Có lẽ bạn đã biết trước bài kiểm tra hoặc nhiệm vụ khiến bạn phải thức suốt đêm. Bạn hãy lên kế hoạch trước cho việc này bằng cách thay đổi chút ít trong nếp ngủ để thức suốt đêm khi tới thời điểm.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Nhớ đừng thay đổi thời gian ngủ quá thường xuyên, vì điều này có thể gây tác dụng ngược, làm giảm sức chịu đựng và khả năng học hiệu quả của bạn.

    • Đi ngủ sớm hoặc dậy muộn hơn trong vài ngày trước hôm phải thức đêm. Bạn không cần phải thay đổi giờ ngủ quá nhiều; chỉ cần một hoặc hai tiếng ngủ thêm cũng có thể giúp bạn thức được cả đêm. Thời gian ngủ thêm sẽ giúp cơ thể chuẩn bị cho đêm thức trắng, đồng thời “tích trữ” được thêm vài tiếng đồng hồ ngủ để dành khi đến lúc phải thức.

  2. 2

    Chợp mắt một lúc. Nếu chưa lên kế hoạch học cả đêm, bạn có thể ngủ một giấc ngắn “ngăn ngừa” để vượt qua buổi tối đó. Giấc ngủ này không những có thể giúp bạn thức cả đêm mà còn có thể nâng cao trí nhớ, sức sáng tạo, tâm trạng, sự tỉnh táo và hoạt động nhận thức.[17] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Ngủ 90 phút từ 1-3 giờ chiều để có biểu hiện tốt nhất. Nếu bạn quyết định chợp mắt trong đêm học bài thì một giấc ngủ ngắn từ 1-3 giờ sáng cũng có thể giúp ích cho buổi học. Dù theo cách nào thì một giấc ngủ ngắn 90 phút cũng có thể đem lại hiệu quả tương đương như giấc ngủ 3 tiếng đồng hồ.
    • Lưu ý rằng hiệu quả của giấc ngủ ngắn chỉ kéo dài 8-10 tiếng. Bạn có thể cân nhắc chợp mắt một chút ngay trước khi bắt đầu học để có thể thức cả đêm.

  3. 3

    Ăn nhẹ và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Nếu sắp phải thức cả đêm, bạn sẽ phải giữ cho cơ thể không những thoải mái mà còn được nạp nhiên liệu đầy đủ. Nhớ uống nước suốt ngày để cung cấp nước cho cơ thể, nhờ đó cũng giúp cải thiện tâm trạng và tỉnh táo. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo ăn những bữa ăn nhẹ có tác dụng giúp tỉnh táo và nạp năng lượng mà không khiến bạn nặng nề hoặc uể oải.

    • Cách mỗi tiếng uống 240 ml nước trong cả ngày và đêm thức học bài. Tình trạng mất nước có thể gây mệt mỏi và giảm độ tỉnh táo, đồng thời có thể gây đau đầu hoặc chóng mặt làm giảm hiệu quả học tập.
    • Bạn có thể uống cà phê hay trà, nhưng lưu ý rằng những thức uống này không giúp bạn thức lâu hơn hoặc tỉnh táo hơn.[18] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn Thực ra những thức uống này có thể làm bạn bồn chồn và khó có khả năng học hiệu quả.[19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Tránh thức uống có cồn trong vài ngày trước đêm thức học bài. Nó sẽ làm bạn buồn ngủ và khó tập trung.
    • Tránh những bữa ăn khó tiêu vào ngày phải thức. Thức ăn khó tiêu sẽ khiến máu dồn ra xa não để hỗ trợ tiêu hóa. Bạn nên cân nhắc những món ăn nhẹ như súp và rau trộn với một loại protein như gà. Những món ăn này có thể nạp năng lượng mà không làm bạn mệt mỏi.
    • Tránh các thức ăn quá nhiều đường, loại thực phẩm có thể làm giảm sự tỉnh táo và tác động tiêu cực đến tâm trạng. Thay vào đó, bạn có thể đi dạo 10 phút. Sự vận động có thể cung cấp năng lượng, giúp bạn thư giãn và tăng độ tỉnh táo.[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Mặc trang phục thoải mái. Buổi học sẽ nặng nề và như cực hình nếu bạn không được thoải mái. Chọn những bộ đồ dễ chịu mà bạn có thể cử động dễ dàng và không bó chật trong suốt đêm học bài.[21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Chọn quần áo không bó sát người. Ví dụ, thay vì quần tập yoga, chiếc quần jeans bó sát sẽ khiến đôi chân của bạn sẽ rất mệt mỏi.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cân nhắc mặc nhiều lớp áo tùy vào nơi bạn ngồi học. Như vậy bạn sẽ không bị lạnh quá hoặc nóng quá. Ví dụ, bạn có thể mặc một chiếc áo thun nhẹ và khoác chiếc áo len với khăn quàng nhẹ. Bạn cũng có thể mặc thêm hoặc cởi bớt áo khi cần.
    • Đi một đôi giày thoải mái. Khi bạn ngồi lâu một chỗ, bàn chân của bạn có thể sưng lên. Điều này khiến cho đôi giày nào cũng có thể trở nên khó chịu. Bạn nên đi dép lê, giày chạy thể thao hoặc giày bệt.[23] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Ngồi đúng tư thế. Tư thế ngồi thẳng có thể giúp bạn giữ sự tỉnh táo, đồng thời tránh bị căng cổ và vai.[24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Việc duy trì tư thế đúng có thể giúp bạn học hiệu quả hơn và vượt qua đêm thức trắng dễ dàng hơn.[25] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Đảm bảo ngồi ghế dựa để có chỗ đỡ lưng, giúp bạn ngồi đúng tư thế và giữ tỉnh táo. Đặt hai bàn chân trên sàn để ngồi cho đúng.[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Giữ cho đầu và cổ ở vị trí trung bình và thẳng. Thót cơ bụng, thẳng lưng và đưa vai về sau. Tư thế này sẽ giúp bạn lấy đủ ô-xy để giữ tỉnh táo. Cố gắng tránh ngồi thõng người xuống, vì tư thế này có thể khiến bạn buồn ngủ.

  6. 6

    Duỗi chân. Mỗi tiếng một lần, bạn hãy đứng dậy và làm vài động tác duỗi chân. Đó không chỉ là một giờ giải lao nho nhỏ mà còn giúp bạn tỉnh táo nhờ tăng lưu thông máu khắp cơ thể.[27] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thử nhiều động tác giãn cơ như đẩy chân về phía trước, kéo các ngón chân vào gần và ra xa người, xoay tròn mắt cá và cổ chân.
    • Đứng dậy để làm động tác giãn cơ thể nếu không làm phiền ai ở gần bên.

  • Kẹo cao su bạc hà cay có thể giúp kích thích não.

  • Tránh thức đêm nhiều. Điều này có thể dẫn đến sự thay đổi tâm trạng, làm giảm mức năng lượng tổng thể cũng như khả năng tập trung và tiếp thu của bạn.[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 82.237 lần.

Chuyên mục: Giới trẻ

Trang này đã được đọc 82.237 lần.