Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Hiện nay, không chỉ riêng các môn tự nhiên được nhiều bạn chú trọng, mà các môn xã hội cũng được nhiều bạn quan tâm và tìm đến. Nhất là đối với học sinh lớp 12 chọn các môn xã hội để thi THPT Quốc Gia. Các môn xã hội như: Văn, Sử, Địa,… là những môn học cần phải có tính kiên trì và phải có phương pháp học hiệu quả thì mới học tốt được các môn này.
Các môn xã hội cung cấp cho ta một lượng kiến thức lớn. Nhìn chung thì những môn học này không quá khô khan để làm cho các bạn học sinh phải vắt óc suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, cũng không dễ dàng để học thuộc và nhớ được hết chúng.

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Sau đây là những phương pháp và kinh nghiệm để học tốt các môn xã hội một cách hiệu quả.

Vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt kiến thức

Vẽ sơ đồ tư duy cũng là một phương pháp học khá hiệu quả để học tốt các môn xã hội khá mới mẻ của học sinh và sinh viên hiện nay. Đây là phương pháp học khá phổ biến, mới mẻ và có hiệu quả cao đối với các bạn học các môn xã hội. Với cách học này, người học sẽ năng cao được trình độ của của mình về khả năng tư duy, tưởng tượng và sáng tạo. Trong quá trình tóm tắt sơ đồ tư duy, ta nên chú ý các mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau tránh bị nhầm lẫn, chồng chéo giữa các đơn vị kiến thức.

Vừa học vừa ghi chép

Việc ghi lại nội dung trong quá trình bạn học và ôn luyện sẽ đạt được kết quả cao hơn so với bình thường, đây là cách ghi nhớ thông tin mà bạn cần nhớ. Việc này rất ít khi được các bạn để ý tới, nhưng đây là cách cực kỳ cần thiết để bạn nhớ toàn bộ kiến thức của các môn Văn, Sử, Địa,..

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Chia nội dung thành nhiều phần nhỏ

Vì lượng kiến thức của các môn học này khá nhiều và rất khó nhớ, nên ta sẽ dùng phương pháp này để có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Bạn không nên học cả một bài dài cùng một lúc vì sẽ rất lâu thuộc và mà nên chia nhỏ nội dung cần học ra sau đó mới học. Phương pháp này sẽ giúp học sinh thuộc bài nhanh hơn và dành được nhiều thời gian cho những phần khó. Bạn nên học từ phần dễ và sau đó học phần khó.

Đầu tư thời gian vào các môn xã hội

Đối với các bạn lớp 12, khi đã xác định chọn các môn xã hội để thi THPT Quốc Gia thì nên đầu tư thời gian nhiều vào các môn học này hơn. Vì các môn xã hội liên quan rất nhiều đến khái niệm trừu tượng, các mốc thời gian lịch sử, các tên nhân vật, địa danh,… nên có khi bạn phải học thuộc lòng. Nhưng việc học thuộc lòng là một chuyện không hề dễ dàng. Yếu tố kiên quyết là bạn phải có thời gian và tính kiên nhẫn, phải biết sắp xếp thời gian học cụ thể và hợp lý để không lãng phí thời gian. Vào các thời gian rảnh rỗi, nên tranh thủ những lúc đó để học. Cứ như vậy các kiến thức của môn xã hội sẽ được bạn nắm vững.

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Phương pháp học chung cho tất cả các môn

Xác định mục tiêu của việc học một cách cụ thể và rõ ràng. Vì nếu hiểu rõ mục tiêu của việc học nó sẽ quyết định phương pháp học, quyết định kết quả học tập của ta.

Hành động phải luôn có tính kiên định, đó chính là khả năng kiên trì đọc sách, ghi chép lại nội dung quan trọng và cần thiết, nên nhớ phải ôn lại bài mỗi ngày.

Sử dụng kỹ năng trí nhớ để tiếp thu thông tin, chú ý nghe thầy cô giảng bài và ghi chép nhanh những lời thầy cô giảng. Phải có sự kết hợp giữa mắt nhìn – tay nghe – tai viết trong lúc nghe giảng.

Ghi chép và đánh dấu những điều mình không hiểu và chưa hiểu rõ để có thể hỏi thầy cô giảng lại kỹ hơn.

Chọn lọc câu hỏi để làm bài, nên đọc kỹ câu hỏi nếu thấy câu nào dễ thì làm trước, câu khó làm sau. Trả lời câu hỏi vừa đủ, không quá ngắn cũng không được quá dài và làm theo từng ý.
Phương pháp đọc để nắm chắc thông tin: đọc lướt một lần toàn bộ văn bản, nên đọc chậm để thấm dần từng ý và ghi nhớ lại nội dung chính. Sau khi đọc và nắm chắc được các thông tin chính, sau đó tóm tắt các nội dung và ghi lại vào giấy.

Ngoài các phương pháp học chung như đã nêu trên, các bạn cần phải có phương pháp học riêng cho từng môn

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Đối với môn Văn:

Văn học là nhân học, học Văn là để làm người, nếu các bạn hiểu được điều này thì bạn sẽ cảm thấy bộ môn này rất cần thiết. Học kỹ môn này sẽ giúp các bạn có cảm nhận tốt, hiểu hơn khi làm văn.

Cách học hiệu quả môn Văn:

  • Cần đọc kỹ các văn bản trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu.
  • Học thuộc những khổ thơ, đoạn văn mà giáo viên yêu cầu hoặc những đoạn thơ mình thích.
  • Luôn tập trung nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài, nếu có những chỗ trả lời chưa đúng thì thầy cô sẽ sửa lại giúp ta hiểu rõ và nhớ lâu hơn.
  • Phải có một quyển vở riêng để ghi chép những ý chính và kiến thức cơ bản, vì điều này rất cần thiết để có thể học tốt bộ môn Văn.
  • Phải đọc kỹ đề, xác định yêu cầu mà đề đưa ra vì đây là bước hết sức quan trọng quyết định thành công của bài viết. Nên đọc thêm nhiều sách tham khảo hay những bài văn mẫu để rút kinh nghiệm khi viết văn.

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Đối với môn Địa Lý, Lịch Sử:

Đối với hai môn này, phải có tính siêng năng và kiên nhẫn thì mới học tốt được. Cũng như các môn học khác vừa phải học bài, hiểu bài và vận dụng lý thuyết để làm bài tập. Bên cạnh đó phải đòi hỏi khả năng tư duy để quan sát biểu đồ để ứng dụng khi làm bài tập so sánh, phân tích số liệu.

Cách học hiệu quả môn Địa Lý, Lịch Sử:

Phải biết chọn và khái quát những kiến thức để nhớ như các nhân vật lịch sử, các mốc thời gian quan trọng. Nghiên cứu kỹ bản đồ, lược đồ tập phân tích và nhận xét.

Đọc và khai thác các nguồn tư liệu chính từ sách giáo khoa, từ các phương tiện thông tin,… vì đó là nơi để khắc sâu kiến thức của mình, cần nắm vững kỹ năng sử dụng nó.

Thường xuyên học bài và làm bàu tập ở nhà, phải có niềm đam mê, yêu thích, khám phá, tìm tòi những điều lý thú qua môn học này.

Cách tốt nhất để học tốt các môn xã hội là phải có niềm đam mê, có tính kiên trì và chịu khó. Không nên có tư tưởng học vẹt các môn này vì không lúc nào bạn cũng may mắn gặp đề thi trúng với những gì đã học. Chúc các bạn thành công nhé!

Võ Thị Ngọc Linh

Các môn Văn, Sửa, Địa, GDCD luôn là những môn khó nhằn với nhiều thí sinh. Để học tốt các môn KHXH này, thí sinh có thể tham khảo các cách sau.

Lập dàn ý/ Sơ đồ tư duy

Để việc học các môn xã hội hiệu quả hơn, bạn nên lập dàn ý hoặc vẽ sơ đồ tư duy cho chúng. Đây là một phương pháp học không mới và được rất nhiều học sinh hiện nay vận dụng. Việc lập dàn ý hay vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn móc xích các kiến thức, mường tượng được về các kiến thức đã học một cách hiệu quả. 

Ở trên lớp, việc ghi chép đầy đủ, đọc sách giáo khoa đã là một bước ghi nhớ. Về nhà, bạn lập lại dàn ý, vẽ sơ đồ tư duy sẽ là bước ghi nhớ thứ 2. Như vậy, kiến thức được ghi nhớ tới 2 lần. Sau đó, việc bạn học theo dàn ý, sơ đồ tư duy này sẽ nhanh chóng và kiến thức sẽ khắc sâu hơn. 

Với dàn ý, hãy chia ý chính lớn nhất rồi mới đến các ý nhỏ. Chẳng hạn như môn Ngữ Văn, khi phân tích nhân vật Mị, bạn có thể tách ý chính là Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ và từ khi trở thành con dâu gạt nợ. Trong mỗi ý chính lại có ý nhỏ để làm rõ tính cách, hình ảnh nhật vật này. 

Việc lập sơ đô tư duy cũng vậy, học sinh cần chú ý mối quan hệ giữa các kiến thức với nhau tránh chồng chéo, nhầm lẫn. Bạn có thể dùng bút màu để tái hiện lại nội dung từng bài, từng chương sao cho mình dễ hiểu, dễ nhớ nhất.

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Ví dụ về sơ đồ tư duy tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" 

Ghi chép đồng thời với học nhẩm

Khi học xong 1 phần kiến thức nào đó, hãy dùng bút ghi chép lại bằng cách gạch đầu dòng ra giấy. Ghi xong lại học nhẩm lại một lần nữa đến khi chắc chắn kiến thức đó thì mới chuyển sang phần khác. Đây là cách rất hữu ích giúp thí sinh nhớ lâu một khối lượng kiến thức nào đó. 

Vừa học vừa liên hệ thực tế 

Theo tiết lộ từ Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT, đề thi năm 2019 có câu hỏi mang tính ứng dụng để phát huy sáng tạo của học sinh chứ không nặng về ghi nhớ máy móc các số liệu, sự kiện hay trả lời theo các khuôn mẫu có sẵn. Vì lẽ đó, việc học và liên hệ tới thực tế rất quan trọng. 

Nhiều giáo viên cũng khuyên học sinh thay vì ngồi xem ca nhạc trên ti vi thì nên theo dõi chương trình thời sự khoảng 40 phút mỗi ngày. Đây cũng là quãng thời gian trùng vào thời gian ăn tối. Khi xem chương trình thời sự, bạn sẽ cập nhật những vấn đề nóng nhất của cuộc sống. Phần câu hỏi nghị luận xã hội trong môn Ngữ Văn thường chạm đến những vấn đề thời sự xã hội nóng hổi, học sinh cần lưu ý để có thể khai thác vào viết đoạn văn.

Làm thế nào để học tốt các môn xã hội

Các câu hỏi trong đề thi cũng sẽ được chia theo 4 cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Đối với các câu hỏi vận dụng đòi hỏi các bạn cần có kiến thức xã hội thực tế mới có thể làm chỉn chu và đưa quan điểm của mình vào bài một cách nhuần nhuyễn, chính xác. Do đó, trong quá trình học các môn KHXH, bạn cần phải liên hệ kiến thức lý thuyết với thực tế để nhớ lâu hơn và biết cách vận dụng. 

Suzy