Lãnh đạo phong trào Duy Tân ở Trung Quốc là ai

Cuối thế kỷ XIX, Trung Quốc phải đối mặt với sự bóc lột xâu xé của các nước đế quốc cùng với chính quyền phong kiến hèn nhát. Điều này gây ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân, đỉnh điểm đã dẫn đến nhiều phong trào khởi nghĩa. Trong đó, nổi bật nhất chính là phong trào Duy Tân do Khang Hữu Vi phát động. Tuy nhiên, sau đó phong trào này đã bị áp đảo và thất bại. Lý do vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại vẫn là thắc mắc của nhiều hậu thế ngày nay. 

Xem thêm:

Tìm hiểu về phong trào Duy Tân ở Trung Quốc

Người phát động phong trào Duy Tân tại Trung Quốc không ai khác chính là Khang Hữu Vi. Ông sinh vào năm 1858 trong một gia đình quan chức tại tỉnh Quảng Đông. Ông là một trong những người có trí thức tiến bộ nhất lúc bấy giờ, là lãnh đạo và là linh hồn của phong trào Duy Tân vào cuối thế kỷ XIX. Vào năm 1895, triều đình Mãn Thanh đầu hàng và ký hiệp ước Mã Quan. 

Điều này khiến lòng dân căm phẫn và dậy sóng. Thấy vậy, Khang Hữu Vi đã soạn “Vạn ngôn thư” và tổng hợp 1300 chữ ký khắp cả nước để phản đối với triều đình kí hiệp ước, đồng thời ông cũng đề xuất một số cải cách đổi mới cho đất nước. Thời điểm bấy giờ, hành động này của ông đã gây tiếng vang lớn trong kinh thành. Sau đó, Khang Hữu Vi đã đỗ tiến sĩ và được cử làm bộ Công. Nhờ vậy, ông có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động của phong trào Duy Tân.

6/1896, ông viết thư đề nghị biến pháp và bức thư này may mắn được đưa đến tay của vua Quang Tự. Quang Tự cảm thấy bị thuyết phục và đồng tình với những gì Khang Hữu Vi đề xuất, Kể từ đó, hoạt động của phong trào Duy Tân được ủng hộ và phát triển hơn. 

Ông tổ chức Cường học hội vào 8/1896 và sau đó cùng học trò xuất sắc của mình – Lương Khải Siêu đi diễn thuyết nhiều nơi để tuyên truyền về phong trào Duy Tân. 

Phong trào duy tân thành lập vào cuối thế kỷ XIX

Nội dung của phong trào Duy Tân tại Trung Quốc

Phong trào Duy Tân chủ yếu tập trung vào tầng lớp tri thức, sĩ phu và quan lại. Họ đều là những người có tri thức, có khả năng tiếp thu những kiến thức và sự đổi mới nhanh chóng. Phong trào Duy Tân tại Trung Quốc không tập trung đến tầng lớp nhân dân lao động và lực lượng nhân dân lao động để thực hiện cải cách. 

Về mặt kinh tế

  • Khuyến khích phát triển công thương nghiệp, mở các hội nông nghiệp.
  • Mua tài liệu và nhập máy móc, kỹ thuật từ phương tây.
  • Lập cục thương vụ. Mở các xưởng chế tạo máy móc và cho nhân dân tự do mở xưởng.
  • Phát triển đường sắt và đẩy mạnh khai mỏ.
  • Đề cao và khuyến khích mọi người dân sáng tạo khoa học – kỹ thuật.
  • Chỉnh đốn lại các quy định quản lý tài chính.

Về mặt chính trị

  • Cho phép người dân tham gia biểu quyết, đóng góp ý kiến về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội. 
  • Giải quyết các vấn đề tham nhũng và cách chức các quan lại không trung thực và không đủ năng lực.

Về mặt quân sự

Xây dựng lực lượng quân đội vũ trang và luyện tập theo hướng phương tây.

Về mặt văn hóa, giáo dục

  • Tổ chức và xây dựng trường học hiện đại giống phương tây.
  • Đổi mới hình thức thi cử.
  • Mở nhà sách, nhập tài liệu từ phương tây về.
  • Tài trợ và cử những học sinh xuất sắc đi du học phương tây.

Phong trào Duy Tân thường tập trung vào tầng lớp tri thức, sĩ phu và quan lại

Giải đáp vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại

Phong trào chưa triệt để

Có thể thấy phong trào Duy Tân được phát động với mục đích cải cách Trung Quốc theo những cái mới nhưng không bãi bỏ cơ sở kinh tế và xã hội của chế độ phong kiến. Vì thế, đại diện cho phong trào Duy Tân lúc bấy giờ chính là giai cấp tư sản và các địa chủ. Tuy nhiên, giai cấp tư sản lúc bấy giờ chưa có địa vị xã hội và quyền lực để cải tạo. Thêm vào đó, họ không muốn phát động quần chúng nhân dân mà chỉ tập trung lấy cơ cầu chính quyền phong kiến cơ sở và thỏa hiệp với chính quyền Mãn Thanh để cải cách Trung Quốc thành một nước tư bản chủ nghĩa. 

Không có sự liên kết giữa các giai cấp

Phong trào Duy Tân bị tách biệt với công chúng. Trong khi đó, phía Duy Tân và phái Thủ Cựu có sự chênh lệch lực lượng quá lớn. Hệ thống qua lại từ trung ương đến địa phương đều cho Từ Hy Thái Hậu kiểm soát nên các đề xuất cải cách mà vua Quang Tự đưa lên đều bị bà bác bỏ và mọi mệnh lệnh của ông hầu như đều không được thi hành. Những người theo phái Duy Tân cho rằng nếu Trung Quốc đi theo con đường quân chủ lập hiến sẽ được các nước Anh, Nhật ủng hộ, giúp gỡ. Song thực tế, Anh và Nhật ủng hộ phong trào Duy Tân là để chúng có thêm cơ hội để kiểm soát và âm mưu xâm lược Trung Quốc.  

Ý nghĩa của phong trào Duy Tân

Tuy phong trào Duy Tân thất bại nhưng những người tham gia hoạt động cùng những đóng góp của phong trào Duy Tân tại Trung Quốc luôn được đánh giá cao và trân trọng. Phong trào Duy Tân đã giúp truyền bá các kiến thức về chính trị xã hội, khoa học – kỹ thuật của các nước phương tây đến với Trung Quốc. Ngoài ra, phong trào Duy Tân cỏn tuyên truyền tư tưởng về quyền tự do, bình đẳng dân tộc, chống đối lại các tôn pháp và quan niệm đạo đức phong kiến. Nhờ vậy, các hệ thư tưởng phong kiến tại Trung Quốc đã bị tác động nặng nề, mở đường cho hệ tư tưởng mới mẻ và hiện đại.

Tại sao phong trào Duy Tân ở Trung Quốc thất bại

Kết luận

Hy vọng là qua bài viết trên, bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc vì sao phong trào duy tân ở trung quốc thất bại. Mặc dù thất bại nhưng phong trào Duy T6an ở Trung Quốc đã tạo nên làn sóng đến các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các sĩ phu yêu nước từ các quốc gia khác cũng tiếp thu tư tưởng cải cách và phát động phong trào ở nước mình với mong muốn thoát khỏi xiềng xích nô lệ.

Lực lượng lãnh đạo cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là nhà nước phong kiến, do hai nhà Nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo.

Trắc nghiệm:Lực lượng lãnh đạo cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là?

A. Tư sản

B. Vô sản

C. Trí thức phong kiến tiến bộ

D. phong kiến

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Phong kiến

Lực lượng lãnh đạo cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc là nhà nước phong kiến.

Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn đáp án D

Cuộc vận động duy tân năm Mậu Tuất [1898] do hai nhà Nho yêu nước là Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo,với sự đồng tình ủng hộ của vua Quang Tự

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

a. Nguyên nhân Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược

- Từ cuối thế kỉ XVIII, nhất là sang thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.

- Trung Quốc:

+ vị trí địa lí chiến lược quan trọng.

+ Giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào⇒ thị trường tiêu thụ rộng.

+ Chế độ phong kiến Mãn Thanh lâm vào khủng hoảng, suy thoái ngiêm trọng.

⇒ Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây.

Các nước đế quốc xâu xé “chiếc bánh ngọt Trung Quốc”

b. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước phương Tây.

- Tháng 6/1840 – tháng 8/1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện => Triều đình Mãn Thanh thất bại, buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh.

=> Đây là mốc mở đầu cho quá trình biến Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc khác đua nhau sâu xé Trung Quốc.

=> Đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc đã cơ bản hoàn thành quá trình phân chia thuộc địa, khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc:

+ Đức chiếm Sơn Đông.

+ Anh chiếm châu thổ sông Dương Tử.

+ Pháp chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông.

+ Nga - Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.

2. Tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Nội dung

Khởi nghĩa Thái bình Thiên Quốc

Phong trào Duy Tân

Phong trào Nghĩa Hòa đoàn

Diễn biến chính

- Bùng nổ ngày 1/1/1851 tại kim Điền [Quảng Tây], lan rộng khắp cả nước.

- Bị phong kiến đàn áp

- Năm 1864 thất bại

- Năm 1898 diễn ra cuộc vận động Duy Tân, tiến hành cải cách cứu vãn tình thế.

- Diễn ra 100 ngày

Năm 1899 bùng nổ ở Sơn Đông lan sang Trực Lệ, Sơn Tây, tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công nên thất bại

Lãnh đạo

Hồng Tú Toàn

Khang Hữu Vi

Lương Khải Siêu

Lực lượng

Nông dân Quan lại, sỹ phu tiến bộ, vua Quang Tự Nông dân

Tính chất - ý thức

Là cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại chống phong kiến làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh Cải cách dân chủ, tư sản, khởi xướng khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc Phong trào yêu nước chống đế quốc. Giáng một đòn mạnh vào đế quốc.

3.Phong trào Duy Tân Mậu Tuất

* Hoàn cảnh

- Nửa sau thế kỉ XIX nhà Thanh kí nhiều hiệp ước bất bình đẳng với nhiều nước đế quốc... Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé và chia cắt.

- Thái độ ươn hèn của nhà Thanh và tình trạng lạc hậu của Trung Quốc là nguyên nhân xuất hiện trào lưu tư tưởng mới muốn cải cách đất nước để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào đế quốc bên ngoài.

- Khang Hữu Vi [1858-1927], Lương Khải Siêu [1873-1929] khởi xướng phong trào Duy Tân [1898]

* Nội dung

- Về kinh tế: Lập ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai mỏ, khuyến khích tư nhân kinh doanh, công khai công bố dự án xuất nhập của nhà nước.

- Về chính trị: Sửa đổi hiến pháp, cho nhân dân quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản sách báo, lập hội học, thủ tiêu một số đặc quyền của tầng lớp quý tộc người Mãn.

- Về văn hóagiáo dục: Sửa đổi lại chế độ thi cử, lập nhiều trường học, mở trường Đại học Bắc Kinh.

- Về quân sự: Trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

* Nguyên nhân thất bại:

Do lực lượng tiến hành còn yếu.

Vua Quang Tự ủng hộ Duy Tân nhưng không có thực quyền [do sự chống đối quyết liệt của đại đa số quan lại phong kiến Mãn Thanh, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu].

* Tính chất:

Phong trào được xem là một cuộc cách mạng tư sản.

* Kết quả

Phong trào tiến hành được 103 ngày thì thất bại bởi thế lực chủ cựu phản động của triều đình Mãn Thanh phá hoại.

* Ý nghĩa:

- Cuộc vận động Duy Tân có ý nghĩa đã khơi dậy tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ, lạch hậu nhằm làm thay đổi chế dộ phong kiến Trung Quốc, đưa Trung Quốc phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Mang tính thời đại, góp phần giải quyết yêu cầu cấp bách của Trung Quốc lúc bấy giờ.

Xem thêm:

>>> Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Video liên quan

Chủ Đề