Làm trong ngân hàng thì học ngành gì

Trong nhiều năm qua, các ngành học về kinh tế, tài chính, ngân hàng vẫn luôn là những ngành hot. Có thể là vì môi trường làm việc trong các ngân hàng khá tốt, mức lương khởi điểm cao và đặc biệt là các khoản thưởng "khủng" mỗi năm khiến mọi người nỗ lực, cạnh tranh để có thể xin vào làm việc. Khi nói đến việc làm ngành ngân hàng, vai trò đầu tiên mà đa số mọi người nghĩ đến là giao dịch viên ngân hàng, vậy bạn sẽ cần học gì ra để làm công việc này?

Việc làm Giao Dịch Viên ngân hàng

Trở thành Giao dịch viên ngân hàng cần học ngành gì, trường nào tốt?

I. Giao dịch viên ngân hàng làm gì?

Giao dịch viên ngân hàng làm việc trong các quầy giao dịch của ngân hàng, phụ trách hầu hết các công việc hỗ trợ khách đến ngân hàng như đón tiếp, giúp chuyển tiền, rút tiền, mở thẻ, thu hộ, hạch toán giao dịch, v.v. Về cơ bản, giao dịch viên ngân hàng tư vấn và cung cấp thông tin, giải quyết vấn đề giúp khách đến giao dịch bằng nghiệp vụ ngân hàng, trả lời các thắc mắc của họ và giúp họ thực hiện các yêu cầu chính đáng.
Công việc của giao dịch viên ngân hàng cần sự đa nhiệm vì bạn vừa làm việc như một người bán hàng, vừa chăm sóc khách hàng và cung cấp cho họ dịch vụ tốt nhất. Áp lực với vị trí này cũng khá lớn và ngân hàng chỉ tuyển những người có bằng cấp, có kỹ năng và nghiệp vụ.

II. Học gì ra làm giao dịch viên ngân hàng?

Muốn làm giao dịch viên ngân hàng, bạn phải có bằng cấp phù hợp và dĩ nhiên, những người tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng là phù hợp nhất. Các ngân hàng hiện nay có thể chấp nhận giao dịch viên có bằng cao đẳng trở lên, đúng chuyên ngành. Chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng khối ngành Tài chính - Ngân hàng cung cấp cho bạn những kiến thức đầy đủ về ngân hàng, cơ chế và nguyên tắc hoạt động, quy trình nghiệp vụ tiêu chuẩn, các cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng, đủ để bạn có thể xử lý các giao dịch cơ bản ngay từ khi mới tốt nghiệp. Điểm đầu vào các các ngành này thường khá cao, yêu cầu khả năng tư duy nhanh và giỏi Toán, giỏi tính toán, làm việc với các con số. Vậy những người không học Tài chính - Ngân hàng liệu có cơ hội nào để xin việc giao dịch viên ngân hàng hay không? Câu trả lời là bạn vẫn có thể làm được với điều kiện học các ngành liên quan như Kế toán, Kiểm toán nhưng cơ hội việc làm sẽ không nhiều, phụ thuộc vào chính sách của các ngân hàng cụ thể. Nguyên nhân là vì khi tuyển nhân sự trái ngành, họ sẽ phải đào tạo từ đầu nghiệp vụ ngân hàng. Do vậy, tốt nhất là bạn có bằng cấp các chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng nếu muốn xin làm giao dịch viên ngân hàng.

Ngoài ra, mỗi ngân hàng cũng có chương trình thi riêng cho ứng viên muốn làm giao dịch viên. Bạn có thể tìm hiểu trên các diễn đàn để nghe về kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi xin việc của mình.

Ngành ngân hàng là lĩnh vực vô cùng HOT hiện nay. Là ngành – nghề đứng hàng đầu trong số những việc làm lương cao nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Chính vì vậy, không ít các sinh viên mong muốn theo học ngành này. Vậy muốn làm trong lĩnh vực ngân hàng cần học ngành gì? Học trường nào? Và điểm để vào trường là bao nhiêu? Cùng Nganhangaz.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên ngân hàng là gì?

Nhân viên ngân hàng hay còn gọi là Bank Clerk, là những người làm trong ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau như: tài chính, tín dụng, kinh doanh, kiểm toán, giao dịch,… Nhằm đảm bảo cho ngân hàng được vận hành đúng với mục tiêu và các kế hoạch đã được đưa ra, giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn, phát triển hơn.

Nhân viên ngân hàng là một vị trí công việc với mức lương cao, thu hút đông đảo nguồn nhân lực trong cả nước. Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… Vẫn đang chú trọng và giảng dạy và đào tạo cho các sinh viên thuộc chuyên ngành ngân hàng. Để sau khi ra trường có một cơ hội việc làm tốt nhất.

Làm trong ngân hàng thì học ngành gì
Muốn làm nhân viên ngân hàng học ngành gì, trường nào, lấy mấy điểm?

Muốn làm nhân viên ngân hàng học ngành gì?

Học ngành gì để sau khi tốt nghiệp được làm nhân viên trong ngân hàng là câu hỏi của nhiều tân sinh viên hiện nay. Có rất nhiều cách, nhiều ngành học khác nhau giúp bạn có một vị trí công việc trong ngân hàng thật tốt.

Nếu bạn thực sự yêu thích môi trường làm việc tại các ngân hàng trong nước. Thì những ngành nghề sau sẽ giúp bạn có một bước đệm tốt để trở thành nhân viên ngân hàng tương lai. Cụ thể:

Ngành Tài chính ngân hàng

Đây là ngành học khá tiềm năng cho các bạn sinh viên đang phân vân chọn ngành học của mình. Để trở thành nhân viên ngân hàng, bạn có thể theo học ngành Tài chính ngân hàng. Tham gia học ngành này, bạn sẽ được học những môn liên quan tới ngân hàng như: kế toán, tài chính doanh nghiệp, quy định, quản lý rủi ro,… Những môn học này sẽ hỗ trợ cho bạn để tốt nghiệp bằng kinh doanh hoặc tài chính và dễ dàng xin việc làm trong ngân hàng trên toàn quốc.

Ngành Luật

Làm ngân hàng thì phải liên quan tới tiền tệ. Mà đã liên quan tới tiền tệ thì việc am hiểu pháp luật là một điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Đảm bảo quán trình ngân hàng vận hành đúng luật pháp. Trong quá trình hoạt động, sẽ có những trường hợp xảy ra tranh chấp, tố tụng, cần nắm rõ luật để giải quyết vấn đề.

Nếu bạn học luật có thể trở thành nhân viên ngân hàng với các bộ phân liên quan như tư vấn tài chính, kiểm toán viên,… Sẽ là một lợi thế lớn để bạn dễ dàng đầu quân cho một trong những ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Ngành Kế toán

Những việc làm liên quan tới tiền bạc không thể không nhắc đến Kế Toán. Đây là một ngành học rất có cơ hội việc làm cao trong xã hội phát triển như hiện nay. Với bằng cấp kế toán, bạn có thể xin vào các vị trí liên quan tới thuế, tài chính như: chuyên gia kế toán, kiểm toán, ngân quỹ,…

Ngành Quản lý nhân Sự

Nhằm tối ưu hoá chất lượng nhân sự trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Đây là một nghề khá chất lượng. Dựa vào các kiến thức học trong ngành nhân sự này, sẽ giúp bạn tìm được những nhân viên ưu tú cho doanh nghiệp. Đồng thời bạn có thể học thêm các kiến thức về lĩnh vực tài chính để tạo lợi thế khi vào các ngân hàng lớn.

Ngành Marketing

Truyền thông và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ là vấn đề không thể thiếu trong bất kỳ công ty, ngân hàng nào. Nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn, giúp ngân hàng được nhiều người biết đến hơn thì Marketing là công việc rất cần thiết.

Bên cạnh những ngành học kể trên, thì một số ngành như: phân tích dữ liệu, thiết kế đồ hoạ, công nghệ thông tin,… cũng là những ngành vô cùng tiềm năng để bạn xin việc trong các ngân hàng. Bởi đất nước ngày càng hiện đại, công nghệ phát triển, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có công nghệ để tạo chỗ đứng và phát triển hơn.

Muốn làm nhân viên ngân hàng nên học trường nào?

Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng, trung cấp,… Thực hiện việc đào tạo các ngành học liên quan tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng kể trên. Bạn có thể tự chọn cho mình trường học phù hợp với khả năng, cũng như tài chính gia đình để có thể có kết quả tốt nhất.

Sau đây là một số trường Đại học tiêu biểu có đào tạo ngành liên quan tới tài chính, ngân hàng bạn có thể tham khảo:

Trường đại học khu vực miền Bắc

+ Trường đại học Hà Nội

+ Trường đại học Thương Mại

+ Trường đại học Kinh tế quốc dân

+ Trường đại học Ngoại thương Hà Nội

+ Học viện Ngân Hàng

+ Học viện Tài Chính

+ Trường đại học Kinh tế – đại học quốc gia Hà Nội

+ …

Trường đại học khu vực miền Trung

+ Trường đại học Kinh tế – ĐH Huế

+ Trường đại học kinh tế – ĐH Đà Nẵng

+ Trường đại học Nha Trang

+ Trường đại học Quy Nhơn

+ …

Trường đại học khu vực miền Nam

+ Trường đại học Ngân hàng TPHCM

+ Trường đại học ngoại thương TPHCM

+ Trường đại học kinh tế TPHCM

+ Trường đại học Tài chính – marketing

+ Trường đại học mở TPHCM

+ Trường đại học kinh tế Luật

+ …

Ngành ngân hàng lấy mấy điểm?

Điểm xét tuyển của các trường liên quan tới tài chính, ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn theo từng năm. Đối với việc ra trường làm tại các ngân hàng uy tín tại Việt Nam thì mức điểm xét tuyển của các trường thuộc các ngành trên đều luôn có mức điểm cao hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, cần suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành học, cũng như trường học phù hợp với bản thân mình nhé.

Trong các ngành học kể trên, ngành tài chính ngân hàng có điểm chuẩn khá cao so với các ngành học khác của các trường đại học, và luôn ở mức 22 – 24 điểm ở các trường chuẩn, còn các trường đại học khác, điểm chuẩn sẽ ở mức 15 – 20 điểm, tuỳ thuộc vào cách tuyển sinh của các trường học.

Ngoài ra, một số ngành liên quan có điểm số như: ngành luật sẽ có điểm chuẩn dao động từ 22 – 25,75 điểm, ngành kế toán sẽ có điểm chuẩn lên tới 27 điểm đối với trường top đầu, còn trường đại học top dưới sẽ có điểm dao động khoảng 16 – 17 điểm.

Ngành Quản lý nhân sự cũng là một lĩnh vực tiềm năng. Điểm chuẩn của các trường đại học hàng đầu sẽ dao động từ 18 – 25 điểm. Còn ngành marketing sẽ có mức điểm chuẩn khoảng 20 – 24,5 điểm.

Mức lương của nhân viên ngân hàng là bao nhiêu?

Tuỳ thuộc vào từng công việc mà bạn đảm nhận, cùng các yếu tố liên quan như: trình độ, kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm làm việc mà mức lương sẽ khác nhau. Có nhân viên cùng làm ở một vị trí công việc, nhưng kinh nghiệm và năng lực cao hơn thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều những nhân viên chưa có kinh nghiệm.

Xét chung thì mức lương trung bình của nhân ngân hàng sẽ dao động từ 9.000.000 – 10.000.000 đồng/ tháng. Đồng thời tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, xét trên nhiều mặt mà sẽ trả cho bạn mức lương tương ứng.

Tham khảo một số vị trí nhân viên ngân hàng với mức lương hiện nay như:

+ Giao dịch viên ngân hàng có mức lương trung bình hơn 7.000.000 đồng/ tháng.

+ Chuyên viên phân tích tài chính có mức lương trung bình từ 13.000.000 – 17.000.000 đồng/ tháng. Có đôi khi lên tới 34.000.000 đồng/ tháng.

+ Nhân viên hỗ trợ tín dụng có mức lương ở khoảng 12.000.000 – 15.000.000 đồng/ tháng

+ Nhân viên tư vấn và hỗ trợ khách hàng có mức lương trung bình từ 15.000.000 – 17.000.000 đồng/ tháng.

Dù hiện tại hay tương lai thì tài chính – ngân hàng vẫn sẽ luôn là một lĩnh cực HOT, thu hút nguồn nhân lực lớn trên cả nước. Trên đây là tất cả thông tin giải đáp về vấn đề Muốn làm nhân viên ngân hàng học ngành gì, trường nào, lấy mấy điểm? Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về ngành tài chính ngân hàng và có sự lựa chọn phù hợp cho ngành, nghề của mình. Chúc bạn thành công!

Làm trong ngân hàng thì học ngành gì